Công ty cổ phần Tre Việt là một công ty có uy tín và tên tuổi trong ngành mây tre đan. Hiện nay công ty chúng tôi đang hoạt động trong một ngành có mức tăng trưởng 30% mỗi năm. Sản phẩm mây tre đan có mặt trên hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Theo thống kê số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre, lá thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 178.712.078 USD, chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là mặt hàng đem về nhiều ngoại tệ nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu ( 1 triệu USD doanh thu từ mặt hàng này đem về lợi nhuận cao hơn từ 5 – 10 lần so với các sản phẩm khác).
52 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương án kinh doanh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang thị trường Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TRE VIỆT
TRE VIET Co,Ltd
----- *$* -----
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
Xuất khẩu mặt hàng Mây Tre Đan sang thị trường ĐỨC
ĐC:27 Ngô quyền, Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Phone: +84.511.3515517
Fax: +84.511.3516517
Mail: treviet@gmail.com
Website: www.treviet.com.vn
BẢN IN SỐ 01
Tài liệu lưu hành nội bộ công ty
TÓM TẮT TỔNG QUÁT
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRE VIỆT
«¬µ¬
Công ty cổ phần Tre Việt là một công ty có uy tín và tên tuổi trong ngành mây tre đan. Hiện nay công ty chúng tôi đang hoạt động trong một ngành có mức tăng trưởng 30% mỗi năm. Sản phẩm mây tre đan có mặt trên hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Theo thống kê số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre, lá thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 178.712.078 USD, chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là mặt hàng đem về nhiều ngoại tệ nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu ( 1 triệu USD doanh thu từ mặt hàng này đem về lợi nhuận cao hơn từ 5 – 10 lần so với các sản phẩm khác).
Sản phẩm của công ty chúng tôi đã tạo được chỗ đứng và tên tuổi ở nhiều thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng các yêu cầu khó tính của nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan và Singapo… Với mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, công ty chúng tôi muốn mở rộng thị trường sang Đức để dễ dàng thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng.
Phương án kinh doanh hàng xuất khẩu mây tre đan lần này nhằm mục đích xâm nhập thị trường, nên phải rất chú trọng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Sau quá trình điều tra và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thị trường Đức rất tiềm năng và hấp dẫn đối với chúng ta. Thực hiện phương án kinh doanh này, không những giúp công ty chúng ta đạt được mục tiêu dài hạn mà còn đem về lợi nhuận khá lớn ( trên 20% doanh thu từ đơn hàng này). Tuy Đức là một thị trường khó tính nhưng chúng tôi tin rằng với sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, thiết kế thời trang thì công ty chúng ta có thể chinh phục và xây dựng thương hiệu TRE VIỆT trên đất ĐỨC.
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY :
THỊ TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH:
Mô tả thị trường.
Lựa chọn thị trường mục tiêu.
Lựa chọn thời điểm có hiệu quả để kinh doanh.
Nghiên cứu thương nhân ( đối tác kinh doanh).
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
SẢN PHẨM:
HOẠCH ĐỊNH :
Mục tiêu của doanh nghiệp.
Phương thức tiếp cận thị trường.
Kế hoạch nhân sự.
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH:
Dự báo kết quả tài chính.
Sơ bộ đánh giá hiệu quả của phương án kinh doanh.
PHÂN TÍCH VÀ DỰ TRÙ RỦI RO:
Nhận định và phân tích rủi ro.
Dự trù rủi ro.
I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY “CỔ PHẦN TRE VIỆT”:
Hàng thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc nên không những đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người mà còn là những sản phẩm văn hóa phục vụ đời sống tinh thần. Việt Nam từ lâu được biết đến với hình ảnh những lũy tre làng thân thương, tre từ đồng ruộng, tre tận bản làng, đâu đâu tre cũng là người bạn của người dân Việt Nam. Người dân Việt tù ngàn xưa vơi đôi bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ tinh tế đã sang tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo
Hòa vào nét đẹp truyền thống đó của Việt Nam, Công ty Cổ Phần Tre Việt của chúng tôi với hơn 15 năm sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng từ mây, tre, nứa, lá…Với doanh thu hàng năm của chúng tôi đạt hơn 4 triệu USD trong 5 năm trở lại đây. Năm 2009, doanh thu của chúng tôi là 4,5 triệu USD chiếm 0,45% trong tổng kim nghạch xuất khẩu hàng TCMN và chiếm 3,1% trong tổng kim nghạch xuất khẩu hàng mây tre sang các nước.
