Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng, của hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung.
55 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty cổ phần May Hưng Yên và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở đầu
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng, của hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung.
Công ty cổ phần May Hưng Yên là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập. Từ khi thành lập, Công ty tồn tại trong một thời gian dài của chế độ bao cấp cũ, với chế độ hạch toán tập trung, Nhà nước cấp nguyên liệu vật tư đầy đủ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sản xuất ra. Do vậy, trong giai đoạn này, công tác chất lượng sản phẩm không được chú trọng nhiều. Sản phẩm chỉ đạt được ở mức chấp nhận được nhưng vẫn tiêu thụ hết. Thêm vào đó, Công ty chỉ quan tâm đến năng suất lao động, số lượng sản phẩm sản xuất ra hơn là vấn đề nâng cao chất lượng. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do việc thị trường các nước Đông Âu tan rã, chất lượng kém không thể cạnh tranh được. Do đó, Ban Giám đốc Công ty đã đề ra đường lối chiến lược phát triển cho Công ty nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tình hình mới. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Công ty phấn đấu áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và triết lí kinh doanh của Công ty: “Để hội nhập tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, chất lượng là mục tiêu, mối quan tâm hàng đầu đối Công ty cổ phần May Hưng Yên. Để gìn giữ và phát triển mối quan hệ bạn hàng, Công ty cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng của khách hàng”.
Như vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm ở công ty là một vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.
Trong thời gian thực tập tại công ty, thấy được vấn đề chất lượng sản phẩm hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Đồng thời trong thời gian này việc áp dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào công việc là hết sức thiết thực. Chính vì vậy trên thực tế công ty và việc vận dụng những kiến thức đã học được vào trong công việc, em đã chọn đề tài:
"Quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty cổ phần May Hưng Yên và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ” đề viết luận văn.
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Giới thiệu về Công ty cổ phần may Hưng Yên
Phần II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần may Hưng Yên
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty cổ phần May Hưng Yên
Chương I
giới thiệu về Công ty cổ phần May hưng yên
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần may Hưng Yên, tiền thân là xí nghiệp may Hưng Yên được thành lập ngày 19/5/1966 theo quyết định của Bộ Ngoại thương Việt Nam, dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và Chính phủ nhằm giải quyết lao động cho địa phương và góp phần vào công cuộc cải tạo kinh tế của đất nước.
Ngày 24/03/1993 theo quyết định 224/CNn-TCLĐ của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định 440/CNn-TCLĐ về việc đổi tên thành công ty may Hưng Yên.
Công ty cổ phần may Hưng Yên là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt-May Việt Nam với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là : Sản xuất và gia công hàng may mặc phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Kể từ 1/1/2005 công ty cổ phần may Hưng Yên hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trực thuộc tập đoàn Dệt may Việt nam. Cho đến nay công ty may Hưng Yên đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Hiện nay công ty với 3500 công nhân và 3750 thiết bị chuyên dùng các loại. Hàng năm sản xuất trên 5 triệu sản phẩm các loại xuất khẩu sang các thị trường như EU, Nhật Bản, Mỹ, Canađa..... Các sản phẩm của công ty đã được các thị trường đánh giá cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã và chủng loại sản phẩm. Từ chỗ công ty làm ăn với một vài bạn hàng đến nay công ty đã có quan hệ và làm ăn lâu dài với hơn 30 bạn hàng nước ngoài.
