Kể từ năm 1987 Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt nam có hiệu lực, khởi đầu cho dòng chảy các luồng vốn từ bên ngoài vào nước ta. Lúc đầu, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê, khu vui chơi giải trí,. Những năm về sau, thì họ chuyển sang lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến hàng công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu.
101 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kể từ năm 1987 Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt nam có hiệu lực, khởi đầu cho dòng chảy các luồng vốn từ bên ngoài vào nước ta. Lúc đầu, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê, khu vui chơi giải trí,... Những năm về sau, thì họ chuyển sang lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến hàng công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu. Từ đó, đã hình thành những khu vực sản xuất công nghiệp tập trung trải dài trên nhiều địa phương và các vùng trên cả nước. Cùng với dòng chảy của các luồng vốn đầu tư, là dòng chảy của lực lượng lao động đổ về các khu sản xuất công nghiệp tập trung: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế, cụm công nghiệp...
Riêng đối với tỉnh Bình Dương, việc tăng nhanh thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực vào các khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, thời gian qua đóng góp một phần lớn trong phát triển kinh tế, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của địa phương, tăng thu ngân sách, giải quyết hơn 135.000 việc làm, nhất là làm cho đời sống của người lao động ngày càng phát triển.Vai trò của NLĐ ngày càng được khẳng định, đời sống vật chất và tinh thần được quan tâm hơn, nhưng những bức xúc giữa họ và chủ DN cũng xuất hiện. Bộ Luật Lao động 1994 và sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006 đã thúc đẩy và tạo nền tảng cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào QHLĐ cũng như từng bước hướng các quan hệ này vào quỹ đạo chế tài từ luật định. Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát sinh những vấn đề phức tạp về QHLĐ, đây là vấn đề nhạy cảm trong hệ thống quản lý.
Trong thực tiễn đã bộc lộ nhiều tiêu cực phát sinh, đã làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội. Một trong những tiêu cực thấy rõ trong thời gian gần đây là hiện tượng vi phạm pháp luật, các thắc mắc, khiếu nại, tranh chấp lao động và liên tiếp xảy ra các cuộc đình lãn công tập thể kéo theo hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp của tỉnh, không những đã làm thiệt hại đáng kể đến sản xuất, đến lợi ích doanh nghiệp và người lao động, mà còn ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Ở đây, nguyên nhân sâu xa là, giữa người lao động và người sử dụng lao động chưa thống nhất với nhau về lợi ích kinh tế, thu nhập, các điều kiện phúc lợi thụ hưởng, đời sống văn hóa tinh thần, mà cụ thể là thu nhập của người lao động trong khu vực này chưa tương xứng với năng lực cống hiến, cường độ lao động và thời gian làm việc của họ, điều này làm cho mối ràng buộc trong quan hệ lao động không bền vững. Trong sự cố đáng tiếc đó, có một phần của người lao động, của người sử dụng lao động và có cả sự thiếu sót chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước.
Vậy, làm sao bảo vệ được quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động mà không làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, không làm giảm tính cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, nhằm ngăn ngừa các cuộc đình công đòi tăng lương, để khắc phục tình hình trên, vấn đề là chúng ta nhận thức như thế nào về mối quan hệ hài hòa, hợp lý trong lợi ích kinh tế, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần giữa người NLĐ và người NSDLĐ? Giữa lợi ích của nhà nước, của xã hội đối với các nhà đầu tư nước ngoài; và vận dụng với những bước đi ở từng thời điểm ra sao phù hợp bối cảnh cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập vào nền thương mại tự do của thế giới? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Qua các bài viết về quan hệ lao động của các nhà khoa học trước đây như: "Cải cách chế độ tiền lương" của Trần Bạch Đằng, đăng trên báo Kinh tế Sài Gòn, số 50 và 51; “Lý luận chung về phân phối xã hội chủ nghĩa" của Lý Bân; (2001), "Tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường" của Th.s Nguyễn Lan Hương đăng trên báo Lao động và Xã hội, số 11; "Lao động tiền lương và sự phát triển kinh tế” của Nguyễn Ái Đoàn, đăng trên tờ Nghiên cứu kinh tế, số 261; “Vài ý kiến về vấn đề cải cách tiền lương Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Trần Văn Thiện, đăng trên thời báo Kinh Tế Việt Nam, số 24/2005; “ Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương” của TS.Lê Hồng Tiến đăng trên thời báo Kinh Tế Việt Nam số 86/2006 và qua thực tế tình hình của tỉnh Bình Dương chúng ta phân tích và đánh giá mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là QHLĐ trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN Bình Dương. Một số thông tin, số liệu sử dụng trong luận án được điều tra và tham khảo tại các Sở, Ban ngành liên quan tỉnh Bình Dương, từ đó đi đến phân tích và đưa ra định hướng về QHLĐ.
