Theo quan điểm triết học Mác-LêNin, lịch sử nhân loại xét dến cùng là lịch sử giải quyết vấn đề con người, từng bước thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để đi đến mục đích cuối cùng là phát triển toàn diện cá nhân trong một xã hội văn minh. Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại không chú ý tới vấn đề con người, có điều là khác nhau ở mục đích và phương pháp giải quyết mà thôi. Ngày nay ở nước ta cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá việc xây dựng con người Viêt Nam hiện đại là đòi hỏi cấp bách.
17 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phủ định biện chứng với vấn đề xây dựng con người mới trong công cuộc công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Theo quan điểm triết học Mác-LêNin, lịch sử nhân loại xét dến cùng là lịch sử giải quyết vấn đề con người, từng bước thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để đi đến mục đích cuối cùng là phát triển toàn diện cá nhân trong một xã hội văn minh. Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại không chú ý tới vấn đề con người, có điều là khác nhau ở mục đích và phương pháp giải quyết mà thôi. Ngày nay ở nước ta cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá việc xây dựng con người Viêt Nam hiện đại là đòi hỏi cấp bách.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam thực hiện chủ nghĩa xã hội, hiện đại hoá như thế nào để có hiệu quả, với thời gian ngắn và rút ngắn được khoảng cách so với các nước phát triển và câu trả lời cho câu hỏi này là phát triển nhanh và mạnh nguồn nhân lực con người trên cơ sở kế thừa, phát triển con người Việt Nam truyền thống xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa. Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm khi chúng ta bước sang giai đoạn đẩy manh công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Việc bồi dưỡng và xây dựng con người mới chính là góp phần nhân sức mạnh và hiệu quả của con người trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Chủ tich Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở chúng ta:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”
Vì tính cấp thiết như vậy nên em đã chọn chủ đề cho bài tiểu luận triết của mình là: “Phủ định biện chứng với vấn đề xây dựng con người mới trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá”.
Nội dung:
Chương 1: Phát triển con người là một quá trình phủ định biện chứng.
Khái niệm về phủ định và phủ định biện chứng. Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Không như vậy sự vật không phát triển được. Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định. Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho sự đối lập được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định cái cũ.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời, sự vật mới tiến bộ hơn sự vật cũ. Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản sau tính khách quan và tính kế thừa.
Các đặc trưng của phủ định biện chứng:
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương pháp phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, chúng không thể từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp những mặt tích cực, bổ sung những mặt phù hợp với hiện thực. Sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt phù hợp với hiện thực.
Điều đó nói lên rằng, phủ định biện chứng mang tính kế thừa. Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt mặt tích cực và chỉ phủ định lại cái lạc hậu, cái tiêu cực. Do đó, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xã hội mới ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội trước, đồng thời bổ xung thêm những giá trị mới.
Những điều phân tích trên cho thấy, phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ với cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, giữa sự khẳng định với sự phủ định, quá khứ với hiện thực. Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển. Trong dòng chảy vô tận của thời gian, những nhân tố của quá khứ sẽ để lại dấu ấn nhất định ở hiện tại. Những nhân tố của quá khứ sẽ tham gia vào việc tạo lập các hiện tại. Những nhân tố của quá khứ sẽ tham gia vào việc tạo lập các hiện tại, tạo nên sợi dây liên hệ sinh động giữa quá khứ và hiện tại. Một trong những hình thức biểu hiện của sợi dây liên hệ đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó đã góp phần tôi luyện con người Việt Nam bền gan, quyết chí trước sự tồn vong của dân tộc ở những thời đại lịch sử khác nhau.
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định.
Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra - sự vật mới xuất hiện, sự vật cũ biến mất, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ bị phủ định của sự vật mới khác. Sau khi sự phủ định hai lần phủ định của phủ định được thực hiện, thì sự vật mới hoàn toàn một chu kỳ phát triển.
Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng như trên sẽ lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới, giúp cho sự vật ngày càng phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển mâu thuẫn bên trong bản thân của sự vật quyết định, đó là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Cứ như vây sự vật mới càng mới hơn.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật – xu hướng phát triển. Song sự vật phát triển đó không phải diễn ra theo đương thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. Đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên.
Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, nó bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ xung thêm những thuộc tính mới làm cho sự phát triển đi theo đường “xoáy ốc”.
Phủ định biện chứng với vấn đề xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa:
Con người là sản phẩm tiến hoá, phát triển lâu dài của tự nhiên. Thế giới tự nhiên luôn luôn vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện tới hoàn thiện mà đỉnh cao là con người.
Chủ nghĩa Mác- LêNin cho rằng con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Hay nói một cách khác, con người là một thực thể “song trùng” tự nhiên và xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và cũng không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên. Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Do vậy, dưới chủ nghĩa xã hội, muốn xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội, cần phải xây dựng những con người Xã hội chủ nghĩa.
Theo quy luật phủ định của phủ định mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu, cái mới ra đời thay thế cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ. Do đó trong quá trình phủ định chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ. Sử dụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới, tiến bộ hơn, biết giữ hình thức và cải tạo nội dung cho phù hợp, như ông cha ta đã nói “bình cũ, rượu mới”. Hơn nữa chúng ta phải biết lựa chọn để tiếp thu cái mới cho phù hợp để chống cả tư tưởng “cũ người, mới ta” trong đời sống xã hội và đời sống con người.
áp dụng nguyên lý phủ định biện chứng vào xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa kế thừa cả những con người từ xã hội cũ để lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa mang những nét đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội, song vẫn còn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng, tác phong, thói quen của xã hội cũ. Cho nên qúa trình xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu.
Mỗi thời kỳ lịch sử, trên cơ sở sự phát triển lực lượng sản xuất của trình độ phát triển xã hội cần phải xác định mô hình con người cần xây dựng. Toàn bộ mọi hoạt động của xã hội, hệ thống pháp luật, những chính sách kinh tế – xã hội, mục tiêu giáo dục- đào tạo phải hướng vào mục tiêu đó, hình thành những phẩm chất con người theo bản chất, mục tiêu Xã hội chủ nghĩa. Một khi con người đã hình thành với những phẩm chất tốt đẹp đó lại trở thành chủ thể tự giác để phát triển xã hội theo mục tiêu Xã hội chủ nghĩa.
Lý luận về con người trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá:
Đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ có những biến đổi nhanh chóng như ngày nay được coi là những phương thức cơ bản quan trọng nhất để cải biến một xã hội nông nghiệp văn minh. Hai quá trình này không tách rời, biệt lập nhau trái lại chúng có những mối quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng .Kết quả là, sự cộng hưởng giữa chúng tạo nên quá trình phát triển liên tục của xã hội
Công nghiệp hoá- hiện đại hoá là quá trình tạo ra những chuyển biến về chất theo hướng tích cực và hiện đại trong toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất trong công cuộc đổi mới đất nước .Đảng đã khảng định công nghiệp hoá- hiện đại hoá là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động soản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang xử dụng sức một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện cùng với phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học. Công nghệ tạo ra năng xuất lao động xã hội cao”.
Dù xét dưới góc độ kinh tế, xă hội hay kỹ thuật- công nghệ thì yếu tố nguồn nhân lực vẫn luôn là chủ thể của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Thực tế cho thấy, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá sẽ không thể thực hiện thành công nếu thiếu nguồn lực con người nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao nói riêng. Một mặt nguồn nhân lực là lực lượng duy nhất có khả năng phát triển, xác định mục tiêu, nội dung và những giải pháp tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Mặt khác, với những ưu thế hơn hẳn (so với các nguồn lực khác), như có thể khai thác không bao giờ cạn …, nguồn nhân lực là lực lượng căn bản thực hiện quá trình đó. Trong điều kiện có những bước phát triển và tác động ngày càng mạnh vào đời sống xã hội như hiện nay nguồn lực con người được xem là yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống các nguồn lực của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì vậy phát triển nguồn lực con người trở thành yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự thành bại của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Chương 2: Xây dựng con người mới trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt nam hiện nay.
