Đề tài Quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển

Gia tăng nợ nước ngoài làmột hiện tượng toàn cầu. Nợ nước ngoài trở thành nét phổ biến trong chính sách tiền tệ ở hầu hết các nước, đặc biệt làcác nước đang phát triển. Bởi lẽ các nước này hầu nhưkhông có tích lũy nhungrất cần một lượng vốn lớn, đặc biệt làcác nguồn vốn bên ngoài để làm động lực phát triển kinh tế xã hội. Huy động ngoại lực làmột hướng đi đúng đối với các nước nghèo. Các nhàkinh tế đương đại không xem nợ nước ngoài làmột vấn đề nghiêm trọng trừ khi thiếu quản lý vàduy trì ổn định, ví dụ quản lý nợ không đầy đủ, tỷ lệ nợ/GDP tăng thường xuyên vàkhông giới hạn có thể dẫn đến những khuynh hướng vàthay đổi tiêu cực trong các biếnkinh tế vĩ mô chính yếu, nhưcản trở đầu tư, hệ thống tài chính bất ổn, áp lực lạm phát, những biến động về tỷ giá hối đoái v.v và cả những quan hệ xã hội vàchính trị. Chính vì vậy vấn đề đặt ra đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, làphải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong lĩnh vực vay nước ngoài, nghĩa làđảm bảo cho hệ thống tài chính ổn định, an toàn, vững mạnh vàphát triển, có khả năng tiếp nhận các luồng vốn được thu hút hợp lý, sử dụng hiệu quả, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ kết hợp với sự đảm bảo quốc gia có một cán cân thanh toán quốc tế bền vững, tỷgiá hối đoái ổn định vàdự trữ ngoại hối đáp ứng yêu cầu dự phòng của nền kinh tế. Hiện nay, theo Báo cáo Dự thảo Quy chế cho vay lại từ nguồn vay/viện trợ nước ngoài của Chính phủ theo Nghị định 134: “Nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu làODA, khoảng 40% ODA được dành cho vay lại. Có khoảng 9,2% số cho vay lại được chuyển qua hệ thống ngân hàng vàBTC, chủ yếu dành cho các chương trình tín dụng quy mô nhỏ. Số còn lại được chuyển cho Quỹ HTPT ”. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA thông qua Quỹ HTPT” để nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung vào các vấn đề sau: 1. So sánh quan điểm về nợ nước ngoài của quốc tế, cụ thể làquan điểm của IMF, vàcủa Việt Nam. Hiện nay, IMF làmột trong các nhàtài trợ đa phương cho ư 7 ư Việt Nam, vì vậy tác giả chọn quan điểm về nợ nước ngoài của IMF để làm chuẩn so sánh với quan điểm của Việt Nam (căn cứ theo Nghị định 134/2005/NĐưCP ngày 01/11/2005 ban hành Quy chế quản lý vay vàtrả nợ nước ngoài), trên cơ sở đó nhận xét những điểm còn thiếu sót trong vấn đề quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. 2. Ti?p c?n m?t cỏch cú h?th?ng coch? quản lý nợ nước ngoài đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA thông qua Quỹ HTPT của Việt Nam trong thời gian qua. 3. Phân tích vàkiến nghị các giải pháp quản lý nợ nước ngoài đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA thông qua Quỹ HTPT. Phương pháp so sánh làphương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng để thực hiện đề tài này. Nét mới của đề tài làtập trung nghiên cứu hoạtđộng cho vay lại vốn ODA thông qua Quỹ Hỗ trợ pháttriển ư lĩnh vực rất ít được nghiên cứu. Vì đây làlĩnh vực hết sức nhạy cảm nên việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc phân tích không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình vàcặn kẽ của TS. Ung Thị Minh Lệ – Khoa Tài chính nhànước – Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM, những đóng góp vàgiúp đỡ quý báu của TS. Nguyễn Hoàng Bảo – Trường Đại học kinh tế Tp. HCM, Chuyên viên LêNgọc Khánh – Sở Tài chính Vũng Tàu cho đề tài nghiên cứu này.

pdf63 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan