Trong các thời đại khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây con người đều quan tâm đến công bằng xã hội và đã có rất nhiều cách hiểu và giải quyết khác nhau đối với vấn đề công bằng xã hội. Nhất là đối với người Việt Nam, từ xa xưa công bằng xã hội bao giờ cũng được xem là một đạo lý sống của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân :
Công bằng là đạo ở đời
Cái ta không muốn thì người chẳng ưa
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Trong các thời đại khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây con người đều quan tâm đến công bằng xã hội và đã có rất nhiều cách hiểu và giải quyết khác nhau đối với vấn đề công bằng xã hội. Nhất là đối với người Việt Nam, từ xa xưa công bằng xã hội bao giờ cũng được xem là một đạo lý sống của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân :
Công bằng là đạo ở đời
Cái ta không muốn thì người chẳng ưa
Đối với 1 nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) như nước ta hiện nay thì công bằng xã hội là một trong những mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà Nước để đưa đất nước quá độ lên CNXH. Trong nền kinh tế thị trường còn mới và nhiều thành phần như nước ta thì việc thực hiện công bằng xã hội trước hết là công bằng kinh tế. Công bằng xã hội cũng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Vậy công bằng xã hội phải hiểu đúng như thế nào để không nhầm lẫn với “cào bằng” “ bình đẳng” ? Phát triển xã hội là gì ? Mối quan hệ biện chứng giữa chúng ra sao ?..Thực trạng vấn đề về phát triển kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta đang được thực hiện như thế nào?
Trong bài tiểu luận của mình , em xin trình bày những hiểu biết của mình về công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và mối quan hệ giữa công bằng xã hội với phát triển kinh tế , cũng như các biện pháp để phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo công bằng xã hội nước ta hiện nay.
Nội dung
I) Lý luận chung: quan hệ giữa công bằng xã hội – phát triển kinh tế:
Công bằng xã hội là gì ?
Thực ra công bẵng xã hội là 1 khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể . Có thể nói mỗi xã hội đều có chuẩn mực riêng của mình về công bằng xã hội do hoàn cảnh lịch sử của xã hội đó quy định.
Trong chế độ xã hội công xã nguyên thuỷ thì công bằng xã hội có nghĩa là mọi người đều tuân theo trật tự đã được cộng đồng thừa nhận, ai vi phạm sẽ bị trừng phạt.
Khi cá nhân tách khỏi thị tộc thì công bằng chủ yếu có nghĩa là mọi người đều bình đẳng trong việc sử dụng các quyền và phương tiện sống.
Khi xuất hiện sở hữu tư nhân thì nội dung của khái niệm công bằng xã hội cũng thay đổi. Sự công bằng ở đây được xem xét trong mối quan hệ với địa vị xã hội. Theo Arixtốt, công bằng là là sự bình đẳng giữa những người có cùng địa vị xã hội. Còn sự bất bình đẳng những người không có cùng địa vị xã hội cũng được Arixtốt coi là công bằng. Quan điểm này Arixtốt thực tế đã trở thành quan điểm chủ đạo trong suốt lịch sử tồn tại của xã hội phân chia giai cấp.
Sự xuất hiện sở hữu tư nhân là tiền đề cho sự xuất hiện nền sản xuất hàng hoá.Khi nền xản xuất hàng hoá ấy xuất hiện và ngày càng phát triển thì sự trao đổi theo nguyên tắc ngang giá cũng ngày càng trở thành nguyên tắc chi phối quan hệ trao đổi trong xã hội. Thích ứng với tình hình ấy, nội dung của khái niệm công bằng cũng thay đổi, đặc biệt là trong chủ nghĩa Tư Bản : về mối quan hệ trao đổi được gọi là công bằng khi chúng thực hiện theo nguyên tắc ngang giá ; còn trong lĩnh vực Chính trị và các quan hệ xã hội khác thì mọi người được tuyên bố là bình đẳng trước Pháp Luật, dĩ nhiên đó là một hệ thống Pháp Luật nhằm bảo vệ trước hết cho giai cấp thống trị đương thời.
