Đề tài Quá trình hình thành nhà nước pháp quyền tại Việt Nam

Lý thuyết về NNPQ hình thành trên cơ sở phát triển các lý luận về: Quy luật tự nhiên; Cơ chế tam quyền phân lập; khế ước xã hội (ở các quốc gia Âu – Mỹ) và những lý luận về quyền con người. Kể từ khi có Nhà nước được nhân dân lập ra qua khế ước xã hội, lịch sử đã chứng minh rằng khi Nhà nước nắm quyền lực sẽ luôn có xu hướng tha hóa quyền lực và lạm dụng quyền lực để bảo vệ và tăng thêm quyền, lợi ích các phần tử cấu thành Bộ máy Nhà nước; đồng thời đẩy mạnh những bất lợi về phía dân chúng. Do mưu cầu hạnh phúc là quyền tự nhiên của các cá nhân, một người trong Bộ máy Nhà nước khi có quyền lực công sẽ có xu hướng dùng quyền lực ấy để mưu cầu lợi ích cá nhân, giúp gia đình, thân hữu. Dần dần các cá nhân trong bộ máy quan hệ công tác có những tình cảm thân hữu nhất định và sẽ liên kết lại để ban hành những quy phạm pháp luật có lợi cho họ nhưng gây bất lợi cho dân chúng và xâm hại đến các quyền con người của nhân dân, vi phạm khế ước xã hội. Nhân dân sẽ tiến hành các cuộc cách mạng để thay thế Nhà nước ấy bằng một Nhà nước mới với bản khế ước mới. Nhưng nếu bản khế ước mới không ràng buộc chặt chẽ, không kiểm soát được quyền lực Nhà nước thì Nhà nước đó lại tiếp tục tha hóa và lạm dụng quyền lực để mưu lợi cho những cá nhân hoạt động trong Bộ máy Nhà nước. Thực tiễn lịch sử phát triển của tất cả các quốc gia, kể từ khi có Nhà nước với các cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ, nông dân, ttc, binh lính sau khi giành được chính quyền đều dẫn đến sự tha hóa và lạm dụng quyền lực để nhũng loạn nhân dân, cho nên vấn đề được đặt ra trong khế ước xã hội là nhân dân phải kiểm soát được quyền lực Nhà nước. Nói cách khác, Nhà nước bị nhân dân kiểm soát hữu hiệu quyền lực Nhà nước bằng pháp luật là NNPQ. Ngoài việc phân chia quyền lực theo cơ chế “Tam quyền phân lập”, báo chí td còn là quyền lực thứ 4 – là phương tiện hữu hiệu để người dân tham gia vào công việc kiểm soát này. Trong việc nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, vấn đề NNPQ trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều tác giả là những người làm công tác thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học pháp lý trong và ngoài nước. Do cách tiếp cận vấn đề hoặc nhận định, đánh giá vấn đề ở góc độ khác nhau. Một số vấn đề rất cơ bản liên quan đến NNPQ vẫn chưa có nhận thức thống nhất và chưa được làm sáng tỏ. Tháng 9/1991: Hội nghị Quốc tế họp tại Berlin với sự tham gia của 40 nước đã đưa ra những lý lẽ để bàn luận và đưa ra khái niệm chung về NNPQ. Nhìn chung, NNPQ có 4 đặc trưng cơ bản sau đây: 1. NNPQ là Nhà nước phải coi pháp luật là tối thượng, pháp luật là cơ sở của các chính sách, quyền lực, hoạt động Nhà nước. Do đó, mọi hoạt động của Nhà nước phải tuân theo pháp luật, pháp luật chính là giá trị xã hội, là thước đo của tự do. 2. NNPQ phải thừa nhận và đảm bảo các quyền tự do cá nhân. Trong các quyền tự do cá nhân cần phải đảm bảo trước hết các quyền về kinh tế, chính trị. 3. NNPQ là Nhà nước phải được tổ chức theo cơ chế phân quyền: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp độc lập tương đối với nhau để có thể chế ước lẫn nhau. 4. NNPQ phải có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực, giám sát đối với Hiếp pháp, với Hành chính và Tư pháp

doc12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình hình thành nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU ((( Nhà nước pháp quyền (NNPQ) –một vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu. Họ đã tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau do đó đã có những cách hiểu khác nhau về nhà nước pháp quyền. Điều này gây ra sự nhận thức chưa đầy đủ có thể sai lệch về NNPQ. Nhằm mục đích tìm hiểu sâu sắc và tổng quát hơn về “Vấn đề pháp lí Nhà nước pháp quyền” với việc đi sâu vào nghiên cứu từng giai đoạn phát triển cụ thể, trong từng xã hội để thấy