Doanh thu trong 2 tháng đầu năm 2010 của chúng tôi đạt 780 ngàn USD. Với những sản phẩm chính như: bàn ghế từ mây, kệ tre, giỏ tre, rổ tre…
Tầm nhìn: Chúng tôi hướng tới trở thành công ty xuất khẩu mây, tre, lá hàng đầu Việt Nam, với các sản phẩm có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp.
Sứ mệnh: khẳng định thương hiệu cho sản phẩm mây tre Việt Nam trên thị trường thế giới.
Phương châm kinh doanh: Sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng thị hiếu của khách hàng và có giá cả hợp lý.
Mục tiêu: Tạo sự phát triển bền vững cho DN, phát triển bằng chính nội lực của mình. Đến năm 2011 trở thành DN xuất khẩu mây, tre hàng đầu Việt Nam.
Mục tiêu doanh thu trong năm 2010 la 5 triệu USD, và lợi nhuận đạt được là 1 triệu USD.
II.THỊ TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH:
1. Mô tả thị trường Đức:
1.1 Giới thiệu chung:
CHLB Đức nằm ở khu vực Trung Âu, giáp biển Bantíc và biển Bắc, nằm giữa Hà Lan và Ba Lan, và giáp phía Nam Đan Mạch. Nước Đức có vị trí chiến lược thuộc vùng đồng bằng Bắc Âu và nằm trên đường vào biển Bantíc.Khí hậu ở Đức rất đa dạng. Thời tiết dễ chịu nhất là từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ có thể lên tới 30oC, không có mùa mưa. Thời tiết mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 khoảng 0oC và lạnh hơn. Ở vùng phía Đông và Nam thường có tuyết rơi. Mùa hè khoảng 20oC, mưa quanh năm. Tổng diện tích là 357.021 km² với dân số khoảng 82.431.390. Trong đó, từ 0-14 tuổi chỉ chiếm 14,4% (nam 6.078.885/ nữ 5.766.065); từ 15-64 tuổi chiếm tới 66,7% (nam 28.006.268/ nữ 27.003.958); trên 65 tuổi chiếm18,9% (nam 6.359.776/ nữ 9.216.438) (ước năm 2005). Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 0% (ước năm 2005), Đức là một quốc gia có dân số già với tỷ lệ trẻ em sinh ra thấp hơn tỷ lệ tử (8,33 trẻ em/1.000 dân thấp hơn 10,55 người/1.000 dân ) (ước năm 2005). Dân tộc gồm có người Đức chiếm 91,5%, Thổ Nhĩ Kỳ 2,4%, khác 6,1% (chủ yếu là người Hy Lạp, Italia, Ba Lan, Nga, Serbo-Croatia, Tây Ban Nha).Ngôn ngữ là tiếng Đức.
Môi trường kinh tế:
Kinh tế Đức là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.
Mức tăng trưởng giai đoạn 2001-03 giảm xuống còn 1%, năm 2004 tăng lên 1,7%.
