Trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới, đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khiến cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước ngày càng trở nên gay gắt, để tồn tại và phát triển phải xây dựng thương hiệu vững mạnh trở thành một yếu tố tất yếu. Trước hết, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là đáng quan tâm hàng đầu,
64 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4383 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới, đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khiến cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước ngày càng trở nên gay gắt, để tồn tại và phát triển phải xây dựng thương hiệu vững mạnh trở thành một yếu tố tất yếu. Trước hết, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là đáng quan tâm hàng đầu, là công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệu nhằm mục đích khắc sâu sự khác biệt này vào tâm trí khách hàng, như một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp cho các người mua ổn định, đặc trưng về các đặc điểm, các lợi ích và các dịch vụ.
Đầu tư giáo dục, đầu tư dịch vụ du lịch, thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc có thể nói là ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nó có tiềm lực phát triển khá mạnh trong tương lai.
Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thức được sự cần thiết để xây dựng một thương hiệu thực sự vững mạnh trước hết cần phải xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu có nét đặc trưng riêng, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở thành tựu, những giải thưởng chất lượng do các tổ chức và khó khăn mà Công ty gặp phải, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế em đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu thái độ và hành vi của khách hàng trong sự lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Hiểu cảm nhận, đánh giá được thiếu xót trong việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Nhận diện khách hàng tiềm năng của thương hiệu Toàn Thịnh Phát.
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chỉ đề cập đến tiến trình xây dựng hệ thống nhận diện Thương hiệu của Công ty Cổ Phần Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát, đề tài tập trung vào các giải pháp nhằm thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Thương hiệu.
Và được thực hiện từ việc vận dụng những kiến thức, lý thuyết về marketing, thương hiệu, xây dựng Thương hiệu (hệ thống nhận diện thương hiệu) từ các nguồn sách, báo, internet, web TTP
Thu thập thông tin từ những hoạt động thực tiễn của công ty, các số liệu nội bộ, báo cáo nghiên cứu thị trường của công ty AC Nielsen để phân tích và đánh giá.
Tại TP. HCM đã tiến hành khảo sát hơn 139 người có mặt tại công viên 30.4 tham gia, tiếp tục khảo sát 100 người biết đến Tổng công ty, đã nhận được phản hồi về hình ảnh, sự nhận diện thương hiệu Toàn Thịnh Phát.
Nội dung nghiên cứu:
Mức độ nhận biết: nhận biết đầu tiên, nhận biết không trợ giúp, nhận biết có trợ giúp.
Mức độ hài lòng về mỗi thành phần của hệ thống nhận diện thương hiệu như cảm nhận về tên thương hiệu, logo, slogan, đồng phục nhân viên, văn hóa thương hiệu, cá tính của thương hiệu Toàn Thịnh Phát.
Đặc trưng riêng của thương hiệu.
Đo lường vị trí của thương hiệu so với các thương hiệu cạnh tranh khác như thế nào.
Thông tin cá nhân và lối sống của các đối tượng khảo sát.
Kết quả đạt được của đề tài:
Xác định được vị trí của thương hiệu so với các thương hiệu cạnh tranh khác.
Hiểu được cảm nhận của khách hàng để có những hướng khắc phục, điều chỉnh những điểm còn hạn chế, hiệu quả hơn nữa việc xây dưng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giữ được vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một phần của văn hóa công ty.
Đề xuất những thay đổi cần thiết để nâng cao hình ảnh chất lượng, giá trị cảm nhận mà khách hàng mong đợi từ những dịch vụ, sản phẩm trên, định vị sản phẩm thương hiệu và truyền thông quảng cáo.
Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến thương hiệu.
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm ba chương chính:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thương hiệu và quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty.
Chương 2 : Quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu Công ty Cổ phần Đầu tư -Kiến trúc -Xây dựng Toàn Thịnh Phát.
Chương 3 : Đánh giá kết quả và đề xuất một số giải pháp cho quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU.
LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
Khái niệm về thương hiệu (Brand)
Có nhiều cách nhận diện thương hiệu khác nhau ta có thể rút ra một số khái niệm cơ bản như sau:
Thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người có khi họ nghĩ về một công ty hoặc một sản phẩm, là dấu hiệu đặc trưng của một doanh nghiệp được sử dụng để nhận biết, phân biệt một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường.
Theo Hiệp Hội Marketing Mỹ AMA (The American Marketing Assciation) đã định nghĩa thương hiệu như sau: “Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký tên biểu tượng hay kiểu dáng nào đó nhằm nhận diện các hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.
Thương hiệu là các dấu hiệu báo cho khách hàng biết nguồn gốc sản phẩm và bảo vệ cả hai là khách hàng và nhà sản xuất từ các công ty đối thủ luôn luôn cung cấp các sản phẩm có vẻ đồng nhất. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của các nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam: “Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, chữ cái, ảnh, hình ảnh – bao gồm cả hình khối - hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
Như vậy thương hiệu nhằm mục đích khắc sâu sự khác biệt này vào tâm trí khách hàng, nó như một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp cho các người mua ổn định một bộ đặc trưng về các đặc điểm, các lợi ích và các dịch vụ.
Thương hiệu thường được cấu thành từ hai thành phần:
Phần phát âm được: là những dấu hiệu có thể thể hiện thành lời nói tác động vào thính giác của người nghe như tên gọi, từ ngữ, chữ cái, câu khẩu hiệu (sologan), đoạn nhạc hiệu đặc trưng và các yếu tố khác.
Phần không phát âm được: là những dấu hiệu không đọc được mà chỉ nhận biết thông qua các tác động đến thị giác của người xem như hình vẽ, kiểu chữ, màu sắc (màu xanh lá của Henniken), biểu tượng…
Và hiện nay người ta cho rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào giác quan của con người như mùi vị… cũng có thể là một phần của thương hiệu. Như vậy quan điểm về thành phần thương hiệu đã được mở rộng.
Tính chất và vai trò của thương hiệu
“Tính chất” thương hiệu là cái bề ngoài và cái lõi để tạo nên các thể loại tính cách khác nhau là “cá tính” thương hiệu. Nhưng “cá tính” thương hiệu chỉ có hấp lực mạnh và lâu dài với xã hội và thị trường khi cá tính ấy được khởi sinh từ gốc là sự nhận thức về đạo đức nhân sinh trong nhân cách và nhân phẩm của thương hiệu nghĩa là từ những hành xử cụ thể của doanh nghiệp với con người lao động, nhân viên với khách hàng.
Là những ý nghĩa gợi cảm xúc của một thương hiệu. Các công ty thường sử dụng nó như một đại diện, ví dụ L’Oreal dùng hình ảnh của Cindy Crawford; hay hình ảnh của con vật như con chó nhỏ Taco Bell sử dụng để đem đến cho sản phẩm của họ những tính cách đáng mơ ước – trong những ví dụ này, sự quyến rũ, đáng yêu hoặc sự tin cậy, bền bỉ, được đề cao.
Đối với doanh nghiệp
Thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu có vai trò như là một lời cam kết của doanh nghiệp về những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ mang lại cho khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu cũng mang lại những lợi ích, sự thiết thực cho doanh nghiệp như với thương hiệu nổi tiếng doanh nghiệp có thể được đối tác tin tưởng vào khả năng để hợp tác với nhau hiệu quả, tốt đẹp, như với thương hiệu nổi tiếng doanh nghiệp có thể bán hàng với giá cao hơn so với hàng hóa.
Thương hiệu vẫn mở ra những cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, cơ hội nhượng quyền thương hiệu hay bán thương hiệu. Lúc này thương hiệu là tài sản vô hình nhưng rất có giá của doanh nghiệp.