Riêng trong CNXH, C.Mác đề cập đến trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh Gotha ” công bằng xã hội được thể hiện trong nguyên tắc phân phối lao động. C.Mác chỉ rõ rằng trong xã hội XHCN, sau khi đã khấu trừ đi những khoản cần thiết nhất để duy trì sản xuất, tái sản xuất cũng như để duy trì đời sống của cộng đồng, toàn bộ số sản phẩm xã hội còn lại sẽ được phân phối theo nguyên tắc: mỗi người sản xuất sẽ nhận trở lại từ xã hội một số lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội (sau khi đã khấu trừ số lao động của anh ta cho các quỹ xã hội )
Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng vì ở đây tất cả những người sản xuất đều có quyền ngang nhau tham dự vào quỹ tiêu dùng của xã hội khi làm một công việc ngang nhau.
2) Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng. Nhưng không phải tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện 3 nội dung sau :
Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia trong 1 thời kì nhất định.
Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ thể hiện ở tỷ trọng của ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kĩ thuật của nền sản xuất để có thể đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế…mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội
Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Phát triển kinh tế là điều kiện kiên quyết và cơ bản để giải quyết công bằng xã hội. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu để phấn đấu của nhân loại vừa là động lực quan trọng của sự phất triển kinh tế. Mức độ ngày càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội ngày càng có cơ sở bền vững.
II) Quan hệ đó trong công cuộc đổi mới ở nước ta:
Thực trạng nước ta :
Trong thời kì trước đổi mới ở nước ta, chúng ta đã có cách hiểu không đúng về công bằng xã hội: đồng nhất công bằng với bình đẳng, dẫn đến chính sách bình quân trong phân phối làm triệt tiêu những yếu tố tích cực, năng động của xã hội. Chính sách bình quân thực chất không phải là sự công bằng mà là sự bất công. Chính sự bất công đó tăng dần lên đến mức người lao động thờ ơ với sở hữu xã hội, không quan tâm đến kết quả lao động.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã mang đến những tư duy mới, quan điểm mới về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội . Tất nhiên những quan điểm đó đều bắt nguồn và dựa trên cơ sở đường lối xây dựng CNXH của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thể hiện rõ trong cương lĩnh của Đảng. Đại hội Đảng VIII (tháng 6 năm 1996) đề ra quyết tâm tiếp tục nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và Bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Mục tiêu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá là biến nước ta thành 1 nước có cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại. Cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuát tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Công bằng xã hội ở nước ta gắn liền với CNXH , là 1 trong những biểu hiện đặc trưng của CNXH. CNXH ở Việt Nam là sự thống nhất và phát triển biệng chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.CNXH sẽ tiến tới xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công và mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Đó là công bằng xã hội lớn nhất, triệt để nhất mà chúng ta phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Bằng khẩu hiểu đó Đảng và Nhà Nước phấn đấu để người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì trở nên khá giả, người khá giả trở nên giàu có. Chúng ta thừa nhận có 1 số bộ phận dân cư giàu lên trước, 1 số vùng giàu lên trước là điều cần thiết, để thúc đẩy cho sự phất triển và tiến bộ chung. Đồng thời cũng phải có những chính sách kinh tế, xã hội đặc biệt để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo khá dần lên.
Hiện nay , ở nước ta có tình trạng là những vùng nông thôn có nhiếu gia đình chính sách có đóng góp cho kháng chiến và cho Cách mạng thì thì thu nhập và đời sống của vùng đó khó khăn hơn, nghèo hơn các vùng khác, địa phương khác. Trong những năm chuyển sang kinh tế thị trường chưa có chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề đó thực tế cho thấy chúng ta chưa thực hiện được sự công bằng và hưởng thụ giữa các vùng nông thôn với nhau, giữa nông thôn với thành phố. Hàng loạt chính sách kinh tế xã hội, nhất là chính sách phát triển giáo dục nông thôn còn nhiều bất hợp lý, con em nông dân ít có điều kiện theo học ở các bậc học cao. Sự mất cân bằng còn thể hiện ở chỗ những kẻ làm ăn bất chính giàu lên nhanh chóng bằng những thủ đoạn bất hợp pháp như tham nhũng, buôn lậu, đặc quyền, đặc lợi, gian lận thương mại, lừa đảo. Vẫn tồn tại tình trạng trong XH vẫn có những người hoặc cả bộ phận cùng lao động như nhau nhưng ai có lợi thế về nghề nghiệp thì có thu nhập cao hơn nhiều so với những người lao động khác trong các lĩnh vực khác, cao hơn hàng trăm lần so với phần đông những người lao động trong nông nghiệp. Nhuững bất công đó đòi hỏi nhà nước phải đề ra những chính sách thích ứng để điều tiết thu nhập, đãi ngộ thích đáng những người đã cống hiến suốt cuộc đời mình, kể cả xương máu cho cuộc đấu tranh vì tự do độc lập.
