Đề tài Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX

Thương mại Quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với mọi nền kinh tế quốc dân. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách độc lập, riêng rẽ mà không có mối quan hệ kinh tế, chính trị với các quốc gia khác. Nếu như Thương mại Quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua mua bán để thu lợi nhuận thì nhập khẩu là một mắt xích của qúa trình đó.

doc77 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Thương mại Quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với mọi nền kinh tế quốc dân. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách độc lập, riêng rẽ mà không có mối quan hệ kinh tế, chính trị với các quốc gia khác. Nếu như Thương mại Quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua mua bán để thu lợi nhuận thì nhập khẩu là một mắt xích của qúa trình đó. Nhập khẩu cho phép bổ xung những sản phẩm hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Đặc biệt đối với Việt Nam-là một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì nhu cầu về hàng nhập khẩu ngày càng cao. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX đã sớm khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty không những mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. Để khai thác triệt để lợi thế của việc nhập khẩu hàng hoá trong lĩnh vực xây dựng nhằm từng bước nâng cao cơ sở hạ tầng trong nước, việc đánh giá hoạt động nhập khẩu trong lĩnh vực xây dựng và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực. Do đó trong qúa trình thực tập ở Tổng công ty VINACONEX tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: "Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX " Đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về Thương mại Quốc tế nói chung và hoạt động nhập khầu nói riêng. Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Tổng công ty VINACONEX Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Tổng công ty VINACONEX . Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Liên Hương và các cán bộ ở Trung Tâm kinh doanh VINACONEX - Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được ý kiến đóng góp giúp tôi hoàn thiện kiến thức chuyên môn của mình. Chương I những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng I.Thương mại quốc tế - Một sự cần thiết khách quan. 1.Khái niệm về Thương mại Quốc tế. Hoạt động buôn bán Quốc tế xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 2 - 3 sau công nguyên bằng con đường tơ lụa. Những lái buôn chở hàng từ Châu á ( chủ yếu là tơ lụa nổi tiếng ) bằng lạc đà vượt qua sang các nước Châu âu và mua hàng hoá từ Châu âu trở về Châu á để bán. Họ đã đi những bước đầu tiên trên con đường Thương mại Quốc tế (TMQT). Qua năm tháng, hoạt động TMQT ngày càng phát triển. Ngày nay, TMQT không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. TMQT một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn tính toán cái có thể thu được so với cái phải bỏ ra khi tham gia vào TMQT. Như vậy, TMQT là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia dưới hình thức buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận tối đa. 2.TMQT- Một sự cần thiết khách quan. Từ lâu các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng quốc gia cũng như cá nhân không thể sống và lao động sản xuất riêng rẽ mà có đầy đủ mọi thứ được, mà phải có mối quan hệ và hợp tác với nhau thông qua những hoạt động kinh tế xã hội. Do đó một tất yếu khách quan là phải có TMQT mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của con người. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và quy mô sản xuất ngày càng lớn. Sự cần thiết của TMQT thể hiện qua một số điểm sau: - Lý do cơ bản nhất là TMQT mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán. - TMQT làm cho cả hai bên tham gia cùng có lợi cả về kinh tế lẫn chính trị. Về mặt kinh tế, TMQT đem lại nguồn thu nhập lớn cho mỗi quốc gia. Các quốc gia khai thác được cả lợi thế tuyệt đối và tương đối của mình. Quốc gia lớn mạnh ngoài việc thu ngoại tệ còn củng cố ngày càng vững vị trí vốn đã chắc của mình trên thương trường. Quốc gia lạc hậu thì tiếp cận được khoa học kỹ thuật tiên tiến, học hỏi được phương thức quản lý mới, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,... Thông qua hoạt động TMQT , các quốc gia hiểu biết nhau hơn, tăng cường các mối quan hệ khác. Kinh tế càng mạnh, chính trị càng vững. - TMQT làm tăng sức cạnh tranh TMQT ngày càng gắn liền với cạnh tranh gay gắt mà trung tâm cạnh tranh hướng vào hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng. Các quốc gia là các hệ thống kinh tế phụ thuộc nhau và mâu thuẫn nhau gay gắt vì chúng vừa có khuynh hướng bảo hộ vừa có khuynh hướng mở cửa. Muốn tồn tại, các quốc gia phải