Hiện nay, Việt Nam đang trên con đường đổi mới,hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nước ta đang cố gắng phấn đấu và nỗ lực hết mình để tham gia vao các tổ chức kinh tế trên thế giới như : AFTA, WTO và chúng ta đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới nước ta còn cần phải khắc phục những yếu kém về năng lực quản lý và còn phải phát triển sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây cũng là một đòi hỏi khách quan để Việt Nam dễ dãng hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thề giới.
21 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Hữu Hưng-Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Hiện nay, Việt Nam đang trên con đường đổi mới,hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nước ta đang cố gắng phấn đấu và nỗ lực hết mình để tham gia vao các tổ chức kinh tế trên thế giới như : AFTA, WTO…và chúng ta đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới nước ta còn cần phải khắc phục những yếu kém về năng lực quản lý và còn phải phát triển sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây cũng là một đòi hỏi khách quan để Việt Nam dễ dãng hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thề giới.
Trong quá trình sản xuất, việc con người phải lao động để tạo ra cuả cải vật chất cho xã hội là một tất yều khách quan không thể thiếu được. Chính vì vậy con người đã phải hao phí rất nhiều sức lao động. Để qua trình sản xuất ở các doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái tạo sức lao động. Vì vậy, khi người lao động tham gia hoạt động SXKD ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả cho họ một khỏan thù lao xứng đáng đối với sức lao động mà họ đã bỏ ra đó chính là tiền lương. Với người lao động thì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Còn đối với các doanh nghiệp thì tiền lương còn là một đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần, tích cực lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động, hiệu suất công việc và nâng cao đời sống cho người lao động.Giải quyết mối quan hệ tiền lương tốt sẽ làm cho người lao động thấy được lợi ích vật chất của mình gắn liền với kết quả lao động, từ đó họ sẽ tích cực nâng cao trình độ tay nghề, tận dụng thời gian để lao động, phát huy sang kiến, không ngừng nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Do đó, sau một thời gian được về thực tập tại Công ty Cổ phần Hữu Hưng-Viglacera nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiền lương và các khoản trích theo lương đối với đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty nên em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Hữu Hưng-Viglacera”
Kết cấu bài viết gồm ba phần:
Phần I : Giới thiệu chung về công ty và bộ máy tổ chức quản lý.
Phần II : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Hưu Hưng-Viglacera.
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
Do thời gian thực tập ngắn mặt khác bản thân em kinh nghiệm thực tế còn yếu vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô, các cô, chú trong công ty va của các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
PHầN I:
GiớI THIệU CHUNG Về CÔNG TY Và Bộ MáY Tổ CHứC QUảN Lý
CủA CÔNG TY.
Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
1) Quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty Cổ phần Hữu Hưng được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang, trực thuộc tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng-Bộ xây dựng.Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại gạch ngói xây dựng phục vụ chủ yếu cho thị trường trong nước.Tên gọi trước đây là nhà máy gạch Hữu Hưng được thành lập từ năm 1959 theo quyết định của bộ xây dựng. Từ ngày 01/06/1998 nhà máy gạch Hữu Hưng và phân xưởng gạch Ngãi Cầu thuộc công ty gạch ốp lát Hà Nội sáp nhập với công ty Gốm xây dựng Từ Liêm và được đổi tên thành Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Đến Năm 2003 công ty chuyển thành công ty cổ phần, công ty có tổng mức vốn đầu tư lên tới 31 tỷ VND.Công ty có trụ sở đặt tại xã Đại Mỗ-huyện Từ Liêm-TP Hà Nội.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.Năm 1992, công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế hệ thống sản xuất gạch cũ bằng hệ thống sản xuất gạch của Italia và lò lung Tuynen với trị giá 12 tỷ VNĐ.