Đề tài Phương thức Tín dụng chứng từ Documentary Credit

Hiện đại và văn minh hoá là mục tiêu cấp bách và lâu dài của kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Việc chuyển đổi kịp thời đúng đắn đường lối kinh tế sang cơ chế thị trường thúc đẩy từng cá nhân, từng doanh nghiệp phải biết hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Qua đó, hoạt động Xuất, Nhập khẩu đóng một vai trò chiến lược và có tầm quan trọng đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá.

doc41 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương thức Tín dụng chứng từ Documentary Credit, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hiện đại và văn minh hoá là mục tiêu cấp bách và lâu dài của kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Việc chuyển đổi kịp thời đúng đắn đường lối kinh tế sang cơ chế thị trường thúc đẩy từng cá nhân, từng doanh nghiệp phải biết hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Qua đó, hoạt động Xuất, Nhập khẩu đóng một vai trò chiến lược và có tầm quan trọng đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá. Một khâu then chốt của hoạt động kinh doanh Xuất Nhập khẩu là Thanh toán Quốc tế. Đó là khâu kết thúc của một hợp đồng mua bán Ngoại Thương. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ được coi như là một sự lựa chọn tất yếu trong nhiều phưoưng thức thanh toán khác. Thông qua các Ngân hàng, công tác này đòi hỏi sự chính xác, chặt chẽ và kịp thời của các bên tham gia Hợp đồng mua bán Ngoại Thương, nó góp phần tích cực trong việc thúc đẩy Ngoại thương phát triển. Xuất phát từ mục đích này, tác giả xin trình bày thực trạng thanh toán bằng phương thức Tín Dụng Chứng Từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như về trình độ, phương pháp nghiên cứu, bản thu hoạch này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc về sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo Tô Trọng Nghiệp để hoàn thành bản thu hoạch thực tập này. Chương 1 hoạt động xuất nhập khẩu và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1. Khái quát chung Từ năm 1984 về trước, hoạt động Xuất Nhập Khẩu của nước ta nhìn chung chủ yếu dựa vào quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên Xô cũ. Trong thời kỳ này việc Nhập thường cao hơn Xuất khẩu,qua đó hoạt động thanh toán chỉ đơn thuần là hàng đổi hàng. Các hình thức thanh toán chưa đa dạng và phong phú. Với đường lối đổi mới mở cửa nền kinh tế sau Đại hội Đảng lần thứ V (1985), chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động Kinh tế Đối ngoại. Hoạt động Xuất Nhập khẩu diễn ra nhộn nhịp, Xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu Nhập khẩu, mở rộng hợp tác Kinh tế - Khoa học -Kỹ thuật với hơn 120 quốc gia trên thế giới. Theo đó các phương thức thanh toán trong Xuất Nhập khẩu ngày một phát triển theo kịp với thời đại, chức năng của từng khâu, từng ngành trở nên vô cùng quan trọng đòi hỏi sự hiểu biết,tính chính xác và sự nhanh nhạy trong các hoạt động thanh toán. 2. Phương thức Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) a. Khái niệm : Phương thức Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. - Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng thương mại bao gồm: + Số liệu của L/C, địa điểm mở L/C, ngày mở L/C. + Tên, địa chỉ của những bên liên quan đến phương thức TDCT. + Số tiền của L/C. + Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C. + Những nội dung về hàng hóa. + Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa. + Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. + Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C. + Những điều khoản đặc biệt khác. + Chữ ký của ngân hàng mở L/C. b. Trình tự nghiệp vụ Ngân hàng thông báo L/C Ngân hàng mở L/C Người xuất khẩu Người nhập khẩu (2) (5) (3) (6) (5) (1) (7) (8) (4) (6) (1)- Người mua làm đơn xin mở L/C gửi ngân hàng của mình yêu cầu mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. (2)- Ngân hàng mở L/C lập L/C và thông báo qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu để chuyển L/C đến người xuất khẩu. (3)- Nhận được thông báo, ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung của L/C đó, khi nhận được bản gốc của L/C đó thì chuyển ngay cho xuất khẩu. (4)- Người xuất khẩu nếu đồng ý với nội dung của L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng. (5)- Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán. (6)- Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp, tùy trường hợp, từ chối thanh toán hoặc thanh toán nhưng sẽ phạt người xuất khẩu một số tiền nhất định. (7)- Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc được chấp nhận thanh toán. (8)- Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền và chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. Các bên tham gia trong phương thức này gồm: Các thương nhân - Người nhập khẩu: (applicant) người mua, người nhập khẩu hàng hoá: người yêu cầu mở L/C. - Người Xuất khẩu: (Benificiary) - người hưởng lợi của L/C Các Ngân hàng: + Ngân hàng mở L/C (issuing bank) là Ngân hàng thường được hai bên mua bán thoả thuận lựa chọn và quy định trong HĐMB, nếu không có quy định trước, người NK có quyền lựa chọn. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của Ngân hàng này như sau: Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người NK để phát hành L/C và của người nhập khẩu đối với L/C đã được mở nếu có sự đồng ý của họ. Kiểm tra chứng từ của người XK gửi đến, nếu xét thấy những chứng từ đó phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho nguời NK và đòi tiền người XK gửi đến, NH chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra vẻ "bề ngoài” xem có phù hợp với L/C không, chứ không chịu trách nhiệm vè kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ... Mọi sự tranh chấp về tính chất "bên trong" của chứng từ là do người nhập khẩu và người xuất khẩu giải quyết. Ngân hàng được miễn trách trong trường hợp Ngân hàng rơi đúng vào trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa, lụt lội, động đất, hoả hoạn,... Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, NH cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ NH mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng. Mọi hậu quả phát sinh do l ỗi của mình, NH mở L/C phải chịu trách nhiệm. NH được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C từ 0.125% đến 0.5% trị giá của L/C NH thông báo (Advising bank): thường là NH đại lý của NH mở L/C ở nước người nhập khẩu. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của NH thông báo như sau: Khi nhận được điện thông báo L/C của NH mở L/C, NH này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người XK dưới hình thức văn bản. NH thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải những từ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu NH thông báo sai nội dung bức điện đã nhận được thì NH phải chịu trách nhiêm. Khi nhận được bộ chứng từ của người XK chuyển tới NH phải chuyển ngay và nguyên vẹn chứng từ đó tới NH mở L/C. NH không chiụ trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ và/hoặc mất mát chứng từ trên đường đi tới NH mở L/C miễn là chứng minh được rằng mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện. NH trả tiền (Reimbussing bank) là NH mở L/C hoặc có thể là một NH khác do NH mở L/C uỷ nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người XK thì NH trả tiền thường là NH thông báo. Trách nhiệm của NH trả tiền giống như NH mở L/C khi nhận được toàn bộ chứng từ của người XK gửi đến. NH xác nhận (confirming bank): Là NH đứng ra xác nhận cho NH mở L/C theoyêu cầu của NH này. NH xác nhận thường là NH có uy tín cao trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. NH mở L/C phải yêu cầu NH khác xác nhận cho mình sẽ làm giảm uy tín của NH mở L/C. Muốn xác nhận NH mở L/C phải trả thủ tục phí rất cao và đôi khi còn phải đặt tiền trước, mưc này có thể lên tới 100 % của L/C. d. Văn bản pháp lý áp dụng: Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của tín dụng chứng từ là "quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" số 500, bản sửa đổi năm 1993 của phòng thương mại quốc tế (Uniform customs and practic for documentary credits ICC 1993, Revision No. 500) gọi tắt là UCP 500. Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ ý có nghĩa là khi áp dụng nó các bên đương sự phải thoả thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể thoả thuận khác miễn là có dẫn chiếu. Nội dung chính của bản quy tắc này bao gồm : - Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ. Hình thức và thông báo thư tín dụng. Trách nhiệm của NH. Chứng từ thanh toán. Các điều khoản khác như: Quy định về số lượng và số tiền, giao từng phần ngày hết hiệu lực, cách bốc xếp hàng, xuất trình chứng từ thanh toán.. Hiện nay ở nước ta các NHTM và các đơn vị kinh doanh NT đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này như là một văn bản pháp lý điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng trong thanh toán quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài. e. Các loại L/C: e1. Thư Tín dụng có thể huỷ bỏ :(Revocable Letter of Credit) là loại L/C sau khi đã được mở ra và được người Xuất khẩu thừa nhận thì NH mở L/C có quyền sửa đổi bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực của nó. Thư tín dụng có thể hủy bỏ ít được sử dụng trong Thanh toán quốc tế hiện nay. Nó chỉ tồn tại trên lý thuyết e2. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ: là loại L/C sau khi đã được mở ra và người XK thừa nhận thì NH mở L/C không có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực của nó, trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên tham gia thư tín dụng. Một L/C không ghi thì vẫn được coi là không huỷ bỏ. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, nó là loại L/C cơ bản nhất. e3. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: là thư tín dụng không thể huỷ bỏ được một NH khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của NH mở L/C. Do có hai NH đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên loại L/C này là đảm bảo nhất cho người xuất khẩu. e4. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi L/C: là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu được trả tiền thì NH mở L/C không được quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào. Loại L/C cũng được áp dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. e5. Thư tín dụng chuyển nhượng L/C: là thư tín dụng không thể huỷ bỏ trong đó quy định người hưởng lợi thứ nhất có quyền yêu cầu NH mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một phần e6. Thư tín dụng tuần hoàn L/C: là thư tín dụng không thể huỷ bỏ sau khi sử xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho tới khi nào tổng trị giá Hợp đồng được thực hiện. Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn, phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi nó là tuần hoàn không tích luỹ L/C,nếu cho thì gọi nó là tuần hoàn tích luỹ L/C Có 3 tuần hoàn: - Tuần hoàn tự động: L/C tự động có giá trị như cũ không cần có sự thông báo của NH mở L/C cho người xuất khẩu biết - Tuần hoàn hạn chế: chỉ khi nào NH mở L/C thông báo cho người xuất khẩu biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực. - Tuần hoàn bán tự động: sau khi L/C trước sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lựu. Nếu sau khi một vài ngày mà NH mở L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp và thông báo cho người hưởng lợi L/C thì nó lại tự động như cũ. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau mau hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn, thời gian dài. e7. Thư tín dụng giáp lưng: Sau khi nhận đợc L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu mở L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống L/C ban đầu. L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. Về đại thể L/C gốc và L/C giống nhau, nhưng xét riêng chúng có những điểm cần phân biệt : - Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hởn L/C gốc. Khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng, dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ. Thời gian giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc Nhiệm vụ L/C giáp lưng hết sức phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có đến vận đơn và các chứng từ hàng hoá khác. Tuy vậy, trong buôn bán giữa ta và các nước khác khi sử dụng trung gian ta có thể áp dụng loại L/C này. e8. Thư tín dụng đối ứng L/C: là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó được mà ra. Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng, ngoài ra còn được dùng trong phương thức gia công. e9. Thư tín dụng dự phòng L/C: Việc NH mở L/C đứng ra thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu là thộuc khái niệm trước đây về tín dụng chứng từ, nhưng trong thời đại ngày nay không loại trừ khả năng người xuất khẩu nhận được L/C rồi nhưng không có khả năng giao hàng. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, NH của người xuất khẩu sẽ phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người XK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. L/C đó gọi là L/C dự phòng e10. Thư tín dụng trả chậm L/C: là loại L/C không thể huỷ bỏ, trong đó NH mở L/C hay NH xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ L/C đó. Chương 2 tình hình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) những năm gần đây I. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 1-4-1963, thec quy định 115/CP của Chính phủ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như một Ngân hàng thương mại uy tín nhất. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Ngân hàng châu á. Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực và mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần mang đến cho khách hàng sự thànhđạt. Ngân hàng đã phát triển mạng lưới chi nhánh ở tất cả các thành phố chính, hải cảng quan trọng và trung tâm thương mại; duy trì quan hệ đại lý với hơn 1000 Ngân hàng tại 85 nước trên thế giới; trang bị hệ thống máy tính hiện đại nhất troing các Ngân hàng Việt Nam, nối mạng SWIET quốc tế và có một đội ngũ cán bộ luôn nhiệt tình và được đào tạo lành nghề. Nhờ vậy, Ngân hàng thương mại Việt Nam có khả năng cung cấp cho khách hàng các loại sản phẩm ngân hàng có chất lượng cao nhất, do đó đã giữ vững niềm tin với đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước. 2. Cơ cấu tổ chức Trụ sở chính Phòng Kiểm tra & Kiểm toán nội bộ Phòng Quản lý Tín dụng Phòng Thẩm định đầu tư & Chứng khoán Phòng Công Nợ Phòng khách hàng Phòng Kế toán