Hợp tác hóa nông nghiệp là một vấn đề không chỉ đƣợc các đồng chí
lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, mà còn đƣợc cả những nhà nghiên cứu cũng
rất quan tâm dƣới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực
hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng, với cách tƣ duy
mới, việc đánh giá quá trình hợp tác hóa đối với sự phát triển kinh tế cả nƣớc
nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, càng đƣợc nghiên cứu sâu hơn
nhằm tìm ra những kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện kinh tế hợp tác trong
thời kì đổi mới.
Trong tác phẩm “ Nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam”
của đồng chí Lê Duẩn, Nxb Sự thật Hà Nội, xuất bản năm 1986, đã đề cập tới
những nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam và đƣợc trình bày
tại đại hội lần thứ IV của Đảng trong đó có các về vấn đề: Hợp tác hóa nông
nghiệp, đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật, xây dựng đào tạo con ngƣời
mới, kinh tế địa phƣơng vv.; Tác giả Phạm Nhƣ Cƣơng trong cuốn “ Một số
vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã
hội, 1991, có đề cập đến Lịch sử hợp tác hóa ở nƣớc ta sau cách mạng tháng
tám (1945), bản chất và những khuyết điểm của nó cùng những đề nghị về
điều chỉnh quá trình hợp tác hóa trong thời gian tới; Chử Văn Lâm, Nguyễn
Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú trong cuốn “Hợp tác hóa nông nghiệp Việt
Nam: Lịch sử, vấn đề, triển vọng” Nxb Sự thật, 1992, đã đề cập tới Lịch sử
phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong suốt 30 năm 1958-1980. Những
thành tựu và thiếu sót của phong trào này. Những nét mới trong phong trào
hợp tác hóa hiện nay: Vấn đề và mâu thuẫn; một số kinh nghiệm của nƣớc
ngoài; định hƣớng và giải pháp của kinh tế hợp tác ở nông thôn.
114 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên (từ 1958 đên 1990), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
--0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ VIỆT HÀ
QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng thành kính. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính
trọng sâu sắc tới:
- T.S. Nguyễn Duy Tiến đã quan tâm hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi tận
tình chu đáo trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành
luận văn.
- Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử, khoa Sau Đại học và các thầy cô
bộ môn đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
bảo vệ luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó, cảm ơn sự
góp ý chân thành và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi học tập nâng cao đƣợc trình
độ trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009
Tác giả
Lê Việt Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hợp tác hóa nông nghiệp là một vấn đề không chỉ đƣợc các đồng chí
lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, mà còn đƣợc cả những nhà nghiên cứu cũng
rất quan tâm dƣới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực
hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng, với cách tƣ duy
mới, việc đánh giá quá trình hợp tác hóa đối với sự phát triển kinh tế cả nƣớc
nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, càng đƣợc nghiên cứu sâu hơn
nhằm tìm ra những kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện kinh tế hợp tác trong
thời kì đổi mới.
Trong tác phẩm “Nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam”
của đồng chí Lê Duẩn, Nxb Sự thật Hà Nội, xuất bản năm 1986, đã đề cập tới
những nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam và đƣợc trình bày
tại đại hội lần thứ IV của Đảng trong đó có các về vấn đề: Hợp tác hóa nông
nghiệp, đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật, xây dựng đào tạo con ngƣời
mới, kinh tế địa phƣơng vv....; Tác giả Phạm Nhƣ Cƣơng trong cuốn “Một số
vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã
hội, 1991, có đề cập đến Lịch sử hợp tác hóa ở nƣớc ta sau cách mạng tháng
tám (1945), bản chất và những khuyết điểm của nó cùng những đề nghị về
điều chỉnh quá trình hợp tác hóa trong thời gian tới; Chử Văn Lâm, Nguyễn
Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú trong cuốn “Hợp tác hóa nông nghiệp Việt
Nam: Lịch sử, vấn đề, triển vọng” Nxb Sự thật, 1992, đã đề cập tới Lịch sử
phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong suốt 30 năm 1958-1980. Những
thành tựu và thiếu sót của phong trào này. Những nét mới trong phong trào
hợp tác hóa hiện nay: Vấn đề và mâu thuẫn; một số kinh nghiệm của nƣớc
ngoài; định hƣớng và giải pháp của kinh tế hợp tác ở nông thôn.