Đây là một dây chuyền công nghệ sản xuất gạch tiên tiến nhất tại Việt Nam.Việc đầu tư đã làm cho công suất của công ty ngày một tăng nhanh cũng như chất lượng của sản phẩm được cảI tiến tốt hơn đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày một tăng nhanh trong nước.Công ty đã đạt mức sản lượng hơn 150 triệu viên gạch năm 2005 và dự kiến năm 2006 sẽ đạt mức hơn 180 triệu viên gạch.Công ty có khả năng sản xuất các loại sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều giảI thưởng tại các hội trợ triển lãm như :GiảI thưởng “Quả cầu vàng” năm 2002, giảI thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn năm 2003…Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt trên toàn quốc và đã xuất khẩu sang cả những thị trường quốc tế như : Nhật bản, Hàn quốc, Singapo, Đài loan…
2) Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty tổ chức hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh theo hình thức tập trung.Công ty hiện có ba phân xưởng sản xuất đóng tại ba địa đIêm cách nhau 2-5 km: Phân xưởng Hưu Hưng; Phân xưởng gạch chẻ cao cấp; Phân xưởng Ngãi Cầu.Trong từng phân xưởng lại chia thành các tổ sản xuất thực hiện các công việc liên hoàn với nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
Nhiệm vụ của các phân xưởng: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về sản xuất sản phẩm và mọi hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất; Thứ hai là tham mưu cho ban giám đốc về mặt kỹ thuật, thực hiện kế hoạch theo đúng năm tháng; Thứ ba là luôn phảI đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra phảI đạt chất lượng tốt; Thứ tư là giám sát chấm công và làm lương cho người lao động một cách trung thực và đúng kỳ; Thứ năm là quan tâm trực tiếp đến đời sống và đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong phân xưởng.
Nhiệm vụ của các tổ sản xuất: Mỗi tổ sản xuất có những nhiệm vụ riêng chẳng hạn như: Tổ tạo hình có nhiệm vụ cắt gạch mang ra phơi; Tổ than có nhiệm vụ cung cấp liên tục, đầy đủ than cho quá trình sản xuất; Tổ bể ủ thì chuẩn bị đất, nước, tưới nước, ngâm ủ; Tổ phơi có nhiệm vụ phơI đảo gạch dảm bảo gạch co chất lượng; Tổ vận chuyển có nhiệm vụ vận chuyển gạch; Tổ đốt có nhiệm vụ cho gạch vào lò và đảm bảo cho lò hoạt động liên tục trong quá trình nung gạch…
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
KH
TH
KH
TH
1.Tổng doanh thu
27,540,000,000
29,573,768,410
40,630,000,000
28,854,444,000
2.Tổng chi phí,giá thành
26,235,000,000
28,488,105,440
38,916,643,726
27,950,483,150
3.Nộp ngân sách NN
Thuế GTGT
480,000,000
501,000,000
2,350,000,000
1,650,000,000
Thuế TTĐB
0
0
0
0
Thuế XNK
0
0
0
0
Thuế TNDN
8,751,960
9,939,778
0
0
4.Tổng lợi nhuận sau thuế
816,248,040
1,075,723,194
1,713,356,274
903,960,850
5.thu nhập BQ/tháng/1ngời
987,000
1,075,000
1,140,000
996,000
II) Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty.
Công ty Cổ phần Hữu Hưng Viglacera tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu tham mưu trực tuyến chức năng, các phòng ban tham mưu trực tuyến cho giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ của mình giúp giám đốc đề ra các quyết định quản lý đúng đắn và phù hợp với hoạt động của công ty.
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
p. kinh doanh
ban ki ểm so át
c ác ph ó gi ám đ ốc
đ ại h ội đ ồng c ổ đ ông
h ội đ ồng qu ản tr ị
gi ám đ ốc
p.t ổ ch ức
h ành ch ính
p. k ỹ thu ật
k ế to án tr ư ởng
ph òng k ế to án t ài ch ính
px g ạch hữu h ưng
px g ạch
cao c ấp
px g ạch
ng ãi c ầu
- Đại hội đồng cổ đông : Bao gồm tất cả các cổ đông có quyển biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đổng thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận.
- Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty: Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, cơ cấu tổ chức lập quy chế quản lý nội bộ của công ty. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác. mỗi thành viên hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
- Ban giám đốc : bao gồm giám đốc và các phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chiu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người đại diện trước pháp luật của công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, các kế hoạch kinh doanh và các phương án của công ty.
- Ban kiểm soát : Do hội đồng bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính chung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.