3.1. Phân tích các yếu tố tác động đến các lợi ích của NLĐ, chủ doanh nghiệp và nhà nước ở Tỉnh Bình Dương và mối quan hệ giữa chúng.
3.2. Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp để xây dựng các mối quan hệ lao động về các lợi ích và phân phối thu nhập một cách hợp lý, hài hòa ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung của đề tài có liên quan đến một số ngành, một số lĩnh vực, do đó những phương pháp sau đây sẽ được vận dụng:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
Phương pháp thống kê
Phương pháp mô tả, đều tra phân tích các số liệu thống kê
Phương pháp phân tích và so sánh
Phương pháp tổng hợp
Thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet, các tài liệu từ các hội thảo chuyên đề về QHLĐ, Luật Đầu tư, Luật Lao động, các nghị định, thông tư và văn bản của Chính phủ, Bộ Ngành liên quan; các số liệu điều tra do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Ban Quản lý các KCN, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
1.1 CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1 Quan hệ lao động
1.1.1.1 Khái niệm
Tổng thể các mối quan hệ giữa người với người tạo nên một hệ thống các quan hệ xã hội bao gồm quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ tôn giáo, quan hệ đạo đức và quan hệ lao động. Quan hệ lao động chính là hệ thống quan hệ xã hội giữa các bên có địa vị và lợi ích khác nhau trong quá trình lao động, bao gồm các quan hệ: giữa tư liệu sản xuất với người lao động; giữa người quản lý điều hành với người thừa hành. Ngoài ra, quan hệ lao động còn được hiểu là mối quan hệ giữa người làm công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu. Quan hệ lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng và thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, thể hiện bằng các hợp đồng lao động cá nhân và thỏa ước lao động tập thể, là một phạm trù đa lĩnh vực, nằm ở nhiều môn khoa học như lịch sử, kinh tế, xã hội, chính trị và luật pháp.
Quan hệ lao động được xác định ở một số điểm chính sau:
- Là quan hệ qua lại giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý và những can thiệp trực tiếp khi cần thiết của Nhà nước.
- Quan hệ lao động diễn ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh, và phần lớn diễn ra trong môi trường công nghiệp.
Mặc dù hoạt động của con người rất đa dạng, phong phú, diễn ra trong nhiều lĩnh vực và dưới mỗi chế độ xã hội khác nhau, bản chất của quan hệ lao động cũng có khác nhau. Dưới chủ nghĩa tư bản, quan hệ lao động, thường được hiểu là quan hệ chủ – thợ, chứa đựng quan hệ bóc lột của chủ tư bản đối với lao động làm thuê, còn dưới chủ nghĩa xã hội, quan hệ lao động thường thể hiện qua quan hệ quản lý giữa người điều hành và người thừa hành, nó không chứa đựng quan hệ bóc lột lao động làm thuê.
1.1.1.2 Điều kiện xuất hiện quan hệ lao động và sự khác biệt giữa các quan hệ lao động trong các chế độ xã hội khác nhau
Quan hệ lao động chỉ xuất hiện khi xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện quan hệ sản xuất phong kiến chủ nghĩa chưa có quan hệ lao động. Quan hệ giữa chúa phong kiến và nông nô không phải là quan hệ lao động, bởi vì, chúa phong kiến không thuê mướn người nông dân làm thuê và trả lương cho người nông dân, mà người nông dân không có đất, muốn tồn tại họ phải lĩnh canh đất đai của chúa phong kiến để canh tác và nộp địa tô cho chúa phong kiến. Người nông nô không được tự do hoàn toàn như người công nhân trong chủ nghĩa tư bản, họ và gia đình họ phải bị gắn chặt với đất đai của chúa phong kiến để tồn tại.
Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xuất hiện người lao động đi bán sức lao động (làm thuê) cho các chủ tư bản. Sức lao động đã biến thành hàng hoá, bởi vì trong chủ nghĩa tư bản đã có hai điều kiện để sức lao động biến thành hàng hoá, đó là: 1) người lao động được tự do thân thể 2) người lao động không có tư liệu sản xuất. Trong chủ nghĩa phong kiến người nông nô chưa được tự do hoàn toàn, họ không thể bỏ mảnh đất của địa chủ này để sang lĩnh canh mảnh đất của địa chủ khác. Nhưng trong chủ nghĩa tư bản người lao động làm thuê được tự do về thân thể, họ được quyền tự do lựa chọn đi làm thuê cho chủ tư bản này hay chủ tư bản khác. Luật pháp tư bản đã thừa nhận và bảo vệ quyền tự do đó, trong khi luật pháp phong kiến không có điều khoản nào bảo vệ quyền tự do của người nông nô. Đồng thời, nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ tự tổ chức sản xuất ra hàng hoá đem đi bán, trao đổi trên thị trường chứ họ không đi làm thuê. Nhưng vì không có tư liệu sản xuất, muốn tồn tại, sống còn họ phải đi làm thuê cho các nhà tư bản để nhận lương. Thu nhập tiền lương là điều kiện duy nhất để người lao động làm thuê tồn tại trong chủ nghĩa tư bản.
Quan hệ giữa nhà tư bản chủ tư liệu sản xuất và người lao động làm thuê thể hiện qua phạm trù kinh tế mới xuất hiện trong chủ nghĩa tư bản là “tiền lương tư bản chủ nghĩa”. Trong quan hệ sản xuất phong kiến không có phạm trù “tiền lương phong kiến” mà chỉ có phạm trù “địa tô phong kiến”. Bản chất của “tiền lương tư bản chủ nghĩa” là thể hiện quan hệ bóc lột lao động làm thuê của nhà tư bản đối với công nhân, còn “địa tô phong kiến” thể hiện bản chất bóc lột của chúa phong kiến đối với người nông nô.
Nếu xã hội loài người xây dựng thành công mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa thì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, quan hệ lao động trong quá trình sản xuất xã hội chủ nghĩa không chứa đựng quan hệ bóc lột lao động làm thuê. Bởi vì, trong điều kiện chủ nghĩa xã hội mọi người lao động đều trở thành người chủ tư liệu sản xuất xã hội. Đã là người chủ thì quan hệ giữa họ với nhau là bình đẳng. Trong quá trình sản xuất xã hội chủ nghĩa, không tồn tại quan hệ chủ thợ, mà quan hệ lao động là quan hệ giữa người điều hành quá trình sản xuất và người trực tiếp thực hiện lao động sản xuất. Tất cả những người trong quá trình sản xuất của một đơn vị sản xuất xã hội chủ nghĩa đều là người lao động: người lao động gián tiếp (nhà quản lý, điều hành) và người lao động trực tiếp (người trực tiếp thực hiện lao động sản xuất). Đây là sự khác biệt về chất giữa quan hệ lao động trong chủ nghĩa tư bản và quan hệ lao động trong chủ nghĩa xã hội.
1.1.2 Các hình thức biểu hiện quan hệ lao động
Các quan hệ lao động được thể hiện qua các hình thức thu nhập của các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh có các chủ thể kinh tế như: người lao động làm công ăn lương, chủ sở hữu, nhà nước. Vì vậy, quan hệ lao động thể hiện qua các hình thức thu nhập sau:
1.1.2.1 Tiền lương
Tiền lương là số lượng tiền mà người lao động nhận được sau một thời gian làm việc nhất định, hoặc sau khi đã hoàn thành một khối lượng công việc nào đó. Trong đó, một yêu cầu khách quan là tiền lương phải đảm bảo: tái sản xuất sức lao động, đáp ứng những nhu cầu giáo dục, văn hóa và tinh thần của người lao động và nuôi dưỡng con cái.
Tiền lương được xem xét trên hai mặt: tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
+ Tiền lương danh nghĩa là tiền công mà người lao động nhận được dưới hình thức tiền mặt;
+ Tiền lương thực tế thể hiện bằng số lượng sản phẩm và những dịch vụ mà người lao động có thể mua được từ tiền lương danh nghĩa.
Về hình thức chủ yếu của tiền lương, chúng ta phân biệt có 2 loại: tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm.
+ Tiền lương theo thời gian được áp dụng cho những công việc không tính cụ thể được hao phí lao động (nghiên cứu khoa học, công tác quản lý,..) được thể hiện qua các bậc, thang lương do nhà nước hoặc do doanh nghiệp quy định và được trả hàng tháng cho người lao động.