Vấn đề quan trong và quyết định nhất hiện nay của chúng ta là giải quyết mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo trong quan hệ đổi mới. Chúng ta cần đánh giá thực trạng và có cách nhìn mới khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động kinh tế, chúng ta phải chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh để tạo động lực thực sự tăng trưởng kinh tế và do đó một bộ phận dân cư nhất định sẽ giàu lên, một bộ phận khác tương đối sẽ ở tình trạng nghèo. Hơn nữa, những mặt khiếm khuyết, mặt trái của nền kinh tế thị trường là làm cho tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội có xu hướng tăng lên. Vì vậy, chúng ta phấn đấu có chính sách phát triển kinh tế theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời phải có chính sách xã hội để trợ giúp người nghèo duy trì hợp lý mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội.
Quan điểm của đảng và nhà nước
Quan điểm của Đảng ta là gắn liền tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối kết quả sản xuất cũng như ở việc tạo điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng.
Để phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, Đảng ta chủ trương phát triển nền sản xuất hàng hoá gồm nhiều thành phần kinh tế, thừa nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại. Điều đó có nghĩa là về mặt kinh tế, chúng ta thừa nhận ở một chừng mực nào đó còn tồn tại trong xã hội sự bất bình đẳng về tài sản, về điều kiện sản xuất của thành viên do lịch sử để lại. Xoá bỏ bất bình dẳng đó phải có quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển sản xuất. Ngay cả đối với tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân thì các thành viên xã hội có quyền làm chủ như nhau. Trong quan hệ sở hữu đó mỗi người chỉ có quyền làm chủ tư liệu sản xuất trong chừng mực họ có việc làm và lợi ích tương ứng. Đối tượng sở hữu cũng trở nên đa dạng khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường: sở hữu tư liệu sản xuất, sở hữu hữu vốn, sở hữu sức lao động, sở hữu tài sản vô hình, sở hữu thị trường,v..v.. Quan hệ sở hữu đa dạng nên quan hệ trong phân phối thu nhập cũng đa dạng. Các Mác nói rằng phân phối sản phẩm sản xuất ra là kết quả phân phối chính ngay những điều kiện của sản xuất. Kinh tế thị trường đòi hỏi phải áp dụng nhiều nguyên tắc phân phối và nhiều loại hình thu nhập khác nhau. Có những lao động bằng thu nhập và có những thu nhập không bằng lao động. Sự chênh lệch trong thu nhập có thể còn rất lớn: Công bằng xã hội ở đây không đi liền với việc bình quân cào bằng trong phân phối thu nhập, mà nó đòi hỏi việc phân phối thu nhập phải trong khuôn khổ luật pháp, không để cho tầng lớp này giàu có trên sự bần cùng của tầng lớp khác. Nhà Nước ta không chủ trương hạn chế làm giàu hợp pháp, không đặt giới hạn trên của sự giàu có, nhưng rất cần thiết phải quan tâm đến giới hạn thấp của sự nghèo, bảo đảm chỉ có người nghèo tương đối so với người giàu, đời sống của bộ phận nhân dân nghèo phải từng bước được cải thiện nâng lên.