Khái quát về con người Việt Nam truyền thống:
ưu điểm : Nước ta là một nước có điều kiện thiên nhiên nhiệt đới giàu có, phong phú rất đẹp, nhưng mặt khác cũng hết sức khắc nghiệt. Nhìn chung, cha ông ta đã phải lao động cần cù và sáng tạo đã vượt qua bao gian nguy để tồn tại và phát triển trên mảnh đất này. Mặt khác, lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến thắng oanh liệt giặc ngoại xâm. Tính đặc thù chống giặc ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam biểu thị ở hai mặt sau:
Hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải chống giặc ngoại xâm nhiều như Việt Nam. Tổng thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã lên đến 12 thế kỷ.
Trong thời kỳ trung đại, dân tộc ta phải đương đầu với đế chế lớn mạnh ở Phương Đông. Trong thời kỳ cận đại, phải đương đầu với những Đế quốc công nghiệp. Truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí kiên cường bất khuất được phát huy cao độ. Hình tượng các vị anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung,… đã in đậm trong nền văn hoá đạo đức Việt Nam.
Mô hình lý tưởng về con người nho giáo nhào nặn đã để lại dấu ấn rất đậm trong thế giới, nhân sinh quan, nền nếp, tư duy, cung cách ứng sử của nhiều thế hệ. Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời, mang bản sắc riêng đầy sức sống và đã từng có những mặt phát triển cao, ví dụ: nghệ thuật đúc trống đồng, tri thức nông nghiệp, kỹ thuật quân sự… Những thuần phong mỹ tục cùng nền văn hoá ấy nói lên bản chất yêu đất nước, lạc quan của con người. Những điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa kể trên là cơ sở hình thành con người Việt Nam truyền thống - chủ thể của Xã hội chủ nghĩa truyền thống. Có thể khái quát một số đặc trưng của con người Việt Nam truyền thống như sau:
Con người có tinh thần yêu nước, có truyền thống chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm, đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lên trên hết, quật cường, bất khuất, trí dũng song toàn - con người anh hùng.
Con người lao động: con người Việt Nam truyền thống quật cường, bất khuất, dũng cảm, cần cù, bền bỉ, sáng tạo trong lao động, tiết kiệm trong tiêu dùng.
Con người Việt Nam hiếu học: Dân tộc ta là dân tộc hiếu học. Con người bình dị nhưng tinh tế, chất phát nhưng mưu trí, biết thân ái rất lớn nhưng cũng căm thù giặc rất sâu.
Như vậy, có thể nói, con người Việt Nam truyền thống là con người Việt Nam anh hùng, tài trí mà đặc trưng quan trọng nhất là tinh thần yêu nước.
Nhược điểm:
Từ thế kỷ 19 trở về trước, xã hội Việt Nam là xã hội nửa thuộc địa phong kiến, nông nghiệp nhỏ và lạc hậu, đình trệ lâu dài, mang những dấu ấn của chế độ công xã nông thôn nền sản xuất nhỏ manh mún và không có tiền đề về khoa học, xã hội để chuyển lên phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa.
Có thể nói, chế độ phong kiến Việt Nam dựa trên nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tồn tại hàng ngàn năm đã xây dựng cho nó một trật tự. Đó là trật tự khắt khe của quan hệ giả tưởng, là trật tự phản nhân đạo nghiệt ngã. Nó đã tạo cho con người một sự chấp nhận, đề cao cái cũ, không chấp nhận sự biến đổi, coi nhẹ cái mới. Nó mang đặc điểm hoài cổ, bảo thủ và trì trệ. Những tư tưởng tập tục cũ đã tạo nên khuôn thước chật hẹp, gò bó mọi tư tưởng và tình cảm con người.