II. Chức năng và nhiệm vụ của công ty :
Công ty cổ phần may Hưng Yên là doanh nghiệp cổ phần (với 51% vốn của Nhà nước) thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là gia công hàng may mặc xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thông qua các khách hàng trung gian tại Hồng Kông - Hàn Quốc - Đài loan để xuất khẩu sang các thị trường và khu vực trên Thế giới.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần may Hưng Yên được tổ chức quản lý theo mô hình quản lý chức năng một thủ trưởng gồm: Hội đồng quản trị - 1 tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc, bên dưới là các phòng chức năng và các xí nghiệp thành viên của công ty. Đứng đầu các phòng là các trưởng phòng và đứng đầu các xí nghiệp là các giám đốc xí nghiệp chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ tổng giám đốc công ty theo sơ đồ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty may Hưng Yên
tổng giám đốc công ty
phó TGĐ phụ trách kinh doanh
phó TGĐ
phụ trách sản xuất
phó TGĐ
phụ trách chất lượng
Phòng KT-TV
Phòng XNK
Phòng QA
Phòng
KH- Vật tư
Phòng
Kỹ thuật
Văn phòng
XN
May 2
hội đồng quản trị
Phòng KD
Phòng Tổ chức
XN
May 2
XN
May 3
XN
May 4
XN
May 5
XN
May 6
XN
May 7
XN
Cắt
XN
May 1
- Hội đồng quản trị: Có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
- Tổng giám đốc công ty : Do hội đồng quản trị Bổ nhiệm. Là người đại diện tư cách pháp nhân trong mọi giao dịch, chịu trách nhiệm về quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Chỉ đạo phòng Xuất nhập khẩu, kế toán tài vụ ; phòng kinh doanh; phòng kế hoạch - vật tư trong việc mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm; Chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng : Chỉ đạo các đơn vị thực hiện những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đại diện lãnh đạo trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001/2000 , ISO-14000 và SA-8000…
- Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: Chỉ đạo sản xuất của công ty phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của công ty nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng theo kế hoạch và thoả thuận với khách hàng; Chỉ đạo việc xây dựng các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng hệ thống định mức lao động, xây dựng đơn giá sản phẩm và định mức tiền lương tại các khâu, bộ phận.
Khối phòng ban :
- Phòng Kế toán - tài vụ : Là đơn vị có chức năng theo dõi giám sát tài chính và toàn bộ tài sản của công ty, có chức năng hạch toán các chi phí của các nghiệp vụ kinh tế theo đúng quy định của Nhà nước.
- Phòng Xuất nhập khẩu : Là đơn vị có chức năng giao dịch với khách hàng, có nhiệm vụ nắm bắt các yêu cầu của khách hàng, tìm kiếm thị trường, tiếp xúc khách hàng và theo dõi việc ký kết và thực hiện các hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
- Phòng Kinh doanh : Là đơn vị chịu trách nhiệm về kinh doanh hàng may mặc trong và ngoài nước, có trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng kinh doanh. Chịu trách nhiệm tổ chức các cửa hàng bán lẻ các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Chịu trách nhiệm tổ chức và tham gia các hội chợ xúc tiến xuất khẩu.
- Phòng kỹ thuật-công nghệ : Là đơn vị có chức năng thiết kế mẫu, xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn các xí nghiệp may đúng yêu cầu của khách hàng, của chất lượng sản phẩm; Có chức năng giao dịch với khách hàng về mẫu mã, qui cách và chất lượng của sản phẩm; Có nhiệm vụ xây dựng các định mức kỹ thuật, các định mức lao động và đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm.
- Phòng QA : Là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo toàn bộ khâu chất lượng sản phẩm của công ty từ khâu nguyên phụ liệu, trong quá trình sản xuất đến khâu hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
Có nhiệm vụ kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho.
- Phòng Kế hoạch - Vật tư : Là đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi kế hoạch, thống kê sản xuất, Theo dõi cân đối và quản lý nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất;
Có nhiệm vụ mua, nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc thiết bi, phụ tùng phục vụ cho sản xuất theo kế hoạch của công ty.
- Phòng Tổ chức Lao động : Là đơn vị có chức năng quản lý tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương, tổ chức đào tạo nâng bậc, tuyển dụng, quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản.
- Văn phòng công ty: Là đơn vị có chức năng quản lý văn thư, hành chính, công vụ, theo dõi thi đua khen thưởng, quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên ( y tế, nhà ăn...), quản lý và tổ chức hoạt động của nhà trẻ, trường mần non.. Chịu trách nhiệm bố trí và tổ chức công tác bảo vệ, công tác an toàn, bảo hộ lao động trong toàn công ty.