Tài chính Hội đồng QT Ban kiểm soát Phòng Kế toán quốc tế Phòng quản lý thẻ Phòng Thanh toán xuất khẩu Phòng thanh toán nhập khẩu Trung tâm Tin học Phòng quản lý các Đề án công nghệ Phòng Tổng hợp thanh toán Phòng Tổng hợp & Phân tích kinh tế Ban Tổng GĐ HĐ tín dụng Phòng vốn Phòng Quan hệ quốc tế Phòng Quản lý liên doanh & Văn phòng đại diện Phòng Tín dụng Quốc tế Phòng Tổ chức cán bộ & đào tạo Văn phòng Phòng Quản trị Phòng Báo chí Phòng Pháp chế Mạng lưới trong nước Sở giao dịch Các chi nhánh Các Công ty con Trung tâm đào tạo & bồi dưỡng nghiệp vụ Mạng lưới ngoài nước Văn phòng đại diện (tại Paris, Moscow, Singapore) Công ty Tài chính (Tại HongKong) 3. Chức năng và các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam a. Huy động vốn 1998 1997 Bên cạnh việc tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng cơ chế lãi suất phù hợp và dịch vụ đa dạng nên đã được mức tăng trưởng cao về nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 77,8% trong tổng nguồn vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tăng 32,6% so với năm 1997, đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư (bao gồm cả tiết kiệm và kỳ phiếu) tăng gần gấp đôi so với năm 1997. Bên cạnh những nguyên nhân có tính chất chủ quan như: Ngân hàng có uy tín, phục vụ tốt... nguồn vốn này tăng cao như vậy còn do nhiều nguyên nhân khác như: đồng Việt Nam giảm giá trong khi tỷ trọng ngoại tệ của nguồn vốn này chiếm 80%; hoạt động kinh doanh nhìn chung rất khó khăn nên dân chúng mang tiền gửi vào ngân hàng... Do có nguồn vốn huy động tăng mạnh nên có sự thay đổi lớn về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Như vậy, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn tăng cao tuy có bất lợi là làm chi phí vốn tăng nhưng lại có thuận lợi là sẽ giúp gia tăng và ổn định nguồn vốn có kỳ hạn để tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngoài nguồn vốn huy động, các nguồn vốn khác như vốn liên ngân hàng, vốn ủy thác đầu tư, vốn tự có cũng có mức tăng trưởng khá. b. Tín dụng và đầu tư Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính và giảm nợ quá hạn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng phương châm an toàn và hiệu quả cho các hoạt động sử dụng vốn của mình. Năm 1998, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục tăng trưởng (6,3%) đạt mức 9465 tỷ VND, trong đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 34%. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ chiếm 46,27% tổng dư nợ và tiếp tục giảm dần trong những năm gần đây. Điều này có thể lý giải bằng thực tế là mặc dù lãi suất cho vay ngoại tệ hiện thấp nhiều so với lãi suất cho vay VND nhưng việc VND mất giá so với ngoại tệ đang gây ra tâm lý e ngại đối với khách hàng khi vay ngoại tệ. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tiếp tục gia tăng vì thực tế cho thấy đầu tư vào khu vực tư nhân có rủi ro cao hơn, việc phát mại tài sản cầm cố, thế chấp còn khó khăn do cơ chế chưa hoàn thiện và giá cả các loại tài sản này trên thị trường luôn biến động. Năm 1998, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng hình thức dịch vụ trọn gói (từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ đến thanh toán xuất nhập khẩu...) cho các khách hàng lớn của mình và tích cực tham gia đồng tài trợ với các ngân hàng khác. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tuy vẫn tăng đều hàng năm nhưng đến năm 1998 chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn nên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn còn có khả năng mở rộng tín dụng hơn nữa trên cơ sở tìm những dự án khả thi. Với thế mạnh về nguồn vốn, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tăng cường các hoạt động sử dụng vốn khác như: mua tín phiếu kho bạc, cho vay qua thị trường liên ngân hàng... dư nợ trong lĩnh vực hoạt động này tăng 41,4% so với năm 1997. Với nguồn vốn ngoại tệ dồi dào và ổn định, năm 1998, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tiếp tục tăng cường các hoạt động sử dụng vốn trên thị trường tiền tệ quốc tế có hiệu quả và sẽ mở rộng sang thị trường vốn quốc tế trong những năm tới. c. Thanh toán quốc tế Năm 1998, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do biến động về thị trường và bị cạnh tranh gay gắt về giá cả. Kim ngạch xuất khẩu sau nhiều năm tăng trưởng ở mức cao 20-30% đến năm 1998 chỉ còn tăng 0,9% và kim ngạch nhập khẩu đã giảm 3% trong năm 1998. Tuy nhiên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn phát huy được thế mạnh truyền thống của mình trong lĩnh vực tài trợ thương mại. Vì vậy, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn tăng 2% (xuất khẩu tăng 2%, nhập khẩu tăng 2%), điều này làm cho thị phần về thanh toán xuất nhập khẩu tăng thêm 1% trong năm 1998. Trong điều kiện bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng chục tổ chức
Tài liệu liên quan