Theo Các Mác, thương mại quốc tế là sự mở rộng hoạt động ngoại thương ra khỏi phạm vi một nước, là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia.
Kinh doanh nhập khẩu là sự mở rộng của các quan hệ mua bán trong nước ra nước ngoài. Trước đây khi chưa có quan hệ trao đổi hàng hoá thì cá nhân mỗi con người cũng như mỗi quốc gia đều phải tự thoả mãn lấy nhu cầu của mình, do đó nhu cầu bị hạn chế.
Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá xuất hiện trên cơ sở của quá trình phân công lao động xã hội, sự chuyên môn hóa và sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và các tác động của quy luật kinh tế khách quan làm cho phạm vi chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội ngày càng mở rộng và sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng lớn.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu được thực hiện bởi các thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh nhập khẩu trao đổi mua bán hàng hoá với thương nhân của các nước khác. Kinh doanh nhập khẩu khác so với kinh doanh nội địa ở chỗ: Thứ nhất, hàng hoá kinh doanh được đưa ra khỏi biên giới của một nước; thứ hai, việc mua bán được thực hiện bởi hai thương nhân có quốc tịch khác nhau; thứ ba, đồng tiền dùng để thanh toán là đồng tiền ngoại tệ đối với Ýt nhất là một bên hoặc cả hai bên. Chính vì vậy, công việc kinh doanh nhập khẩu là một công việc khó khăn, phức tạp và chịu nhiều rủi ro.
Trong quá trình công nghiệp hóa, sự chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu không chỉ phản ánh sự tiến hoá của các hình thái nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi từng quốc gia, mà còn phản ánh sự phân bố lại năng lực sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là một định hướng vô cùng quan trọng đưa nền kinh tế đất nước đến thành công
90 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị vật tư thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị vật tư thông tin
CHƯƠNG I :
Những lý luận cơ bản của hoạt động
kinh doanh nhập khẩu
I. Nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường:
1. Thực chất của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá:
Theo Các Mác, thương mại quốc tế là sự mở rộng hoạt động ngoại thương ra khỏi phạm vi một nước, là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia.
Kinh doanh nhập khẩu là sự mở rộng của các quan hệ mua bán trong nước ra nước ngoài. Trước đây khi chưa có quan hệ trao đổi hàng hoá thì cá nhân mỗi con người cũng như mỗi quốc gia đều phải tự thoả mãn lấy nhu cầu của mình, do đó nhu cầu bị hạn chế.
Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá xuất hiện trên cơ sở của quá trình phân công lao động xã hội, sự chuyên môn hóa và sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và các tác động của quy luật kinh tế khách quan làm cho phạm vi chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội ngày càng mở rộng và sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng lớn.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu được thực hiện bởi các thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh nhập khẩu trao đổi mua bán hàng hoá với thương nhân của các nước khác. Kinh doanh nhập khẩu khác so với kinh doanh nội địa ở chỗ: Thứ nhất, hàng hoá kinh doanh được đưa ra khỏi biên giới của một nước; thứ hai, việc mua bán được thực hiện bởi hai thương nhân có quốc tịch khác nhau; thứ ba, đồng tiền dùng để thanh toán là đồng tiền ngoại tệ đối với Ýt nhất là một bên hoặc cả hai bên. Chính vì vậy, công việc kinh doanh nhập khẩu là một công việc khó khăn, phức tạp và chịu nhiều rủi ro.
Trong quá trình công nghiệp hóa, sự chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu không chỉ phản ánh sự tiến hoá của các hình thái nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi từng quốc gia, mà còn phản ánh sự phân bố lại năng lực sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là một định hướng vô cùng quan trọng đưa nền kinh tế đất nước đến thành công.
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá:
Nhập khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán thương mại ở phạm vi quốc tế, nhập khẩu thể hiện nhu cầu về hàng ngoại của quốc gia chủ thể. Sự chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu giữ vai trò quyết định làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung cả nước do hai chức năng cơ bản của nó là: Làm chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Nhập khẩu có những vai trò sau:
* Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân về các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất nhưng chưa đủ.
* Đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất trong nước (các yếu tố này trong nước không có hoặc có nhưng hạn chế hoặc chi phí đắt hơn).
* Tạo ra thị trường trao đổi rộng lớn, tạo ra sự cạnh tranh giữa sản xuất trong nước và sản xuất ngoài nước buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải hoạt động có hiệu quả hơn.
* Làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước.
* Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.
* Tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Theo quan điểm của Đảng ta thì phát triển kinh tế ngoại thương nhằm khắc phục tình trạng tự cấp, tự túc của nền kinh tế, đưa đất nước ta từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hơn thế nữa góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước: vốn, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả. Chính vì vậy trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 1997 - 2001, mét trong những mục tiêu mà Đảng đề ra là: "Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu,... Kim ngạch xuất khẩu bình quân năm tăng 24%-28%, nâng mức xuất khẩu bình quân đầu người năm 2001 lên khoảng 170 USD; Phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ thu ngoại tệ, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân năm 22% - 24%”.
II. Hiệu quả và các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu:
1. Quan niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp, đồng thời là vấn đề rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Bất kỳ một nhà doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh cũng đều hướng tới hiệu quả kinh tế, họ đều có một mục đích chung là làm thế nào để một đồng vốn bỏ ra kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất với mức sinh lãi nhiều nhất.
Vấn đề hiệu quả không phải chỉ là mục đích theo đuổi của các nhà doanh nghiệp, mà ngay cả đối với một quốc gia vấn đề hiệu quả cũng được đặt lên hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung, kinh tế ngoại thương nói riêng và nhấn mạnh: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 6 ).
Vậy hiệu quả là gì? Nh thế nào là có hiệu quả?
Có thể hiểu rõ về bản thân phạm trù hiệu quả, bản chất và biểu hiện của nó chúng ta mới đưa ra được những nhận định đúng đắn về hoạt động của một doanh nghiệp, một nền kinh tế hay một phương án kinh doanh là có hiệu quả hay không? Có nên tiếp tục hay chấm dứt một hoạt động kinh doanh nào đó? Nên đưa ra các giải pháp để tiếp tục duy trì hay đổi mới để nâng cao hiệu quả.
Nh vậy, có thể nói thiệu quả là điều kiện cơ bản để xác định phương hướng hoạt động của một doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Xét về bản chất của phạm trù hiệu quả, trong những hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau mang bản chất khác nhau.
Đối với xã hội tư bản, quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về giai cấp tư bản nên mọi quyền lợi về kinh tế, chính trị, xã hội,... đều dành cho nhà tư bản. Chính vì vậy, việc phấn đấu nâng cao hiệu quả thực chất là nhằm đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nhà tư bản, còn đời sống của người lao động không vì thế mà được nâng cao.
Trong xã hội Xã hội Chủ nghĩa, quyền sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhân dân nên việc nâng cao hiệu quả kinh tế là nhằm đem lại cho mọi người dân trong xã hội cuộc sống Êm no và tốt đẹp hơn.
Xét về nội dung của phạm trù, có rất nhiều khái niệm khác nhau:
Theo khái niệm rộng, hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.
Nếu ký hiệu K là kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau.
C là chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau.
E là hiệu quả.
Ta có công thức hiệu quả chung là:
E = K-C(1) Hiệu quả tuyệt đối (1) HiÖu qu¶ tuyÖt ®èi
K
E = ------- (2) Hiệu quả tương đối
C
Một cách chung nhất, kết quả (K) mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí (C) bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu.
Tuỳ từng góc độ có những khái niệm về hiệu quả khác nhau:
* Hiệu quả tổng hợp: Là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong mét giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả tổng hợp còn được gọi là hiệu quả kinh tế- xã hội bao gồm:
+ Hiệu quả kinh tế: Chỉ xét trên khía cạnh kinh tế của vấn đề, mô tả mối quan hệ giữa lợi Ých kinh tế mà chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi Ých kinh tế đó.