GDP (ngang giá sức mua): 2,362 tỷ tỷ $ (ước 2004)
GDP (tỷ lệ tăng trưởng thực tế): 1,7% (ước 2004)
GDP (trên đầu người): ngang giá sức mua- 28.700$ (ước 2004)
Lực lượng lao động: 42,63 triệu (ước 2004)
Tỷ lệ thất nghiệp: 10,6% (ước 2004)
Tỷ lệ lạm phát (giá cả tiêu dùng): 1,6% (ước 2004)
Năm tài chính: Năm dương lịch
Cơ sở hạ tầng kinh tế
Đường sắt: 46.142 km (trong đó 20.100 km đã được điện khí hóa)
Đường cao tốc: 230.735 km
Đường thủy: 7.300 km (hầu hết hàng hóa được chuyên chở trên sông Rhine; Kênh đào Main-Danube nối biển Bắc với biển Đen)
Cảng và hải cảng: Bremen, Bremerhaven, Brunsbuttel, Duisburg, Frankfurt, Hamburg, Karlsruhe, Mainz, Rostock, Wilhemshaven (2004)
Tàu buôn:
Tổng cộng: 332 tàu (trọng tải trên 1.000 GRT) 5.721.495 GRT/6.810.631 DWT; bao gồm: tàu chở hàng 69, tàu chở thùng hóa chất 13, tàu container 208, tàu chở ga hóa lỏng 3, tàu chở khách/hàng 25, tàu chở thùng dầu 3, phà 4
Sân bay: 550 sân bay các loại (ước năm 2004)
Môi trường chính trị
Hiến pháp
Luật cơ bản thực hiện từ 23 tháng 5 năm 1949, trở thành hiến pháp của nước Đức thống nhất từ 3 tháng 10 năm 1990.
Đức là một nước dân chủ nghị viện với Hạ nghị viện được bầu cử trực tiếp (Bundestag) và Thượng nghị viện (Bundesrat) gồm đại diện chính quyền các bang.
Nước này là một liên bang gồm 16 bang (Länder). Các bang đều có hiến pháp, chính quyền riêng và tòa án độc lập trong khi nghị viện liên bang có trách nhiệm với những thay đổi lớn về pháp lý.
Tham gia các tổ chức quốc tế:
AfDB, AsDB, Nhóm Australia, BIS, BSEC (quan sát viên), CBSS, CDB, CE, CERN, EAPC, EBRD, EIB, EMU, ESA, EU, FAO, G- 5, G- 7, G- 8, G-10, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCt, ICFTU, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MIGA, NAM (khách), NATO, NEA, NSG, OAS (observer), OECD, OPCW, OSCE, Paris Club, PCA, UN, UNAMSIL, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNMEE, UNMIK, UNMOVIC, UNOMIG, UPU, WADB (phi khu vực), WCO, WEU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO, ZC
Đối ngoại và an ninh
Mục tiêu chính sách đối ngoại hiện nay của Đức là tạo lập một hệ thống an ninh mang tính chất hợp tác toàn cầu. Cơ sở chính sách đối ngoại của Đức là tôn trọng luật pháp quốc tế, đấu tranh cho nhân quyền, đối thoại, phòng ngừa khủng hoảng, tránh sử dụng bạo lực và kiến tạo lòng tin.
Các vấn đề đối ngoại và an ninh Đức quan tâm hàng đầu là nhất thể hóa Châu Âu, quan hệ với Mỹ, toàn cầu hóa, chống khủng bố, giải quyết xung đột khu vực. Hiện nay, Đức coi trọng phát triển các mối quan hệ với Châu Á - Thái Bình Dương, trước hết với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN.
1.2 Tổng quan về chính sách thương mại:
Hoạt động thương mại quốc tế của Đức được điều chỉnh bởi ba đạo luật: luật quốc gia (luật Ngoại Thương), đạo luật của Liên Hiệp Quốc và luật của EU. Trong đó phải chú ý đến luật Ngoại thương của Đức vì đây là cơ sở pháp lý cho các giao dịch thương mại và thanh toán của Đức. Điều quan trọng nhất trong luật này là Sắc lệnh về thanh toán và thương mại quốc tế. Sắc lệnh này quy định hầu hết các luật lệ và quy tắc liên quan đến thương mại quốc tế cũng như hoạt động thương mại hàng ngày và sắc lệnh này cũng bao gồm một số quy tắc của EU có liên quan.
Nhập khẩu cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của Đức nên trong Sắc lệnh về thanh toán và thương mại quốc tế cũng đề ra một danh sách các mặt hàng nhập khẩu. Danh sách này đưa ra những sản phẩm được tự do nhập khẩu và những sản phẩm bị hạn chế nhập khẩu. Trong danh sách này, những sản phẩm tự do nhập khẩu được chia theo quốc gia và theo danh mục sản phẩm. Đặc biệt những sản phẩm công nghiệp hoàn toàn được tự do nhập khẩu vào Đức.