tự nâng mình lên, sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng ngày càng cao mới đáp ứng được nhu cầu phong phú, đa dạng của con người. Như vậy, TMQT là tất yếu khách quan, taọ ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. II.Hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. Thế giới ngày càng phát triển thì vai trò TMQT trở thành tất yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Có TMQT nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng mới đáp ứng được nhu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Có thể nói, nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả. Cụ thể, vai trò của hoạt động nhập khẩu thể hiện qua một vài điểm sau: - Nhập khẩu cho phép bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định. Khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế. Sản xuất trong nước phải học tập, nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng để cạnh tranh với hàng nhập. - Trang bị những thiết bị máy móc hiện đại, bổ sung nguyên vật liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. - Nhập khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu do có nguyên liệu và máy móc để sản xuất hàng xuất khẩu. - Thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Tăng cường sự hiểu biết, thắt chặt mối quan hệ kinh tế xã hội với các nước khác. III.Nội dung của hoạt động nhập khẩu. Giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ ngoại thương bao giờ cũng phức tạp, chứa đầy sự rủi ro so với mua bán trong nước do có sự khác nhau về nhiều mặt. Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện các nghiệp vụ sau: 1.Nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là một hoạt động của các nhà marketing sử dụng một hệ thống các công cụ, kỹ thuật để thu thập và xử lý thông tin thị trường về nhu cầu và mong muốn của khách hàng trên cơ sở đó ra các quyết định marketing đúng đắn. Trong TMQT , nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. 1.1Nghiên cứu thị trường trong nước. Trên thị trường luôn có những biến động mà bản thân doanh nghiệp rất khó lượng hoá được. Do vậy cần phải theo sát và am hiểu thị trường thông qua hoạt động nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ thông tin về thị trường có ý nghĩa cho việc ra quyết định trong kinh doanh vì đây là thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu thị trường trong nước, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi sau: +Thị trường trong nước đang cần mặt hàng gì ? Tìm hiểu về mặt hàng, quy cách, mẫu mã, chủng loại,... +Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó ra sao? +Đối thủ cạnh tranh trong nước như thế nào? +Tỷ suất ngoại tệ là bao nhiêu? 2.Nghiên cứu thị trường nước ngoài. Mục đích của giai đoạn này là lựa chọ được nguồn hàng nhập khẩu và đối tác giao dịch một cách tốt nhất. Vì đây là thị trường nước ngoài nên việc nghiên cứu gặp phải một số khó khăn và không được kỹ lưỡng như thị trường trong nước . Doanh nghiệp cần biết các thông tin về khả năng sản xuất, cung cấp, giá cả và sự biến động của thị trường. Bên cạnh đó cần am hiểu về chính trị, luật pháp, tập quán kinh doanh,... của nước bạn hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu thị trường. Công việc đầu tiên của công tác nghiên cứu thị trường là thu thập những thông tin có liên quan đến thị trường và mặt hàng doanh nghiệp cần quan tâm. Có hai phương pháp nghiên cứu thị trường: + Phương pháp nghiên cứu văn phòng hay nghiên cứu tại bàn. + Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường. a.Nghiên cứu tại bàn. Về cơ bản nghiên cứu tại bàn bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu xuất bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó. Có thể lấy tài liệu từ 3 nguồn cơ bản đó là: +Những thông tin từ các tổ chức Quốc tế như: Trung tâm TMQT (ITC), Tổ chức thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD ), Hội đồng kinh tế xã hội Châu á và Thái Bình Dương (ESCAP ),... + Những thông tin từ các sách báo thương mại do các tổ chức quốc gia hoặc cá nhân xuất bản như: Niên giám thống kê xuất khẩu của các nước, thời báo tài chính, thời báo kinh tế,... + Những thông tin từ quan hệ với thương nhân. Số liệu thống kê là một trong những loại thông tin quan trọng nhất, được sử dụng nhiều trong nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiên cứu tại bàn. Đó là những số liệu thống kê về sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, nhập khẩu, dự trữ, tồn kho, giá cả,...Nó giúp cho người nghiên cứu có một cái nhìn bao quát về dung lượng thị trường và xu hướng phát triển. Nghiên cứu tại bàn là phương pháp phổ thông nhất về nghiên cứu thị trường vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với khả năng của những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như chậm và mức độ tin cậy có hạn. Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng cần phải được bổ sung bằng nghiên cứu tại hiện trường. b.Nghiên cứu tại hiện trường. Nghiên cứu tại hiện trường bao gồm việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc với mọi người trên thị trường. Đây là một phương pháp quan trọng. Về mặt trình tự, nghiên cứu tại hiện trường có thể được thực hiện sau khi đã sơ bộ phân tích, đánh giá những kết quả nghiên cứu tại bàn, nghĩa là sau khi đã xử lý thông tin. Nghiên cứu tại bàn chủ yếu thu thập thông tin qua các nguồn đã được công khai xuất bản, còn nghiên cứu tại hiện trường chủ yếu thu thập thông tin từ trực quan qua các quan hệ giao tiếp với thương nhân và với người tiêu dùng. Xét về tính phức tạp và mức độ chi phí, nghiên cứu tại hiện trường là một hoạt động tốn kém, đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm cao do đó không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng làm được. Nghiên cứu tại hiện trường có thể được thực hiện bằng các bảng câu hỏi ( phiếu điều tra ), phỏng vấn qua điện thoại, điều tra qua bưu điện,... 2.Lập phương án kinh doanh. Căn cứ vào những thông tin thu được trong việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác và các quyết định, mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra để lập phương án kinh doanh. Nội dung của nó bao gồm nhiều công việc, trong đó có các công việc sau: + Vấn đề cơ bản đầu tiên là phải xác định được mặt hàng nhập khẩu . + Xác định số lượng hàng nhập khẩu . + Lựa chọn thị trường, bạn hàng, phương thức giao dịch,... + Đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu trên như chiêu đãi, mời khách, quảng cáo,... + Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập khẩu . Dùng một số chỉ tiêu đánh giá như: - Lợi nhuận nhập khẩu = Tổng doanh thu NK - Tổngchi phí NK - Tỉ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu : đó là số lượng bản tệ thu về khi phải chi ra một đồng ngoại tệ. Nếu tỉ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu lớn hơn tỉ giá hối đoái thì phương án kinh doanh này hiệu quả, doanh nghiệp nên nhập. Ngược lại, không nên nhập. Trường hợp tỉ suất bằng tỉ giá thì doanh nghiệp có thể thực hiện hay không còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. 3.Giao dịch và ký kết hợp đồng. 3.1Giao dịch, đàm phán trước khi ký kết. Để có thể soạn thảo và đi đến ký kết hợp đồng, trước hết, hai bên phải đạt được những thoả thuận chung trong buôn bán. Trong quá trình đàm phán, hai bên sẽ đưa ra những yêu cầu, ý muốn của mình để cùng xem xét, thảo luận để cùng thống nhất làm căn cứ để soạn thảo một hợp đồng. Thông thường có ba hình thức đàm phán là: + Đàm phán qua thư tín. + Đàm phán qua điện thoại. + Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp. Gặp gỡ trực tiếp để đàm phán thường áp dụng đối với hợp đồng lớn, cần trao đổi cặn kẽ. Hình thức này tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả công việc cao hơn. Trong buôn bán Quốc tế, những bước giao dịch chủ yếu thường diễn ra như sau: - Hỏi giá: Đây là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng. Nội dung của một hỏi giá có thể gồm: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng mong muốn. Giá cả mà người mua có thể trả cho mặt hàng đó thường được người mua giữ kín, nhưng để tránh mất thời gian hỏi đi hỏi lại, người mua nêu rõ điều kiện mà mình mong muốn để làm cơ sở cho việc định giá như: loại tiền thanh toán, phương thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng,... Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá song không nên hỏi quá nhiều nơi vì như vậy sẽ tạo ra cơn sốt ảo về mặt hàng đó - điều này không có lợi cho người mua. - Phát giá hay còn gọi là chào hàng. Phát giá là chào hàng, là việc người bán thể hiện rõ ý định bán hàng của mình. Trong chào hàng người ta nêu rõ: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng,thể thức giao nhận hàng, điều kiện thanh toán,... Phân biệt hai loại chào hàng là chào hàng cố định và chào hàng tự do: + Chào hàng cố định là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua nhất định. Nếu người mua chấp nhận chào hàng đó thì hợp đồng coi như được giao kết. Người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình. + Chào hàng tự do là việc chào bán một lô hàng cho nhiều khách hàng. Việc khách hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiện của chào hàng tự do không có nghĩa là hợp đồng được ký kết. Người mua cũng không thể trách người bán nếu sau đó người bán không ký kết hợp đồng với mình vì chào hàng tự do không ràng buộc trách nhiệm của người phát ra nó. - Đặt hàng. Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng. Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hoá định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng. Trên thực tế, người ta chỉ đằt hàng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên. - Hoàn giá. Hoàn giá là mặc cả về giá cả hoặc các điều kiện giao hàng. Khi người nhận được chào hàng mà không chấp thuận hoàn toàn chào hàng đó sẽ đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này gọi là trả giá.Trong buôn bán Quốc tế, mỗi lần giao dịch thường trải qua nhiều lần trả giá mới đi đến kết thúc. Như vậy, hoàn giá bao gồm nhiều sự trả giá. - Chấp nhận. Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng(hoặc đặt hàng) mà phía bên kia đưa ra. Khi đó hợp đồng được thành lập. - Xác nhận. Sau khi hai bên đã thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, có khi ghi lại mọi điều đã thoả thuận rồi gửi cho bên kia. Đó là văn bản xác nhận. Xác nhận thường được lập thành hai bản, bên lập xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại một bản. Sau khi giao dịch đàm phán, nếu hai bên có thiện chí và có được tiếng nói chung thì sẽ đi đến ký kết hợp đồng mua bán. 3.2 Ký kết hợp đồng. Hợp đồng mua bán Quốc tế là sự thoả thuận của những đương sự có quốc tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu một khối lượng hàng hoá nhất định cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng. Trong TMQT, hợp đồng được thành lập bằng văn bản, đó là chứng từ cụ thể và cần thiết về sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng sau khi hai bên đã ký kết trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Vì vậy hợp đồng chính là bằng chứng để quy trách nhiệm cho các bên khi có tranh chấp, vi phạm hợp đồng . Đồng thời nó cũng là cơ sở để thống kê, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng của các bên. Có thể ký kết hợp đồng theo các cách sau: + Hai bên ký vào một hợp đồng mua bán. + Bên mua xác nhận thư chào hàng của bên bán. + Bên bán xác nhận đơn đặt hàng của bên mua. Một hợp đồng mua bán ngoại thương thường có nội dung sau: - Số hiệu hợp đồng . - Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng . - Tên và địa chỉ của các bên đương sự. - Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. - Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng (theo điều 50 Luật Thương mại ) gồm: + Tên hàng + Số lượng + Qui cách, chất lượng + Giá cả + Phương thức thanh toán + Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận thêm những điều khoản khác như điều khoản khiếu nại, điều khoản bất khả kháng và các điều khoản khác. Cụ thể, một hợp đồng nhập khẩu có thể gồm các điều khoản như sau: Điều 1: Các khái niệm chung (đặc biệt cần với hợp đồng nhập khẩu dây chuyền sản xuất). Điều 2: Hàng hoá và số lượng. Điều 3: Giá cả. Điều 4: Thanh toán. Điều 5: Giao hàng. Điều 6: Kiểm tra hàng hoá. Điều 7: Trọng tài. Điều 8: Phạt. Điều 9: Bất khả kháng. Điều 10: Thời biểu thực hiện hợp đồng. Điều 11: Các quy định khác. Đi kèm với hợp đồng có thể có các bản phụ lục tài liệu kỹ thuật, các bản kê chi tiết...tuỳ thuộc vào từng mặt hàng và yêu cầu của các bên. Hợp đồng phải được trình bầy rõ ràng, sáng sủa, dễ hiểu để tránh sự mặc nhiên suy luận của các bên theo các hướng khác nhau. Phải có chữ ký của người đại diện và con dấu của các bên. 4.Thực hiện hợp đồng Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh nhập khẩu - với tư cách là một bên ký kết - phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế đồng thời đảm bảo quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành các công việc sau: Đôn đốc phía bán giao hàng Mở L/C Xin giấy phép (nếu cần) Ký hợp đồng Mua bảo hiểm (Nếu có quyền) Thuê tàu (Nếu có quyền) Tiếp nhận hàng (Kiểm tra SL,CL) Làm thủ tục Hải quan (nhập khẩu) Giao hàng cho người đặt hàng(DNTM) Xử lý tranh chấp (Nếu có) Làm thủ tục thanh toán Trình tự trên đây cũng chỉ mang tính chất tương đối. Có những công việc tất yếu phải làm, có những công việc có thể làm hay không tuỳ từng hợp đồng và có những cồn việc thay đổi vị trí cho nhau. 4.1. Xin giấy phép (nếu cần). Trước đây các đơn vị kinh doanh nhập khẩu, mỗi lần muốn nhập hàng phải xin giấy phép chuyến của Bộ Thương mại. Hiện nay, hình thức này không sử dụng nữa. Theo Nghị định 57 của Chính phủ ban hành ngày 31/7/2000 thì tất cả mọi thương nhân Việt nam được xuất nhập khẩu hàng hoá kể cả uỷ thác xuất khẩu ra nước ngoài theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép của Bộ thương mại trừ những hàng hoá cấm xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu có điều kiện. Đối với những hàng hoá này do Chính phủ trực tiếp phê duyệt hoặc uỷ quyền cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cùng với đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu với Tổng cục Hải quan hoặc các chi cục Hải quan ở các tỉnh, thành phố. Nhà nước thống nhất quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thông qua việc cấp hạn ngạ
Tài liệu liên quan