cái ưu việt của NNPQ XHCN so với các xã hội khác cũng như những vấn đề cần khắc phục để NNPQ ngày càng tiến bộ hơn. Nhóm 2-lớp CQV1082 chúng tôi xin giới thiệu bài tiểu luận “NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÍ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN” nhằm đáp ứng những nhu cầu trên. Nội dung cụ thể được trình bày trong các phần sau: -Lí luận chung về nhà nước pháp quyền . -Quá trình hình thành nhà nước pháp quyền tại Việt Nam +Khái niệm nhà nước pháp quyền +nhà nước pháp quyền hình thành tại Việt Nam. -Đặc điểm Nhà nước pháp quyền -So sánh NNPQXHCN và NNPQTBCN. -Kết luận. Chúng tôi hy vọng bài tiểu luận sẽ giúp ích cho các bạn và những ai quan tâm đến vấn đề nhà nước pháp quyền trong việc thấu hiểu thêm về nó. Có thể bài viết còn nhiều thiếu sót và những khiếm khuyết nhất định . Rất mong thầy và các bạn có những ý kiến đóng góp cho bài tiểu luận được hoàn thiện hơn , để chúng ta hiểu một cách đúng đắn và thấu đáo hơn về nhà nước pháp quyền. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TẠI VIỆT NAM I. Nhà nước pháp quyền là gì? (NNPQ) Lý thuyết về NNPQ hình thành trên cơ sở phát triển các lý luận về: Quy luật tự nhiên; Cơ chế tam quyền phân lập; khế ước xã hội (ở các quốc gia Âu – Mỹ) và những lý luận về quyền con người. Kể từ khi có Nhà nước được nhân dân lập ra qua khế ước xã hội, lịch sử đã chứng minh rằng khi Nhà nước nắm quyền lực sẽ luôn có xu hướng tha hóa quyền lực và lạm dụng quyền lực để bảo vệ và tăng thêm quyền, lợi ích các phần tử cấu thành Bộ máy Nhà nước; đồng thời đẩy mạnh những bất lợi về phía dân chúng. Do mưu cầu hạnh phúc là quyền tự nhiên của các cá nhân, một người trong Bộ máy Nhà nước khi có quyền lực công sẽ có xu hướng dùng quyền lực ấy để mưu cầu lợi ích cá nhân, giúp gia đình, thân hữu. Dần dần các cá nhân trong bộ máy quan hệ công tác có những tình cảm thân hữu nhất định và sẽ liên kết lại để ban hành những quy phạm pháp luật có lợi cho họ nhưng gây bất lợi cho dân chúng và xâm hại đến các quyền con người của nhân dân, vi phạm khế ước xã hội. Nhân dân sẽ tiến hành các cuộc cách mạng để thay thế Nhà nước ấy bằng một Nhà nước mới với bản khế ước mới. Nhưng nếu bản khế ước mới không ràng buộc chặt chẽ, không kiểm soát được quyền lực Nhà nước thì Nhà nước đó lại tiếp tục tha hóa và lạm dụng quyền lực để mưu lợi cho những cá nhân hoạt động trong Bộ máy Nhà nước. Thực tiễn lịch sử phát triển của tất cả các quốc gia, kể từ khi có Nhà nước với các cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ, nông dân, ttc, binh lính… sau khi giành được chính quyền đều dẫn đến sự tha hóa và lạm dụng quyền lực để nhũng loạn nhân dân, cho nên vấn đề được đặt ra trong khế ước xã hội là nhân dân phải kiểm soát được quyền lực Nhà nước. Nói cách khác, Nhà nước bị nhân dân kiểm soát hữu hiệu quyền lực Nhà nước bằng pháp luật là NNPQ. Ngoài việc phân chia quyền lực theo cơ chế “Tam quyền phân lập”, báo chí td còn là quyền lực thứ 4 – là phương tiện hữu hiệu để người dân tham gia vào công việc kiểm soát này. Trong việc nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, vấn đề NNPQ trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều tác giả là những người làm công tác thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học pháp lý trong và ngoài nước. Do cách tiếp cận vấn đề hoặc nhận định, đánh giá vấn đề ở góc độ khác nhau. Một số vấn đề rất cơ bản liên quan đến NNPQ vẫn chưa có nhận thức thống nhất và chưa được làm sáng tỏ. Tháng 9/1991: Hội nghị Quốc tế họp tại Berlin với sự tham gia của 40 nước đã đưa ra những lý lẽ để bàn luận và đưa ra khái niệm chung về NNPQ. Nhìn chung, NNPQ có 4 đặc trưng cơ bản sau đây: NNPQ là Nhà nước phải coi pháp luật là tối thượng, pháp luật là cơ sở của các chính sách, quyền lực, hoạt động Nhà nước. Do đó, mọi hoạt động của Nhà nước phải tuân theo pháp luật, pháp luật chính là giá trị xã hội, là thước đo của tự do. NNPQ phải thừa nhận và đảm bảo các quyền tự do cá nhân. Trong các quyền tự do cá nhân cần phải đảm bảo trước hết các quyền về kinh tế, chính trị. NNPQ là Nhà nước phải được tổ chức theo cơ chế phân quyền: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp độc lập tương đối với nhau để có thể chế ước lẫn nhau. NNPQ phải có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực, giám sát đối với Hiếp pháp, với Hành chính và Tư pháp… Tóm lại, NNPQ là Nhà nước xây dựng nền pháp luật để quản lý xã hội và đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật; công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Trong đó quyền công dân được pháp luật ghi nhận, đề cao và bảo vệ… Lịch sử nhân loại đã trải qua 4 kiểu Nhà nước tính đến thời điểm này là: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và cuối cùng là Nhà nước xã hội chủ nghĩa. NNPQ không phải là một Nhà nước của một hình thái kinh tế xã hội mới. Tuy nhiên, NNPQ được xem là yếu tố của hình thức Nhà nước có tính dân chủ và chỉ tồn tại trong xã hội có tính dân chủ dù là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa. II. Quá trình hình thành NNPQ tại Việt Nam: Hòa chung vào dòng chảy lịch sử nhân loại, Việt Nam đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội: Công xã nguyên thủy, xã hội phong kiến, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa và tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Các mô hình xã hội này được hình thành dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Hình thái xã hội công xã nguyên thủy (CXNT) Ở giai đoạn xã hội CXNT, con người sống theo bầy đàn, họ sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Khi đó, bầy người lao động và kiếm sống bằng sức mạnh tập thể, bầy người đã liên kết lại với nhau để chống lại thú dữ, thiên tai, dịch họa. Họ sống thành các Bộ lạc, Bộ tộc…Tất cả của cải kiếm được sẽ được chia đều cho các thành viên trong bộ lạc và dường như chưa xuất hiện “tư hữu”. Trải qua các thời kì với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, các Bộ lạc đã tích lũy được nhiều của cải dư thừa và khi đó tư tưởng tích lũy “tư hữu” đã xuất hiện, của cải dư thừa không còn được chia ra cho các thành viên trong Bộ lạc mà do người đứng đầu Bộ lạc, Bộ tộc chiếm giữ làm của riêng…Dần dần có sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp…Song song với nó, hình thái xã hội CXNT có nguy cơ bị phá vỡ, thay vào đó là sự ra đời của mô hình xã hội mới theo quy luật tự nhiên của nó. 2. Mô hình Nhà nước phong kiến (PK) Khác với các quốc gia ở Châu Âu, Việt Nam không xuất hiện mô hình Nhà nước Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Xét về mặt bản chất, Nhà nước CHNL là một mô hình Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nhân loại, ngay từ khi mới xuất hiện, bản chất bóc lột của nó đã được rõ nét. Các Chủ nô sử dụng Nô lệ trong các đồn điền, hầm mỏ, khai thác sức lao động của họ triệt để, hành hạ, đánh đập, bóc lột về thể xác…,các Chủ nô không hề quan tâm tới cuộc sống, tính mạng của họ, các Chủ nô chỉ muốn mang lại lợi ích, giá trị kinh tế cao nhất cho bản thân.Với mô hình NN này, dường như vấn đề quyền con người chưa được nhắc tới… Trước CMT8-1945, NNVN là NN nửa thuộc địa, nửa PK theo chính thể Quân chủ chuyên chế, NN ấy không phải do nhân dân ta xây dựng nên mà do bọn thực dân pháp(TDP) lập nên. Năm 1858- khi TDP nổ phát súng đầu tiên trên bán đảo Sơn TRà, chúng đã mang đến nước ta bao đau thương mất mát….