Cơ quan chịu trách nhiệm cho việc cấp phép nhập khẩu đối với kinh doanh hàng hóa thương mại quốc tế là:
Cơ quan Kinh tế Liên bang
Bundesamt für Wirtschaft (BAW )
P.O.Box 51 71
65726 Eschborn
Tel: 06196-404 0
Fax: 06196-942 260
Internet:
Email: bawi@rhein-main.net
Chính sách thuế và thuế suất:
Thuế nhập khẩu
Hầu hết các loại thuế nhập khẩu vào Đức đều theo thuế suất của hiệp định ưu đãi thuế quan MFN. Thuế suất cao hơn áp dụng cho các mặt hàng: dệt may, ô tô, thiết bị điện gia dụng, ngũ cốc, thịt, bơ sữa, rượu, giầy dép, cao su, nhựa và kim loại.
Phương pháp định giá tính thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF nhân với thuế suất của loại hàng hóa đó. Trong đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, các chi phí (đóng gói, làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải, phí bảo hiểm...).
Các loại thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Hàng hóa nhập khẩu vào Đức thường phải chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất này khác nhau đối với từng loại hàng và nước xuất khẩu. Trong quy định về miễn thuế giá trị gia tăng thì hàng mẫu, hàng quảng cáo cho hội chợ hay triển lãm… (nói chung là các mặt hàng tạm nhập) thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng..
Các loại thuế suất tiêu biểu cho các loại mặt hàng như sau:
mức VAT chuẩn là 22%
Giảm còn 17% cho các loại thực phẩm
8% cho các loại thiết bị sử dụng trong thể thao, thuốc men, sách, chiếu bóng, dịch vụ vận tải hành khách, khách sạn và nhà nghỉ, hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động thể thao, vườn bách thú, bảo tàng, và các tổ chức hoặc các hoạt động tương tự.
Thuế chống bán phá giá: là thuế đánh vào các sản phẩm được bán ở Đức với mức giá thấp hơn so với mức giá được bán ở nước sản xuất ( mức giá thị trường).
Thuế tiêu thụ đặc biệt: đánh vào sản phẩm dầu mỏ, rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê và sản phẩm từ cà phê, dầu thô (tất cả đều theo mức thuế của EU), và rác thải, điện, một số nguồn năng lượng, nước ngọt (theo mức thuế của quốc gia). Mức thuế cao hơn mức chung của EU có thể áp cho các loại hàng sau: giầy dép, cao su, nhựa, kim loại, da sơ chế và một số thiết bị điện.
Thuế chống trợ cấp: là thuế dùng để trừng phạt đối với các loại hàng hóa nhập khẩu vào Đức được hưởng trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu khiến cho chúng ảnh hưởng tới hàng hóa nội địa của Đức và của các nước thành viên EU.
1.2.2 Tiêu chuẩn thương mại:
DIN là tổ chức phi chính phủ được thành lập nhằm xúc tiến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và các hoạt động liên quan tại Đức với mục tiêu tạo thuận lợi trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế. Đến nay, đã có hơn 12.000 tiêu chuẩn DIN được ban hành trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn các tiêu chuẩn DIN đều được xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc được dịch sang tiếng Anh.
Các tổ chức chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng, ví dụ là Underwriters Laboratories hay "Technischer Überwachungsverein e.V. - TÜV" (Technical Inspection Association). TÜVs là các công ty được thành lập bởi các bang khác nhau của Đức nhằm kiểm tra các sản phẩm xem có phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của Đức hay quy định của EU hay không. Trong nhóm các công ty DIN, dịch vụ cấp chứng nhận do DIN CERTCO (chứng nhận cho sản phẩm và dịch vụ), và DQS (các hệ thống quản lý) tiến hành.
Đối với một số sản phẩm, chỉ cần nhà sản xuất tự chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của mình là đủ (thông qua tuyên bố của nhà sản xuất đảm bảo về chất lượng sản phẩm cung cấp)
1.2.3 Quy định về bao gói, nhãn mác
Quy định về bao gói: Bao bì là một bộ phận không thể thiếu của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu.Ở Đức bao gói sản phẩm được quy định trong Sắc lệnh về bao gói sản phẩm quốc gia (“Verpackungsverordnung”). Điều đầu tiên được chú ý trong Sắc lệnh này là phải tránh phế thải bao bì. Ngoài ra có những điều khoản bổ sung về bao bì tái sử dụng, vật liệu tái sinh và các quy trình khác về phế thải bao bì.