*Các phòng ban chức năng:
-Phòng tài chính kế toán : Giám sát về mặt tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vật tư, tài sản tiền vốn theo quy định, thực hiện chế độ thu nộp với ngân sách nhà nước, lập báo cáo quyết toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý, năm, nộp các cơ quan.
-Phòng kỹ thuật - KCS : Quản lý về vấn đề kỹ thuật sản xuất, giám sát các định mưu kỹ thuật, sản xuất, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
-Phòng kinh doanh : Ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các hoạt động maketing, tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-Phòng tổ chức - hành chính: Giúp giám đốc thực hiện đúng chính sách của Nhà nước đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra chịu sự quản lý của phòng tổ chức – hành chính còn có 3 bộ phận nhỏ: Bộ phận y tế, bộ phận tạp vụ, bộ phận bảo vệ.
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
NHÂN VIấN THỐNG Kấ NHÀ MÁY
KẾ TOÁN TIấU THỤ SP, THEO DếI CễNG NỢ PHẢI THU
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN THANH TOÁN,
THỐNG Kấ TỔNG HỢP
KẾ TOÁN VẬT TƯ THEODếI CễNG NỢ PHẢI TRẢ
KẾ TOÁN TỔNG HỢP CPSX, TÍNH GIÁ THÀNH SP VÀ KẾ TOÁN TSCĐ, KẾ TOÁN NGÂN
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ cung cấp số liệu
Mỗi một nhân viên trong bộ máy kế toán phụ trách một phần hành kế toán nhất định. Mỗi một người đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Cụ thể là:
-Kế toán trưởng: Phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm , hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc của kế toán viên trong phòng. Có nhiệm vụ lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tín dụng ngân hàng hàng năm. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
-Kế toán thanh toán - Thống kê tổng hợp và theo dõi các khoản phải thu phải trả: Theo dõi tình hình tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, trả nợ ngân hàng, lên báo cáo thông kê tháng, quý, năm.
-Kế toán vật tư : Hạch toán chi tiết và tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và theo dõi công nợ thanh toán các khoản phải trả .
-Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh: Hạch toán chi tiết thành phẩm nhập kho, tiêu thụ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng, xác định doanh thu, tình hình bán hàng.
-Kế toán tổng hợp - Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và theo dõi kế toán TSCĐ , Theo dõi các khoản thanh toán tín dụng : Căn cứ vào các chi phí phát sinh trong tháng để tập chi phí và tính giá thành sản phẩm, tính phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ trong tháng.
-Thủ quỹ : Là người chuyên thu tiền, chi tiền khi có các nghiệp vụ liên quan tới tiền mặt phát sinh, hàng ngày ghi sổ quỹ tiền mặt.
-Nhân viên thống kê nhà máy: Có nhiệm vụ chấm công hàng ngày cuối tháng tổng hợp lại. Ngoài ra còn lập bảng nghiệm thu sản phẩm hàng ngày theo từng loại gạch, từng thứ hạng phẩm cấp. Cuối tháng kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang dưới phân xưởng, tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, tập hợp số liệu về vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng.
PHầN II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
i- Nội dung kế toán tiền lương tại công ty.
1. Các căn cứ về việc trả lương ở công ty.
Căn cứ vào nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của chính phủ đối với công tác quản lý tiền lương và thu nhập của người lao động.
Căn cứ vào thông tư số 13/ LĐTBXH về phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương.
Căn cứ vào chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đối với công tác quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp của nghành xây dựng.
Là một doanh nghiệp sản xuất, chuyên sản xuất các loại gạch cung cấp cho thị trường xây dựng. Hiện nay, công ty sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm dựa trên định mức và đơn giá sản phẩm.
2) Cách trả lương.
2.1) Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì tiền lương được trả trực tiếp theo sản phẩm và đơn giá sản phẩm.
Tiền lương của công nhân sản xuất = Sản lượng x Đơn giá
Hàng tháng căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà công nhân sản xuất ra làm cơ sở để trả lương cho công nhân sản xuất.
2.2) Đối với cán bộ quản lý và công nhân phục vụ của công ty.