Đối với khách hàng
Thương hiệu phải vừa là một “ngôn ngữ” để người tiêu dùng “nói lên” cá tính của họ vừa là một “tấm gương” phản ánh một hình tượng mà thông qua đó người tiêu dùng có được sự tự hào về chính bản thân họ. Nghĩa là thương hiệu là một “không gian kết nối” mà ở đó người tiêu dùng đối diện với chính họ.
Thương hiệu phải thực hiện đầy đủ những gì được chuyển tải trong “thông điệp” của mình, nghĩa là phải làm cho khách hàng “luôn hết sức vững tâm” về việc “ Thương hiệu làm thật sự những gì thương hiệu nói. Và thương hiệu chỉ nói những gì thương hiệu làm”. Có như thế thì khách hàng mới đặt trọn niềm tin vào thương hiệu.
Hiện nay các công ty muốn giành thắng lợi trên thị trường thì phải luôn theo dõi kì vọng của khách hàng, những kết quả được thừa nhận của công ty và mức độ thỏa mãn của khách hàng. Các công ty luôn lấy tổng mức độ hài lòng của khách hàng (TCS – Total customer Satisfaction) làm mục đích như: Honda quảng cáo “Một lý do để khách hàng của chúng tôi hài lòng là chúng tôi không bao giờ bằng lòng với mình”.
Thương hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hành vi sử dụng của khách hàng, giúp khách hàng phân biệt chất lượng dịch vụ, xác định giá cả, tiết kiệm thời gian lựa chọn khi mua hàng hay dịch vụ. Như vậy, thương hiệu giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng khi quyết định mua và tiêu dùng sản phẩm. Những rủi ro như sau :
Rủi ro về chức năng : Sản phẩm không được như mong muốn.
Rủi ro về vật chất : Sản phẩm đe dọa sức khỏe hoặc thể lực của người sử dụng hoặc những người khác.
Rủi ro tài chính : Sản phẩm không phù hợp, không tương xứng với giá đã trả.
Rủi ro tâm lý : Sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người tiêu dùng.
Rủi ro xã hội : Sản phẩm không phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng hoặc chuẩn mực đạo đức xã hội.
Rủi ro thời gian : Sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác.
Bên cạnh đó, thương hiệu giúp khách hàng thể hiện rõ vị trí xã hội của mình thông qua việc sử dụng một thương hiệu.
Các thành tố thương hiệu.
Tên thương hiệu.
Là tên gọi được xác lập dưới sự bảo hộ của Sở Công Thương Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng riêng, cá tính của thương hiệu. Khi nhắc đến tên người ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm mà công ty đó đang kinh doanh. Tên ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc.
Dưới góc độ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tên thương hiệu là yếu tố cơ bản, là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Nó là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt, của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu đó.
Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ. Đáp ứng các nhu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hóa.
Một số tiêu chí thường dùng để lựa chọn thành tố nhãn hiệu đó là:
Để dễ nhớ thì nhãn hiệu phải đơn giản, ngắn dọn, dễ phát âm, để đánh vần và mang tính hiện đại.
Có ý nghĩa như liên quan đến ngành của công ty, phù hợp với văn hóa của vùng miền, quốc gia đó.
Tên thương hiệu phải đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, có khả năng phân biệt, không bị trùng lặp hay tương tự như thương hiệu đã nộp đơn hoặc bảo hộ.
Logo
Logo là biểu tượng sản phẩm qua hình vẽ, hoa văn, kiểu chữ hoặc một dấu hiệu đặc biệt nào đó để xây dựng sự nhận biết của khách hàng.
Logo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tài sản thương hiệu là một dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết một thương hiệu, vì dù được thiết kế đơn giản hay trừu tượng thì logo luôn mang ý nghĩa truyền tải thông điệp của thương hiệu, giúp khách hàng nhớ đến bạn, nhận rõ bạn, tin tưởng bạn và tìm đến trong rất nhiều thương hiệu khác.
