Ở nước ta, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn, là giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh.
Trải qua gần 15 năm, kể từ khi bắt đầu thí điểm vào năm 1992 đến thực hiện chính thức năm 1996, kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước về cơ bản là tích cực.
56 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường cao su trực thuộc tổng công ty cao su Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----µ-----
ĐỀ TÀI :
“PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CHUẨN BỊ ĐI VÀO TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA CÁC NÔNG TRƯỜNG CAO SU TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI ”
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành : Quản trị kinh doanh
GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai
SVTH : Võ Thị Thu Hồng
MSSV : 506401243
TP.HCM, 2011
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, học tập chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kỹ thuật và Công nghệ TP.HCM, được sự giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô giảng viên, của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành cử nhân chuyên ngành quản trị kinh doanh với luận văn : “Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các Nông trường cao su trực thuộc Tổng công ty cao su Đồng Nai”.
Hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai – Giảng viên hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Đồng thời cũng xin gửi gửi lời cảm ơn đến các giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh đã trang bị cho tôi kiến thức trong suốt quá trình 4 năm học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Nông trường cao su Hàng Gòn, Ban Lãnh đạo Tổng công ty cao su Đồng Nai đã tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn các cô chú tại các Phòng ban thuộc Tổng công ty cao su Đồng Nai, cũng như các cô chú tại Nông trường cao su Hàng Gòn, đặc biệt là Phòng Kỹ thuật cao su đã chân thành giúp đỡ tôi trong việc thu thập, tìm tài liệu cũng như những lời khuyên quý giá để luận văn có những số liệu cập nhật đầy đủ, chính xác và hoàn thiện hơn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Võ Thị Thu Hồng
MSSV : 506401243
Khóa : 2006 – 2010
Thời gian thực tập : 03/01/2011 – 17/04/2011
Bộ phận thực tập : Phòng Kỹ thuật cao su
Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
Kết quả thực tập theo đề tài
Nhận xét chung
Đơn vị thực tập
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả vá các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Tổng công ty cao su Đồng Nai, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Đồng Nai, ngày 18 tháng 04 năm 2011
Tác giả
(ký tên)
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
5. Kết quả của đề tài 2
6. Kết cấu của Luận văn 2
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY
CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA 3
1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giá trị vườn cây cao su 3
1.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp 3
1.1.2. Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước 3
1.1.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 3
1.1.4. Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa 3
1.2. Vai trò lợi ích của cây cao su trong nền kinh tế quốc dân 4
1.2.1. Về kinh tế 4
1.2.2. Về mặt xã hội 5
1.2.3. Về môi trường 6
1.2.4. Về an ninh quốc phòng 6
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật kinh doanh cao su thiên nhiên ảnh hưởng đến việc xác
định giá trị vườn cây 6
1.3.1. Chu kỳ kinh doanh dài, năng suất, chất lượng vườn cây phụ thuộc vào nhiều
yếu tố 6
1.3.2. Giá trị thanh lý vườn cây do nhiều yếu tố quyết định 7
1.3.3. Giá trị vườn cây cao su gắn liền với giá trị đất 8
1.3.4. Thời gian hoàn vốn dài, quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất lớn, kỹ
thuật khai thác nghiêm ngặt 8
1.4. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 10
1.4.1. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản 10
1.4.1.1. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản 10
1.4.1.2. Các khoản không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa 11
1.4.1.3. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp 12
1.4.1.4. Giá trị quyền sử dụng đất 12
1.4.1.5. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp 13
1.4.1.6. Xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa các
doanh nghiệp khác 14
1.4.2. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 14
1.4.2.1. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiến chiết khấu
14
1.4.2.2. Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết
khấu 15
1.4.3. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp so sánh 16
Kết luận chương I 17
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU
ĐỂ CHUẨN BỊ ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY
CAO SU ĐỒNG NAI 18
2.1. Tổng quan về Tổng công ty cao su Đồng Nai 18
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 18
2.1.2. Mô hình tổ chức 21
2.2. Thí điểm cổ phần hóa nhà máy chế biến Hàng Gòn 23
2.3. Xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào cổ phần hóa Nông trường cao
su Hàng Gòn và Nông trường cao su Ông Quế 24
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị
đi vào cổ phần hóa tại Tổng công ty cao su Đồng Nai 27
2.4.1. Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su 27
2.4.2. Giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị vườn cây cao su 28
2.4.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đến giá trị vườn cây 29
2.4.4. Phương pháp xác định hiện giá của giá trị thanh lý khi xác định giá trị vườn
cây cao su 32
Kết luận chương 2 35
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN
CÂY CAO SU KHI ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY
CAO SU ĐỒNG NAI 36
3.1. Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su 36
3.2. Xác định giá trị vườn cây có tính cả giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su 38
3.3. Xác định giá trị vườn cây cao su loại trừ giá trị thanh lý vườn cây 40
Kết luận chương 3 43
Kết luận và kiến nghị 44
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1. Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên (NR) và cao su nhân tạo (SR) đến năm
2020 5
Bảng 1.2. Trữ lượng gỗ của một số giống cao su 5
Bảng 2.3. Xếp hạng và hệ số vườn cây khai thác dựa vào mật độ cây cạo 26
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty cao su Đồng Nai 22
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.3. Biểu đồ phân bổ sản lượng khai thác trong năm 9
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh thu của Tổng công ty cao su Đồng Nai 20
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
Ở nước ta, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn, là giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh.
