Trong nền kinh tế thị trường bất cứ một doanh nghiệp công nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường, nhằm trả lời được 3 câu hỏi cơ bản "Cái gì, như thế nào, cho ai". Thị trường vừa được coi là điểm xuất phát cũng vừa là điểm kết thúc của quá trình sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Có thể nói một doanh nghiệp chỉ làm ăn có hiệu quả khi nó xuất phát từ thị trường, tận dụng một cách năng động, linh hoạt những cơ hội trên thị trường. Hay nói cách khác, thông qua thị trường,
65 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏo cỏo tốt nghiệp
"Duy trỡ và mở rộng thị trường
tiờu thụ sản phẩm ở Cụng ty búng
đốn phớch nước Rạng Đụng"
1
Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường bất cứ một doanh nghiệp công nghiệp nào
khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải xuất phát từ yêu
cầu của thị trường, nhằm trả lời được 3 câu hỏi cơ bản "Cái gì, như thế nào,
cho ai". Thị trường vừa được coi là điểm xuất phát cũng vừa là điểm kết thúc
của quá trình sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Có
thể nói một doanh nghiệp chỉ làm ăn có hiệu quả khi nó xuất phát từ thị
trường, tận dụng một cách năng động, linh hoạt những cơ hội trên thị trường.
Hay nói cách khác, thông qua thị trường, sản phẩm hàng hoá của doanh
nghiệp được tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được diễn ra một cách liên tục trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu
đã đề ra. Vì thế duy trì và mở rộng thị trường được coi là một trong những
nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình hội
nhập của nền kinh tế đất nước với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên hoạt động
trong cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với việc phải luôn luôn đối mặt với
các rủi ro thách thức trong quá trình cạnh tranh khốc liệt. Để phát triển thị
trường một cách có hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần nâng cao khả năng
cạnh tranh, khả năng nhận thức về thị trường. Tiếp đó doanh nghiệp cần phải
tiến hành nghiên cứu môi trường và khách hàng, sử dụng các thông tin, dữ liệu
đó để phán đoán thị trường lựa chọn mục tiêu thị trường, lập kế hoạch chiến
lược kinh doanh, kế hoạch duy trì thị trường cũ, chiếm lĩnh thị trường mới.
Sau cùng là triển khai thực hiện kế hoạch thông qua 4 công cụ (sản phẩm, giá
cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp) .
Trong tình hình thực tế hiện nay ngành sản xuất bóng đèn, phích nước ở
Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và thu được nhiều thành tựu đáng kể
trên cả thị trường trong và ngoài nước. Hoà chung trong trào lưu đó, Công ty
bóng đèn phích nước Rạng Đông (với chất lượng hàng đầu của Việt Nam)
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
2
cũng là một công ty sản xuất hiệu quả càng ngày càng có nhiều khách hàng ưa
chuộng tiêu dùng sản phẩm của Công ty. Đây là một thế mạnh lớn nhưng bên
cạnh đó Công ty đã gặp phải không ít khó khăn. Thiết nghĩ cần ngay từ bây
giờ phải có phương hướng phát triển đúng đắn. Xuất phát từ vai trò của thị
trường và tình hình thực tế của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, em
xin chọn đề tài "Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công
ty bóng đèn phích nước Rạng Đông".
Đề tài gồm 3 phần lớn sau:
- Phần thứ nhất: Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
- Phần thứ hai: Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty
bóng đèn phích nước Rạng Đông
- Phần thứ ba: Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
3
Phần thứ nhất
Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
I. Một số vấn đề cơ bản về thị trường
1) Khái niệm: Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó
là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại
của mọi doanh nghiệp công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường
không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và
người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả thuận với
nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự
phát triển sản xuất hàng hoá, khái niệm thị trường ngày càng trở lên phong
phú và đa dạng. Có một số khái niệm phổ biến về thị trường như sau:
1.1. Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt
động mua bán giữa người mua và người bán.