Con người truyền thống còn mang trong mình những nét tiêu cực của sản xuất nhỏ trong một nền nông nghiệp lạc hậu. Đó là lối làm ăn nhỏ lẻ, tư tưởng hẹp hòi, phong thái lao động tự do tuỳ tiện. Khi thì hết sức tiết kiệm khi thì quá ư lãng phí. Con người không nắm bắt được sự phát triển của thời đại.
Nền giáo dục nước ta còn nhiều bất cập trong việc dạy và học chưa phát huy hết được năng lực lao động sáng tạo của con người.
Việt Nam là một nước có dân số đông, dồi dào nguồn nhân lực. Tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao, số lượng lao động qua đào tạo còn hạn chế nên năng xuất lao động thấp.
Trong công cuộc đổi mới ngày nay của Đảng ta phát triển nhân tố con người đang là một mục tiêu trọng điểm nhằm kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực nhằm xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa.
2.2. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng con người mới trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại không chú ý tới vấn đề con người chỉ có điều là khác nhau ở phương pháp và mục đích giải quyết mà thôi. Ngày nay ở nước ta cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và bước vào đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại là đòi hỏi cấp bách. Khẳng định điều đó là do:
Thứ nhất, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực trong qúa trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Điều đó có nghĩa nhân dân Việt Nam phải vượt qua nghèo nàn lạc hâu, đánh đuổi bao kẻ thù xâm lược, để giải phóng chính mình. Xây dựng một đất nước “ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành, xã hội công bằng dân chủ văn minh” (con người là động lực). Để rồi trên cái nền tảng giầu mạnh và văn minh đó mới có thể phát triển tối đa toàn diện mọi năng lực và các phẩm chất vốn có của mình (con người là mục tiêu). Cái xã hội phấn đấu cho lý tưởng nhân văn tươi đẹp đó là một xã hội “tất cả của con người do con người và vì con người”.
Việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hó là nhằm xây dựng con người mới, con người hiện đại, lấy con người là mục đích của mình. Điều đó được khẳng định dựa trên các căn cứ sau:
Chủ động, tích cực xây dựng con người Việt Nam hiện đại từ con người cũ, những con người mang theo những “vết tích của xã hội cũ đã đẻ ra nó” về mọi phương diện: kinh tế, đạo đức, trí tuệ.
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta là quá trình xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại trong đó con người là lực lượng hàng đầu. Con người là chủ thể tạo ra động lựcphát triển của lực lượng sản xuất. Do đó con người sẽ quyết định thành công của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Thứ hai, con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hóa:
Con người không thể chọn cho mình một xã hội để sinh ra, cũng như con cái không có quyền lựa chọn cha mẹ vậy. Song, xã hội phải đào tạo luyện những con người phù hợp với yêu cầu tồn tại và phát triển của nó. Vì vậy, việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại, trên cơ sở kế thừa những giá trị phẩm chất truyền thống tốt đẹp đồng thời khắc phục mặt hạn chế, yếu kém nhằm xây dựng nên con người có phẩm chất, năng lực nhất thiết phải được coi là yêu cầu cấp bách trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Thứ ba, thực tiễn nước ta cũng như các nước đi trước đã chứng minh rằng quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, đạt được hiệu quả cao hay thấp … là do sự quy định của nhiều yếu tố trong đó trước hết và chủ yếu là tuỳ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Lý thuyết hiện đại về sự tăng trưởng kinh tế và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những thành công trong quá trình phát triển xã hội của Nhật Bản và các nước công nghệ mới (NICs) ở Châu á cho thấy, người ta không chỉ chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghiệp, mà vấn đề then chốt hơn là phát triển nguồn nhân lực.
Chúng ta chỉ có một lối ra duy nhất trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ Là phát huy nguồn lực con người. Sự đi lên của chúng ta phải dựa vào thế mạnh duy nhất của mình, đó là con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, tiềm năng chất xám Việt Nam. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
Hơn một thế kỷ khi nói về vai trò của yếu tố con người đối với sự phát triển, trước hết là sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất, ăngghen đã nhấn mạnh rằng: “… chỉ có phương tiện cơ giới và hóa học phù hợp thì không đủ. Còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiệ