Vấn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong những thập kỷ qua. Một trong những khía cạnh nằm trong mối quan tâm ấy là hiện tượng phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý đang ngày càng có xu hướng gia tăng.
Ngày nay, vấn đề giải phóng phụ nữ tăng cường sự tham chính của phụ nữ đã và đang gắn liền với vấn đề bình đẳng giới và được thực hiện bằng hành động thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở những khái niệm, ý tưởng trừu tượng hay những tuyên bố pháp lý. Nhà xã hội học Chủ Nghĩa Xã hội không tưởng Phurie (XIX) cho rằng: "Giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ cùng với nam giới là một thước đo của văn minh".
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm tham gia ký và phê chuẩn Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Việt Nam đang tích cực xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ và văn minh, vấn đề nam nữ bình quyền được chú trọng hơn bao giờ hết .Việt Nam cũng là nước được Liên hiệp Quốc đánh giá cao trong việc nỗ lực rút ngắn khoảng cách Bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, tiền lương
Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của phụ nữ, củng cố và tăng cường vị trí và đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.
35 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3998 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đề tài
Vấn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong những thập kỷ qua. Một trong những khía cạnh nằm trong mối quan tâm ấy là hiện tượng phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý đang ngày càng có xu hướng gia tăng.
Ngày nay, vấn đề giải phóng phụ nữ tăng cường sự tham chính của phụ nữ đã và đang gắn liền với vấn đề bình đẳng giới và được thực hiện bằng hành động thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở những khái niệm, ý tưởng trừu tượng hay những tuyên bố pháp lý. Nhà xã hội học Chủ Nghĩa Xã hội không tưởng Phurie (XIX) cho rằng: "Giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ cùng với nam giới là một thước đo của văn minh".
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm tham gia ký và phê chuẩn Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Việt Nam đang tích cực xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ và văn minh, vấn đề nam nữ bình quyền được chú trọng hơn bao giờ hết .Việt Nam cũng là nước được Liên hiệp Quốc đánh giá cao trong việc nỗ lực rút ngắn khoảng cách Bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, tiền lương…
Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của phụ nữ, củng cố và tăng cường vị trí và đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.
Trước kia phụ nữ thường bị trói buộc trong phạm vi gia đình với những tư tưỏng "trọng nam khinh nữ", "nam nội nữ ngoại"…nên cơ hội cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội nói chung và hoạt động lãnh đạo quản lý nói riêng hầu như là không có. Nâng cao vị thế, vai trò phụ nữ, tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạt động chính trị, vào công tác lãnh đạo quản lý là vấn đề hết sức cần thiết cho sự phát triển xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Chỉ thị 37/CT-TW ngày 16-5-1994 khẳng định: " Nâng cao tỷ lệ nữ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội là một yêu cầu quan trọng để htực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ". Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về giới cũng đều cản trở sự phát triển bền vững, tạo nên xung đột xã hội .Vì vậy, hướng tới sự bình đẳng giới mang ý nghĩ hết sức sâu sắc về cả kinh tế, văn hoá, chính trị.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà Liên hiệp Quốc đã khuyến nghị các quốc gia phải đạt dược trong tương lai là: đảm bảo không ít hơn 30% phụ nữ ở các cương vị hoạch định và giải quyết các chính sách và chủ trương. Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên vị thế và vai trò của họ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của họ.Trong quá trình tham gia công tác lãnh đạo quản lý, phụ nữ ngày càng có nhiều thuận lơi, song cũng khá nhiều rào cản ảnh hưởng tới con đường lãnh đạo của họ mà bao trùm là định kiến giới về năng lực, từ phía gia đình, Chính sách xã hội và những phong tục lạc hậu, kéo theo những bất cập khác khi họ tiếp cận hay tham gia công tác lãnh đạo quản lý. Vì thế để phụ nữ tự tin trên con đường lãnh đạo quản lý cùng nam giới, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp phù hợp hơn để vị thế và vai trò của phụ nữ được nâng lên một tầm cao hơn.
Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài :"Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay".
2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần kiểm định, bổ sung những luận cứ, luận chứng cho một số lý thuyết Xã hội học và củng cố lý luận của một số chuyên ngành có liên quan: Xã hội học Giới và phát triển, Xã hội học quản lý, Xã hội học Gia đình, xã hội học chính trị…
Ứng dụng một số lý thuyết, phạm trù xã hội học cơ bản vào nghiên cứu đề tài, hướng đến tìm hiểu tình hình thực trạng và những bất cập khi những người phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý.Từ đó góp phần đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm thúc đây quá trình giải phóng và nâng cao vị thế cho người phụ nữ, hướng tới sự bình đẳng giới.