Quy định về chấp nhận mang bao bì trở về nước: các công ty ở những nước đang phát triển phải chấp nhận mang trở về bao bì mà mình đã đóng gói, nếu bao bì đó không thể tái chế hoặc tái sử dụng. Những nhà sản xuất và phân phối nước ngoài có thể thuê một bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ này, có nghĩa là những bao bì đã qua sử dụng không nhất thiết phải mang về nước xuất xứ.
Quy định về nhãn mác:
Nhãn hàng hóa ở Đức phải bao gồm các thông tin cơ bản sau:
Tên sản phẩm (điều kiện vật chất hoặc cách xử lý cụ thể)
Tên/địa chỉ của nhà sản xuất, đóng bao, người bán hoặc người nhập khẩu bằng tiếng Đức.
Nước xuất xứ.
thành phần theo thứ tự giảm dần về trọng lượng.
Trọng lượng và khối lượng theo hệ đo lường mét.
Chất phụ gia theo tên các loại.
Điều kiện bảo quản đặc biệt.
Thời gian sử dụng.
Hướng dẫn cách sử dụng đặc biệt.
1.2.4 Thủ tục hải quan:
a) Thủ tục thông quan hàng nhập khẩu:
Tất cả các nhà nhập khẩu vào Đức phải có mã số Hải quan lưu trên hồ sơ, trừ các cá nhân và chuyến hàng của quân đội (phải được ghi chú trên tất cả các hồ sơ). Những nhà nhập khẩu và những người không ở trong khu vực EU chỉ có thể nhận được tối đa 3 chuyến hàng mỗi năm (tính tổng tất cả các phương tiện vận chuyển). Nhà nhập khẩu phải nộp đơn để xin mã số hải quan và quy trình này mất từ 2 đến 3 tuần. Nếu chuyến hàng đến mà chưa có mã số hải quan thì nhà nhập khẩu sẽ phải trả thêm phụ phí do chưa có mã số này.
Đức thực hiện thông quan điện tử qua hệ thống ATLAS bởi nhà môi giới hải quan. Những yêu cầu nhập khẩu đặc biệt được xác định dựa trên giá trị lô hàng, tính năng sử dụng, loại hàng hóa, cũng như giấy phép hay các yêu cầu về quản lý nhập khẩu khác.
Quy trình làm thủ tục hải quan ở Đức được quy định trong luật của EU và luật quốc gia.
Trừ một số quy định về thủ tục rất nhỏ thì luật hải quan của Đức hoàn toàn hoà hợp với mẫu hải quan quy định của EU.
b) Quy trình hải quan cho hàng hóa ngoài khối nhập khẩu vào Đức như sau:
Hàng hóa ngoài khối EU nhập khẩu vào Đức phải trình diện cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục hải quan.
Tờ khai hải quan phải được nộp lên cơ quan có thẩm quyền trong vòng 20 ngày (45 ngày đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển) sau khi có hàng hóa đó. Đơn xin thông quan phải nộp kèm với tất cả các chứng từ khác cần thiết cho việc thông quan hàng hóa.
Đối với loại hàng được tự do nhập khẩu, quy trình hải quan rất đơn giản (ví dụ chỉ cần thu thập các tờ khai hải quan)
Khi đến hạn phải nộp thuế nhập khẩu, người nhập khẩu sẽ nhận được thông báo trực tiếp bằng lời hoặc bằng văn bản.
Lệ phí hải quan:
· Phí hóa đơn
Hải quan trong một số trường hợp sẽ yêu cầu nộp phí bổ sung trên cơ sở hóa đơn của chuyến hàng. Phí này thường được áp dụng đối với chuyến hàng lớn và có số lượng lớn hóa đơn.
· Phí kiểm tra
Áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu cần kiểm tra theo quy định. Các hàng hóa đó gồm: mỹ phẩm, thuốc và tác phẩm nghệ thuật.