+ Hiệu quả chính trị xã hội: Là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị xã hội nh giải quyết công ăn việc làm, công bằng xã hội, vấn đề môi trường,...
Đôi khi hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội mâu thuẫn với nhau. Ví dô nh trong mét doanh nghiệp sản xuất có những phương án sản xuất mang lại lợi nhuận cao, nhưng nếu xét dưới góc độ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thì có thể nó không được chấp nhận.
* Hiệu quả trực tiếp: Là hiệu quả được xem xét trong phạm vi một đối tượng cụ thể. Ví dụ một doanh nghiệp.
* Hiệu quả gián tiếp - Hiệu quả tương đối: Là hai hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa hiệu quả và chi phí. Trong đó, hiệu quả tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, còn hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
* Hiệu quả kinh doanh: của một doanh nghiệp là một đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bá ra và kết quả kinh doanh thu được. Phản ánh lợi Ých kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nào đó đều có tính hai mặt: Hiệu quả cá biệt đứng trên góc độ vi mô một doanh nghiệp và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội đứng trên góc độ vĩ mô tức là xem xét mức độ đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân. Nhưng đối với một doanh nghiệp cụ thể thì chủ yếu quan tâm đến hiệu quả về mặt tài chính tức là doanh lợi đạt được của từng thương vụ, từng mặt hàng xuất nhập khẩu, có thể có những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi nếu xét trên khía cạnh tài chính. Nhưng nếu xét trên khía cạnh kinh tế - xã hội như vấn đề môi trường, giải quyết công ăn việc làm, tích luỹ ngoại tệ cho đất nước, góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng thu cho ngân sách Nhà nước... thì có thể không đem lại lợi Ých gì có khi còn bất lợi. Đứng trên góc độ của một nhà quản lý tham gia vào hoạch định chính sách kinh tế thì khi đánh giá xem xét hiêụ quả hoạt động của một doanh nghiệp hay bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải tính đến hiệu quả kinh tế- xã hội trước khi đưa ra quyết định vì "hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển". Để cho các nhà doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội chung thì Nhà nước cần có những chính sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi Ých của xã hội với lợi Ých của doanh nghiệp và cá nhân người lao động.
Có thể biểu diễn khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng công thức sau:
Lợi Ých thu được = Tiền bán ra - Tiền chí phí
Tiền bán ra
Hoặc lợi Ých thu được = ------------------
Tiền chi phí
ở đây, ta cần phân biệt giữa kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả là trạng thái cuối cùng của một hoạt động nào đó, bất kỳ một hoạt động nào bao giê cũng đem lại một hiệu quả nhất định. Nhưng không phải kết quả nào cũng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, chỉ có những kết quả đạt được với mức chi phí hợp lý, tiết kiệm nhất và đáp ứng được những mục tiêu đặt ra mới được coi là hiệu quả. Như vậy, có thể nói kết quả là biểu hiện về mặt lượng của hoạt động kinh doanh (ví dụ doanh thu), còn hiệu quả biểu hiện về mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh để tạo ra kết quả đó. Ví dụ, đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chẳng hạn vấn đề không phải chỉ là xuất nhập khẩu được bao nhiêu tỷ đồng hàng hoá, mà còn là với chi phí bao nhiêu để có được kim ngạch xuất nhập khẩu như vậy. Bản chất của hiệu quả là phải đạt được lợi Ých cao nhất với chi phí thấp nhất. Tức là:
Tiền bán ra - Tiền chi phí = Lợi nhuận (Kết quả )
Tiền bán ra nhiều hơn - Tiền chi phí = Lợi nhuận nhiều hơn
Tiền bán ra được càng nhiều - Chi phí bỏ ra càng nhá = Lợi nhuận càng cao hơn
Nếu theo nghĩa rộng, kinh doanh là một quá trình phức tạp gồm nhiều khâu từ nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường, quyết định phương án kinh doanh, chuẩn bị điều kiện để tiến hành sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó cho đến khâu phân phối, tiêu thụ chúng sao cho có hiệu quả nhất. Còn hiểu theo nghĩa hẹp, kinh doanh là quá trình bỏ vốn vào lĩnh vực sản xuất, lưu thông hoặc dịch vụ để sau một thời gian có thể thu hồi được một lượng vốn lớn hơn lượng vốn bỏ ra ban đầu. Như vậy, khi nói đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phải nói đến hiệu quả trên từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả từng bộ phận, từng khâu. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để xác định phương án kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh cái gì? Khối lượng bao nhiêu? Sản xuất kinh doanh nh thế nào? Phân phối và bán cho ai?.