Khối sản xuất :
- Xí nghiệp cắt : Là đơn vị có nhiệm vụ tổ chức cắt các mã hàng theo kế hoạch, sự điều độ của phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu, theo mẫu sơ đồ qui định của phòng kỹ thuật. Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn trước may như : đánh số, ép mếch, đổi bán, đánh dấu đường may.....theo đúng qui trình sản xuất mã hàng của phòng kỹ thuật công nghệ qui định. Có nhiệm vụ cấp bán thành phẩm cho các xí nghiệp theo sự điều độ của phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu.
- Các xí nghiệp may: Có nhiệm vụ bố trí xắp xếp sản xuất từng mã hàng theo qui định của phòng kỹ thuật tại : Tài liệu kỹ thuật, định mức lao động, bố trí sắp xếp chuyền. Đảm bảo điều hành sản xuất ổn định , đảm bảo chất lượng theo qui định, nâng cao năng suất lao động, sử dụng đúng vật tư, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng; Thực hiện tốt các chế độ cho người lao động theo đúng qui định của Nhà nước, của thoả ước lao động và các qui định của công ty.
IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005
Trong những năm qua, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền sở tại và các doanh nghiệp đối tác, công ty cổ phần may Hưng Yên đã tìm được những thị trường tiềm năng mới, thích ứng dần với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, từng bước ổn định sản xuất và tình hình sản xuất của công ty đã luôn vượt kế hoạch.
Công ty đã ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh như vậy, công ty đã khai thác và tận dụng tiềm lực của chính mình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
Thước đo cho mọi sự phát triển của doanh nghiệp là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty cổ phần may Hưng Yên, ta có thể đánh giá tình hình sản xuất sản phẩm của công ty qua bảng sau:
1. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty:
Hàng năm công ty sản xuất các chủng loại mặt hàng theo các nhóm sản phẩm và số lượng như sau :
Biểu số 1: Chủng loại và sản lượng sản phẩm sản xuất năm 2004-2005
TT
Tên sản phẩm
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
1
Aó Jacket các loại
Chiếc
1.184.500
1.163.339
2
Sơ mi các loại
Chiếc
102.000
205.434
3
Quần các loại
Chiếc
215.500
1.215.525
4
Quần dệt kim
Chiếc
206.000
676.898
5
Aó T-Shirt, Polo-Shirt
Chiếc
389.500
610.580
6
Quần, áo các loại khác
Chiếc
74.000
133.388
(Nguồn: văn phòng – Công ty cổ phần may Hưng Yên)
Qua bảng báo cáo trên ta thấy sản lượng của công ty tăng dần qua các năm. Sản lượng tăng chứng tỏ thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang ngày càng mở rộng hơn. Đặc biệt là mặt hàng quần các loại, số liệu trên cho thấy sản phẩm của công ty đã và đang được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó, sản phẩm các chủng loại khác cũng dần gây được uy tín với khách hàng. Điều này có nghĩa là sản phẩm của công ty với chất lượng cao đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng và đang ngày càng nâng cao vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy mà lợi thế cạnh tranh của công ty sẽ cao hơn. Bên cạnh việc tăng số lượng, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng phát triển không ngừng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nâng cao thu nhập người lao động.
Qua bảng này, chúng ta có thể nhìn thấy một cách cụ thể sự phát triển của công ty cổ phần may Hưng Yên trong những năm gần đây.
Biểu số 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP may Hưng Yên
0
Chương II
Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần may Hưng Yên
I. Hoạt động quản lý chất lượng của công ty:
1. Hệ thống quản lý chất lượng trong công ty
1.1. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
Đứng trước cơ hội và thách thức của xu thế hội nhập, gia nhập AFTA của đất nước mà chất lượng là vấn đề quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu trong các doanh nghiệp, công ty cổ phần May Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
- Năm 1999 xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu ISO 9001:1994
- Quý II/2000 làm các thủ tục xin cấp chứng chỉ
- Quý IV/2000 được cấp chứng chỉ và tiếp tục được chứng chỉ đến hết tháng 6/2003
- Từ năm 2001 tìm hiểu và xây dựng mô hình quản lý chất lượng phù hợp với xu thế của khu vực và thế giới như: TQM, ISO 14000...