Trong phân phối thu nhập có phân phối lần đầu và phân phối lại nhiều lần dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau.Nhà Nước thông qua nhiều chính sách kinh tế để điều tiết hợp lý thu nhập các tầng lớp dân cư,các ngành,các vùng kinh tế khác nhau.Đặc biệt là gắn liền với tăng trưởng kinh tế mà tiến hành phân phối qua các quỹ phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt chênh lệch về điều kiện tái sản xuất sức lao động trên 1 số nhu cầu cơ bản, thiết yếu của các thành viên trong xã hội.
3) Các giải pháp tăng truởng kinh tế va công bằng xã hội
*)Các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế nước ta đang hiện nay đòi hỏi phải sử dụng tối đa sức lao động , hạn chế thất nghiệp. Đó cũng là yêu cầu của việc thực hiện công bằng xã hội. Nhà nước có các chính sách khuyến khích đầu tư đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh để cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm kể cả việc làm thuê. Những sai lầm ấu trĩ trong quá khứ đã cho chúng ta hiểu rằng xây dựng một xã hội mà nhân dân lao động làm chủ là cả một quá trình lâu dài, phải tạo ra những tiền đề cần thiết để làm chủ. Trong khi phát triển các thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế Tư bản tư nhân, nguời lao động còn phải làm thuê cho các ông chủ tư bản trong nước và nước ngoài thì Nhà nước vẫn cần có những quy định luật pháp, tăng cường việc thực hiện luật pháp để quan hệ trong thuê mướn lao động không mang hình thức quan hệ chủ tớ, quan hệ thống trị và bị trị.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện vốn đầu tư có hạn , cần đầu tư theo thứ tự ưu tiên vào những vùng căn cứ theo tiêu chuẩn hậu quả kinh tế. Những vùng kinh tế trọng điểm” của cả nước” , “vì cả nước” cần được đầu tư phát triển đi trước một bước. Thực hiện quan điểm này nhằm hướng tới sự tăng trưởng kinh tế cao nền kinh tế quốc dân, nhưng mặt khác cũng đưa đến sự chênh lệch giữa các vùng các địa phương về tốc độ tăng trưởng kinh tế , về thu nhập dân cư và khả năng cơ hội tìm kiếm việc làm. Tất nhiên , đến một lúc nào đó, theo đà phát triển kinh tế, nguồn lực Nhà nước và XH đủ lớn, Chính phủ sẽ có kế hoạch giảm dần sự tách biệt giữa các vùng sinh thái. Về chênh lệch giữa thành thị và nông thôn trong những năm trước mắt, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới ở nông thôn, phát triển tăng trưởng nông thôn cả ở chiều rộng và chiều sâu, bằng mọi cách nâng cao mức thu nhập của nông dân, lực luợng lao động đông đảo nhất ở nước ta, từng bước xoá bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - XH đến năm 2000 và nghị quyết Đại hội Đảng VIII của Đảng ta đã đề ra đường lối, chủ trương, chính sách tổng quát phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đến năm 2000 và chuẩn bị cho thời kì phát triển từ sau năm 2000 đến năm 2020 về cơ bản nước ta sẽ trở thành 1 nước công nghiệp. Lực luợng sản xuất lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá toàn quốc cơ bẳn được thực hiện. Năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều hiện nay.
*)Biện pháp thực hiện:
Tăng cường vai trò của Nhà nước trong phân phối lại và cung cấp dịch vụ xã hội ở nông thôn
Thực hiện tăng trưởng kinh tế phải gắn kiền với tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu ở khâu phân phối kết quả sản xuất cũng như ở việc tạo điều kiện phát triển năng lực của toàn thành phần trong cộng đồng. Nhà nước điều tiết qua các sắc thuế thu nhập các cá nhân để giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các tằng lớp dân cư và huy động góp của những người có thu nhập cao vào sự phát triển của xã hội .