Trong mét doanh nghiệp thương mại cụ thể thì hiệu quả kinh doanh chính là lợi nhuận đạt được với chi phí thấp nhất tức là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; là việc sử dụng hợp lý nguồn vốn kinh doanh; cũng có thể là mức chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp. Yếu tố tạo thành hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại khác so với yếu tố tạo thành hiệu quả của một doanh nghiệp sản xuất. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hiệu quả kinh doanh có được chi phí sản xuất cá biệt của một sản phẩm, dịch vụ nhỏ hơn chi phí xã hội trung bình cần thiết để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đó.
Chi phí cá biệt << Chi phí xã hội trung bình cần thiết à Có hiệu quả cao.
Chi phí cá biệt = Chi phí xã hội trung bình cần thiết à Không có hiệu quả.
Chi phí cá biệt > Chi phí xã hội trung bình cần thiết à Lỗ.
Chi phí cá biệt của một doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý lao động, trình độ quản lý sản xuất,... Còn đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu thì chi phí bỏ ra để kinh doanh xuất nhập khẩu có thể gồm các loại chi phí sau:
Đối với hàng xuất khẩu (Thường bán theo giá FOB).
1. Giá thu mua ở nơi sản xuất.
2. Các sắc thuế gián thu trừ thuế xuất nhập khẩu.
3. Phí bao bì và kẻ ký mã hiệu.
4. Tiền vận chuyển từ nơi sản xuất đến cửa khẩu.
5. Phí giám định (Kiểm tra chất lượng, số lượng, bao bì).
6. Phí kiểm dịch (Nếu hàng xuất khẩu là động thực vật).
7. Phí hải quan.
8. Phí bốc dỡ hàng lên tàu.
9. Phí lấy giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
10. Phí lấy vận đơn.
11. Thuế xuất khẩu.
12. Thuế giá trị gia tăng (Từ 01/01/2000).
13. Trích quỹ dự phòng (tức quỹ dự trữ để trang trải những rủi ro thương mại, thường 3% doanh số bán).
14. Lãi tiền vay (Nếu doanh nghiệp đi vay vốn).
15. Những chi phí khác phát sinh trong quá trình giao nhận, vận chuyển, lập và thu chứng từ.
16. Chi phí giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng.
17. Tiền lương và tiền thưởng cho cán bộ giao dịch của thương vụ có liên quan.
Chi phí nhập khẩu phải bao gồm các chi phí sau:
1. Giá mua theo điều kiện CIF (chiếm tỷ lệ chủ yếu).
2. Phí qua kho (làm thủ tục) ở cảng.
3. Phí dỡ hàng lên bê.
4. Phí thủ tục hải quan.
5. Thuế nhập khẩu.
6. Thuế thu thập doanh nghiệp.
7. Phí giao dịch đàm phán.
8. Lãi vay ngân hàng (Nếu doanh nghiệp vay vốn).
9. Tiền lương và tiền thưởng cho cán bộ, công nhân viên giao dịch trực tiếp đến thương vụ đó.
Trong việc sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng việc tính đúng, tính đủ các loại chi phí có vai trò rất quan trọng trong việc tính toán hiệu quả tài chính của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đó. Vì những tính toán sai lầm sẽ dẫn đến những ảo tưởng về kết quả kinh doanh nghĩa là bản chất lỗ lại hiểu nhầm thành lãi và ngược lại, dẫn đến những quyết định sai lầm trong phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trước mắt không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo. Hoặc nếu hiệu quả trước mắt thấp nhưng về lâu dài có lợi thì không nên bỏ qua.