Trải qua gần 15 năm, kể từ khi bắt đầu thí điểm vào năm 1992 đến thực hiện chính thức năm 1996, kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước về cơ bản là tích cực. Qua cổ phần hóa đã giảm bớt được những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả đồng thời hình thành mới loại hình doanh nghiệp đa hình thức sở hữu, thu hút vốn và kinh nghiệm của các nhà đầu tư cũng như người lao động vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy những mặt tích cực của cổ phần hóa đã thể hiện rõ, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc đã phát sinh không chỉ trong quá trình tổ chức thực hiện mà ngay cả đối với doanh nghiệp đã được cổ phần hóa cũng cần hoàn thiện thêm ở nhiều mặt, cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nông nghiệp vướng mắc lớn nhất là việc xác định giá trị vườn cây liên quan đến quyền sử dụng đất, cây trồng và những tài sản trên đất phục vụ cho kinh doanh sản xuất.
Chính vì vậy việc nghiên cứu xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hóa các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam nói chung và Tổng Công ty cao su Đồng Nai nói riêng nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa là rất cần thiết và mang tính thời sự.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu là: “ Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường cao su trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp một phần kiến thức nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai trong thời gian tới.
Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Mục đích hệ thống hóa lý thuyết xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên làm cơ sở để phân tích thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su tại Tổng công ty cao su Đồng Nai. Trên cơ sở đó phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện lý thuyết xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài :
Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp nói chung và xác định giá trị vườn cây cao su phù hợp với đặc điểm sinh học riêng của nó với những quy luật của kinh tế thị trường và những văn bản hiện hành của nhà nước về định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa.
Kết quả của đề tài :
Đề tài đã đưa ra những phương pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn về cách xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoá các nông trường trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
Kết cấu của Luận văn :
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa.
Chương 2: Thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện việc xác định giá trị vườn cây cao su để chuẩn bị đi vào cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giá trị vườn cây cao su :
Doanh nghiệp nông nghiệp :
Doanh nghiệp nông nghiệp là những tổ chức kinh doanh có sử dụng đất đai để kinh doanh chủ yếu các loại cây trồng, vật nuôi và các hoạt động mang tính sinh học, như các tổ chức kinh doanh cao su, cà phê, mía, lúa, chăn nuôi bò, gà, heo,… chúng được gọi là doanh nghiệp nông nghiệp.
Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước :
Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước là doanh nghiệp nông nghiệp do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích theo Luật doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước :
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, từ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông (Nhà nước có thể vẫn tham gia với tư cách là một cổ đông hoặc không tham gia), đồng thời chuyển doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần, tổ chức hoạt động theo quy định trong Luật doanh nghiệp.
Vì vậy, muốn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước điều trước hết phải xác định được giá trị doanh nghiệp một cách khách quan.
Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa :
Giá trị vườn cây cao su là một phần không thể tách rời trong tổng tài sản của doanh nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên. Việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên là xác định đúng giá trị vườn cây làm cơ sở để đưa ra một mức giá thích hợp đối với phần vốn mà Nhà nước đã đầu tư hình thành tài sản là vườn cây cao su. Trong tổng giá trị tài sản doanh nghiệp thì giá trị tài sản là vườn cây cao su chiếm trên 70%, do đó việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa là một công việc yêu cầu có tính chính xác cao nhằm xác định đúng giá trị và giá cả của doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên để có thể tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và trao đổi, giao dịch trên thị trường.
Vai trò lợi ích của cây cao su trong nền kinh tế quốc dân :
Về kinh tế :
Cây cao su là một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao. Đây là loại cây mà sản phẩm của nó chủ yếu được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Kinh doanh cao su thiên nhiên xét về mặt kinh tế có thể nói cho lợi nhuận “KÉP“ từ sản phẩm chính đó là mủ và gỗ, trong khi thu hoạch sản phẩm từ mủ thì giá trị cây ngày càng tăng trưởng cho nguồn thu từ gỗ khi thanh lý.
+ Mủ cao su : Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ (Natural Rubber - NR) với nhiều loại sản phẩm đa dạng như CV, SVRL, SVR 3L, SVR 5L, SVR 10, SVR 20, Latex… Có các đặc tính đặc biệt hơn hẳn cao su nhân tạo về độ giãn, độ đàn hồi cao, chống nứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ sát, dễ sơ luyện,… Sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên là một trong những nguyên liệu cần thiết của nhiều ngành công nghiệp hiện đại trên thế giới, xếp thứ tư sau dầu mỏ, than đá, sắt thép và đặc biệt là không thể chế biến được cao su nhân tạo có đặc tính như cao su thiên nhiên. Sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên có trên 50 ngàn công dụng khác nhau và rất cần thiết đối với ngành công nghiệp ô tô, máy bay, sản xuất dụng cụ y tế và nhiều ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng khác.
+ Gỗ cao su : Cây cao su hết niên hạn khai thác phải thanh lý, trên một ha trung bình có thể thu được khoảng 160 m3 gỗ nguyên liệu với giá trị thanh lý khoảng 80 triệu đồng (theo thời giá hiện nay), đủ để tái canh được khoảng 2 ha cao su kiến thiết cơ bản. Gỗ cao su đã được chế biến để sản xuất bàn, ghế, tủ, giường,… có giá dao động từ 600 - 900 USD/m 3.
Với diện tích cao su trồng từ năm 1975 đến 2015, Việt Nam có khả năng tái canh khoảng 10.000 đến 15.000ha/năm và cung cấp khoảng 300.000 đến 400.000 m3 gỗ xẻ/năm, có thể đó là thời điểm mà gỗ cao su trong nước là nguồn nguyên liệu chủ lực cho các nhà máy chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu của nước ta.
Bảng 1.1 : Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên (NR) và cao su nhân tạo
(SR) đến năm 2020.
Nhu cầu
Năm
2007
2010
2015
2020
Vỏ xe
11,164
12,688
14,267
15,838
Sản phẩm khác
9,913
10,973
11,909
12,835
Tổng
21,077
23,661
26,176
28,673
NR
8,493
9,528
10,601
11,681
SR
12,584
14,133
15,575
16,992
Tỷ lệ NR/SR
40/60
40/60
40/60
41/59
( Nguồn : LMC International and ProForesst 5- 2007)
Bảng 1.2 : Trữ lượng gỗ của một số giống cao su.
Giống
Vanh gốc ( chu vi –m)
Vanh ngọn ( chu vi –m)
Thân cao
10 năm tuổi
14 năm tuổi
m3 / cây
m3 / ha
m3 /cây
m3 /ha
RRIV 2
87,8
65,1
6,44
0,30
150
0,38
190
RRIV 3
75,4
56,3
4,46
0,15
75
0,24
120
RRIV 4
71,8
53,6
5,43
0,17
85
0,21
105
PB 235
74
56,3
5,13
0,17
85
0,24
100
GT 1
66,9
52,4
3,49
0,10
50
(Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam – Cao su Việt Nam trên đường hội nhập Quốc tế – NXB Lao động).
Kinh doanh sản xuất cao su thiên nhiên là ngành hàng chiến lược ở nước ta. Hàng năm ngành cao su đem lại trên 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt xã hội :
Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên đã thu hút hàng chục vạn lao động từ các vùng đồng bằng đông dân cư lên khai phá vùng rừng, đồi núi trọc, hoang hóa xa xôi hẻo lánh có điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng nghèo nàn, yếu kém, tạo lập nên những vùng dân cư, nông thôn mới, nhờ thuận lợi về giá cả, thị trường, thu nhập của người lao động được nâng cao trong những năm gần đây, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - văn hóa - xã hội. Nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như một giải pháp xóa, giảm hộ đói nghèo.
Mặt khác, do nhu cầu đi lại vận chuyển mủ, đường sá của vùng trồng cao su được đầu tư mở mang, góp phần nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn.