Về quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên đã có những tài liệu
đề cập đến nhƣ Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 4,5,6..., các văn kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu, hệ thống lại quá trình hình thành và phát triển phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên.
- Từ thực tiễn phong trào, trong quá trình thực hiện kinh tế HTX nông
nghiệp, thông qua cách thức tiến hành, tổ chức, qui mô HTX,... của tỉnh trong
việc quản lí hoạt động sản xuất, dƣới hình thức tập thể hóa TLSX. Đề tài rút
ra những mặt thành công và hạn chế của phong trào hợp tác hóa của tỉnh
trong tổng thể tình hình chung của cả nƣớc giai đoạn 1958 - 1990.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tƣ liệu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của Mác - Ăng ghen, Lênin bàn về vấn đề
hợp tác hóa.
- Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, tƣ và các nghị quyết,
chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề hợp tác hóa.
- Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên trong thời kì 1954 -1990, trong đó chủ yếu là thời kì 1958 - 1990.
Những tác phẩm, bài viết của các lãnh tụ về lịch sử kinh tế xã hội trong
đó có chủ trƣơng hợp tác hóa của Đảng, lịch sử Đảng bộ tỉnh và nhiều tài liệu
khác viết về vấn đề hợp tác hóa của Thái Nguyên nói riêng.
Tƣ liệu đƣợc khai thác chủ yếu ở Kho lƣu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ, Lƣu
trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thƣ viện tỉnh, Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo
Tỉnh uỷ, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhiều tài
liệu, văn bản sƣu tầm của cá nhân…. Đó là cơ sở, cứ liệu chủ yếu trong
nghiên cứu đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai ; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá , Phú
Lƣơng và phía nam huyện Võ Nhai ; vùng ấm gồm các huyện Đại Từ , Đồng
Hỷ, Phú Bình , Phổ Yên , thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên . Nhiệt
độ chênh lệch giƣ̃a tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất
(tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong
khoảng 1.300 - 1.750 giờ, phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm .
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bổ tƣơng đối đều trên địa bàn
tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ
huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chạy xuống địa bàn tỉnh Thái Nguyên suốt từ bắc
xuống nam qua các huyện Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đồng Hỷ, thị xã Thái
Nguyên, Phú Bình và Phổ Yên, tạo nên trục đối xứng cả về lãnh thổ và hƣớng
dốc của tỉnh. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo
hƣớng nam qua huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công
xuống huyện Phổ Yên, hợp với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên).
Ngoài ra, Thái Nguyên còn có nhiều sông ngắn và nhỏ nhƣ sông Đu, sông
Nghinh Tƣờng, sông Dong, sông Chu, sông Khe Mo, sông Huống Thƣợng…
và nhiều suối nhỏ khác. Các sông, suối Thái Nguyên hằng năm cung cấp cho
đồng ruộng ven sông một khối lƣợng phù sa rất lớn, làm cho đất đai thêm phì
nhiêu, mầu mỡ, giữ đƣợc độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng các
loại cây lƣơng thực và hoa màu.
Đất Thái Nguyên chủ yếu thuộc loại Feralit, đất đá vôi và đất ruộng
thích hợp cho việc phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp và
chăn nuôi đại gia súc.