Hơn nữa, logo ít hàm chứa ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên có thể dùng logo cho nhiều chủng loại khác nhau. Các doanh nghiệp thường xây dựng logo như là một phương tiện để thể hiện xuất xứ sản phẩm, thể hiện cam kết sản phẩm của doanh nghiệp.
Logo nhằm cũng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. So với nhãn hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu không được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ.
Trên thị trường có hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn logo ở mọi loại hình kinh doanh, nhưng bằng cách nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chúng trong những tình huống giao tiếp nhất định. Đằng sau mỗi cách thể hiện đó là lao động sáng tạo của các chuyên gia. Logo được sáng tạo dựa trên qui tắc nào?
Các tiêu chí lựa chọn thành tố logo
Logo mang hình ảnh của công ty: các yếu tố hình cần khắc họa được điểm khác biệt, tính trội của doanh nghiệp.
Logo có ý nghĩa văn hóa đặc thù.
Dễ hiểu: các yếu tố đồ họa hàm chứa hình ảnh thông dụng
Logo phải đảm bảo tính cân đối và hài hòa, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Ngoài ra một số công ty chọn logo là hình ảnh, biểu tượng cách điệu của một con vật nào đó (ví dụ con bò tót của nước tăng lực RedBull), trong khi một số công ty khác lại sử dụng người thật (ví dụ chú hề Ronald McDonald) hay hình ảnh con báo trong logo thương hiệu (Puma) thể hiện sự mạnh mẽ, độc đáo. Logo thường được sử dụng để tạo chú ý, gợi nhớ và tạo sự khác biệt.
Đôi khi logo không chỉ đơn giản là những chữ cái hoặc hình vẽ mà chúng còn là một thực thể không thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu – brand association. Vòm cong vàng của McDonald không đơn giản chỉ là một chữ M màu vàng to hơn bình thường; mà chúng còn truyền đạt một cảm giác về địa điểm, vòm cong của chữ M thể hiện như một lối vào một nơi rất lớn và màu vàng của hình ảnh gợi đến món thịt rán và những đồ ăn nhanh khác.
Ví dụ như hình ảnh các logo của các thương hiệu RedBull, McDonald’s,…
Các thành tố khác.
Khẩu hiệu của thương hiệu (slogan):
Là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu theo một cách nào đó; là một yếu tố cần được cần nhắc trong xây dựng thương hiệu. Các chuyên gia cho rằng những khẩu hiệu luôn đúng như “Khách hàng là thượng đế”, “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” nhưng không thể tạo nên sự khác lạ. Cũng có những khẩu hiệu ban đầu nghe rất thuyết phục nhưng chỉ có tính nhất thời. Cách đây ít năm, slogan “Nâng niu bàn chân Việt” xuất hiện cùng đoạn phim quảng cáo ấn tượng đã dành được cảm tình lớn trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Âm điệu du dương của câu này cho thấy hình ảnh quen thuộc của một công ty Việt Nam, phục vụ thị trường Việt Nam với dịch vụ khách hàng không thể chê trách. Tuy nhiên, sức mạnh của thương hiệu này lại thiếu tính bền vững khi vươn ra làm ăn ở nước ngoài, hoặc phục vụ khách nước ngoài tại thị trường nội địa, do câu khẩu hiệu… đầy niềm tự hào dân tộc như thế!
Hình ảnh logo kết hợp với slogan của một số thương hiệu tiêu biểu nói lên đặc điểm, cá tính riêng của mỗi thương hiệu đó.
Đoạn nhạc
Mỗi một sản phẩm, dịch vụ sẽ có một đoạn nhạc được viết riêng phù hợp với từng thương hiệu đó. Những đoạn nhạc thú vị sẽ dễ thu hút người nghe và sẽ gắn chặt vào đầu óc của người tiêu dùng. Cũng giống như khẩu hiệu, đoạn nhạc thường mang tính trừu tượng và có tác dụng đặc biệt trong nhận thức thương hiệu.
