Đề tài Phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân là một nhiệm vụ quan trọng trong đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Xét về mặt quan hệ sở hữu,kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế hộ gia đình,kinh tế cá thể,tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.Trong nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu,kinh tế hộ gia đình cả trong nông nghiệp gồm trang trại và phi nông nghiệp(cá thể,tiểu chủ) được gộp chung với các loại hình doanh nghiệp của tư nhân(doanh nghiệp tư nhân

doc18 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế tư nhân là một nhiệm vụ quan trọng trong đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Xét về mặt quan hệ sở hữu,kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế hộ gia đình,kinh tế cá thể,tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.Trong nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu,kinh tế hộ gia đình cả trong nông nghiệp gồm trang trại và phi nông nghiệp(cá thể,tiểu chủ) được gộp chung với các loại hình doanh nghiệp của tư nhân(doanh nghiệp tư nhân,công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần,công ty hợp danh) và được gọi chung là kinh tế tư nhân.Hai mươi năm qua,kinh tế tư nhân ở nước ta tăng nhanh về số lượng và chất lượng,góp phàn quan trọng vào phát triển kinh tế,giữ vững ổn định chính trị,xã hội của đất nước.Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư nhân là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội.Năm 2004,khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 38,5% GDP của cả nước. Mấy năm gần đây,đăc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm 2000,tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác.Doanh nghiệp tư nhân có chỉ số phát triển hàng năm trong những năm đầu của thập kỷ này đạt trên 10%,trong khi đó chỉ số chung của toàn nền kinh tế từ 7% đến 8,5%.Đa số các doanh nghiệp tư nhân được hình thành khoảng 15 năm qua và tăng với tốc độ nhanh hơn so với những thành phần kinh tế khác. Hộ kinh tế gia đình có số lượng đông đảo, là tiền đề cho sự phát triển doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác và hợp tác xã. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộI chủ nghĩa,góp phần quan trọng thực hiện thắng lợI nhiêm vụ trọng tâm là phat triển kinh tế,công nghiệp hóa hiện đạI hóa,nâng cao nộI lực của đất nước trong hộI nhập kinh tế quốc tế.Do đó ở đây em chỉ đề cập đến một số vấn đề quan trọng,rất mong nhân được sự góp ý của cô giáo và các bạn. II. NỘI DUNG CHÍNH A.Phạm vi của KTTN ở VN hiện nay: Khái niệm "kinh tế tư nhân" được chính thức sử dụng từ Hôi nghị lần thứ 6 của Trung ương Khóa VI (tháng 3-1989). Nghị quyết chỉ rõ: "trong điều kiện của nước ta, các hình thức kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hóa đi lên chủ nghĩa xã hội". Về mặt quy định pháp lý, việc ban hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (năm 1990) đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp tư nhân với các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Đại hội lần thứ VII của Đảng (6-1991) quy định "Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước, trong đó, kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức". (Văn kiện Đại hội VII, NXB Sự thật, 1991, tr. 69). Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6-1996) quyết định "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng. Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài". Đại hội lần thứ IX của Đảng (4-2001) khẳng định " Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc" (Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc gia, 2001, tr. 87). Đại hội quyết định "Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên cùa Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động , liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động" (Sách đã dẫn, tr. 99). Bước chuyển biến mới về tư duy đối với kinh tế tư nhân được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Trung ương Khóa IX ( 3-2002). Theo Nghị quyết, "Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nhghĩa" (Nghị quyết TƯ 5, Nxb Chính trị quốc gia, 2002, tr. 58). Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội X (công bố ngày 3-2-2006) nêu rõ chủ trương của Đảng đối với kinh tế tư nhân trong thời gian tới chính là sự khẳng định thực tiễn đã diễn ra trong cuộc sống. Dự thảo viết: "Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế"; "Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và tiếp nhận thông tin". Dự tháo Báo cáo còn nhấn mạnh "Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu" và "Xóa bỏ mọi rào cản hữu hình và vô hình, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành, nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm". Việc Đại hội X cho phép "đảng viên làm kinh tế không giới hạn về quy mô" sẽ góp phần củng cố niềm tin của xã hội vào tiền đồ, triển vọng của kinh tế tư nhân. B.Vai trò của KTTN ở VN hiện nay: 1.Phương tiện hiệu quả nhất để phát triển kinh tế Vấn đề là kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước cùng song song tồn tại trong thế giới ngày nay nhưng tại sao kinh tế tư nhân lại tỏ ra năng động hơn, có sức sống hơn và phát triển mạnh mẽ hơn? Câu trả lời là kinh tế tư nhân có sự tương thích rất cao với kinh tế thị trường, đặc biệt là tính chất mở cửa thị trường ngày càng tăng, sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các thực thể kinh tế phải rất linh hoạt và tự chủ trong hoạt động kinh doanh, điều này vốn là nhược điểm của kinh tế nhà nước. Tính cạnh tranh cao của kinh tế tư nhân không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành thông qua hàng chuỗi các vụ phá sản của các Cty, đó chính là sự chọn lọc tự nhiên trong quá trình phát triển. Về phương diện tình cảm xã hội, người ta thấy ái ngại và thương xót mỗi khi có một vụ phá sản nào đó nhưng kinh tế có quy luật riêng của nó, không phụ thuộc vào tình cảm của chúng ta. Kinh tế tư nhân đối mặt với những thử thách khắc nghiệt như vậy để phát triển cũng như mỗi cá nhân chúng ta cần trải qua những gian lao, thậm chí vấp ngã để trở nên vững vàng hơn trong cuộc sống. 2.Cỗ máy tạo việc làm: Các nhà tài trợ quốc tế đã gọi kinh tế tư nhân Việt Nam là “cỗ máy tạo việc làm”. Báo cáo phát triển Việt Nam 2006, Báo cáo chung của các Nhà tài trợ khẳng định khu vực kinh tế tư nhân trong nước có hiệu quả lớn nhất trong việc tạo việc làm với chi phí thấp. Có thể thấy dễ dàng là tính số vốn trung bình cho một công nhân trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khu vực kinh tế tư nhân trong nước sẽ thấy hàm lượng vốn là cao nhất trong các doanh nghiệp FDI, và thấp nhất trong khu vực tư nhân trong nước. Nhìn lại 9 năm thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương-CIEM), nhận xét nổi bật là khu vực kinh tế dân doanh ngày càng chiếm ưu thế trong nền kinh tế thông qua cơ cấu vốn đầu tư và tạo việc làm. Cơ cấu vốn đầu tư trung bình một dự án giai đoạn 1996-2003 tăng từ 4,5 tỷ đồng lên 8,5 tỷ đồng, lao động bình quân của một dự án tăng từ 87 lên 123 lao động. Đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực tư nhân trên 120.000. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập trung bình hàng năm hiện gấp 3,75 lần so với trung bình của thời kỳ 1991-1999. Ước tính trong 4 năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã tạo ra khoảng 1,6 triệu việc làm mớI 3.Gia tăng cạnh tranh: Sự xuất hiện của thành phần kinh tế tư nhân đã chấm dứt chuỗi thời gian “một mình một chợ” của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Ông Vũ Quốc Tuấn (Ban Nghiên cứu của Thủ tướng) nhận xét, một vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân là “nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh của nền kinh tế” (Hội thảo Phát triển kinh tế nhiều thành phần Việt Nam - CIEM). Trên thực tế, đã có nhiều dịch