+ Tiền lương theo sản phẩm được xây dựng trên cơ sở định mức sản xuất và được thể hiện thông qua hình thức khoán từng phần việc, hoặc khoán gọn, bảo đảm tăng tiền lương ứng với tăng năng suất lao động. Nó thể hiện tính khoa học cao vì nó phản ảnh đúng số lượng và chất lượng lao động, thể hiện sự hợp lý trong phân phối lao động, đồng thời lại kích thích tinh thần lao động, khuyến khích người lao động chăm lo rèn luyện tay nghề, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động …
Tiền lương biểu hiện một tập hợp phức tạp các mối quan hệ kinh tế: giữa người lao động riêng biệt và toàn xã hội; giữa tập thể lao động vì công lao động phụ thuộc vào kết quả hạch toán kinh tế hoạt động của các doanh nghiệp; giữa người lao động và tập thể người lao động vì tiền lương của mỗi người được xác định trong khuôn khổ quỹ tiền lương của doanh nghiệp.
Nguyên tắc quan trọng nhất để phân biệt tiền lương là đại lượng phụ thuộc trực tiếp không những vào số lượng mà cả mức độ phức tạp của lao động. Kết quả cuối cùng của hoạt động kinh tế (nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm) đều được phản ánh trong sự tăng thêm của quỹ tiền lương, hay của lợi nhuận.
Tiền lương còn thể hiện quan hệ giữa chủ sở hữu và người lao động, bởi vì, theo lý thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác, giá trị hàng hoá bao gồm giá trị vật hoá ( c ) và giá trị mới ( v + m ). Trong đó, v là giá trị hàng hoá sức lao động của người lao động, thể hiện bằng tiền là giá cả sức lao động, được gọi là tiền lương, m là giá trị thặng dư do người lao động làm thuê tạo ra, biểu hiện thành lợi nhuận, lợi tức, địa tô… Do đó, với một giá trị hàng hoá nhất định, nếu tiền lương tăng lên thì lợi nhuận sẽ giảm xuống và ngược lại, nếu lợi nhuận tăng lên thì tiền lương sẽ giảm xuống. Nói cách khác, với một giá trị hàng hoá nhất định, tiền lương và lợi nhuận có quan hệ nghịch với nhau. Đây cũng là một mâu thuẫn cần giải quyết. Để giải quyết mâu thuẫn này, nghĩa là, tiền lương phải tăng lên và lợi nhuận cũng tăng lên, cần phải tăng tổng khối lượng giá trị, đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh phải phát triển.
1.1.2.2 Lợi nhuận (cổ tức), lợi tức
Đây là hình thức thu nhập theo tài sản hay theo vốn, được thể hiện như: Đối với vốn tự có của các doanh nghiệp tư nhân riêng lẻ cũng như trong vốn cổ phần của các cổ đông trong các công ty cổ phần, hình thức thu nhập là lợi nhuận, lợi tức cổ phần hoặc cổ tức; Đối với vốn cho vay, thu nhập thích ứng là hình thức lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ suất của nó. Tỷ suất này lên xuống theo quan hệ cung cầu về tiền cho vay và quan hệ cung cầu hàng hóa, liên quan đến chỉ số biến động của giá cả trong từng thời kỳ.
1.1.3 Mối quan hệ của các lợi ích trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
1.1.3.1 Bản chất của mối quan hệ các lợi ích
Bản chất của lợi ích kinh tế có cơ sở khách quan gắn liền với các quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu. Hơn nữa, từ quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mỗi quan hệ sản xuất cùng với lợi ích kinh tế tương ứng, tuy là hợp lý hay phi lý, tiến bộ hay không tiến bộ; tiêu chuẩn xem xét là ở chỗ chúng phù hợp hay không phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất, thúc đẩy hay cản trở quá trình phát triển.
Như vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, thì lợi ích kinh tế của các thành phần tham gia, kể cả Nhà nước phải hài hòa. Mà hướng đến của toàn xã hội mong muốn là phải tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân lao động; cũng là tiêu chuẩn để xác định tính hợp lý về lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu trong việc sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Từ tiêu chuẩn này, phải thừa nhận tính hợp lý của mức thu nhập cao đối với những người lao động đạt năng suất và hiệu quả cao cho xã hội, dù thu nhập đó cao gấp nhiều lần so người lao động có năng suất và hiệu quả thấp. Phải phê phán và khắc phục khuynh hướng đòi hỏi và bảo đảm lợi ích theo nhu cầu bình quân, vì đó là lợi ích không hợp lý, không thúc đẩy mà cản trở sản xuất, trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Hiện nay, trong nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, có nhiều lợi ích kinh tế: lợi ích kinh tế của nhà nước (xã hội), lợi ích kinh tế của tập thể lao động, lợi ích kinh tế của cá nhân người lao động và của người chủ sở hữu tư nhân, cá thể.
Các lợi ích kinh tế trên vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Mối quan hệ biện chứng giữa các lợi ích được phản ánh qua sự liên kết, đan xen giữa các hình thức sở hữu trong quá