Đất núi : chiếm 48,4% diện tích tƣ̣ nhiên, nằm ở độ cao trên 200m so
với mƣ̣c nƣớc biển , thích hợp cho phát triển lâm nghiệp , trồng rƣ̀ng đầu
nguồn, rƣ̀ng phòng hộ , rƣ̀ng kinh doanh và trồng các cây đặc sản, cây ăn quả,
cây lƣơng thƣ̣c phục vụ nhân dân vùng cao .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
1.1.3. Tình hình văn hóa, xã hội
Dƣới thời Pháp thuộc, Thái Nguyên có dân số khoảng 100.000 ngƣời;
mật độ dân số 29 ngƣời/km2 [61, 4]. Ngƣời dân bản địa ở Thái Nguyên so với
những tỉnh khác không nhiều, song qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc
và dân số đã tăng nhanh. Tính đến năm 1936, tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận
trên 6 ngàn đồng bào từ các tỉnh miền xuôi đến lập nghiệp. Đồng bào nhập cƣ
đến Thái Nguyên tăng nhanh trong những năm sau này, nhất là trong thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Ngày nay, dân số Thái Nguyên có gần 1,1 triệu dân, gồm 8 dân tộc chủ
yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa và một số ít
các dân tộc khác nhƣng chiếm tỉ lệ không lớn. Mật độ dân số khoảng 260
ngƣời/ km2, cao nhất trong các tỉnh miền núi phía bắc . Tuy nhiên , dân cƣ
phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cƣ rất thƣa thớt , trong khi đó ở
vùng thành thị , đồng bằng dân cƣ rất dày đặc . Nơi có mật độ dân cƣ cao nhất
là thành phố Thái Nguyên (1.300 ngƣời/km2), nơi có mật độ dân cƣ thấp nhất
là huyện Võ Nhai (khoảng 80 ngƣời/km2). [63,44]
Ở Thái Nguyên, dân tộc Kinh chiếm 75,5% dân số. Đây là dân tộc
mang nguồn gốc bản địa, chiếm số lƣợng đông nhất. Dân tộc Kinh gồm nhiều
bộ phận hợp thành: Dân bản địa, dân tuyển mộ vào làm công trong các mỏ,
đồn điền, có bộ phận là ngƣời di dân từ các vùng đồng bằng lên. Địa bàn cƣ
trú của ngƣời Kinh rộng khắp từ vùng trung du phía nam đến các vùng núi
rừng hẻo lánh phía Bắc, trong đó tập trung nhiều ở khu vực thị xã Thái
Nguyên. Ngƣời Kinh có kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiếp thu nhanh các
tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Tổ chức xã hội của ngƣời Kinh cũng rất chặt chẽ,
từ thành thị đến nông thôn mang nét đặc trƣng tiêu biểu của xã hội Việt Nam.
Xuất phát từ đặc điểm cƣ trú, ngƣời Kinh có truyền thống trồng lúa nƣớc, làm
nông nghiệp và nghề thủ công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
Cách mạng tháng Tám thành công, từ sau năm 1945 trở đi, trong quá
trình cùng nhau xây dựng chính quyền mới và phát triển kinh tế, văn hóa - xã
hội, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tập thể đƣợc nhân lên gấp bội khi các
dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay và các dân tộc khác sát cánh bên
nhau thực hiện các chính sách mới của Đảng và Chính phủ trên con đƣờng đi
lên CNXH mà bƣớc đầu là đi vào làm ăn tập thể trong sản xuất nông nghiệp.
1.2. QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN TRƢỚC KHI TIẾN HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp trƣớc năm 1958
Trƣớc năm 1945, ở Thái Nguyên hơn 90% dân số là nông dân. Phần
lớn ruộng đất của Thái Nguyên nằm trong tay các điền chủ ngƣời Pháp và địa
chủ ngƣời Việt, đa số nông dân Thái Nguyên không có ruộng cày phải lĩnh
canh, nộp tô cho địa chủ, hoặc vào làm tá điền trong các đồn điền chịu sự bóc
lột nặng nề của các chủ đất. Lối canh tác của nông dân lúc bấy giờ rất thô sơ,
không hộ nông dân nào có máy kéo, phân bón hóa học và các công cụ cải tiến
khác chƣa đƣợc sử dụng trong nông nghiệp. Vì vậy, năng suất và sản lƣợng
cây trồng rất thấp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đã mở ra trang sử mới
cho nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Đƣợc sống trong tự do, đƣợc
hƣởng một số quyền lợi bƣớc đầu về kinh tế và chính trị do chính quyền cách
mạng mới đem lại, do đó, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là
nông dân tuyệt đối tin tƣởng vào Đảng và đi theo đƣờng lối cách mạng của
đảng, xây dựng CNXH. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Đảng và Nhà
nƣớc thực hiện những chủ trƣơng chính sách của nền dân chủ mới mang lại
lợi ích thiết thực cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Với các điều kiện thuận lợi trên, ngay sau khi giành đƣợc chính quyền,
Thái Nguyên nhanh chóng ổn định kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
Mặt khác, sức sản xuất của ngƣời nông dân vẫn bị kìm hãm, mặc dù
thông qua các đợt thực hiện chính sách giảm tô (9/1949), chính sách ruộng đất
1951, 1952 tính đến năm 1953, giai cấp địa chủ ở Thái Nguyên còn chiếm
hữu khoảng 16.572 mẫu ruộng trên tổng số 82.834 mẫu; 3701 trên tổng số
28.800 con trâu bò toàn tỉnh. Tỷ lệ chiếm hữu tuy không lớn nhƣng tính bình
quân nhân khẩu thì lại rất cao. Riêng diện tích ruộng bình quân nhân khẩu giai
cấp địa chủ chiếm từ 2,3 mẫu đến 2,7 mẫu, trong khi thành phần cố nông và
bần nông chỉ có từ 0,7 sào đến 1,2 sào Bắc bộ một đầu ngƣời. Nông dân thiếu
ruộng vẫn phải lĩnh canh của địa chủ để gieo trồng và nộp tô cho chúng; vẫn
bị phụ thuộc và bị bóc lột sức lao động, đó chính là trở ngại lớn trong việc
phát triển sản xuất .