1.2. Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các
quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định
của doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định
của người lao động về việc làm bao lâu, cho ai đều được điều chỉnh bằng giá
cả.
1.3. Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua
và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán
nhiều hay ít phản ánh qui mô của thị trường lớn và nhỏ. Việc xác định nên
mua hay bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan
hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết
hợp giữa 2 khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
1.4. Thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
4
cơ bản của thị trường được thể hiện qua 3 yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với
nhau: Nhu cầu hàng hoá dịch vụ, cung ứng hàng hoá dịch vụ và giá cả hàng
hoá dịch vụ.
1.5. Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công
lao động xã hội. Các Mác đã nhận định "Hễ ở đâu và khi nào có sự phân công
lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường.
Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó
có thể phát triển vô cùng tận".
1.6. Thị trường về vấn đề Marketing được hiểu là bao gồm tất cả những
khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có
khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Tóm lại thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loạt
hàng hoá, dịch vụ nào đó hay cho một đối tượng khác có giá trị. Ví dụ như thị
trường sức lao động bao gồm những người muốn đem sức lao động của mình
để đổi lấy tiền công hoặc hàng hoá. Để công việc trao đổi trên được thuận lợi,
dần dần đã xuất hiện nhiều những tổ chức kiểu văn phòng, trung tâm giới
thiệu xúc tiến việc làm cho người lao động. Cũng tương tự như thế thị trường
tiền tệ đem lại khả năng vay mượn, cho vay tích luỹ tiền và bảo đảm an toàn
cho các nhu cầu tài chính của các tổ chức, giúp họ có thể hoạt động liên tục
được. Như vậy điểm lợi ích của người mua và người bán hay chính là giá cả
được hình thành trên cơ sở thoả thuận và nhân nhượng lẫn nhau giữa cung và
cầu.
2. Phân loại và phân đoạn thị trường
2.1. Phân loại thị trường
Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là
doanh nghiệp phải hiểu biết về thị trường và việc nghiên cứu phân loại thị
trường là rất cần thiết. Có 4 cách phân loại thị trường:
* Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
5
+ Thị trường địa phương: tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương
nơi thuộc địa phận phân bổ của doanh nghiệp.
+ Thị trường vùng: tập hợp những khách hàng ở một vùng địa lý nhất
định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhất về
kinh tế - xã hội.
+ Thị trường toàn quốc: hàng hoá và dịch vụ được lưu thông trên tất cả
các vùng, các địa phương của một nước.
+ Thị trường quốc tế: là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hoá và
dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau.
* Phân loại theo mối quan hệ giữa những người mua và người bán.
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: trên thị trường có nhiều người mua và
người bán cùng một loại hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá đó mang tính đồng nhất
và giá cả là do thị trường quyết định.
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Trên thị trường có nhiều người
mua và người bán cùng một loại hàng hoá, sản phẩm nhưng chúng không
đồng nhất. Điều này có nghĩa loại hàng hoá sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng,
mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu kích thước... khác nhau. Giá cả hàng hoá được ấn
định một cách linh hoạt theo tình hình tiêu thụ trên thị trường.
+ Thị trường độc quyền: trên thị trường chỉ có một hoặc một nhóm người
liên kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hoá. Họ có thể kiểm soát
hoàn toàn số lượng dự định bán ra thị trường cũng như giá cả của chúng.
* Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hoá:
+ Thị trường tư liệu sản xuất: đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị
trường là các loại tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực,
máy móc thiết bị.
+ Thị trường tư liệu tiêu dùng: đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị
trường là các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dân
cư như đồ dùng dân dụng, quần áo, các loại thức ăn chế biến.
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
6
* Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp:
+ Thị trường đầu vào: là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhằm
mua các yếu tố đầu vào (thị trường lao động, thị trường tài chính - tiền tệ, thị
trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản...).