Về mặt không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ đạt được một cách hoàn thiện khi hoạt động của từng bộ phận, từng khâu mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung.
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Hiệu quả và việc nâng cao hiệu quả là mục tiêu không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là mục tiêu của cả nền kinh tế. Biểu hiện cụ thể của hiệu quả và nâng cao hiệu quả trong mét doanh nghiệp là đạt kết quả cao hơn chi phí thấp hơn, nghĩa là với một đồng vốn nhất định lợi nhuận thu được cao nhất. Còn đối với nền kinh tế, việc nâng cao hiệu quả biểu hiện ra là: Sử dụng hợp lý các nguồn lực (vốn, lao động, tài nguyên,...); tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người cao, thất nghiệp giảm, môi trường được bảo vệ...
Mục tiêu của doanh nghiệp nói chung là lợi nhuận. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao lợi nhuận là vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh.
Thứ nhất, có thể nói rằng cần thiết phải nâng cao hiệu quả là do sù khan hiếm về nguồn lực. Đối với nền kinh tế, do các yếu tố về vật chất nh vốn, nguồn tài nguyên và yếu tố con người là có hạn. Còn đối với một doanh nghiệp thì có sự hạn chế ở nguồn vốn kinh doanh, hạn chế do yếu tố về con người hay hạn chế do yếu tố thời gian.
Thứ hai, do sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động kinh doanh có hiệu quả. Chỉ có những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mới đủ sức cạnh tranh với đối thủ, được người tiêu dùng chấp nhận và do đó tồn tại được nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, do yếu tố luật pháp, nếu một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thua lỗ thì có thể bị giải thể theo luật phá sản và giải thể doanh nghiệp. Nên các doanh nghiệp đều cố gắng, năng động trong việc tìm hướng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì uy tín trên thị trường sẽ cao, khả năng huy động vốn (vay vốn Ngân hàng, thu hót vốn cổ đông,...) vào kinh doanh sẽ dễ dàng hơn.
Thứ tư, lợi Ých của từng người lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu kết quả càng cao thì lợi Ých thu được càng lớn, nghĩa là lợi Ých của từng người lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc vào chính hiệu quả mà họ đạt được.
Thứ năm, do sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế nước ta vào khu vực và thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả hơn.
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh NK:
Nhập khẩu là việc trao đổi hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất trong nước và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cuả người dân. Song việc mua bán trao đổi ở đây có những nét riêng, phức tạp hơn mua bán trong nước: Bạn hàng trong giao dịch mua bán là những người có quốc tịch khác nhau; thị trường thì rộng lớn rất khó kiểm soát; mua bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn; đồng tiền thanh toán thường là đồng tiền mạnh; hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác;... Chính vì thế mà hoạt động này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, chóng ta có thể kể ra một số yếu tố chính sau:
- Các yếu tố thuộc về môi trường:
+Yếu tố luật pháp:
Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng chi phối đến hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu thì phải chịu sự chi phối không chỉ luật pháp trong nước mà còn phải tuân theo luật pháp của nước bạn hàng và luật pháp quốc tế quy định về hoạt động nhập khẩu.
Dù các quốc gia có theo hệ thống luật pháp nào đi chăng nữa nhưng tựu chung lại các yếu tố luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu trên các mặt sau:
. Quy định về bạn hàng được phép kinh doanh nhập khẩu.
. Quy định về giao dịch, hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.
. Quy định về giá cả, các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu.
. Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, mã ký hiệu,...
. Quy định về vấn đề tự do mậu dịch hay bảo hộ mậu dịch.
Nh vậy, một mặt các yếu tố luật pháp có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận kinh doanh. Nhưng mặt khác có thể tạo ra những rào chắn để ngăn cản và hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc khai thác cơ hội kinh doanh và mở rộng hoạt động kinh doanh.
+ Yếu tố kinh tế:
Thực tế là các chính sách kinh tế mà Nhà nước sử dụng để tác động lên toàn bộ nền kinh tế và hoạt