Đề tài Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010

Nằm tận cùng của dải đất miền Trung nhiều nắng gió, tiếp giáp với Vũng Tàu - Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động, bên cạnh Lâm Đồng sương mù thơ mộng; biển trời Bình Thuận thật hiền hòa, êm ả và quyến rũ lòng du khách. Với 192 km bờ biển, hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên, những đồi cát, những hòn đảo thơ giữa biển, những con thác, con suối.,

doc88 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Nằm tận cùng của dải đất miền Trung nhiều nắng gió, tiếp giáp với Vũng Tàu - Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động, bên cạnh Lâm Đồng sương mù thơ mộng; biển trời Bình Thuận thật hiền hòa, êm ả và quyến rũ lòng du khách. Với 192 km bờ biển, hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên, những đồi cát, những hòn đảo thơ giữa biển, những con thác, con suối..., thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận một tiềm năng du lịch thật tuyệt vời. Nếu như đất Bình Thuận ngày xưa chỉ được biết đến với sự khô hanh, toàn nắng và cát, thì ngày nay miền đất ấy đã thay đổi hoàn toàn. Nếu những du khách đã từng đặt chân tới Bình Thuận nhận xét về nơi đây, họ sẽ bảo rằng: “Mảnh đất và con người Bình Thuận thật hiền hòa như chính tên gọi của nó”. Sức sống mãnh liệt của đất và người Bình Thuận đang trỗi dậy, để biến nơi đây thực sự là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Có thể thấy rõ ràng rằng du lịch chính là lợi thế phát triển của Bình Thuận. Khi mà tiềm lực kinh tế của tỉnh còn nhiều yếu kém, thì việc phát triển du lịch dựa vào tiềm năng tự nhiên trời phú là một hướng đi đầy triển vọng cho nền kinh tế của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng ấy, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã quyết định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, và hơn thế nữa, sự phát triển của ngành dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp - xây dựng... Mục tiêu là vậy, nhưng để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực phấn đấu. Không chỉ là sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, mà còn nhờ đến sự chung tay góp sức của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vốn là một tỉnh nghèo, nội lực chưa đủ mạnh, Bình Thuận vẫn rất cần đến các nhà đầu tư bên ngoài để tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển. Từ khi có chính sách mở cửa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện giao lưu quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư. Từ đó đến nay, hoạt động đối ngoại của ta không ngừng phát triển mạnh mẽ, và theo đó là sự xuất hiện với vị thế ngày càng được khẳng định của lĩnh vực đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta “một thành phần mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong những năm gần đây: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Việc nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp tối ưu để phát triển nền kinh tế này một cách có hiệu quả đang là mối quan tâm của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng, cốt để làm sao khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh cho từng vùng. Cũng giống nhiều tỉnh thành khác, Bình Thuận hiện nay cũng phải ra sức thu hút đầu tư nước ngoài, mà quan trọng hơn cả là đầu tư cho du lịch, nhằm phát triển một ngành công nghiệp xanh theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà tỉnh đã đề ra. Hiện nay, trên cả nước có hơn 100 Resort thì Bình Thuận đã có tới 79 Resort, trở thành nơi có nhiều Resort nhất Việt Nam. Tuy nhiên tất cả các cơ sở lưu trú của tỉnh chưa phải là tốt nhất, chưa có nhiều Hotel và Resort cỡ lớn, đạt tiêu chuẩn cao cấp; mà điều đó hầu như chỉ có thể được đáp ứng bởi các nhà đầu tư nước ngoài với quy mô vốn lớn và trình độ quản lý du lịch cao. Bên cạnh đó, mặc dù đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 90, nhưng cho đến nay, số lượng dự án đầu tư nước ngoài về du lịch ở Bình Thuận vẫn còn khá ít ỏi. Tại sao lại như vậy? Và giải pháp nào cho vấn đề này? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận. Và cũng từ những yêu cầu cấp bách đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010” để nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp cử nhân Hành chính hệ chính quy. Nội dung luận văn sẽ tìm hiểu xem tại sao nhà đầu tư lại lựa chọn Bình Thuận để đầu tư du lịch; doanh nghiệp FDI sẽ cần gì ở địa phương khi quyết định đầu tư một dự án, và Bình Thuận hiện đã đáp ứng được tới đâu các nhu cầu đó của nhà đầu tư. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển du lịch - một ngành công nghiệp xanh cho tỉnh Bình Thuận. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Mục đích của luận văn là nhằm nêu lên toàn diện thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận từ năm 1988 đến nay, đánh giá những đóng góp của nó trong nền kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Luận văn cũng hệ thống lại các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương về vấn đề này, nêu lên các nhân tố tác động, những cơ hội, thách thức trong thời gian tới; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực đồng bộ trong quản lý Nhà nước, góp phần đề xuất, gợi ý cho địa phương đẩy mạnh được thu hút đầu tư nước ngoài trong việc phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà. Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: Nêu các khái niệm, đặc đểm của đầu tư nước ngoài và của ngành du lịch. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quy mô dòng vốn đổ vào địa phương, thực trạng và xu hướng của dòng vốn FDI trong bối cảnh hiện nay Nghiên cứu thực trạng đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Phân tích hệ thống chính sách của Trung ương và địa phương trong lĩnh vực này. Phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề ra những giải pháp Quản lý nhà nước nhằm tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn, thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch của địa phương, đồng thời tạo được sự chặt chẽ trong quản lý dự án, tiến tới một đô thị du lịch bền vững. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đầu tư nước ngoài gồm có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, tại Bình Thuận nói riêng và nhiều tỉnh thành khác nói chung, hiện nay vốn đầu tư gián tiếp (mà chủ yếu là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), và vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ) hầu như chỉ đầu tư vào phát triển các lĩnh vực mang tính chất xã hội, cộng đồng, như: trường học, bệnh viện, đường giao thông nông thôn, điện nước sinh hoạt nông thôn..., chứ không đầu tư vào phát triển kinh tế du lịch. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu dưới góc độ quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (gọi tắt là FDI) trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của Đảng ta về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, lịch sử, so sánh, tổng hợp, để từ đó đề ra giải pháp thực tiễn. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI LĨNH VỰC DU LỊCH 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH: Khái niệm, các hình thức và vai trò của đầu tư nước ngoài: Khái niệm, đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khái niệm: Trong cuộc sống, đầu tư là một hoạt động rất phong phú, đa dạng, do đó cũng có khá nhiều cách hiểu về khái niệm này. Xét theo nghĩa gốc, «đầu tư» (Investment) là chỉ sự chi phí, hi sinh các nguồn lực ở hiện tại (thời gian, sức lực, tiền bạc...) vào hoạt động nào đó của con người nhằm thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai. (Trích Tài liệu tham khảo số [23]) Người Pháp có sự phân biệt rõ ràng giữa 2 khái niệm «Đầu tư» (investissement) và «dùng tiền sinh lãi» (Placement). Placement tức là dùng tiền để mua thứ gì đó cho thuê chẳng hạn, vậy nó sinh lời cho người đó nhưng thực ra tổng đầu tư xã hội không tăng. Còn investissement là xây nhà máy, xây dựng cơ sở vật chất, trồng cây nông lâm nghiệp...,hoạt động này làm tăng tổng đầu tư xã hội. [16] Người Mỹ lại không phân biệt những khái niệm này. Họ gọi chung đầu tư và dùng tiền sinh lãi là «investment». [16] Theo Luật đầu tư năm 2005, Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Pháp luật. [2] Như vậy, để phân biệt một hoạt động có phải là đầu tư hay không, ta có thể dựa vào 2 đặc trưng sau của đầu tư : Tính sinh lãi: mục đích của việc đầu tư là sinh lãi. Chẳng hạn nếu như ta bỏ tiền ra chỉ để mua một thứ hàng hóa cho tiêu dùng thì không gọi là đầu tư vì nó không vì mục đích sinh lãi. Tính rủi ro: Mục đích của đầu tư là sinh lãi, nhưng không phải hoạt động đầu tư nào trên thực tế cũng có lãi, mà có khi bị lỗ. Đó là do thuộc tính thứ hai này của đầu tư. Rủi ro cao hay thấp tuỳ thuộc vào loại hình đầu tư, nhưng đầu tư thì luôn đi liền với rủi ro. Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt một hoặc một số mục tiêu cụ thể được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực nhất định. Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất, hoạt động có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ dùng cho đầu tư trực tiếp). Để thực hiện dự án đầu tư, chủ thể thực hiện gọi là chủ đầu tư. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. Đầu tư gồm có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta chỉ đề cập đến hình thức «đầu tư trực tiếp». Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. [1] Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam) đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và trực tiếp điều hành quá trình sản xuất kinh doanh đó. Về bản chất, đầu tư nước ngoài là một hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn xuất khẩu hàng hóa. [23] Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực chất là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức là vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý... nhằm tối đa hóa lợi ích của mình. Nguyên nhân cơ bản của sự di chuyển vốn đầu tư dưới hình thức này là do có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận xuất phát từ lợi thế so sánh khác nhau giữa các quốc gia. Xu thế tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính ngày càng tăng trên thế giới hiện nay chính là điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển vốn đầu tư trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài biểu hiện sự gặp nhau giữa cung và cầu, đó là giữa lợi ích của nhà đầu tư và nhu cầu của nước tiếp nhận đầu tư. Khi việc đầu tư ở trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận, các nhà đầu tư có sự chuyển hướng đưa vốn đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng được chi phí sản xuất rẻ hơn. Còn đối với nước nhận đầu tư, FDI sẽ là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đổi mới công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế... Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu tuỳ theo quy định trong luật đầu tư của nước chủ nhà. Chẳng hạn như ở Việt Nam, luật Đầu tư nước ngoài quy định số vốn góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án. Quyền quản lý công ty phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nếu đóng góp 100% vốn thì công ty hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành. Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lời và lỗ được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế lợi tức cho Nhà nước. Tại các nước đang phát triển, FDI khác với các nguồn vốn đầu tư khác ở chỗ: FDI có khuynh hướng bổ sung vào đầu tư tư nhân và khu vực mậu dịch và làm gia tăng đầu tư trong khu vực tư nhân. Trong khi đó viện trợ hoặc các khoản vay từ ngân hàng nước ngoài có khuynh hướng bổ sung vào khu vực công và sản xuất hàng hoá phi mậu dịch. Mà thực tế cho thấy, tác động của đầu tư tư nhân lên tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với đầu tư của chính phủ, do đó, FDI chứng tỏ tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế hơn là bất cứ luồng vốn nước ngoài nào khác. So với các hình thức đầu tư khác như nguồn hỗ trợ chính thức ODA, viện trợ phi chính phủ NGOs... , FDI có một số mặt tích cực như sau: FDI không để lại gánh nặng nợ cho các nước nhận đầu tư như các hình thức vay, viện trợ ODA.... Đầu tư FDI khá bền vững vì nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn như đầu tư gián tiếp. Nếu nước sở tại có bất ổn, khủng hoảng thì dù cho nhà đầu tư có muốn rút vốn cũng không thể rút được ngay vì vốn của họ nằm trực tiếp trên nhà xưởng, thiết bị của nước nhận đầu tư. Nước tiếp nhận đầu tư không chỉ cò thể bổ sung nguồn vốn như các hình thức viện trợ khác mà còn tiếp nhận cả khoa học công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến... từ phía nhà đầu tư. FDI thích hợp cho mọi trình độ phát triển của đất nước, từ nước đang phát triển đến nước phát triển đều cần FDI. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta hiện nay: Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều hình thức đầu tư. Theo cách phân chia của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, có 3 hình thức đầu tư sau : Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. [2] Cùng với chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam cũng như xu thế hội nhập của quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu tư ở Việt Nam, các hình thức đầu tư cũng ngày càng đa dạng hơn. Theo Luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm các hình thức đầu tư như sau : 1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. 2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. 4. Đầu tư phát triển kinh doanh. 5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. 7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. [1] è Các hình thức đầu tư trên có thể gom lại thành 4 nhóm chính như sau: Nhóm 1: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế có thể gồm 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức kinh tề có thể là: a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật; c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi; d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Nhóm 2: Đầu tư theo hợp đồng Có nhiều hình thức đầu tư theo hợp đồng, trong đó điển hình có các hình thức: BCC, BOT, BTO, BT. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC: Hợp đồng BCC là tên gọi tắt của Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. [1] Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT: Hợp đồng BOT là tên gọi tắt của Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (Building – Operating – Transfering) Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. [1] Hình thức đầu tư theo hợp đồng BTO: Hợp đồng BTO là tên gọi tắt của Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh (Building – Transfering – Operating) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. [1] Hình thức đầu tư theo hợp đồng BT: Hợp đồng BT là tên gọi tắt của Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building – Transfering). Hợp đồng xây dựng - chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. [1] Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT. Nhóm 3: Đầu tư phát triển kinh doanh Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây: 1. Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; 2. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. Nhóm 4: Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại Hình thức này bao gồm cả việc mua cổ phần, góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư hoặc đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề và điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Pháp luật. 1.1.1.2. Vai trò của FDI đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong công cuộc CNH – HĐH: Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đến nay, tư duy lý luận của Đảng ta đã được đổi mới và có những tiến bộ đáng kể. Vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tuởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa ra những đường lối chính sách đúng đắn có được những thành công to lớn, tạo nên thế và lực cho đất nước. Với những chủ trương ấy, Đảng ta không những đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, mà còn nâng cao uy tín trên trường quốc tế; từ đó mà các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày một tăng lên, phát triển rộng khắp trong cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần vào việc huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, FDI cũng đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn cho phát triển. Có thể thấy rõ điều này qua bảng sau: 1995 2000 2002 Cả nước 100,0 1000,0 1000,0 - Kinh tế Nhà nước 40,2 39,0 38,3 - Dân doanh 53,5 47,8 47,8 - FDI 6,3 13,2 13,9 (Nguồn: Cục Thống kê: Niên giám thống kê 2002 – NXB Thống kê 2003 [23]) Có thể nói trong thời gian qua, FDI đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế nước ta, khai thác hiệu quả các tiềm năng phát triển của đất nước, tăng cường
Tài liệu liên quan