Khi hiệp định Giơ-ne-vơ đƣợc kí kết, ở Thái Nguyên địch tập trung dụ
dỗ cƣỡng ép đồng bào theo đạo thiên chúa giáo bằng cách cho những tên tay
sai phản động đội lốt các chức sắc tôn giáo từ Thái Bình, Nam Định lên dùng
thần quyền để tuyên truyền mê hoặc thúc ép giáo dân di cƣ theo chúng vào
miền Nam. Một số ngƣời kém hiểu biết đã tin, bỏ lại nhà cửa ruộng vƣờn theo
địch vào Nam, làm cho đồng ruộng càng thiếu ngƣời sản xuất. Thêm vào đó,
trong năm 1954 lại bị thiên tai dồn dập, sản xuất sút kém, nạn đói xẩy ra
nhiều vùng và kéo dài suốt 6 tháng đầu năm 1955.
Tất cả những khó khăn trên đã kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp,
nông thôn Thái Nguyên. Mặc dù nông dân các dân tộc rất hăng hái tham gia
lao động sản xuất, khai hoang phục hóa nhƣng vẫn không đem lại đƣợc kết
quả nhƣ mong muốn. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, "Giặc đói" vẫn
là mối đe dọa thƣờng xuyên trong nhiều gia đình.
Thông qua một loạt các chính sách của Đảng và Chính phủ nhƣ: Chính
sách giảm tô, giảm tức năm 9/1949, cuộc vận động thu thuế nông nghiệp theo
chính sách thuế nông nghiệp do Nhà nƣớc ban hành tháng 5/1951 và cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
những năm tiếp theo mức độ đầu tƣ có tăng song không đáng kể; các công
trình thuỷ lợi mới phục hồi đƣợc cống Vạn Già trên sông máng (Phú Bình),
khôi phục đập thác Huống, đào thêm ao, chuôm chứa nƣớc, làm cọn nƣớc,
đào giếng chống hạn... Giống cây trồng vẫn là giống truyền thống, chƣa có
phân hoá học… Song với quan hệ sản xuất mới phù hợp cùng với các yêu tố
chính trị, xã hội mới đã tạo ra sự hăng hái, phấn khởi lao động sản xuất trong
nông dân. Từng bƣớc khắc phục đƣợc nhiều khó khăn nhƣ: hạn hán, mƣa lũ,
sâu bệnh, ra sức làm thuỷ lợi, khai hoang phục hoá, không những trồng lúa,
trồng mầu mà còn chú trọng trồng cây công nghiệp.