3.Mục tiêu nghiên cứu
-Tìm hiểu thực trạng của người phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ởViệt Nam hiện nay.
-Tìm hiểu một số bất cập mà phụ nữ hay vướng phải khi làm công tác lãnh đạo
-Đưa ra các giải pháp hỗ trợ để tháo gỡ những bất cập này.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ơe Việ Nam hiện nay.
4.2 Khách thể nghiên cứu.
Những người phụ nữ Việt Nam tham gia công tác lãnh đạo, quản lý.
4.3 Phạm vi nghiên cứu.
4.3.1 Không gian.
- Truy cập internet với các trang web có liên quan .
- Các văn bản, các báo cáo của các tổ chức như văn phòng quốc hội, Bô nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Những bài viết về chủ đề phụ nữ và bình đẳng giới trên các trang báo điện tử
- Các sách báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan tới: Tạp chí Xã hôi học, Tạp chí Giáo dục và lý luận, tạp chí khoa học xã hội…
4.3.2 Thời gian .
-Tháng 3 năm 2008
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận.
Chủ nghĩa Duy vật biện chứng: Khi xem xét đánh giá mọi hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện vơi điều kiện kinh tế- xã hội đang vận động biến đổi liên tục.Ở báo cáo này khi nghiên cứu về thực trạng của phụ nữ Việt Nam trong hoạt động lãnh đạo và quản lý, ta phải đặt trong điều kiện cụ thể của đất nước và con người, xem xét các nhân tố, các vấn đề trong mối quan hệ biện chứng, đi sâu vào nghiên cứu bản chất của hiện tượng.
Chủ nghĩa Duy vật lịch sử : Phải nhìn nhận, đánh giá các sự kiện xã hội ở những hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể trên quan điểm kế thừa và phát triển.
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
* Phương pháp phân tích tài liệu :
Là phương pháp chủ đạo chủ đạo được sử dụng trong báo cáo nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được đọc và phân tích để thu thập thông tin .
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1 Giả thuýet nghiên cứu
- Xã hội càng phát triển thì người phụ nữ ngày càng có cơ hội được khẳng định được vị thế và năng lực của mình . Họ được thể hiện mình, đặc biệt trong lĩnh vực công tác lãnh đạo và quản lý. Số người phụ nữ tham gia vào đôị ngũ lãnh đạo và quản lý ngày càng có xu hướng gia tăng.
- Tuy nhiên số lượng ấy vẫn còn ít, chậm và không liên tục do nhiều nguyên nhân mà chủ đạo là do định kiến giới bao trùm: định kiến về năng lực phụ nữ, rồi từ phía gia đình, chính sách xã hội, phong tục tập quán truyêng thống...kéo theo hàng loạt những thiệt thòi đối với nữ cán bộ.
6.2 Khung lý thuyết
NỘI DUNG CHÍNH
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lý luận
1.1 Lý thuyết nghiên cứu giới và phát triển
Giới và phát triển(GAD) là cách tiếp cận cho rằng : tiếp tục chú trọng đến phụ nữ một cách tách biệt là bỏ qua một thực tế là nam giới có vị thế áp đảo với phụ nữ. Khi kiện định quan điểm cho rằng không nên nghiên cứu phụ nữ một cách tách rời, GAD đã chú trọng đến các mối quan hệ giới khi đề ra các biện pháp để giúp họ trong quá trình phát triển.
Việc sử dụng thuật ngữ giới như một công cụ để phân tích đem lại sự thuận lợi hơn khái niệm phụ nữ trong phát triển vì nó không chỉ tập trung vào phụ nữ , mà còn tập trung vào các vai trò và các nhu cầu của phụ nữ và nam giới. Phương pháp GAD xem giới như một vấn đề xuyên suốt có liên quan đến toàn bộ các quá trình kinh tế, xã hội và chính trị.
Xem xét toàn bộ tổ chức xã hội và đời sống chính trị trong trật tự để hiểu được sự thể hiện của những đặc điểm cụ thể của xã hội, GAD quan tâm đến cấu trúc xã hội của giới và sự sắp đặt các vai trò của giới cụ thể, những trách nhiệm và những mong đợi đối với phụ nữ và nam giới, hoan nghênh sự đóng góp tiềm tàng của nam giới, chia sẻ một sự quan tâm chung đối với các vấn đề bình đẳng giới và công bằng xã hội.
