Đề tài Phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn

Năm 1990, khi trảlời những câu hỏi xung quanh vấn đềvềTựlực văn đoàn, nhà thơLưu Trọng Lư đã khẳng định: “Điều tôi muốn lưu ý là phải tìm ởhọcái gì của Việt Nam”. Tựlực văn đoàn là tên gọi của một nhóm các nhà văn, nhà thơxuất hiện trên văn đàn Việt Nam từnăm 1932. Tính đến nay đã được trên bảy thập niên, vậy mà cái tên Tựlực văn đoàn với những sáng tác văn chương của họvẫn luôn là đềtài thu hút sựquan tâm của rất nhiều người. Sốlượng công trình nghiên cứu, bài tham luận vềTựlực văn đoàn có thểnói là vô cùngphong phú. Cụthểhơn, nhóm văn đoàn này đã được nghiên cứu, tìm hiểu dưới nhiều góc độnhư: chính trị- xã hội, tôn giáo, phương pháp sáng tác, thi pháp học, dân tộc học, văn hóa học Nội dung phong tục trong tiểu thuyết Tựlực văn đoàn cũng đã được ít nhiều nhà nghiên cứu đềcập đến. Tuy nhiên, cho đến nay nội dung này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệthống, chưa được lý giải và phân tích cặn kẽ, và đặc biệt là ít được tiếp cận dưới góc độvăn hóa học. Hơn nữa, trong những năm gần đây, vấn đềgiữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng đến mục tiêu “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc” cũng là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện luận văn:“Đềtài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tựlực văn đoàn”. Với đềtài nghiên cứu này, chúng tôi sẽcó điều kiện đi sâu tìm hiểu những vấn đềphong tục trong tiểu thuyết Tựlực văn đoàn đểcó thểhiểu thêm vềcon người, xã hội Việt Nam vào những năm 1930 – 1945, thời kì bắt đầu của quá trình mởrộng giao lưu với phương Tây, đểnhận ra đâu là những truyền thống tốt đẹp của cha ông mà hôm nay chúng ta cần giữgìn và phát huy, đâu là những hủtục lạc hậu cần phải xóa bỏ. Thực hiện đềtài này, chúng tôi rất muốn được góp thêm ít sức mình vào công cuộc “giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”qua việc kiếm tìm “cái gì của Việt Nam”trong thành tựu tiểu thuyết của các nhà văn Tựlực văn đoàn.

pdf100 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Minh Tuyến Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Hoài Thanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để tôi có thể hoàn thành khóa học, hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt mọi khó khăn hoàn thành khóa học và luận văn. Tác giả luận văn Phạm Thị Minh Tuyến MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Năm 1990, khi trả lời những câu hỏi xung quanh vấn đề về Tự lực văn đoàn, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã khẳng định: “Điều tôi muốn lưu ý là phải tìm ở họ cái gì của Việt Nam”. Tự lực văn đoàn là tên gọi của một nhóm các nhà văn, nhà thơ xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ năm 1932. Tính đến nay đã được trên bảy thập niên, vậy mà cái tên Tự lực văn đoàn với những sáng tác văn chương của họ vẫn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Số lượng công trình nghiên cứu, bài tham luận về Tự lực văn đoàn có thể nói là vô cùng phong phú. Cụ thể hơn, nhóm văn đoàn này đã được nghiên cứu, tìm hiểu dưới nhiều góc độ như: chính trị - xã hội, tôn giáo, phương pháp sáng tác, thi pháp học, dân tộc học, văn hóa học … Nội dung phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đã được ít nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, cho đến nay nội dung này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, chưa được lý giải và phân tích cặn kẽ, và đặc biệt là ít được tiếp cận dưới góc độ văn hóa học. Hơn nữa, trong những năm gần đây, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng đến mục tiêu “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc” cũng là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện luận văn: “Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu những vấn đề phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn để có thể hiểu thêm về con người, xã hội Việt Nam vào những năm 1930 – 1945, thời kì bắt đầu của quá trình mở rộng giao lưu với phương Tây, để nhận ra đâu là những truyền thống tốt đẹp của cha ông mà hôm nay chúng ta cần giữ gìn và phát huy, đâu là những hủ tục lạc hậu cần phải xóa bỏ. Thực hiện đề tài này, chúng tôi rất muốn được góp thêm ít sức mình vào công cuộc “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” qua việc kiếm tìm “cái gì của Việt Nam” trong thành tựu tiểu thuyết của các nhà văn Tự lực văn đoàn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về lịch sử quá trình nghiên cứu tiểu thuyết Tự lực văn đoàn dưới góc độ văn hóa, xã hội và phong tục, ta có thể phân chia thành ba thời kì: Thời kì trước 1945: Năm 1939, trong cuốn Dưới mắt tôi của Trương Chính, các tác phẩm Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Tối tăm của Nhất Linh; Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái, Gia đình của Khái Hưng … đều đã được tác giả công trình nghiên cứu xem xét dưới quan điểm đạo đức xã hội. Cụ thể, sau khi phân tích nội dung tác phẩm Đoạn tuyệt, Trương Chính kết luận: “Ngoài những hạt bụi ấy, Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có một giá trị xã hội. Nó còn có một giá trị tâm lý không ai chối cãi được” 26, tr. 302. Hay mở đầu bài nghiên cứu tiểu thuyết Lạnh lùng, ông viết: “Lạnh lùng là mũi tên độc thứ hai ông Nhất Linh bắn vào đích ông nhắm: Khổng giáo” 26, tr. 303. Về các sáng tác của Khái Hưng, nhà nghiên cứu Trương Chính cũng đã ghi nhận sự đóng góp của nó về mặt chống lại chế độ đại gia đình: “Nửa chừng xuân là cuốn truyện ghi sự phấn đấu giữa cá nhân và chế độ ấy. Tác giả biện luận cho quan điểm nhân sinh mới và công bố sự bất hợp thời của những tập quán do nền luân lý cổ truyền tạo ra” 26, tr. 313. Đến năm 1941, trong công trình nghiên cứu Ba mươi năm văn học, Mộc Khuê bàn về tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam. Nhà nghiên cứu này đã chia tiểu thuyết thành chín loại. Sau đó, ông lần lượt đi vào từng loại và giới thiệu những nhà văn cùng với một vài tác phẩm tiêu biểu. Đến loại tiểu thuyết phong tục, ông cho rằng: “Phong tục tiểu thuyết về miền thượng du Bắc Kỳ của Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn, Truyện lạ đường rừng), về miền sơn cước Trung Kỳ của Lưu Trọng Lư (Khói lam chiều, Chiếc cáng xanh) của Trần Tiêu (Con trâu, Chồng con) và nhứt là quyển Lều chõng cự đại của Ngô Tất Tố” 57, tr. 51. Như vậy, ngay từ năm 1941, nhà nghiên cứu Mộc Khuê đã công nhận có sự tồn tại của thể tài tiểu thuyết phong tục. Và trong số những tiểu thuyết thuộc nhóm Tự lực văn đoàn, ông xếp Con trâu và Chồng con của Trần Tiêu vào loại tiểu thuyết phong tục viết về một vùng miền của đất nước. Trong cùng năm này, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm ra đời cũng đã công nhận: “công việc của Tự lực văn đoàn đã có ảnh hưởng về đường xã hội và đường văn học” 34, tr. 21. Theo Dương Quảng Hàm, phong tục tập quán thời xưa vừa có mặt hay, mặt không hay. Tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn có quan tâm phản ánh phong tục tập quán nhưng chưa thật xác đáng. Như tục đàn bà góa phải thủ tiết thờ chồng trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh chẳng hạn. Nhà văn chỉ chủ yếu tập trung làm rõ những ràng buộc khắt khe đối với người phụ nữ mà chưa đề cập đến ý nghĩa cao đẹp của tục lệ. Dù vậy nhưng nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm vẫn dành nhiều lời khen tặng cho nhóm văn Tự lực văn đoàn và đánh giá rất cao chủ trương cải cách xã hội của họ. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan cho ra mắt công trình Nhà văn hiện đại. Nhà nghiên cứu công trình này cho rằng tiểu thuyết Việt Nam có mười loại tất cả. Riêng trong nhóm Tự lực văn đoàn, theo Vũ Ngọc Phan, có đến bốn nhà tiểu thuyết. Hai nhà văn Khái Hưng và Trần Tiêu được ông xếp vào những nhà tiểu thuyết phong tục; Nhất Linh là nhà tiểu thuyết luận đề, còn Thạch Lam là nhà tiểu thuyết tình cảm. Đặc biệt, khi đi vào giới thiệu từng nhà văn, Vũ Ngọc Phan đã chọn lọc được những tác phẩm tiêu biểu và đưa ra nhiều đánh giá rất cụ thể. Về tác phẩm Thừa tự của Khái Hưng, ông kết luận rằng: “Rút cuộc ta thấy gì? Sự thiết lập ấy trong gia đình và xã hội Việt Nam, nếu xét đến nguồn gốc, cũng đã là vô lý lắm rồi, không đợi đến khi nó biến tính như ngày nay. Ngày nay người lợi dụng nó coi nó như một miếng mồi. Một miếng mồi đáng đem ra để nhử, một miếng mồi đáng thèm thuồng, mà người ta tưởng như không có sự xấu xa và nhục nhã. Chả có trong xã hội Việt Nam lại có những cuộc tranh luận, những cuộc âm mưu về thừa tự. Thật khốn nạn! Tất cả cái khốn nạn ấy, ta đã thấy trong những hành động của mấy nhân vật của Khái Hưng một tiểu thuyết gia tả phong tục rất là sâu sắc” 83, tr. 764 -765. Đến sáng tác của Trần Tiêu, Vũ Ngọc Phan khẳng định: “Tuy là tả dân tình, phong tục làng Cầm, nhưng Con Trâu thật là một cuốn tả sự sống và tính tình phong tục của người dân quê miền Bắc” 83, tr. 784. Từ 1945 đến 1986: Năm 1948, trong bản báo cáo tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai đồng chí Trường Chinh đã đề cập đến vấn đề phản ánh phong tục của các nhà văn Tự lực văn đoàn: “Sau cơn khủng bố trắng 1930 – 1931, một sự buồn rầu, u uất tràn ngập tâm hồn nhân dân Việt Nam. Văn chương lãng mạn của Tự lực văn đoàn đã ra đời. Giai cấp tư sản dân tộc không dám đấu tranh bằng chính trị và quân sự chống đế quốc nữa, bèn chuyển ra đấu tranh bằng văn hóa chống phong kiến quan liêu (các báo Phong hóa, Ngày nay, tủ sách Tự lực văn đoàn). Dù sao hoạt động của nhóm Tự lực cũng đã góp phần đẩy phong trào văn nghệ nước ta tiến lên một bước” 32, tr. 54-55]. Tiếp theo đó, đến năm 1957, tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 2 bàn về công tác phê bình văn học, Trường Chinh một lần nữa đã nhấn mạnh: “Đối với trào lưu văn nghệ lãng mạn, chúng ta không nên mạt sát, vơ đũa cả nắm, mà cần đi vào phân tích những dòng tiến bộ trong những thời kì khác nhau (…) chúng ta cần hết sức cố gắng tìm hiểu mọi nhân tố yêu nước và tiến bộ trong những tác phẩm lãng mạn trước đây”. Bởi “Việc uốn nắn lại những thái độ hẹp hòi, máy móc đối với những giá trị văn nghệ cũ không những có tác dụng sửa chữa những bất công đối với nhiều tác phẩm mà còn có tác dụng mở rộng con đường sáng tác cho văn nghệ hiện thời” [32, tr. 241-241]. Đến năm 1958, Nguyễn Văn Xung với Bình giảng về Tự lực văn đoàn do Tân Việt xuất bản cũng ghi nhận sự đóng góp của Tự lực văn đoàn trên cả hai phương diện. Ông khẳng định các nhà văn Tự lực văn đoàn chính “là những người đầu tiên biết sử dụng một lối văn sáng sủa, thích hợp để diễn đạt những tư tưởng và tình cảm của thời đại, Tự lực văn đoàn đã được sự đón tiếp nồng nhiệt của thanh niên nam nữ đương thời. Về hình thức họ là những nhà văn giá trị vào bậc nhất hành văn trong sáng, bình dị, đanh thép hay bóng bẩy. Về nội dung, họ biết mô tả những hoài bão, nguyện vọng, những thắc mắc lo âu, những nỗi niềm vui sướng hay sầu thảm của cả một thế hệ; thanh niên, học sinh, tiểu tư sản, trí thức là những độc giả trung thành của họ” [117, tr. 11]. Các nhà văn Tự lực văn đoàn một mặt đả phá những cái lỗi thời, phản tiến bộ, nhất là chế độ đại gia đình; một mặt họ kêu gọi dân chúng sống một đời sống mới, tự do tự lập. Theo nhận định của nhà nghiên cứu này thì nhóm Tự lực văn đoàn với “Những tư tưởng mà họ truyền bá được hoan nghênh như một làn gió mới và gây nhiều ảnh hưởng” [117, tr. 11]. Năm 1961, cuốn Tiểu thuyết Việt Nam thế hệ 1932 – 1945 của Thanh Lãng chia tiểu thuyết Việt Nam những năm 1932 ra làm tám ý hướng: đấu tranh, tình cảm, thi vị, truyền kỳ, hồi ký, hài hước, phong tục, tả thực. Theo đó, Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo là ba nhà văn có tác phẩm thuộc ý hướng đấu tranh. Cụ thể, đó là các tác phẩm như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng: “Nhưng trọng tâm của cuộc đấu tranh tư tưởng trong giai đoạn thứ nhất này là đánh vào chế độ đại gia đình. Hai chiến sĩ chỉ huy tác chiến là Nhất Linh và Khái Hưng” [59, tr. 97]. Mặc dù thừa nhận Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo cũng có viết những tác phẩm thuộc ý hướng tình cảm như Nắng thu, Đôi bạn, Bướm trắng, Gia đình, … “Với Nắng thu, Nhất Linh tả mối tình hồn nhiên, lãng mạn, trong sạch, đau đớn của một sinh viên trí thức đối với một thiếu nữ câm nhưng thông minh và nhan sắc” [59, tr. 112] nhưng Thanh Lãng cho rằng ở những nhà văn này chủ trương chống Nho giáo rõ ràng hơn, quyết liệt hơn: “Tất cả cái khác, cái mới quyết liệt, cái mới phũ phàng của Tự lực văn đoàn là ở chỗ ấy” [60, tr. 29]. Năm 1972, trong Lịch sử văn học Việt Nam giản ước tân biên do nhà xuất bản Phạm Thế ấn hành, Phạm Thế Ngũ sau khi điểm qua nội dung các tác phẩm của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam … cũng đã đánh giá rất cao về phương diện tư tưởng, văn học của cả nhóm Tự lực văn đoàn: “Về đường tư tưởng, chủ trương duy tân và cấp tiến họ đưa ra tác động như một cơn lốc thổi vào cái xã hội trì trệ trước 1932”, “Tuy nhiên về đường văn học, đứng trên lập trường văn học sử, không ai có thể chối cãi vai tuồng xây dựng, những tiến bộ quan trọng mà họ đã thực hiện cho văn quốc ngữ” [77, tr. 440], [77, tr. 442]. Trở lên là tình hình nghiên cứu đánh giá về những đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn về mặt phản ánh văn hóa phong tục ở cả hai miền Nam Bắc từ 1945 đến 1986. Nhìn chung, vị trí, vai trò của những tiểu thuyết có nội dung phong tục của nhóm văn này đều được các nhà nghiên cứu công nhận. Chỉ có điều do tình hình văn hóa xã hội lúc này nên trong giới nghiên cứu chưa có người đi sâu khai thác những đóng góp ấy một cách cụ thể. Họ còn chú ý nhiều và đánh giá cao về khả năng sáng tạo nghệ thuật của nhóm văn này như: Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Văn Xung, Thế Phong, Dương Nghiễm Mậu, …; về nhân cách nhà văn như: Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hạnh, Trương Bảo Sơn, Tường Hùng, Trần Khánh Triệu, Nguyễn Văn Trung …; phương pháp sáng tác và các khía cạnh khác nữa … Từ năm 1986 đến nay: Năm 1986, sự định hướng mới của Đảng đối với hoạt động tư tưởng văn hóa văn nghệ nước nhà đã đem đến một sự thay đổi lớn trong giới lý luận phê bình văn học nghệ thuật. Tinh thần “nhìn nhận lại” dấy lên thành một phong trào. Các nhà văn Tự lực văn đoàn và văn chương của họ có thể nói là một trong số những hiện tượng được nhiều nhà nghiên cứu “nhìn nhận lại” nhất: Ngày 27 – 5 – 1989, tại Hà Nội, cuộc Hội thảo quy mô lớn do khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp phối hợp với nhà xuất bản Đại học tổ chức để bàn về văn chương Tự lực văn đoàn đã thu hút được đông đảo nhiều thế hệ nhà nghiên cứu lý luận phê bình, các nhà thơ nhà văn tài năng và tâm huyết. Nhiều bài tham luận được đưa ra với tinh thần khách quan, khoa học cao. Trong Hội nghị, nhà văn hóa Hoàng Xuân Hãn cho rằng: “nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [26, tr. 380]. Nhà văn Huy Cận lại nhấn mạnh tính dân tộc của lời văn trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn: “Một đóng góp quan trọng của Tự lực văn đoàn là ở tiếng nói và câu văn dân tộc” [26, tr. 420]… Đến năm 1990, Phan Cự Đệ, trong chuyên luận Tự lực văn đoàn – con người và văn chương, cho rằng: “Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có công lớn trong việc đổi mới nền văn học vào những năm 30 của thế kỷ, đổi mới từ quan niệm xã hội cho đến việc đẩy nhanh các thể loại văn học trên con đường hiện đại hóa, làm cho ngôn ngữ trở nên trong sáng và giàu có hơn” [21, tr. 37]. Đặc biệt, năm 1995, Trần Đình Hượu với bài viết Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử, qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông in trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại khẳng định: “Tự lực văn đoàn đô thị hóa, Âu hóa có mới mẻ, xa lạ nhưng không phải không dân tộc. Cái đẹp trong văn chương Tự lực văn đoàn là Việt Nam chứ không phải Tàu, không phải Tây”, và “Tự lực văn đoàn là một hiện tượng phải nhìn – hay phải nhìn thêm – theo cách khác như vậy. Nhìn thêm từ một góc độ khác chắc chắn ta sẽ hiểu hiện tượng rõ hơn” [26, tr. 578], [26, tr. 579]. Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 của Nguyễn Đăng Mạnh tái bản năm 1999, trong phần viết về Tự lực văn đoàn, có đoạn đã nhận xét thêm: “nói chung đề tài là chuyện tình yêu, chủ đề là ca ngợi tư tưởng, văn hóa, văn minh phương Tây, đấu tranh cho chủ nghĩa cá nhân, cho tình yêu và hôn nhân tự do, chống lễ giáo phong kiến, đề cao lối sinh hoạt của phương Tây hiện đại, cổ vũ phong trào Âu hóa từ tư tưởng, văn chương nghệ thuật, (…) Họ cũng có tinh thần dân tộc, dân chủ, cũng tỏ ra biết thương xót người nghèo khổ” [71, tr. 52-53]. Đến Tự lực văn đoàn trào lưu – tác giả của Hà Minh Đức vừa mới được nhà xuất bản Giáo dục giới thiệu tháng 5/2007 – một công trình nghiên cứu mới nhất về Tự lực văn đoàn – ngoài phần Khảo luận chung về Tự lực văn đoàn, phần phân tích một số tác phẩm tiêu biểu, tác giả cuốn sách đã tập hợp được một cách có chọn lọc những bài nghiên cứu Tự lực văn đoàn về nhiều khía cạnh khác nhau từ trước đến nay. Liên quan đến nội dung phong tục có bài của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Phạm Thế Ngũ, Bạch Năng Thi, Nguyễn Hoành Khung, Vũ Đức Phúc, Lê Thị Đức Hạnh, ….. Ngoài những cây bút lý luận phê bình cũ, từ thập niên 90 đến nay, nghiên cứu về Tự lực văn đoàn ta còn phải kể đến khá nhiều gương mặt mới như Nguyễn Hữu Hiếu, Lê Thị Dục Tú, Phạm Thanh Hùng, Trịnh Hồ Khoa, Phạm Thị Thu Hương, Đặng Ngọc Hùng, Cao Thị Ngọc Hà, Huỳnh Thị Hoa, …. Tất cả đã tạo được một không khí sôi nổi, khách quan, và khoa học nhằm đưa đến những nhận định công bằng, thấu đáo khi đánh giá về vai trò, vị trí của nhóm văn này trong nền văn học dân tộc. Tóm lại, qua quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu văn chương Tự lực văn đoàn dưới góc độ văn hóa xã hội và phong tục, chúng tôi nhận thấy rằng: từ trước cho đến nay, Tự lực văn đoàn là nhóm văn duy nhất có sáng tác gây được nhiều sự chú ý trong công chúng. Và mặc dù các nhà nghiên cứu văn học nước ta đã tiếp cận sáng tác của họ từ rất nhiều hướng khác nhau: quan điểm lịch sử (Phong Lê, Trần Đình Hượu), phương pháp sáng tác (Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ), chức năng (Trương Chính, Lại Nguyên Ân), thể loại (Phong Lê, Vu Gia), thi pháp (Đỗ Đức Hiểu, Lê Thị Dục Tú, Trịnh Hồ Khoa), … và Tự lực văn đoàn với những đóng góp cho nền văn hóa, phong tục nước nhà cũng là một vấn đề đã được các nhà nghiên cứu ghi nhận. Tuy nhiên, sự phân tích và lí giải vấn đề vẫn chưa thật thỏa đáng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phong tục không phải là đề tài xuyên suốt trong tất cả các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Nội dung này chỉ tập trung ở một số sáng tác của ba nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng và đặc biệt là Trần Tiêu. Do đó, đối tượng khảo sát của luận văn không phải là toàn bộ tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những tác phẩm mà trong đó tác giả có ít nhiều đề cập đến các vấn đề về phong tục Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những tác phẩm này, luận văn đi đến một cái nhìn cụ thể và hệ thống về các vấn đề phong tục trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng xung quanh vấn đề Tự lực văn đoàn, từ trước đến nay, ý kiến của các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tiếp thu một cách chọn lọc thành quả trong các công trình nghiên cứu của lớp người đi trước để có thể đi sâu vào những nội dung mà nhiệm vụ của đề tài luận văn đặt ra. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp: - Phương pháp phân loại và hệ thống: Hoạt động của Tự lực văn đoàn trên văn đàn kéo dài trong khoảng mười năm nhưng số lượng tác phẩm mà họ để lại có thể nói là khá lớn. Riêng mảng tiểu thuyết, Tự lực văn đoàn đã cho ra đời hơn hai mươi tác phẩm. Vì vậy, phương pháp phân loại là phương pháp được chúng tôi sử dụng đầu tiên. Phương pháp này giúp chúng tôi phân loại được tiểu thuyết phong tục với các tiểu thuyết khác. Đồng thời, cũng nhờ nó, chúng tôi xác định được đặc điểm chung và riêng về nội dung và hình thức của những tác phẩm thuộc thể tài này. Do đó, có thể khẳng định rằng, phân loại và hệ thống là hai phương pháp nghiên cứu được chúng tôi sử dụng xuyên suốt. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Khi đi vào từng sáng tác, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu tác phẩm được cụ thể trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Và sau đó, phương pháp tổng hợp sẽ được dùng để khái quát lại vấn đề. - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp không thể thiếu được trong bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào. Ở đây, so sánh giúp chúng tôi nhận ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn, giữa các sáng tác phong tục của Tự lực văn đoàn với các sáng tác phong tục của các tác giả khác. - Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc độ văn hóa học, dân tộc học: “văn hóa là không gian, bầu không khí để trên đó cây văn học nảy nở”, trong quá trình nghiên cứu tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng xuyên suốt phương pháp tiếp cận văn hóa học, dân tộc đã giúp chúng tôi tìm hiểu rõ về vai vai trò sáng tạo những mô hình văn hóa, cũng như những phê phán có tính văn hóa trong những tiểu thuyết của các nhà văn Tự lực văn đoàn. Đồng thời, phương pháp tiếp cận này cũng đã giúp ích rất nhiều trong việc xác định những điểm mới của văn hóa được phản ánh trong văn học ở từng thời kì. 5. Đóng góp của luận văn Đề tài phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn được chúng tôi thực hiện nhằm khảo sát bức tranh phong tục trong tiểu thuyết của Tự