+ Thị trường đầu ra: là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm
bán các loại sản phẩm đầu ra của mình. Tuỳ theo tính chất sử dụng sản phẩm
hàng hoá của doanh nghiệp mà thị trường đầu ra là thị trường tư liệu sản xuất
hay tư liệu tiêu dùng.
2.2. Phân đoạn thị trường:
Hiện nay, dân số trên thế giới đã đạt tới con số trên 6 tỉ người, một con số
khổng lồ và được phân bố trên phạm vi rộng với những sở thích thói quen khác
nhau. Mọi doanh nghiệp đều nhận thức được rằng làm cho tất cả mọi người ưa
thích sản phẩm của mình ngay là một điều không tưởng và không thể được.
Trước hết họ cần phải khôn khéo tập trung vào phục vụ một bộ phận nhất định
của thị trường, tìm mọi cách hấp dẫn và chinh phục nó. Từ đó xuất hiện khái
niệm "phân đoạn thị trường". Nó được hiểu là việc phân chia thị trường thành
những nhóm người mua hàng khác nhau theo độ tuổi, giới tính, mức thu nhập,
tính cách, thói quen, trình độ học vấn... Không hề có một công thức phân đoạn
thị trường thống nhất nào cho tất cả các doanh nghiệp mà họ buộc phải thử
các phương án phân đoạn khác nhau trên cơ sở kết hợp những tham biến khác
nhau theo ý tưởng của riêng mình. Tuy nhiên có thể tóm lại 4 nguyên tắc phân
đoạn thị trường tiêu dùng như sau:
* Nguyên tắc địa lý: nguyên tắc này đòi hỏi chia cắt thị trường thành các
khu vực địa lý khác nhau như quốc gia, tỉnh, thành phố, xã, miền...; Thành các
khu vực có mật độ dân số khác nhau như thành thị, nông thôn; Thành các khu
vực có trình độ dân trí khác nhau như miền núi, đồng bằng...
* Nguyên tắc nhân khẩu học: là phân chia thị trường thành những nhóm
căn cứ vào biến nhân khẩu học như giới tính, mức thu nhập, tuổi tác, qui mô
gia đình, giai đoạn của chu kỳ gia đình, loại nghề nghiệp, trình độ học vấn,
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
7
tôn giáo, tín ngưỡng và dân tộc. Đây là các biến phổ biến nhất làm cơ sở để
phân biệt các nhóm người tiêu dùng. Điều này có thể lý giải bởi sở thích,
mong muốn hay nhu cầu của khách hàng có liên quan chặt chẽ tới đặc điểm
về nhân khẩu học. Hơn nữa các biến này dễ đo lường, đơn giản và dễ hiểu hơn
đa số các biến khác.
+ Biến giới tính đã được áp dụng từ lâu trong việc phân đoạn các thị
trường thời trang quần áo, mỹ phẩm, sách báo, đồ dùng dân dụng... ở đây có
sự khác biệt khá rõ nét trong thị hiếu tiêu dùng giữa nam và nữ.
+ Tuổi tác khác nhau cũng dẫn đến những nhu cầu khác nhau. Ví dụ thị
trường kem đánh răng đối với trẻ em: cần chú ý đến một số tiêu thức như độ
ngọt cao, có thể nuốt được và chống sâu răng; đối với thanh niên cần có nhu
cầu về làm bóng, trắng răng và hương thơm; đối với người già nổi bật là nhu
cầu làm cứng và chắc răng.
+ Cuối cùng việc doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm của mình hay
không lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng có nhu cầu. Mức
thu nhập của người dân cao thì khả năng thanh toán mới lớn. Nhiều doanh
nghiệp đã áp dụng phương pháp giá phân biệt cho các tầng lớp lao động trong
xã hội và đã thu được nhiều thành công.