Đối với cán bộ quản lý:- Cơ sở để tính lương cho họ là hàng tháng lấy lương bình quân của công nhân sản xuất nhân ba(3) bằng lương của Giám đốc.
Hệ số tiền lương của cán bộ quản lý được xây dựng như sau: Giám đốc= hệ số1; Phó giám đốc; Kế toán trưởng= hệ số 0.8; Tiền lương của các cán bộ ở các bộ phận được xác định trên cơ sở hoàn thành công việc được giao có hệ số từ 0.22 đến 0.7.
* Đối với công nhân phục vụ: Trả lương theo cấp bậc công việc và hệ số hoàn thành quý lương của công nhân sản xuất.
3) Chứng từ kế toán sử dụng.
Bao gồm: * Bảng chấm công( ban hành theo QĐ1141/TC/CĐKT)
Bảng thanh toán tiền lương (tháng)
Bảng giao việc và thanh toán lương.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
…
4) Tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp hạch toán:
Kế toán sử dụng tài khoản sau:
*TK 334: “PhảI trả CNV” ; Kết cấu của tài khoản này:
- Bên Nợ: Các khoản tiền lương,thưởng, BHXH,các khoản khác đã ứng trước cho người lao động, các khoản kháu trừ vào thu nhập của người LĐ.
- Bên Có: Các khoản tiền lương, thưởng, BHXH, các khoản khác thực tế phải trả cho người LĐ.
- Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, thưởng còn phải trả người LĐ.
TK 622: Phải trả cho lao động trực tiếp
TK 627: Phải trả nhân viên phân xưởng.
TK641: Phải trả nhân viên bán hàng.
TK 642: Phải trả cho nhân viên QLDN
TK 111, TK112 và một vài tài khoản có liên quan…
Phương pháp hạch toán: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng kế toán phân loại tiền lương và lập chứng từ phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí sản xuất kinh doanh và hạch toán:
* Nợ TK622: PhảI trả cho lao động trực tiếp
Nợ TK627: PhảI trả nhân viên phân xưởng
Nợ TK641: PhảI trả cho nhân viên bán hàng
NợTK642: PhảI trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp
…
Có TK334: Tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp.
* Khi phản ánh các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động:
+ Nợ TK334- phảI trả CNV
Có TK338 (3382,3383,3384)
* Khi thanh toán tiên lương cho người lao động kế toán hạch toán :
Nợ TK334
Có TK111,TK112, TK khác có liên quan…
+ Ví dụ: Trong tháng 04/2006 ,dựa vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương kế toán xác định số tiền lương phảI trả như sau: Trả cho công nhân trực tiếp là 83.996.626VNĐ; Cho nhân viên quản lý doanh nghiệp là 23.455.323VNĐ; Cho bộ phận bán hàng là 26.438.160VNĐ, kế toán hạch toán như sau:
+ Nợ TK622 : 83.996.626
+ Nợ TK641 : 26.438.160
+ Nợ TK642 : 23.455.323
Có TK334 : 112.780.109
* Khi phản ánh các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động kế toán ghi:
+ Nợ TK334 : 6.766.806
Có TK3383: 5.639.005
Có TK3384: 1.127.801
* Khi trả lương cho người lao đông kế toán ghi:
+ Nợ TK334 : 106.013.303
Có TK111 : 106.013.303
Sơ đồ hạch toán tiền lương :
TK 111, 112
TK 334
TK 622
TK 627
TK 641
TK 642
TK 138, 141
Thanh toán cho
người lao động
Các khoản khấu trừ
(nếu có)
Phải trả cho nhân
viên bán hàng
Phải trả cho
nhân viên phân xưởng
Phải trả cho nhân
công trực tiếp
Phải trả cho quản lý
doanh nghiệp
II- NộI DUNG Kế TOáN CáC KHOảN TRíCH THEO LƯƠNG TạI CÔNG TY.
Các khoản trích theo lương của công ty.
BHXH: tỷ lệ trích là 20% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 5% trừ vào thu nhập của cán bộ công nhân viên( CBCNV)
BHYT: Tỷ lệ trích là 3% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, con 1% trừ vào thu nhập của CBCNV.