Năm 2003 chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:1994 sang ISO 9001:2000 và được cấp chứng chỉ
Chính sách chất lượng của công ty:
- Chỉ cung cấp những sản phẩm có chất lượng thoả mãn nhu cầu của khách hàng
- Cải tiến hệ thống chất lượng phù hợp với sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tế.
1.2. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
* Sử dụng công cụ 4S:
Sàng lọc( sevi): luôn luôn quan sat nơi làm việc nhằm laọi bỏ những gì không hợp lý
Sắp xếp( seiton): Sắp xếp mọi thứ an toàn, ngăn nắp dễ tìm thấy
Sạch sẽ( seiso): luôn luôn thực hiện sàng lọc sắp xếp sạch sẽ
Săn sóc(seiketsa): tự giác làm việc thêm, không cần ai nhắc nhở, ra lệnh
* Hoạt động của nhóm chất lượng
Một cách tự nguyện đều đặn
Để xác minh phân tích, giải quyết vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, công việc
Đề nghị, kiến nghị giải pháp với lãnh đạo
* Các phương pháp kiểm tra chất lượng:
Phân tích kiểm tra
Biểu đồ nhân quả( xương các)
Biểu đồ kiểm soát
1.3. Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001
* Triển khai xây dựng và áp dụng:
Tuyên bố chính sách môi trường
Đánh giá thực trạng môi trường và tìm sự không phù hợp để xử lý
Xử lý sự không phù hợp
Xây dựng các quy chế đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường
* Những chỉ tiêu về môi trường cần đạt
Không khí: nhiệt độ >=20độ C, tốc độ gió <= 0,4m/s
ánh sáng : 75- 130 lux
Tiếng ồn: <= 90 dBA
Bụi: <= 6,0mg/m3
Hơi khí độc: <= 0,1% CO2
Nước ăn : Đảm bảo các chỉ tiêu lý hoá theo quy định của bộ y tế
Trồng nhiều cây xanh cải tạo bên bồn hoa, cây cảnh trong khuôn khổ khuôn viên công ty
* Tuyên bố chính sách môi trường
Đảm bảo môi trường làm việc trong phan xưởng đạt tiêu chuẩn cho phép về: không khí, hơi khí độc, bụi, tiếng ồn, ánh sáng, nước ăn trong toàn công ty
Duy trì và cải tiến tốt hơn môi trường làm việc trong các phân xưởng
Cải tạo môi trường cảnh quan công ty sạch đẹp
Nhận xét chung:Với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 14001, TQM ở công ty cổ phần May Hưng Yên đã không ngừng cho ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng chu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đã đưa bộ máy tổ chức vào quy củ hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên và người lao động. Ngoài ra hàng năm công ty còn tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ nhằm xem xét các hoạt động từ khi mua vật tư đến khi sản phẩm được khách hàng đưa vào sử dụng, để đảm bảo sự thích hợp và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
Lập kế hoạch đánh giá
Chuẩn bị đánh giá
Tiến hành đánh giá
Báo cáo đánh giá
Đề xuất biện pháp khắc phục phòng ngừa
Thực hiện hoạt động khắc phục phòng ngừa
Theo dõi hoạt động khắc phục phòng ngừa
Lưu hồ sơ đánh giá
ch
2. Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm của công ty
2.1. Chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng cắt.
Phân xưởng cắt là nơi tiến hành cắt bán thành phẩm theo định mức và kế hoạch cắt cụ thể bằng biểu cắt bán thành phẩm do phòng kỹ thuật chuyển cho kho phát nguyên phụ liệu theo định mức. Công việc cắt bán thành phẩm bao gồm các bước sau:
- Nhận nguyên phụ liệu từ kho về theo biểu cắt bán thành phẩm kiểm tra lại khổ vải và ký hiệu vài theo phối màu.
- Tiến hành trải vải theo chiều dài được quy định trong bản giác và biểu cắt bán thành phẩm.