1.3 Tập quán tiêu dùng:
Là đất nước có nền kinh tế hùng mạnh với thu nhập bình quân đầu người cao vào bậc nhất châu Âu, người Đức đòi hỏi rất cao về chất lượng và sản phẩm dịch vụ. Họ có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, vì cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, mặc dù giá của chúng đắt hơn hoặc đắt hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại khác.
Ngày nay, người tiêu dùng Đức cần nhiều chủng loại hàng hóa với số lượng lớn và có vòng đời ngắn, giá rẻ hơn với các điều kiện về dịch vụ bán hàng cũng như sau bán hàng tốt hơn, thay vì sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao, giá đắt, vòng đời sản phẩm dài như trước đây. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này.
Một đặc điểm quan trọng ở thị trường Đức đó là người tiêu dùng rất chú trọng đến các khía cạnh môi trường,đạo đức và xã hội liên quan đến sản xuất hàng hóa. Bao bì có khả năng tái sinh và ngay cả việc quảng cáo được tiến hành theo cách thức thân thiện môi trường luôn giành được sự ưu ái của người tiêu dùng; hàng hóa có được sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động thực sự, trong những điều kiện lao động phù hợp, không lạm dụng lao động trẻ em… đang là mối quan tâm lớn của thị trường.
1.4 Xu hướng thị trường mây tre đan:
a) Khuynh hướng và hành vi tiêu dùng của người Đức :
Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ mây tre của Đức có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức khỏe và thuận lợi cho người tiêu dùng.
Sức khỏe :
Quan tâm đến hoá chất sử dụng trong các sản phẩm tre, và tùy thuộc vào tính năng sử dụng của sản phẩm. Đặc biệt qui định về sử dụng hóa chất cadmium trong sơn trên sản phẩm mây tre
Phải tuân theo Chỉ thị 91/338/EEC sử dụng hạn chế chất cadmium trong sản phẩm xuất vào châu Âu, đặc biệt là sử dụng chất cadmium để pha màu. Xem thêm chi tiết tại
Lợi ích
Tuỳ thuộc tính năng sản phẩm, mà tre được dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Chủ yếu là các sản phẩm quà tặng, nhà bếp, trang trí nội thất.
Chứng nhận
Các chứng nhận tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm
Một số chứng chỉ cần có:
SA 8000 – Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý trách nhiệm giải trình xã hội quy định tiền lương tối thiểu.
ISO 14001: 2000 – Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường lao động
ISO 9001: 2000 – Các quy ước về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
OHSAS 18001 – Tiêu chuẩn về sức khỏe & an toàn nghề nghiệp cho người lao động
Tiêu chuẩn về đóng gói, nhãn hiệu : Bao bì không chỉ có chức năng bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà còn tạo cho sản phẩm đi vào tâm trí của người tiêu dùng, tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm.
Thuế quan và hạn ngạch: Sản phẩm
Nước thứ ba
Thuế ưu đãi (GSP)
Các sản phẩm TCMN làm bằng mây tre lá, liễu gai và các sản phẩm khác bằng vật liệu thực vật.
3.7%
0%
Các sản phẩm TCMN làm bằng liễu gai và các sản phẩm khác làm bằng vật liệu thực vật thuộc họ mướp.
3.7%
0%
Đối với các quốc gia xuất khẩu ngoài EU, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển sẽ có mức thuế suất dành cho mặt hàng TCMN làm bằng mây tre lá, liễu gai và các sản phẩm khác làm bằng vật liệu thực vật thuộc họ mướp là 3.7%, ngoại trừ những nước được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP sẽ là 0%.
1.5 XU HƯỚNG SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN:
Khuynh hướng phát triển sản phẩm/giá trị gia tăng :
Khuynh hướng sử dụng những sản phẩm làm bằng nguyên liệu tự nhiên như mây tre lá, liễu gai , gốm sứ ... để thay thế những sản phẩm chất liệu nhựa bởi tính sang trọng và cổ điển của các sản phẩm TCMN này. Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn để có những sản phẩm mang tính đặc trưng riêng và đó là những lợi thế riêng cho thị trường gỗ và thủ côn