vụ mới xuất hiện, trong đó doanh nghiệp dân doanh đóng vai trò chủ đạo như phần mềm, Internet, bất động sản… Thậm chí, nhiều doanh nghiệp dân doanh còn vượt qua các doanh nghiệp nhà nước trong cùng lĩnh vực và tạo được tên tuổi, uy tín trên thị trường như công ty Kinh Đô, Hoà Phát, Trung Nguyên. “Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực tư nhân luôn tăng cao hơn so với tốc độ tăng ngành công nghiệp cả nước. Kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 20%-30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong nhiều lĩnh vực, kinh tế tư nhân có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới như thuỷ sản, may mặc, da giày” - TS Lê Xuân Bá, Phó Viện trưởng CIEM nói. 4.Vai trò mới của KTTN: Một số nhà phân tích đến từ các nước châu Á dự báo rằng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới sẽ sáng sủa, mà một trong những nhân tố cốt lõi, là do Việt Nam có chính sách ngày càng cởi mở và đúng đắn hơn đối với khu vực kinh tế tư nhân. Dựa vào các nguồn tư liệu của các trung tâm phân tích kinh tế nổi tiếng trên thế giới và các số liệu thống kê của Việt Nam,nhiều nhà phân tích nước ngoài đã có những nhận xét, bình luận khá thống nhất về những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam:   Một là, do Chính phủ Việt Nam đã coi trọng vai trò và có những chính sách định hướng đúng cho kinh tế tư nhân phát triển, khẳng định khu vực này là một trong những động lực của nền kinh tế.   Hai là, do các chính sách tự do hoá, khuyến khích sự phát triển đa dạng của các loại hình doanh nghiệp mới, tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDL), chú trọng cải cách đối với thị trường vốn...    Ba là, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo môi trường và động lực mới cho kinh tế tư nhân phát triển; đồng thời thúc đẩy cải cách và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá mở rộng thị trường lao động mở rộng nguồn vốn phát triển để nhiều ngành có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế…    Nhìn sâu hơn vào khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, một số nhà phân tích cho rằng tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực này trong khoảng 5 năm gần đây đạt trên 10% (cao hơn so với 8% của cả nền kinh tế); đặc biệt đã có rất nhiều công ty tư nhân có mức tăng trưởng về doanh thu lên tới trên 50%/năm. Và trong hơn một thập kỷ vừa qua, chính sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển chung của Việt Nam.    Theo đánh giá của cácnhà phân tích,trong năm 2006, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã chiếm hơn một nửa GDP của cả nước. Trong giai đoạn 2001-2005. khu vực tư nhân đã tạo ra 6,75/7,5 triệu việc làm (chiếm khoảng 90%). Nhiều nhà phân tích cho rằng, để giải quyết vấn đề việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Việt Nam cần khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn nữa C.Thực trạng phát triển của KTTN ở VN hiện nay 1.Quá trình hình thành và phát triển ĐạI hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 mở ra bước phát triển cho nền kinh tế nhiều thành phần.Tiếp theo đó,Nghị định 221,222 của Chính phủ cho phép tư nhân hoạt động,năm 198 cho kinh doanh vàng bạc,nhập khẩu phi mậu dịch,chấp nhận cá nhân xây nhà,các cải cách thị trường về giá,tỷ giá,kinh tế hộ gia đình phát triển.tháng 12 năm 1990,Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp được thông qua,chính thức khai sinh cho doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân.Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 1999,có hiệu lực từ tháng 1 năm 2000 là bước đột phá quan trọng. Kể từ năm 2000,số lượng doanh nghiệp của tư nhân mới đăng ký liên tục tăng nhanh.Năm 2000,số doanh nghiệp được đăng ký là 14.413 ,đến năm 2004 con số này là 36.795.Theo ước tính vủa Bộ Kế hoach và Đầu tư trong 5 năm 2001-2005 có 151.004 doanh nghiệp của tư nhân đăng ký kinh doanh đưa tổng số doanh nghiệp của tư nhân ở nước ta đén cuốI năm 2005 đạt 20 vạn. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh,các thành phố trực thuộc Trung ương,có khỏang 80% đến 85% số doanh nghiệp đăng ký đang hoạt động.Theo Tổng cục Thuế,đến hết tháng 7 năm 2003 trên cả nươc có khỏang 1.650 doanh nghiệp đã đăng ký nhưng không còn hiện diện nơi đăng ký(chiếm khoảng 2,3% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký) Số doanh nghiệp không hoạt động gồm nhiều nguyên nhân,chủ yếu là:mất cơ hội kinh doanh,dự tính sai cơ hội kinh doanh,tự ý rút khỏi thị trường không báo cáo.mốt số doanh nghiẹp thành lập để thực hiện mua bán hóa đơn giá trị gia tăng. Như vậy,tỷ lệ doanh nghiệp giải thể,không hoạt động sau đăng ký của nước ta không cao so với các nước khác.Hoa Kỳ có 10% số doanh nghiệp giải thể trong năm đầu hoạt động.Các nước thành viên của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có từ 20-40% số doanh nghiệp giải thể trong 2 năm đầu hoạt động.Số doanh nghiệp kinh tế tư nhân có đến 31 tháng 12 năm 2003 do Tổng cục Thống kê công bố là 60.374,trong khi đó con số của Bộ kế hoạch đưa ra tại cùng thời điểm là 12 vạn.Như vậy sự chênh lệch số doanh nghiệp tư nhân có đến cuối năm 2003 giữa 2 cơ quan công bố là gần một nửa.Mức độ chênh lệch này không chỉ việc sử dụng các quá trình thu nhập dữ liệu khác nhau mà các con số này dùng để đánh giá các hiện tượng khác nhau: số lượng đăng ký do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố và doanh nghiệp đang hoạt động do Tổng cục Thống kê công bố. 2.KTTN những cơ hội và thách thức : Cơ hội lớn:Từ năm 2000 trở lại đây, KVKTTNTN nói chung, DNTN nói riêng, đang phát triển mạnh, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đang ngày càng khẳng định vai trò động lực của mình. Với việc thi hành Luật Doanh nghiệp và hàng loạt các biện pháp cải cách khác, môi trường kinh doanh ở nước ta trong mấy năm gần đây đã có những cải thiện quan trọng theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân trên nguyên tắc doanh nghiệp và người dân được tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực mà luật pháp không cấm, khuyến khích người dân làm ăn, kinh doanh làm giàu cho mình và cho đất nước, khuyến khích mọi doanh nghiệp tham gia các ngành xuất khẩu, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa... Chính trong môi trường đó, KVKTTNTN và đặc biệt là DNTN đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước trên các mặt: tạo công ăn việc làm, tăng vốn đầu tư phát triển, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy phát triển các thị trường, đổi mới kinh tế và hành chính... KVKTTNTN phát triển nhanh chóng trong thời gian qua còn do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, khởi đầu từ khi chúng ta đổi mới, và đặc biệt phát triển từ giữa thập kỷ 1990, khi nước ta lần lượt tham gia ASEAN, ASEM, APEC và không ngừng mở rộng quan hệ song phương với các nước khác trên thế giới. Thị trường các nước mở rộng dần cho các sản phẩm của Việt Nam đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN), trong đó có KVKTTNTN phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của mình trên các thị trường khu vực và quốc tế. Khi nước ta tham gia WTO, các cơ hội này lại càng mở rộng, những rào cản sẽ được dỡ bỏ, các DNVN sẽ có vị trí bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trên thị trường các nước. Họ sẽ có quyền không chỉ xuất nhập khẩu, tiếp nhận đầu tư, mà còn mở rộng nhiều phương thức hợp tác khác và đầu tư ra các thị trường nước ngoài, khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của mình và tận dụng sự phân công lao động quốc tế, tham gia mạng lưới kinh doanh và chuỗi giá trị toàn cầu theo cách có lợi nhất cho mình. Tham gia WTO cũng thúc đẩy nước ta cải thiện mạnh mẽ môi trường pháp lý, chính sách cho kinh doanh, tạo thuận lợi cho cạnh tranh và phát triển của mọi doanh nghiệp. Thách thức không nhỏ:Tuy nhiên, trong bước đường phát triển vừa qua cũng như trong thời gian tới, khu vực kinh tế này còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, trở ngại: Một là, bản thân KVKTTNTN và các DNTN của nước ta nhìn chung còn nhỏ, yếu, mới hình thành, rất thiếu các nguồn lực cần thiết cũng như thiếu sự liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển. Trong DNTN của chúng ta có tới 95% thuộc quy mô nhỏ và vừa (theo tiêu chí của nước ta là có dưới 300 lao động và/hoặc dưới 10 tỉ đồng vốn), trong đó khoảng 50% thuộc quy mô nhỏ hoặc cực nhỏ (dưới 100 lao động và/hoặc dưới 5 tỉ đồng vốn). Cái yếu của DNTN ở nước ta thể hiện rõ nhất ở năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhìn chung còn thấp so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp các nước xung quanh. Họ cũng yếu hơn phần lớn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong cùng lĩnh vực về quy mô, về khả năng tiếp cận các nguồn lực và kinh nghiệm thương trường. Do nhỏ, yếu, DNTN nước ta vừa rất khó đương đầu với cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong nước và quốc tế, vừa dễ bị tổn thương trước những biến động thị trường. Hơn 80% DNTN ở nước ta mới ra đời sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 được thi hành nên họ còn rất thiếu kinh nghiệm thương trường, chưa đủ thời gian để trưởng thành, trong khi đã phải đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh. Hầu hết các DNTN ở nước ta đều thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiết cho họ: nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, nhân lực có chất lượng, thị trường, thông tin... và cả mối quan hệ với các đối tác quan trọng. Bản thân họ không thể có đủ nguồn lực, lại gặp khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận với các nguồn lực có sẵn ở bên ngoài doanh nghiệp, kể cả những nguồn đã được Nhà nước cam kết hỗ trợ, ưu đãi hoặc giành quyền bình đẳng khi tiếp cận. Tình trạng thiếu nguồn lực của DNTN bị kéo dài đã hạn chế rất lớn sự phát triển của họ. Tuy trong thời gian qua, DNTN đạt tốc độ phát triển nhanh trên một số lĩnh vực, nhưng điều đó cũng do điểm xuất phát của họ rất thấp. Nếu tính tới hàm lượng tăng trưởng, DNTN khó sánh được với DNNN, còn tính cả về hàm lượng và chất lượng, họ khó sánh được với FDI, nhất là trong phát triển công nghiệp và các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn. Do vậy, DNTN vừa khó cạnh tranh, vừa khó là đối tác bình đẳng với DNNN, FDI và doanh nghiệp các nước khác. Cho tới nay, số DNTN trưởng thành, đạt quy mô kinh tế hiệu quả còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong DNTN ở nước ta. Ngay trong số DNTN đã trưởng thành cũng không ít doanh nghiệp đang lúng túng về chiến lược và nguồn lực để tiếp tục phát triển trong thời gian tới. DNTN cũng chưa thiết lập được sự liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nhau trong từng ngành, giữa các ngành liên quan, hoặc trong từng vùng để tạo thế mạnh của tính hệ thống và hiệu quả của sự phối hợp. Từng DNTN mới chỉ dựa vào sức mình là chính, chưa khai thác, sử dụng được sức mạnh của sự liên kết vốn rất cần thiết, nhất là đối với các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa. Thực tế đây cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp Việt Nam, với những mạng lưới kinh doanh chưa được hình thành đầy đủ, thiếu những doanh nghiệp thật mạnh có khả năng làm trụ cột, đầu đàn tạo sự liên kết, hợp tác vững chắc để nhân thêm sức mạnh trong cạnh tranh quốc tế. Hai là, môi trường kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn và thiếu bình đẳng. Tình trạng này kéo dài đã lâu nhưng chậm được khắc phục, khiến cho môi trường kinh doanh luôn là thách thức lớn nằm ngoài khả năng kiểm soát của DN. Trong môi trường kinh doanh ở nước ta hiện nay, trở ngại lớn nhất của KVKTTNTN và DNTN là ở 5 mặt sau: + Việc gia nhập thị trường tuy đã được cải thiện nhiều do Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn còn đòi hỏi chi ph
Tài liệu liên quan