Kết quả, mặc dù bị hạn hán và sâu bệnh phá hoại nặng, nhƣng tổng sản
lƣợng lƣơng thực năm 1955 toàn tỉnh vẫn đạt 96,854 tấn trong đó lúa đạt
54.753 tấn, hai năm 1956, 1957 nhân dân các dân tộc trong tỉnh hăng hái thi
đua khai hoang phục hoá, thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng
đƣa diện tích cấy lúa cả năm 1957 lên 50.072 ha, tăng gần 4000 ha so với năm
1955. Các biện pháp kỹ thuật cày sâu, bừa kỹ, cấy dầy, tăng cƣờng phân bón,
đắp bờ giữ nƣớc, làm cỏ sục bùn tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển, vì vậy
năng suất các loại cây lƣơng thực tiếp tục đƣợc nâng cao. Riêng lúa năng suất
năm 1957 tăng 2,4 tạ/ha so với năm 1955. Tổng sản lƣợng lúa đạt 71.160 tấn,
do đó đã tạo ra sự tăng trƣởng về giá trị sản lƣợng nông nghiệp, bình quân
tăng 10%/năm. Thu hoạch bình quân tính theo đầu ngƣời về lƣơng thực, kể cả
hoa màu quy ra thóc là 315kg năm 1955; 444kg năm 1956 và 342kg năm
1957. Cùng với hơn 20.000 tấn hoa mầu các loại Thái Nguyên không chỉ bảo
đảm lƣơng thực cho nhu cầu của nhân dân mà còn đóng góp cho Nhà nƣớc
mỗi năm từ 10.000 đến 13.000 tấn [4, 316].
Do đƣợc quan tâm chăm sóc tốt, nhất là về chuồng trại và thức ăn nên
trong hơn 2 năm đàn trâu toàn tỉnh tăng 10.400 con, đàn bò tăng 4.200 con,
đàn lợn tăng 23.000 con, không chỉ đáp ứng đủ sức kéo cho phát triển sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
xuất, có tinh thần cách mạng, nhiệt tình yêu nƣớc. Ở một số huyện trong tỉnh,
nông dân 2/3 là tá điền, qua nhiều cuộc vận động cách mạng lớn của Đảng
nhƣ: giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất…, do đó trình độ nhận thức về
chính trị đã đƣợc nâng lên. Hàng chục vạn nông dân lao động đã hiểu rõ rằng,
Đảng và chế độ mới đã đƣa lại ruộng đất cho họ. Mặt khác, trong quá trình
sản xuất lâu đời, nông dân đã thấy và gặp nhiều khó khăn khi sản xuất riêng lẻ
nên đòi hỏi nông dân phải tổ chức, tập hợp nhau lại để cùng sản xuất. Do vậy,
tổ đổi công ở Thái Nguyên đã đƣợc xây dựng từ rất sớm (1953), trong thời kì
kháng chiến đã nảy nở nhiều phong trào đổi công ở một số nơi nhƣ: tổ đổi
công Cầu Thành (xã Thành Công - Đại từ), tổ ông Khuynh già làng ở Đồng Hỷ,
tổ ông Trọng (Bình Thành - Định Hóa)…Tuy mới là hình thức đổi công từng
vụ, từng việc nhƣng lúc đó hoạt động rất sôi nổi, đã đƣợc cả nƣớc biết đến.
Năm 1956, từ khi có chủ trƣơng của Đảng tổ đổi đổi công phát triển
nhanh và mạnh, cả tỉnh đã xây dựng đƣợc 4.825 tổ dƣới các hình thức. Trong
đó, có 628 tổ đổi công thƣờng xuyên và bình công chấm điểm [17].
Tuy nhiên, từ một số sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhất là trong thời
kì sửa sai cuối năm 1956 đầu năm 1957, đã dẫn đến những xáo trộn trong đời
sống nông thôn, tình hình ở nhiều làng quê trở nên rối ren, phức tạp mất ổn
định làm cho tổ đổi công vỡ từng mảng, nhƣ ở xã Hùng Sơn có 51 tổ (36 tổ
thƣờng xuyên, 11 tổ bình công chấm điểm), đầu năm 1957 chỉ có 3 tổ hoạt
động, huyện Võ Nhai có 450 tổ, chỉ có 33 tổ hoạt động, 432 tổ tự động
chuyển sang làm mai nhƣ cũ [4, 25].
Trƣớc tình hình trên, tháng 5 năm 1957, Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị
đổi công, tổng kết phong trào và bàn kế hoạch củng cố tổ đổi công trong tỉnh
nhằm từng bƣớc thực hiện đƣờng lối phát triển nông thôn, đƣa nông dân vào
làm ăn tập thể trong các HTX nông nghiệp, tỉnh thành lập các đoàn công tác
xuống giúp các địa phƣơng củng cố và phát triển phong trào đẩy mạnh sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
CHƢƠNG 2
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN
THỜI KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
(1958 - 1980)
2.1. LÍ LUẬN CHUNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ PHONG TRÀO HỢP TÁC HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Lí luận chung
Lịch sử phát triển của các hình thức HTX cổ điển ra đời từ trên 200
năm nay, thực tế cho thấy đó là hình thức tổ chức kinh tế của những ngƣời lao
động do nhu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng
quyết liệt và chủ nghĩa tƣ bản đang trên đà phát triển.
HTX đầu tiên mà loài ngƣời đƣợc chứng kiến đã xuất hiện tại nƣớc
Anh vào năm 1761, đó là HTX của 28 ngƣời thợ dệt, rủ nhau lập ra một cái
hội “Làm vải cho tốt và bán giá trung bình”, với các nguyên tắc rất bình dị và
đầy tính nhân đạo: “Cốt làm cho những ngƣời nghèo trở thành anh em, anh
em thì làm giúp nhau, nhờ lẫn nhau, bỏ hết thói cạnh tranh, làm sao cho cây
trồng thì đƣợc ăn quả, ai muốn ăn quả thì tham gia vào trồng cây”.
Tiếp đó vào năm 1849, tại Đức đã hình thành HTX cung ứng nguyên
liệu và tiêu thụ sản phẩm của 13 ngƣời thợ mộc. Cùng thời gian này, ở Pháp,
Thụy Điển, Ý…, đã ra đời nhiều HTX thuộc các lĩnh vực nhƣ: Chế biến nông
sản thực phẩm, kinh doanh tín dụng…
Nhƣ vậy, có thể thấy kinh tế HTX ra đời một cách khách quan trong
điều kiện phát triển liên tục của kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, đặc biệt khi kinh tế
thị trƣờng tự do, cạnh tranh ngày càng gay gắt “Cá lớn nuốt cá bé” làm cho
hàng triệu ngƣời sản xuất nhỏ, những tiểu nông đứng trƣớc nguy cơ bần cùng
hóa, trở thành lao động làm thuê cho các nhà tƣ bản. Để chống lại xu thế này,
những ngƣời lao động, những nhà sản xuất nhỏ muốn tồn tại, tiếp tục phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
Ngay sau giải phóng miền Bắc năm 1954, trong khi phong trào xây
dựng và phát triển tổ đổi công đang đƣợc tiến hành có kết quả theo Chỉ thị
Trung ƣơng tháng 5-1955 thì tháng 8-1955, Nghị quyết lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ƣơng (khóa II), đã đề ra chủ trƣơng xây dựng thí điểm một số
HTX nông nghiệp để có cơ sở thực tiễn cho định hƣớng công cuộc cải tạo
XHCN đối với nông nghiệp nƣớc ta. Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình đƣợc chọn làm thí điểm trƣớc.
Tháng 10-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa
II) đã đề ra chủ trƣơng đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.
Từ Nghị quyết 16 của Trung ƣơng Đảng (khóa II), tháng 4 năm 1959,
đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối, bƣớc đi, cơ chế quản lí và mô hình HTX nông
nghiệp trong thời gian này là: Xác định mâu thuẫn trong nông thôn lúc bấy
giờ là, mâu thuẫn giữa hai con đƣờng XHCN và tƣ bản chủ nghĩa, cá thể và
lối làm ăn tập thể; mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng năng suất và kĩ thuật canh
tác lạc hậu; Về chế độ sở hữu, Nghị quyết nhận định: Còn chế độ sở hữu tƣ
nhân về TLSX và lối làm ăn riêng lẻ thì còn cơ sở vật chất và điều kiện cho
khuynh hƣớng tƣ bản chủ nghĩa phát triển. Bởi vậy, cần tiến hành hợp tác hóa
nông nghiệp để kịp thời ngăn chặn con đƣờng tƣ bản ở nông thôn, góp phần
củng cố công nông liên minh; Về đƣờng lối giai cấp, Đảng chủ trƣơng cải tạo
XHCN ở miền Bắc nhằm hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam giành thắng
lợi. Từ ba căn cứ trên, để tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, thời kì này Đảng
ta chủ trƣơng: Dựa hẳn vào bần nông, cố nông, trung nông lớp dƣới, hạn c