Về môi trường :
Cây cao su là loại cây trồng có thể thích nghi với nhiều loại địa hình, nhiều vùng sinh thái khác nhau. Có thể gọi cây cao su là “cây môi trường” vì nó có khả năng chịu hạn tốt, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo sự cân bằng sinh thái; nâng cao độ phì cho đất do việc rụng lá hàng năm; ngoài ra rừng cao su còn có tác dụng giữ nước, hạn chế dòng chảy nước lũ, chống xói mòn ở các vùng núi. Nhiều nghiên cứu cho thấy cây cao su là loại cây có bộ lá hấp thụ khí cacbonic rất lớn. Do vậy cây cao su đang được xem là một giải pháp để giảm hiệu ứng nhà kính do khí cacbonic từ các ngành công nghiệp thải ra môi trường.
Về an ninh quốc phòng :
Phát triển cao su dọc theo các tuyến biên giới và các tỉnh Tây Nguyên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với an ninh quốc phòng của cả nước. Góp phần vào việc định canh, định cư, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc ít người.
Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật kinh doanh cao su thiên nhiên ảnh hưởng đến việc xác định giá trị vườn cây :
Chu kỳ kinh doanh dài, năng suất, chất lượng vườn cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
Cây cao su là loại cây công nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài ngày, trước đây là 32 năm, trong những năm gần đây do ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào thâm canh, cải tạo giống, các giống mới có năng suất mủ cao, trữ lượng gỗ lớn đã được thay thế dần các giống cũ. Do đó chu kỳ của cây đã được rút ngắn còn 27 năm, trong đó thời gian kiến thiết cơ bản là 7 năm và thời gian khai thác là 20 năm. Vườn cây cao su của các đơn vị trong Tổng Công ty hầu hết đều nằm ở vùng sâu, vùng xa, diện tích lớn trải dài trên nhiều xã, huyện vì vậy việc kiểm kê, đánh giá phân loại vườn cây gặp rất nhiều khó khăn phức tạp.
Giá trị vườn cây cao su phụ thuộc rất lớn vào năng suất, chất lượng vườn cây. Do đó việc xác định các yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây rất có ý nghĩa trong việc xác định giá trị vườn cây cao su. Qua quá trình nghiên cứu nhận thấy năng suất, chất lượng vườn cây cao su phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : giống cây, mật độ cây, phương pháp trồng, loại đất, kỹ thuật thâm canh, quy trình khai thác và tay nghề của công nhân.
Giá trị thanh lý vườn cây do nhiều yếu tố quyết định :
Cây cao su hết niên hạn khai thác phải thanh lý, giá trị thu hồi khi thanh lý rất lớn không giống những cây trồng khác, trên một hecta trung bình có thể thu được giá trị thanh lý khoảng 80 triệu đồng, đủ để tái canh được khoảng 2 ha cao su kiến thiết cơ bản.
Xác định giá trị thanh lý vườn cây, chính là giá trị ước thu hồi củi, gỗ cao su để đưa vào giá trị vườn cây, tuy nhiên giá trị này rất khó xác định bởi các yếu tố sau : số lượng, chất lượng và giá của củi, gỗ cao su ở các thời điểm thanh lý sau cổ phần hóa ở trạng thái động không xác định được, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan sau :
+ Xác định giá cả thanh lý vườn cây trong tương lai như giá củi, gỗ cao su từ các vườn cây thanh lý rất khó chính xác. Thời điểm thanh lý vườn cây cao su hiện tại cho đến khi thanh lý khoảng từ 10 đến 20 năm nữa. Khi chuyển sang công ty cổ phần vườn cây cao su sẽ tiếp tục được đầu tư khai thác cho đến khi thanh lý do đó khối lượng gỗ và củi cũng có sự biến động so với dự kiến.
+ Do đặc điểm tự nhiên của vườn cây cao su cũng như những cây trồng khác, phải gánh chịu nhiều yếu tố rủi ro do thiên tai, hàng năm gió bão làm gãy đổ vườn cây cao su thường xuyên không thể ước đoán chính xác được con số cụ thể.
+ Theo chế độ khấu hao tài sản cố định và chế độ phân phối lợi nhuận hiện hành; giá trị củi, gỗ cao su thu hồi sau thanh lý (đã khấu hao hết giá trị) là khoản thu nhập bất thường. Lợi tức thanh lý vườn cây cao su sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, được phân phối theo tỷ lệ vốn tham gia của các cổ đông.
Đây là một khoản lợi thế không cố định và bị phụ thuộc chi phối rất nhiều vào thị trường củi gỗ cao su, đặc biệt khi các nước trong khu vực thanh lý cao su hàng lọat, giá gỗ cao su nhập khẩu có thể sẽ rẻ hơn trong nước. Bản thân thị trường gỗ, củi cao su trong nước cũng đột biến lên xuống thất thường, đó là chưa tính đến các