KPCĐ: Công ty trích 2% trên lương thực tế của người lao động và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Hàng tháng người lao động trích từ lương cơ bản 5% nộp BHXH và 1% nộp BHYT.
Chứng từ kế toán sử dụng.
Bảng thanh toán tiền lương và BHXH.
Phiếu nghỉ BHXH.
Phiếu nghỉ BHYT.
…
Tài khoản kế toán sử dụng.
TK 338: Phải trả, phải nộp khác, chi tiết như sau :
TK3382: KPCĐ
TK3383: BHXH
TK3384: BHYT
TK111, TK112, các TK khác có liên quan.
Sổ cáI TK338.
Phương pháp hạch toán.
Dựa vào bảng thanh toán tiền lương, cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ và định khoản như sau:
* Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán ghi:
+ Nợ TK622, 627, 641,642…: Phần tính vào chi phí của doanh nghiệp.
+ Nợ TK334: Phần trừ vào thu nhập của người lao động.
Có TK338( 3382;3383;3384)
* Phản ánh phần BHXH trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp, kế toán ghi: + Nợ TK338(3383)
Có TK334
* Khi thanh toán cho người lao động kế toán ghi:
+ Nợ TK334
Có TK 111…
* Phản ánh chi tiêu KPCĐ tại công ty, kế toán ghi:
+ Nợ TK338( 3382)
Có TK111…
+ Ví dụ : Như trong tháng 4/2006 doanh nghiệp phải trả lương cho bộ phận nhân viên bán hàng là 26.438.160 VNĐ. Khi hạch toán các khoản tríh theo lương như sau:
* Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí hoạt động kinh doanh của công ty: - BHXH = 26.438.160 x15% = 3.965.724
- BHYT = 26.438.160 x 2% = 528.763
- KPCĐ = 26.438.160 x 2% = 528.763
* Phần trừ vao thu nhập của người lao động: 26.438.160 x 6% = 1.586.290
Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 641 : 5.023.250
Nợ TK334: 1.586.290
Có TK338: 6.609.540( Chi tiết như sau)
Có TK 3382 : 528.763(2%)
Có TK3383 : 5.287.632 (20%)
Có TK3384 : 793.145 (3%)
+ Cũng trong tháng 4/2006, có anh Nguyễn Văn An là công nhân ở bộ phận tổ than bị ốm 5 ngày. Số tiền hưởng BHXH là: (280.000 x 5 x 75%)/22 = 47.727. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 3383: 47.727
Có TK 334: 47.727
+ Trong tháng khi dùng KPCĐ thăm hỏi nhân viên ốm đau, kế toán hạch toán, chi bàng tiền mặt: Nợ TK 3382 : 50.000
Có TK 111: 50.000
Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương:
TK 111,112
TK3382,3383,3384
TK622,627,641,642
TK 111,112
TK 111,112
TK 111,112
Nộp KPCĐ,BHXH, BHYT
Hoặc chi tiêu KPCĐ
Trích KPCĐ, BHXH,
BHYT tính vào chi phí
Trợ cấp BHXH cho
người lao động
Trích KPCĐ,BHXH, BHYT
Trừ vào thu nhập của người LĐ
Nhận tiền trợ cấp thanh toán
thuộc quỹ BHXH
PHầN III: MộT Số ý KIếN Đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
1. Nhận xét khái quát về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
Qua một thời gian thực tập tìm hiểu và nghiên cứu thực tế về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty Cổ phần Hữu Hưng-Viglacera em co một vài nhân xét sau:
+ Công ty Cổ phần Hữu Hưng-Viglacera là một doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty Cổ phần nên hạch toán kinh tế độc lập. Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học. Bộ máy kế toán của công ty nhìn chung khá là gọn nhẹ, được tổ chức chuyên sâu, mỗi một kế toán viên chịu trách nhiệm một phần hành cụ thể nên đã phát huy được tính chủ động, sự thành thạo trong công việc. Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ và luôn được trang bị thêm các kiến thức mới để hỗ trợ cho công việc.
+ Công tác kế toán tiên lương và các khoản trích theo lương được thực hiện chủ yếu ở phòng kế toán của công ty có hệ thống máy vi tín