Để thuận lợi cho chính sách cai trị TDP đã lập nên chính quyền bù nhìn, tay sai với các chính sách cai trị hà khắc. Với cơ chế tập quyền, Vua là người đứng đầu NN, Vua có quyền tối cao, tất cả công việc của quốc gia đều do Vua quyết định (tuy nhiên, do là nửa thuộc địa, nửa PK, nên tất cả công việc đều phải theo sự điều khiển của TDP). Pháp luật NN được lập nên để đảm bảo quyền lợi cho những kẻ cầm quyền, pháp luật được sử dụng như một công cụ cai trị mà tất cả mọi người đều phải tuân thủ và không được làm trái. Vì vậy vấn đề quyền con người không được đảm bảo; trái lại bọn vua quan còn lợi dụng quyền lực, nhũng nhiễu, chèn ép nhân dân, cuộc sống của nhân dân vô cùng lầm than, cơ cực, người dân sống mà không hề biết đến khái niệm “Nhân quyền”- những quyền mà con người đáng được hưởng…. Tuy nhiên, trải qua các triều đại mô hình NNPK, Bộ “Luật Hồng Đức” dưới thời Lê như là một vết son sáng lạng. Mặc dù chưa đậm nét, song “Luật Hồng Đức” đã đề cập tới một số quyền cơ bản của con người, đề cao quyền phụ nữ, trẻ em…Bước đầu là cơ sở đặt niềm tin vào một NNPQ ở giai đoạn sau. 3. Mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN): CMT8 thành công, ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” Người đã trích lời “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ và “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Rõ ràng điều này luôn luôn đúng. T10/1946, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiếp pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Hiếp pháp 1946. Hiếp pháp được xây dựng dựa trên ý kiến của nhân dân, những khát vọng chính đáng của họ về quyền con người, mơ ước độc lập tự do…(do Ủy ban dự thảo Hiếp pháp thu nhập, “trưng cầu dân ý”). Hiến pháp 1946 đề cập tới những vấn đề mang tầm chiến lược: Kinh tế, Chính trị - Xã hội, Văn hóa – giáo dục, Quốc phòng – An ninh…đáng chú ý, Hiến pháp 1946 rất chú trọng đến chế định công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ,nhân dân Việt Nam được bảo đảm các quyền tự do –dân chủ: “Công dân việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú và ra nước ngoài”(Điều 10 hiến pháp 1946); Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân được pháp luật ghi nhận; phụ nữ được ngang quyền với nam giới về mọi mặt, đồng thời công dân Việt Nam được hưởng quyền bầu cử, nhân dân có quyền bãi nhiệm các đại biểu của mình bầu ra khi tỏ ra không xứng đáng với danh hiệu đó . Dựa trên nguyên tắc thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân, hình thức Nhà nước theo Hiến pháp 1946 có nhiều nét độc đáo đáng chú ý : Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết, Nghị viện biểu quyết và có quyền thảo luận. Tuy nhiên, Chủ tịch nước không phải do cử tri trực tiếp bầu ra mà do Nghị viện nhân dân bầu ra, Chủ tịch nước có quyền chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết… Tóm lại, chúng ta thấy rằng Hiến pháp đầu tiên của nước ta –Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp dân chủ ,tiến bộ; Với vai trò lập pháp, Hiến pháp 1946 là chuẩn mực Pháp lí tối cao là công cụ để Nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cơ bản , đảm bao quá trình hoạt động thông suốt trong đó quyền công dân, quyền con người được đề cao . Bước sang năm 1959 ,Hiến pháp 1946 có những biểu hiện không còn phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của Cách Mạng , cần phải có sự bổ sung ,thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, Quốc hội khóa I Nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946.Hiến pháp 1959 đã có những thay đổi phù hợp với thực trạng đất nước… Chương I của Hiến pháp 1959 đã khẳng định : Việt Nam theo hình thức chính thể Nhà nước dân chủ Cộng hòa ,xác định rõ “Tất cả quyền lực Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thuộc về nhân dân.Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân “(Điều 4 –Hiến pháp 1959); Hiến pháp 1959 cũng đã quy định :Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật trong đó lợi ích của nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu, đồng thời Quốc hội và các chính quyền Nhà nước phải lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân… Đặc biệt ,Chương III đã quy định về Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân ,bao gồm các quyền: Quyền về chính trị và tự do dân chủ: Quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận ,tự do báo chí ,tự do hội họp (Điều 25)… Các quyền về dân sự, kinh tế , văn hóa- xã hội Các quyền về tự do cá nhân. So với Hiến pháp 1946, chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1959 là một bước phát triển mới ; Bên cạnh đó ,Hiến pháp 1959 còn quy định các vấn đề liên quan đên chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước, thể hiện sự thống nhất ,đồng bộ từ trên xuống dưới, từ Nhà nước tới nhân dân ,mà không thể thiếu vai trò của Pháp luật. Tóm lại ,Hiến pháp 1959 là bản Hiến pháp được xây dựng theo mô hình Hiến pháp Xã hội Chủ Nghĩa,và đó cũng là bản Hiến pháp Xã hội Chủ Nghĩa đầu tiên của nước ta. Đại thắng mùa xuân 1975 đã mở ra một thời kì lịch sử mới cho dân tộc. Nước ta hoàn toàn Độc lập –Tự do ,là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam- Bắc ,đưa cả nước quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Trước tình hình đó , Quốc hội khóa VI đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1959 với những điều khoản phù hợp hơn và Hiến pháp 1980 đã ra đời. Hiến pháp 1980 đã xác định rõ bản chất giai cấp của Nhà nước ta là chuyên chính vô sản với sứ mệnh là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ,các tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật ;Kế tục tư tưởng của Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 nhấn mạnh quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân ,nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân .Hiến pháp 1980 cũng quy định :Quốc hội và Hội đồng Nhân dân cũng như các cơ quan Nhà nước khác đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ . Ngoài ra ,Hiến pháp còn quy định nguyên tắc pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, đây là một quy định hoàn toàn mới so với Hiến pháp 1959. Tại điều 12 Hiến pháp quy định “Nhà nước quản lí Xã hội bằng Pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa” , Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất ,cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quy định về quyền và lĩnh vực hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước… Trên cơ sở kế thừa và phát triển Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959. Hiến pháp 1980 một mặt ghi nhận lại quyền và nghĩa vụ của công dân (trong hai Hiến pháp trước ); mặt khác ,Hiến pháp 1980 đã xác định thêm một số quyền và nhiệm vụ mới phù hợp với nền dân chủ Xã hội Chủ Nghĩa như: Quyền tham gia quản lí công việc của Nhà nước và Xã hội (Điều 56) Quyền được khám chữa bệnh không mất tiền (Điều 61) ,Quyền được học tập không phải trả tiền (Điêu 60) … Tất cả các quyền công dân đó đã góp phần đảm bảo cho tư tưởng dân chủ của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa càng thêm sáng tỏ,nhân dân được hưởng các quyền lợi chính đáng của mình ,tạo tiền đề cho việc xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đảm bảo cho hoạt động của bộ máy Nhà nước được thông suốt. Đó là Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân hai miền Nam –Bắc ,một lòng đoàn kết cùng tiến lên Chủ nghĩa Xã hội… Trên bước đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ,Hiến pháp 1980 đã thể hiện một số hạn chế ,Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001) đã khắc phục những nhược điểm đó và tới thời điểm hiện tại ,Hiến pháp 1992 vẫn là văn bản có giá trị và hiệu lực pháp lí cao nhất ,thể hiện rõ bản chất của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam –mô hình Nhà nước Pháp quyền. Đáng chú ý hơn cả là quyền và nghĩa vụ của công dân : So với Hiến pháp 1980 ,Hiến pháp 1992 có quy định nhiều điều hơn về quyền và nghĩa vụ công dân ,khắc phục thiếu sót của Hiến pháp trước .Hiến pháp 1992 lần đầu tiên quy định “Các quyền con người về chính trị ,dân sự ,kinh tế ,văn hóa ,xã hội được tôn trọng “ (Điều 50) , xác lập quyền tự do kinh doanh (Điều 57), Quyền sỡ hữu về tư liệu sản xuất ,vốn và tài sản khác … Và tất nhiên ,tất cả các quyền công dân này đều được giới