Kinh nghiệm các nước và lãnh thổ Đông á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia cho thấy rằng khu vưc nông thôn có vai trò to lớn và biến đổi mạnh mẽ thông qua các biện pháp tăng thu nhập ở nông thôn (giảm đói nghèo và cải thiện phúc lợi xã hội ). Quá trình biến đổi nông thôn liên quan đến 1 loạt yếu tố như tăng năng suất lao động nông nghiệp, đẳy mạnh các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn và phát triển cơ sở hạ tầng đưa thanh niên nông thôn đến những nơi có cơ hội làm việc, cải thiện y tế xây dựng trường học và cung cấp nước sạch. Một trong những vai trò dễ thấy nhất của chính phủ là cung cấp các dịch vụ nông thôn cơ bản như giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu , xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và cứu trợ xã hội. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một mạng lưới bảo hiểm để bảo vệ các gia đình khỏi rủi ro, giữ cho họ không lâm vào tình trạng khốn cùng và tạo điều kiện cho họ đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ cơ bản này một cách bình đẳng không những mang lại công bằng mà còn hiệu quả nữa. Ngoài đầu tư vào con người ta phải đầu tư cả vào cơ sở hạ tầng như đường sá và cấp nước. Cả 2 vốn đầu tư con người và nhân tạo đó tạo nên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong những năm đầu của quá trình phát triển nông thôn họ cũng đầu tư nhiều vào con người ở khắp các vùng nông thôn.Tỷ lệ chỉ tiêu công cộng dành cho khu vực Đông á cao hơn khu vực khác:20% chỉ tiêu dành cho giáo dục (ở tất cả cac nước đang phát triển là 13%). Sự kết hợp giữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn và nguồn nhân lực đã cải thiện năng suất lao động, tăng cường các cơ hội phi nông nghiệp và tiến hành công nghiệp hoá nông thôn. Kết quả là các nước Đông á đã không những đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong 20-30 năm qua mà còn giảm đói giảm nghèo một cách nhanh chóng. Những dịch vụ quan trọng nhất là giáo dục tiểu học, y tế công cộng, chữa bệnh cơ bản cho người nghèo và nước sạch. Ngân sách Nhà nước có vai trò chính yếu đối với cả 2 loại dịch vụ này, dù các hộ gia đình có thể đóng góp một phần, đăc biệt là các dịch vụ xã hội.
Thực tế cho thấy rằng các dịch vụ nông thôn ở Việt Nam, cũng giống như ở các nước Đông Nam á khác, có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, nhằm giảm đói nghèo và đảm bảo công bằng cho xã hội. Nhìn chung ở nông thôn Việt Nam, những hộ gia đình tham gia vào các hoạt động kinh tế đa dạng thường có mức sống cao hơn các gia đình khác. Việc đa dạng hoá ngày càng đòi hỏi có thông tin và kiến thức, cũng như khả năng tiếp cận với công nghệ và thị trường.
2) Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói và nhiều người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, không được chăm sóc y tế và học hành là các gia đình quá đông con .Những gia đình này không được hưởng thành quả của đổi mới thường lao động nặng nề, vất vả kiếm sống mà thu nhập lại thấp, kiếm được việc làm cũng là rất khó khăn. Vì vậy, làm cho các gia đình trở nên ít con là một yếu tố cực kì quan trọng để có tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội.
Đảng và Nhà nước ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết tập trung nhiều nguồn lực nhằm hạ tỷ lệ phát triển dân số. Nhờ đó, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân cả nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm từ 3,8 con năm 1989 xuống 3,1 con năm 1994. Tuy vậy , kết quả và hiệu quả của công tác dân số kế hoạch hoá giai đình còn thấp.
3) Chương trình xoá đói giảm nghèo :
Xoá đói giảm nghèo là chính sách và lĩnh vực hoạt động thực tiễn cụ thể và thiết thực nhất để giảm bớt bất công trong xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong các kinh tế chính sách vĩ mô có liên quan trực tiếp đến người nghèo phải kể đến các chính sách thể hiện qua chỉ thị khoán 100 và khoán 10, luật đất đai năm 1993, hỗ trợ tín dụng cho nông dân, lập ngân hàng cho nghèo…Các nỗ lực đã tạo điều kiện đa dạng hoá sản xuất, thay đổi cơ cấu và bản chất hợp tác xã nông nghiệp, tự do hoá thương mại,giá cả, thị truờng lao động, vốn, quản lý môi trường..
Đến hết năm 1996, đã có trên 2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn sản xuất