- Xoa phấn lên bảng giác để in xuống bàn vải, sau đó dùng mẫu bìa vẽ lại cho chính xác rồi dùng máy động cắt phá thành từng mảng và đưa lên máy cắt tĩnh để pha thành các chi tiết bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm được đưa xuống bàn thợ phụ để đánh số thứ tự tránh nhầm lẫn khi may.
- Sau khi đánh số bán thành phẩm được đóng gói và nhập kho bán thành phẩm, sau đó cấp phát lên phân xưởng may theo kế hoạch.
Công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng, bởi vì sản phẩm may có đẹp hay không một phần cũng là do chất lượng của khâu cắt bán thành phẩm. Quản lý tốt được khâu này sẽ tạo tiên đề tốt cho công đoạn may hoàn thiện sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Hơn nữa, ở khâu này cần phải chú ý đến tính kế hoạch và tính đồng bộ. Bởi một sản phẩm may có nhiều chủng loại nguyên phụ liệu như vải chính, vải lót, vải phối và bông dựng ... do đó khi cắt phải đồng bộ cả chính, phụ và lót để phân xưởng may tiến hành sản xuất được trôi chảy.
Để đánh giá công việc cắt của phân xưởng cắt ta hày xem bảng tổng kết tình hình sản xuất trong 3 năm qua.
Bảng 1. Chất lượng bán sản phẩm ở phân xưởng cắt.
Năm
Cổ
Túi
Cạp quần
Tay
Thân áo
Thân quần
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Sửa chữa được
Sửa chữa được
2003
2004
2005
6.500
7.180
4.140
670
895
480
6.850
7.940
5.210
970
1.280
930
5.230
6110
4.080
1.050
980
840
5.270
6.340
4.060
3.890
4.550
3.160
5.570
6.890
4.150
Do đặc điểm của công đoạn cắt là nếu cắt hỏng ở cỡ to thì có thể sửa chữa cắt lại để làm cho công đoạn cỡ nhỏ hơn. Chỉ có những bán thành phẩm không thể cắt lại được do lỗi cắt quá nặng hoặc không thể chuyển sang cỡ nhỏ hơn thì mới cho vào loại phế phẩm. Số phế phẩm này sẽ được chuyển đổi ra mét để yêu cầu quản đốc phân xưởng lập biên bản hỏng, sau đó trình bày với phó Giám đốc kỹ thuật để yêu cầu thủ kho hoặc khách hàng cung cấp vải mới thay thế. Đối với các bán thành phẩm như tay, thân áo, thân quần, bộ phận cắt luôn kết hợp và chuyển thành các bộ phận khác phục vụ công việc hoàn thiện sản phẩm. Do đó đối với những loại bán thành phẩm này hầu như không có phế phẩm hoặc nếu có là rất ít không đáng kể.
Nhìn vào bảng tổng kết, ta thấy tỷ lệ sản phẩm hỏng phải sửa chữa cũng như tỷ lệ phế phẩm là chấp nhận được. Theo như đánh giá của phó giám đốc phân xưởng may I thì tình hình chất lượng phân xưởng cắt trong một vài năm gần đây được cải thiện. Tuy nhiên, về chất lượng bán thành phẩm cắt để phục vụ tốt cho công đoạn may thì lại chưa được nâng cao. Các bán thành phẩm vẫn chưa được cắt chính xác thường cắt quá rộng hặc quá hẹp so với paton ( mẫu ). Các bán thành phẩm này, tuy không bị coi là phế phẩm nhưng đã gây không ít khó khăn cho phân xưởng may. Thậm chí còn làm giảm chất lượng thành phẩm may.
Số lượng vải cắt theo qui định đối với từng loại vải đã được ghi rõ theo như hướng dẫn tác nghiệp của phòng kỹ thuật. Thông thường, đối với loại vải khó cắt thì 1 máy cắt có thể cắt 30 – 40 lớp vải, còn vải dễ cắt 80 –100 lớp. Các lô vải thường dài 20m với khổ rộng 1,5m. Tuy nhiên, do nhu cầu của