GAD phân tích một cách bản chất về sự đóng góp của phụ nữ trong bối cảnh công việc được thực hiện cả bên trong và bên ngoài gia đình, bao gồm cả sự sản xuất không tạo ra sản phẩm, đặc biệt quan tâm đến sự áp bức phụ nữ trong gia đình, một lĩnh vực được coi là "phạm vi riêng tư".Nó cũng nhấn mạnh đến sự tham gia của Nhà nước trong việc thúc đẩy hành động giải phóng phụ nữ, mà nhờ đó, phụ nữ ở rất nhiều nước có sự giúp đỡ trong đời sống.
Một xu hướng khác trong cách tiếp cận vấn đề quan hệ giới là thông qua sự phân tích xem nam và nữ làm gì.Từ góc độ xã hội học, mối quan tâm chính ở đây là coi giới như một quan hệ xã hội .
1.2 Phương pháp tiếp cận giới
Cách tiếp cận giới là cách nhìn nhận vấn đề qua "lăng kính giới".Có nghĩa là xem xét một cách cụ thể xem nam giới và nữ giới và phụ nữ có địa vị như thế nào? thuộc nhóm người nào?Vận dụng quan điểm tiếp cận giới trong nghiên cứu cần phải dựa trên sự phân tích khách quan, khoa học, dựa trên số liệu thực tế để không có cái nhìn thiên lệch về giới nào.Từ đó, có thể đưa ra các giải pháp, khuyến nghị hữu hiệu nhằm thiết lập sự bình đẳng giới trên mọi mặt, phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của cả hai giới đóng góp vào sự phát triển chung của cả đất nước.
1.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng giới
Lý thuyết này cho rằng : "mối tương quan giới là sản phẩm của quá trình tương tác giữa các cá nhân nam và nữ. Mối tương tác này bị quy định bởi các quy tắc,các biểu tượng, các ký hiệu và được bộc lộ qua các hành vi, thái độ và suy nghĩ của nhau trong quá trình giao tiếp.Trong giao tiép hàng ngày đã hình thành nên một phức hợp các biểu tượng có ý nghĩa chung là phân biệt địa vị, lao động và hành vi giới [4,24]
Vai trò giới được xác định thông qua hàng loạt các hệ thống biểu tượng do chính người phụ nữ và nam giới tạo ra và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Theo quan niệm truyền thống thì nam giới có tính cách mạnh mẽ, độc lập, quyết đoán…do đó có vai trò đối ngoại, phụ nữ rụt rè, lệ thuộc, sống tình cảm nên đảm nhận vai trò đối nội trong gia đình.Trong giao tiếp hàng ngày vì thế đã hình thành nên những biểu tượng tuân theo sự phân công ấn định như vậy. Do vậy khi có sự thay đổi trong hệ thống biểu tượng mà ở đây là sự tham gia và thành công trong công tác lãnh đạo, quản lý của phụ nữ thì theo lý thuyết tương tác biểu trưng giới sẽ tạo ra những phản ứng đáp lại từ xã hội, thiết lập nên các biểu tượng mới, xác định địa vị và tương ứng là vai trò của mỗi giới.
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong vài thập kỷ gần đây, Giới là vấn đề được đông đảo các quốc gia trên thế giới quan tâm , nhìn nhận và đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau thông qua nhiều hội nghị thế giới và khu vực.
Giới là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Hội nghị quốc tế lần đâu tiên về phụ nữ do Liên Hợp Quốc tổ chức được diễn ra trong năm 1948 gồm hai vấn đề nổi bật đó là bình đẳng giới về kinh tế và bình đẳng về chính trị ( phụ nữ có quyên bầu cử). Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu về giới đã xuất hiện với nhiều hướng nghiên cứu và nhiều cách tiếp cận khác nhau, với mục đích là đều hướng tới nghiên cứu về phụ nữ, về địa vị, via trò của họ trong xã hội, góp phần nâng cao vị thế của họ bằng cách đưa ra nhưng thông tin, những hiểu biết về vấn đề giới và bình đẳng giới. Nhưng trong thực tế, hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận giới vẫn chưa được đề cập tới và còn là một mảng thiếu hụt. Ở hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc mô tả tình hình đời sống, hoạt động của phụ nữ mà chưa khái quát nên thành những luận định có tính lý luận để kiểm chứng.
Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sự nỗ lực của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức mà nhiều công trình nghiên cứu phân tích, điều tra, khảo sát, đánh giá về thực trạng bình đẳng giới đã có những bước tiến rõ rệt hơn những năm trước.Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề cụ thể trong bình đẳng giới , về địa vị, vai trò của phụ nữ trong hàng loạt các vấn đề xã hội, mà vấn đề vai trò của phụ nữ trong quản lý lãnh đạo cũng thu hút được khá nhiều các nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội,…
Ngoài các văn bản đã được ban hành thì hàng loạt các cơ sở, trung tâm nghiên cứu cũng được hình thành mà đấu tiên phải kể tới là Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Viện Gia đình & Giới thuộc Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ thuộc Bộ lao động Thương binh và xã hội, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… và không thể không kể tới hàng loạt các bài báo và các công trình nghiên cứu khác về giới đã được công bố : " Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý" (Trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ-Nxb CTQG, Hà Nội , 1997) ; "Phụ nữ, giới và phát triển" ( Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng, NXB PHụ nữ, Hà Nội, 2000); " Mười năm bước tiến của phụ nữ Việt Nam" ( Lê Thi, Đỗ Thị Bình, Nxb Phụ nữ hà Nội, 1997); "Phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới trong đổi mới" ( Nxb Pụ nữ,1998); …
3. Những khái niệm công cụ
3.1 Khái niệm giới:
-Theo điều 5, luật bình đẳng giới của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11-2006: "Giới chỉ đặc điểm của, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội". Nó luôn luôn biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không gian và thời gian.
-Giới là phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ.Nói đến mối quan hệ giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa nam giới và phụ nữ, liên quan đến hàng loạt vấn đề thuộc về thể chế và xã hội chứ không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một người nam giới và một người phụ nữ nào.
Các vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới liên quan đến những đặc điểm và năng lực mà xã hội coi là thuộc về đàn ông hay đàn bà ( trẻ em trai hay trẻ em gái ) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá nào đó. Đó cũng là các mối quan hệ qiữa phụ nữ và nam giới: ai nên làm gì, ai là người ra quyết định, khả năng tiếp cận các nguồn lực và các lợi ích.Thông thường mọi người thường phải chịu rất nhiều áp lực buộc phải tuân thủ các quan niệm xã hội này.
-Phân biệt giữa khái niệm GIỚI(Gender) và GIỚI TÍNH (Sex): Giới tính là khái niệm dùng để chỉ những sự khác biệt về mặt sinh học giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là khái niệm về chức năng sinh sản.Nếu như giới là sản phẩm của xã hội thì giới tính là sản phẩm của sinh học, giới có thể thay đổi thì giới tính lại bất biến không thay đổi…
3.2 Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới:
-"Bình đẳng giới được coi là sự bình đẳng về pháp luật, về cơ hội tiếp cận(bao gồm cả nguồn vốn, nguôn lực và thành quả lao động). về tiếng nói , tức khả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát triển"
-Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng.
-"Bất bình đẳng giới là khái niệm chỉ sự không ngang bằng nhau về các cơ hội và lợi ích khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội"[3]
3.3 Định kiến về giới
"Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ." [14]
Theo từ điển thuật ngữ giớí của Chương trình Lương thực Thế Giới : "Định kiến giới được hiểu là những hành động chống lại phụ nữ ( hoặc nam giới ) dựa trên cơ sở nhận thức rằng giới tính này không có quyền bình dẳng với giới kia và không có quyền lợi như nhau." [15]
3.4 Khái niệm lãnh đạo và quản lý:
-"Lãnh đạo là những tác động có ý thức của chủ thể quản lý vào đối tượng bị quản lý trên cơ sở phát huy một cách tối đa những năng lực của cấp dưới nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất những mục tiêu của tổ chức.Nếu lãnh đạo hướng hành vi chủ đạo của mình vào kết quả hoạt động tập thể thì quản lý bám sát mục tiêu cụ thể gắn liền với các thao tác"[6,251]
- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra [6,105]
-Giữa hai khái niệm lãnh đạo và quản lý có nhiều điểm tương đồng mặc dù đây là hai khái niệm khác nhau.Tuy vậy, với phạm vi nghiên cứu đề tài, hai khái niệm này không có sự tách biệt.
3.5 Địa vị xã hội
Địa vị xã hội là vị trí xã hội mà tương ứng với nó là những quyền hạn và nghĩa vụ xác định. Đó là sự lượng giá, sự thẩm định của xã hội về phẩm chất hay uy tín của một người nào đó tương ứng với cương vị của anh ta.[6,30]
Chương II - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thế giới.
Phụ nữ trên thế giới nhìn chung trong vài thập kỷ qua đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong việc tham gia chính quyền ở các cấp và ngày càng chiếm giữ những vị trí quan trọng như Tổn thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Đại biểu Quốc hội…Tuy nhiên chưa ở nước nào có phụ nữ bình đẳng hoàn toàn so với nam giới trong lĩnh vực này và các vị trí chủ chốt ra quyết định vẫn chủ yếu do nam giới nắm giữ.
Tại Hội nghị thế giới lần thứ 4 họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 9 năm 1995 vấn đề phụ nữ tham gia hoạtđộng chính trị và lãnh đạo đất nước rất được quan tâm bởi các đại biểu đại diện chính phủ cũng như diễn đàn các tổ chức phi chính phủ.
Hiện nay, ở các nước trên thế giới, phụ nữ tham gia quốc hội đạt tỷ lệ cao chưa từng có.Theo Liên minh nghị viện thế giới (IPU), trong năm 2006 tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội là 17%, tăng 11% so với 12 năm trước.
Một kỷ lục khác là phụ nữ cũng được bầu làm chủ tịch tại 35/262 hội nghị hoặc nghị viện trên thế giới, trong đó có những nước lần đầu bầu phụ nữ làm chủ tịch quốc hội như Gambia, Israel, Swaziland, Turkmenistan và Mỹ - nơi bà Nancy Pelosi hiện là Chủ tịch Hạ Viện.Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội tăng chậm.Các nước có tỉ lệ phụ nữ tham gia cao nhất trong quốc hội là Rwanda và Thụy Điển với gần 50%, tiếp đến là các nước Costa Rica, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch.
Ở Canada, phụ nữ chiếm 35% trong quốc hội, Đức: 31,6%, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): 22,5%, CHDCND Triều Tiên: 20,1%, Anh: 18,9%, Mỹ: 16,3% và Pháp: 12,2%.
Bảng 1 : Tỷ lệ nữ trong các nghị viện phân theo các châu lục
Vùng
Tỷ lệ(%)
Thế giới
17.7
Các nước Bắc Âu
41
Nam Mỹ
38.6
Châu Âu
19.1
Châu Phi Hạ Sahảa
16.8
Châu Á
16.4
Thái Bình Dương ( gồm cả Úc và Newzeland )
14.5
Các nước Ả Rập
8.6
(Nguồn: tác giả xử lý số liệu Theo Reuters, Economic Times,chủ nhật,04/03/2007)
Phụ nữ ngày càng có vai trò lớn hơn trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt là lĩnh vực chính trị. Do vậy, xu hướng phụ nữ tham gia bộ máy lãnh đạo chính trị ở các quốc gia sẽ ngày càng tăng cao.
Khu vực Bắc Âu đứng đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội, chiếm khoảng 41%; đứng thứ hai là khu vực Nam Mỹ; còn lại các Châu lục khác tỷ lệ nữ trong các nghị viện đều dưới 20%.
Tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo trên thế giới hiện nay chiếm 17.7%. Mặc dù tỷ lệ này cao hơn so với 10% vào năm 1995, nhưng vẫn còn cách xa mức tối thiểu cần thiết là 30% để gia tăng ảnh hưởng của phái nữ trên chính trường. Thực tế đã chứng minh rằng trong nhiều trường hợp, khi phụ nữ tham gia lãnh đạo, họ đã nêu ra nhiều vấn đề mới trong các chương trình hoạt động.Họ có những cách nhìn mới và phương pháp mềm dẻo, sáng tạo.Dư luận đã thừa nhận sự tham gia đông đảo của phụ nữ trong chính phủ Na Uy đã thúc đẩy việc thực hiện các quyền của phụ nữ,bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường và viện trợ nhằm mục đích phát triển. Hay tại Thụy Điển , phụ nữ tham gia hoạt động cả trong và ngoài chính phủ đã tích cực góp phần vào việc ngăn chặn sự tham gia của các nước này vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân [7]. Phụ nữ đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của họ trong việc giải quyết xung đột, chống đói nghèo trên toàn thế giới, nhưng tỷ lệ lãnh đạo nữ vẫn còn rất hạn chế dù đã được cải thiện.
Khảo sát của EC tại 262 Thượng viện và Hạ viện ở 189 quốc gia trên toàn thế giới cho biết chỉ có 30 phụ nữ đứng đầu cơ quan lập pháp. Trong khu vực EU, 24% ghế nghị sĩ hiện do phụ nữ chiếm giữ, so với 16% cách đây 1 thậ