Bao bì
Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của nhãn hiệu trong đó hình thức của bao bì có tính quyết định. Yếu tố tiếp theo là màu sắc, kích thước công dụng của bao bì.
Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Do đó, cần tích hợp các thành tố lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu trong từng trường hợp cụ thể. Việc lựa chọn các có ý nghĩa nếu tích hợp vào logo sẽ dễ nhớ hơn.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Khi mà thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về thương hiệu. Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” đối với những chiến lược truyền thông thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là hệ thống các công cụ dùng chuyển hóa những nhận thức mục tiêu mà công ty muốn khách hàng hiểu về thương hiệu (nhận diện thương hiệu) thành nhận thức thực tế về thương hiệu trong tâm trí khách hàng (hình ảnh thương hiệu) thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ. Hệ thống nhận diện thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một hệ thống nhận diện thương hiệu là tính đại chúng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.
“Một thương hiệu mạnh phải có một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh”
Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm:
Tên thương hiệu
Biểu tượng (logo)
Câu khẩu hiệu (Slogan)
Hình ảnh công ty (Bảng hiệu, tiếp tân, thiết kế công ty…)
Đồng phục nhân viên văn phòng và nhân viên đi ngoài
Văn bản giấy tờ (Danh thiếp, bì thư, giấy tiêu đề, các văn bản mẫu, biểu mẫu, email chuẩn…)
Các vật dụng hỗ trợ bán hàng (POSM), vật dụng hỗ trợ cho quảng cáo.
Phương tiện vận chuyển (xe tải, xe chở nhân viên…).
Quảng cáo ngoài trời (outdoor).
Quảng cáo trên báo chí / truyền hình.
Các chương trình, sự kiện.
Các hoạt động tài trợ.
Văn hóa trong doanh nghiệp
Cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để bắt kịp những phương hướng phát triển mới của họ nhằm củng cố và xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu công ty của mình ngày càng sâu rộng, hiệu quả.
Cuối cùng là kiểm nghiệm, đo lường kết quả đã đạt được sau tiến trình xây dựng sau đó rút ra những điểm hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện và xây dựng nhận biết của khách hàng ngày càng một sâu sắc hơn.
Hệ thống nhận diện của thương hiệu cần phải độc đáo, khác biệt và nổi bật so với các thương hiệu khác. Hệ thống này cũng phải dễ nhớ đối với người tiêu dùng. Vì vậy, hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải đồng bộ thống nhất về hình thức màu sắc kiểu dáng thông điệp truyền thông. Bên cạnh đó, phương tiện truyền tải phải đa dạng giúp khách hàng nhận biết nhanh chóng và dễ dàng.
Chiến lược xây dựng Thương hiệu mạnh.
Theo Tim Robinson, giám đốc quản lý của CoreBrand Strat – rgy, nói, “ Phần chính của bước này đó là chắt lọc tinh chất của thương hiệu cô lại thành một cái gì đó có thể được phiên dịch xuyên suốt công ty thành tiếp thị và truyền thông cũng như thành các tiến trình kinh doanh” kinh doanh của bạn, các quan hệ nhà đầu tư, các quan hệ nhà phân tích tài chính, và dịch vụ khách hàng”.
Chiến lược của bạn diễn tả cá tính của thương hiệu và lời hứa mà bạn đưa ra với các bên quyền lợi. Nó là cột mốc của các kỳ vọng mà bạn muốn các bên quyền lợi có từ công ty của bạn, và là đinh chốt của mọi thứ mà bạn muốn công ty ủng hộ và tác động lên. Chiến lược thương hiệu của bạn nói rõ cái bạn muốn mọi người được hưởng khi họ tương tác với công ty của bạn. Nó cho phép các cử toạ của bạn hiểu rõ bạn là ai và tại sao bạn đang làm cái mà bạn làm.
Robinson giải thích “Điều đó quan trọng, bởi mọi người muốn làm việc cho hay đầu tư vào các công ty mà họ hiểu rõ bạn là ai và tại sao bạn đan