hạn trong phạm vi của Pháp luật ,mọi hoạt động của công dân sẽ chịu sự giám sát của Pháp luật quản lí ; Hiến pháp 1992 cũng hoàn chỉnh lại vai trò lãnh đạo của bộ máy Nhà nước ,trong đó Đảng Cộng Sản Việt Nam đóng vai trò tiên phong . Nhìn chung , Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) là bản Hiến pháp hoàn chỉnh ,là văn bản có giá trị pháp lí cao nhất, đóng vai trò quan trọng cho việc xây dựng thiết chế Xã hội Chủ nghĩa tại Việt Nam. KẾT LUẬN: Trải qua các hình thái xã hội ,các mô hình Nhà nước ,hình thái Nhà nước Pháp quyền đã được hình thành tại nước ta ,đó là mô hình Nhà nước mang nội dung dân chủ, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, xã hội được quản lí bởi Pháp luật … Sự ra đời của Nhà nước Pháp quyền tại Việt Nam còn là kết quả của sự vận dụng sáng tạo do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp thu các tư tưởng pháp quyền tiến bộ trên thế giới… III- Đặc điểm Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay : Khái niệm về Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa lần đầu tiên được nhắc đến do ông Đỗ Mười tại hội nghị lần thứ hai –ban chấp hành trung ương khóa VII và gần gần đây được nhắc đến , được bàn bạc trong nhiều cuộc họp cấp cao ở Việt Nam .Về cơ bản, khái niệm này được hình thành trên cơ sở thống nhất chung về “Khái niệm Nhà nước Pháp quyền” trên thế giới ;Tuy nhiên ,đó còn là sự vận dụng sáng tạo ,phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước . Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngoài việc đảm bảo các tiêu chí của Nhà nước Pháp quyền nói chung , Nhà nước Pháp quyền nói riêng còn có một số đặc điểm sau: 1-Về quá trình hình thành và phát triển ,Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được hình thành trên cơ sở đánh đổ chế độ thực dân phong kiến ,không kinh qua giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa Tư bản ,đây là đặc điểm rất quan trọng, cho chung ta thấy rõ điểm xuất phát của quá trình xây dựng Nhà nước cùng với những khó khăn ,yếu kém của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc xã hội .Qua mấy chục năm phấn đấu ,xây dựng và đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động ,đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII (1994) lần đầu tiên trong văn bản chính thức của Đảng ,chúng ta mới xác định việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của dân ,do dân và vì dân . 2-Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của dân ,do dân và vì dân .Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước pháp quyền Tư sản không thể có được.Thực chất đặc điểm này của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo đảm tính giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước ta.Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân tự định đoạt, nhân dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực Nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn dân tộc. Điều này thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác. 3_Trong Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước rất mới mẻ , chúng ta phải lấy hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm. Về nguyên tắc, chúng ta không thừa nhận học thuyết “tam quyền phân lập”vì nó máy móc, thô cứng theo kiểu các quyền hoàn toàn độc lập, không có sự phối hợp, thậm chí đi đến đối lập, hạn chế sức mạnh của cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp.Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể trở lại với nguyên tắc tập quyền, tức là tập trung toàn bộ quyền cao nhất của nhà nước lập pháp ,hành pháp và tư pháp cho một cá nhân hoặc một cơ quan tổ chức nhà nước. bởi vì, chúng ta làm như vậy là đi ngược lại sự tiến bộ của nhân loại. Vấn đề đặt ra yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu giải quyết đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có sự phân công ,phân định thẩm quyền cho rõ r
Tài liệu liên quan