* Nguyên tắc hành vi: Phân đoạn thị trường theo nguyên tắc hành vi là
việc phân chia người mua thành nhiều nhóm khác nhau theo các biến lý do
mua hàng, lợi ích mong muốn thu được, tình trạng người sử dụng cường độ
tiêu dùng, mức độ trung thành, mức độ sẵn sàng chấp nhận hàng và thái độ đối
với món hàng đó. Có nguyên tắc này bởi vì người tiêu dùng quyết định mua
hàng hoá nhằm thoả mãn một lợi ích đang mong đợi nào đó. Nếu sản phẩm đủ
sức hấp dẫn, họ sẽ trở thành khách hàng thường xuyên và trung thành của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì điều cần
thiết nhất không phải là đẩy mạnh tiêu thụ mà phải nhận biết, hiểu kỹ lưỡng
hành vi của khách hàng để đáp ứng đúng thị hiếu của từng nhóm khách hàng
một và từ đó sản phẩm sẽ tự được tiêu thụ trên thị trường.
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
8
* Nguyên tắc tâm lý: Phân đoạn thị trường theo nguyên tắc tâm lý là việc
phân chia người mua thành những nhóm theo đặc điểm giai tầng xã hội, lối
sống và đặc tính nhân cách. Nguồn gốc giai tầng có ảnh hưởng mạnh đến sở
thích của con người, đặc biệt là đối với đồ dùng dân dụng, quần áo, thói quen
nghỉ ngơi, đi du lịch, đọc sách báo... Những người thuộc tầng lớp trung lưu
thường đi tìm những sản phẩm hàng đầu, hàm chứa nhiều giá trị thẩm mỹ độc
đáo và thậm chí cả cách chơi chữ, còn những người thuộc tầng lớp hạ lưu lại
vừa lòng với sản phẩm thông thường nhất, phù hợp với túi tiền của mình.
Ngoài ra phong cách hay lối sống thường ngày cũng được thể hiện khá rõ
trong cách tiêu dùng của người dân. Những người "cổ hủ" thường thích những
đồ dùng, kiểu cách giản dị, tiện lợi, hay những người năng động, cởi mở lại là
những người thích các loại xe môtô dáng thể thao khoẻ mạnh... Các doanh
nghiệp khi thiết kế sản xuất hàng hoá, dịch vụ đưa vào những tính chất và đặc
tính làm vừa lòng khách hàng.
II. Vai trò và chức năng của thị trường
1. Vai trò của thị trường
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thoả mãn
các nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và nâng
cao chất lượng nhu cầu... Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, thị trường có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Thị trường vừa là động lực, vừa là điều kiện và vừa là thước đo kết
quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
* Là động lực: thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh
nghiệp nếu muốn tồn tại được phải luôn nắm bắt các nhu cầu đó, sản xuất
kinh doanh theo các nhu cầu đó và định hướng mục tiêu hoạt động cũng phải
xuất phát từ những nhu cầu đó. Ngày nay mức sống của người dân được tăng
lên rõ rệt do đó khả năng thanh toán của họ cũng cao hơn, nhu cầu nhiều hơn
nhưng lại khắt khe hơn. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh thay nhau
ra đời cạnh tranh dành giật khách hàng một cách gay gắt bởi vì thị trường có
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
9
chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được nếu ngược lại sẽ bị phá sản. Vậy
thị trường là động lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Là điều kiện: thị trường bảo đảm cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần
thiết để doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu về một loại yếu tố sản xuất nào đó thì tình hình
cung ứng trên thị trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực hoặc tích cực tới
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy thị trường là điều kiện sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Là thước đo: thị trường cũng kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các trường
hợp khó khăn đòi hỏi phải có sự tính toán cân nhắc trước khi ra quyết định.
Mỗi một quyết định đều ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các
doanh nghiệp. Thị trường có chấp nhận, khách hàng có ưa chuộng sản phẩm
hàng hoá của doanh nghiệp thì mới chứng minh được phương án kinh doanh
đó có hiệu quả hay không hay thất bại. Vậy thị trường là thước đo hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy thông qua thị trường (mà trước hết là hệ thống giá cả) các doanh
nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực. Trên thị trường, giá
cả hàng hoá và dịch vụ, giá cả với yếu tố đầu vào (như máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, đất đai, lao động, vốn...) luôn luôn biến động nếu phải sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng kịp
thời nhu cầu của thị trường và xã hội.
2. Chức năng của thị trường
2.1. Chức năng thừa nhận:
Nếu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra tiêu thụ được trên thị trường, tức
là khi đó hàng hoá của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận, lúc ấy sẽ
tồn tại một số lượng khách hàng nhất định có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền để
có hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đó và quá trình tái sản xuất của doanh
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
10
nghiệp, nhờ thế mà cũng được thực hiện. Thị trường thừa nhận tổng khối
lượng hàng hoá và dịch vụ đưa ra giao dịch, tức thừa nhận giá trị và giá trị sử
dụng của chúng chuyển giá trị cá biệt thành giá trị xã hội. Sự phân phối và
phân phối lại các nguồn lực nói lên sự thừa nhận của thị trường. Chức năng
này đòi hỏi các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải tìm hiểu
kỹ thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường. Xác định cho được thị trường cần
gì với khối lượng bao nhiêu.
2.2. Chức năng thực hiện của thị trường:
Thông qua các hoạt động trao đổi trên thị trường, người bán và người
mua thực hiện được các mục tiêu của mình. Người bán nhận tiền và chuyển
quyền sở hữu hàng hoá cho người mua. Đổi lại, người mua trả tiền cho người
bán để có được giá trị sử dụng của hàng hoá. Tuy nhiên sự thực hiện về giá trị
chỉ xẩy ra khi thị trường đã chấp nhận giá trị sử dụng của hàng hoá. Do đó khi
sản xuất hàng hoá và dịch vụ doanh nghiệp không chỉ tìm mọi cách để giảm
thiểu các chi phí mà còn phải chú ý xem lợi ích đem lại từ sản phẩm có phù
hợp với nhu cầu thị trường hay không. Như vậy thông qua chức năng thực hiện
của thị trường, các hàng hoá và dịch vụ hình thành nên các giá trị trao đổi của
mình để làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực.
2.3. Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường
Cơ chế thị trường điều tiết việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tức là kích
thích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực có mức lợi nhuận
hấp dẫn, có tỉ suất lợi nhuận cao, tạo ra sự di chuyển tư liệu sản xuất từ ngành
này sang ngành khác. Thể hiện rõ nhất của chức năng điều tiết là sự đào thải
trong quy luật cạnh tranh. Doanh nghiệp nào, bằng chính nội lực của mình, có
thể thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường phản ứng một cách kịp thời, linh
hoạt sáng tạo với các biến động của thị trường thì sẽ tồn tại và phát triển hoặc
ngược lại. Ngoài ra thị trường còn hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng theo
mục đích có lợi nhất nguồn nhân sách của mình. Chức năng này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải nắm được chu kì sống của sản phẩm, để xem sản phẩm
Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software
For evaluation only.
11
đang ở giai đoạn nào, tức là xem xét mức độ hấp dẫn của thị trường đến đâu
đề từ đó có các chính sách phù hợp.
2.4. Chức năng thông tin của thị trường
Chức năng này thể hiện ở chỗ, thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên
sản xuất hàng hoá và dịch vụ nào, bằng cách nào và khối lượng là bao nhiêu
để đưa vào thị trường tại thời điểm nào là thích hợp và có lợi nhất, chỉ cho
người tiêu dùng biết nên mua những loại hàng hoá và dịch vụ gì tại thời điểm
nào là có lợi cho mình. Thị trường sẽ cung cấp cho người sản xuất và người
tiêu dùng những thông tin sau: Tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu của cung và
cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá v