Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là yếu tố không thể thay thế, còn đối với công nghiệp, dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đất đai còn là địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội loài người. Đất đai có đặc điểm là bị giới hạn về mặt số lượng (diện tích). Việc sử dụng đất đai cần phải có sự quản lý chung của nhà nước.
32 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà
Tĩnh - thực trạng và giải pháp
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội. Đất
đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là yếu tố không
thể thay thế, còn đối với công nghiệp, dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đất đai còn
là địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội loài người. Đất
đai có đặc điểm là bị giới hạn về mặt số lượng (diện tích). Việc sử dụng đất đai cần phải có
sự quản lý chung của nhà nước. Vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề quản lý nhà
nước về đất đai, nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy trì các mục tiêu
chung của xã hội.
Quản lý nhà nước về đất đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực,
nhiều mặt của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường,
như: việc thu hút đầu tư (phụ thuộc vào các quy định của nhà nước quyền và nghĩa vụ của
các nhà đầu tư, giá đất, tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính…); sự ổn định
chính trị - xã hội (liên quan đến thu nhập, việc làm của người nông dân, tình hình khiếu
kiện, tranh chấp đất đai…). Vì vậy, làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quản lý nhà
nước về đất đai. Luật Đất đai ban hành lần đầu tiên năm 1987, đến nay đã qua 2 lần sửa
đổi (1998, 2001) và 2 lần ban hành luật mới (1993, 2003). Tuy nhiên, đến nay, tình hình
diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp, về lý luận cũng như
thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng
yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành
luật để từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng phù hợp hơn với những yêu
cầu mới là hết sức cần thiết.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam nói chung và tại Hà Tĩnh nói
riêng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đất
còn khá phổ biến, thị trường bất động sản còn yếu và hỗn loạn, tình trạng sử dụng lãng phí
đất đai diễn ra ở nhiều nơi, việc khiếu kiện tập thể về đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng của
xã hội… Bản thân học viên là người công tác trong ngành Tài nguyên và Môi trường
(trước đây là ngành Địa chính), có mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá những mặt tốt cũng như
chỉ ra được những vấn đề còn yếu kém, bất cập và nguyên nhân để từ đó đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý đất đai tại địa phương. Vì vậy, việc chọn
đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đất đai. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh
tế kế hoạch hoá, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu liên quan đến đất nông
nghiệp và nhằm mục đích phát triển nông nghiệp. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, cùng với
sự ra đời của Luật Đất đai năm 1987, tình hình nghiên cứu về đất đai nói chung và quản lý
nhà nước về đất đai nói riêng cũng phát triển khá mạnh. Ngoài các vấn đề liên quan đến
quản lý đất nông nghiệp thì các vấn đề quản lý nhà nước về đất đai gắn với mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội hay các
vấn đề quản lý mang tính kỹ thuật như quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, định giá đất…
được đề cập khá nhiều. Trong những lần chuẩn bị để bổ sung sửa đổi và ban hành mới
Luật Đất đai (1993, 1998, 2001, 2003), đã có nhiều nghiên cứu về chính sách đất đai của
các nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Gần đây thì các vấn đề về quản lý đất đai và
thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, các vấn đề về giá đất, đền bù
giải phóng mặt bằng hay các chính sách đối với những vùng bị mất nhiều đất sản xuất là
đề tài được nghiên cứu, trao đổi rất nhiều trên báo chí cũng như các loại tạp chí chuyên
ngành. Đối với các nghiên cứu sinh và học viên cao học, cũng có khá nhiều đề tài nghiên
cứu liên quan đến đất đai và quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đối với chuyên ngành
Quản lý đất đai tại các trường đại học. Tại học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh có một số đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ như: Luận án tiến
sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Đào Xuân Mùi (năm 2002) với đề tài: “Nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà Nội”; Luận văn thạc sĩ của học viên Bùi Thị
Tuyết Mai (năm 2004) với đề tài: "Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt nam hiện nay”;
Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Ngọc Lưu (năm 2006) với đề tài: ‘‘Hoàn thiện quản
lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà” …
Tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong những năm qua chỉ mới có 1 Luận văn Thạc sĩ quản
lý đất đai, chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng (Học viên Nguyễn Văn Trị - Đại
học Nông lâm Huế - 2007), ngoài ra, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá
thực tiễn công tác quản lý đất đai tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu đối
với công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh.
3.2. Nhiệm vụ:
- Phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, nội dung và các công cụ
quản lý đối với đất đai.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai và tình hình sử dụng
một số loại đất tại Hà Tĩnh, những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên
nhân.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu mang tính khả thi để làm tốt quản lý nhà nước về
đất đất đai tại Hà Tĩnh và đề xuất một số vấn đề đối với chính sách đất đai của nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung và công cụ sử dụng
trong quản lý nhà nước về đất đai (theo quy định của Luật Đất đai năm 2003), ngoài ra có
đánh giá tình hình sử dụng một số loại đất để làm rõ hơn về nhiệm vụ quản lý và một số
nội dung khác ảnh hưởng đến công tác quản lý.
4.2. Phạm vi: Chỉ nghiên cứu trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, thời gian kể từ khi thực
hiện Luật Đất đai (sửa đổi) năm 1993 đến nay, trong đó tập trung vào thời kỳ 2003 - 2007;
một số số liệu minh hoạ, đánh giá, so sánh có thể lấy ở phạm vi vùng hoặc toàn quốc,
trong hoặc ngoài các mốc thời gian trên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
- Căn cứ vào lý thuyết, những luận điểm, quan điểm về quản lý nhà nước nói chung
và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.
- Căn cứ vào những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, các chức năng của cơ
quan quản lý nhà nước về đất đai được hệ thống pháp luật và chính sách đất đai của Việt
Nam quy định.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Ngoài việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết
học Mác - Lênin, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp điều tra thực tế,
thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá…
- Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về quản lý đất đai, tuy nhiên, ở đây, học
viên chủ yếu tiếp cận vấn đề thiên về giác độ kinh tế và trong nền kinh tế thị trường.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn về quản lý nhà nước về
đất đai.
- Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, là tài liệu tham khảo quan trọng cho cơ
quan quản lý đất đai các cấp trong tỉnh, ngoài ra đề tài cũng góp phần tổng kết thực tiễn thi
hành Luật và các chính sách đất đai tại cơ sở.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
gồm 3 chương, 10 tiết.
Chương 1:
cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
về đất đai
1.1 Sự cần thiết quản lý nhà nước về đất đai trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Vai trò và đặc điểm của đất đai với tư cách là đối tượng quản lý của nhà nước
a. Vai trò của đất đai
Mác đã khái quát vai trò của đất đai: ‘‘Đất đai là đất là mẹ, sức lao động là cha, sản
sinh ra mọi của cải vật chất’’.
Cùng với lao động và vốn, đất đai là một trong 3 nguồn lực chính của mọi nền sản
xuất ở bất kỳ chế độ xã hội nào. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện mọi
quá trình sản xuất, vừa là chỗ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành sản xuất
và mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Đối với các ngành nông - lâm - thuỷ sản thì đất
đai (bao gồm cả diện tích mặt nước) là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, nó vừa
là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đất đai là chỗ đứng cho các ngành khác như
công nghiệp, dịch vụ, giao thông… và là một trong các yếu tố đầu vào hết sức quan trọng
của các ngành này.
Đối với đời sống con người nói riêng và của thế giới sinh vật nói chung, đất đai có
vai trò hết sức đặc biệt, là địa bàn cư ngụ, là nơi duy trì sự sống của con người và sinh vật.
Đất đai cùng với các yếu tố tự nhiên gắn liền với nó như nước, không khí và ánh sáng là
cơ sở để phát triển các hệ sinh thái, là yếu tố hàng đầu của môi trường sống. Hội nghị Bộ
trưởng Môi trường các nước Châu Âu năm 1973 tại Luân Đôn đã đánh giá: ‘‘Đất đai là
một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực
vật, động vật và con người trên trái đất’’.
Như vậy, việc quản lý nhà nước đối với đất đai là hết sức cần thiết, vừa đảm bảo khai
thác tốt tiềm năng đất đai với vai trò là một nguồn lực, lại vừa đảm bảo mục tiêu giữ gìn
môi trường sống cho toàn xã hội. Quản lý nhà nước đối với đất đai trong nền kinh tế thị
trường góp phần hạn chế các ảnh hưởng ngoại sinh tiêu cực (ảnh hưởng xấu tới môi
trường).
Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia và gắn với nó là lịch sử của
từng dân tộc. Hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới đều từ lý do tranh giành đất đai và
tài nguyên. Vì vậy, quản lý và nắm chắc đất đai đi đôi với việc xây dựng và bảo vệ chủ
quyền là mục tiêu của mọi quốc gia trên thế giới.
Đối với Việt Nam, đất nước vẫn còn gần 70% dân số sống bằng nông nghiệp, đời
sống đang phụ thuộc vào đất đai. Vì vậy sự quản lý và điều tiết của nhà nước để đảm bảo
ổn định đời sống tối thiểu cho bộ phận dân cư này có ý nghĩa sống còn với con đường
CNXH của nước ta.
b. Đặc điểm của đất đai
- Đất đai bị giới hạn về mặt diện tích, hay nói cách khác nó bị cố định về số lượng.
Theo kinh tế học, đất đai là loại hàng hoá cố định về cung (có đường cung thẳng đứng).
Đây là đặc điểm quan trọng nhất của đất đai, đòi hỏi trong quá trình sử dụng, quản lý phải
đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, phải xem xét kỹ lưỡng khi bố trí sử dụng các loại đất
nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính cân bằng tương đối về cung cho các loại đất.
- Đất đai có vị trí cố định, không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Tính cố
định của đất đai gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành,
khí hậu sinh thái và những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa lớn
về mặt kinh tế trong quá trình khai thác sử dụng. Đất đất đai ở gần các đô thị, các đường
giao thông, các khu dân cư được khai thác sử dụng triệt để hơn ở các vùng xa xôi hẻo lánh
và do đó giá trị sử dụng và giá trị lớn hơn. Đặc điểm này cần được hết sức lưu ý trong định
giá đất đai.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng lại là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt
động của con người. Trong quá trình hoạt động sản xuất, đất đai trở thành tư liệu không
thể thiếu được. Tác động của con người vào đất đai thông qua hoạt động sản xuất rất đa
dạng phong phú với nhiều vẻ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp nhằm khai thác triệt để
nguồn tài nguyên thiên nhiên này vì lợi ích của mình. Những tác động đó có thể làm thay
đổi tính chất của đất đai, từ đất hoang sơ thành đất canh tác được hoặc từ mục đích sử
dụng này sang mục đích khác. Tất cả những tác động ấy của con người làm cho đất đai, từ
vốn dĩ là một sản phẩm của tự nhiên, đã trở thành một sản phẩm của lao động.
Con người không tạo ra được đất đai, nhưng bằng lao động của mình mà cải thiện đất
đai, làm cho đất đai từ xấu trở thành tốt hơn. Đây cũng chính là đặc điểm có khả năng tái
tạo của đất đai. Độ phì nhiêu của đất đai có khả năng phục hồi và tái tạo thông qua tự
nhiên hoặc do tác động của con người. Độ phì là một đặc trưng về chất của đất đai, thể
hiện khả năng cung cấp thức ăn, nước cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát
triển. Nó có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất nông nghiệp, vì vậy việc sử dụng đất nông
nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc là không ngừng cải tạo nâng cao độ phì của đất.
- Tính đa dạng và phong phú của đất đai: trước hết, do đặc tính tự nhiên của đất đai
và phân bố cố định trên từng vùng lãnh thổ nhất định gắn liền với điều kiện hình thành đất
quyết định, mặt khác, nó còn do yêu cầu và đặc điểm, mục đích sử dụng các loại đất khác
nhau. Một loại đất có thể sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau. Đặc điểm này của đất
đai đòi hỏi quá trình quản lý, sử dụng phải biết khai thác triệt để lợi thế của mỗi loại đất
một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất trên mỗi vùng lãnh thổ. Để làm được điều đó phải
xây dựng một quy hoạch tổng thể và chi tiết trên cả nước và từng vùng lãnh thổ.
- Các quan hệ đất đai vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội sâu sắc: Đất đai là
một tài sản có giá trị kinh tế lớn, điều đó đã rõ. Xét về góc độ xã hội, quan hệ đất đai mang
nhiều ý nghĩa. Luật Đất đai 1993 đã ghi: ‘‘Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao
công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay’’. Đối với dân
tộc ta, nhất là ở vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài ý nghĩa về mặt
kinh tế và môi trường, một thực tế không thể chối cãi là đất đai còn mang một một nghĩa
to lớn về mặt tinh thần. Những tranh chấp đất đai ở nông thôn nhiều khi hoàn toàn không
phải vì lý do kinh tế. Thực tế mấy năm gần đây cho thấy tình hình sử dụng đất cho những
mục đích như đất tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang nghĩa địa đang có những diễn biến
phức tạp (như việc đòi lại đất tôn giáo, mua đất xây nghĩa địa ở Đường Lâm (Sơn Tây - Hà
Nội), hay việc xây mộ rộng hàng trăm mét vuông như ở Thừa Thiên - Huế và nhiều địa
phương khác). Tính cộng đồng làng xã cũng ảnh hưởng đến quan hệ đất đai. Khi tái định
cư, người dân thường yêu cầu phải di dời cả làng, đến chỗ tái định cư phải ở cùng nhau…
Những đặc điểm trên không mang tính chính thống nhưng đó là một thực tế mà trong quản
lý cần xem xét một cách nghiêm túc, để từ đó có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế
tiêu cực, phát huy mặt tích cực.
1.1.2. Nguyên tắc sử dụng và quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường.
Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai là các quy tắc xử sự, những tiêu chuẩn về
hành vi mà các cơ quan quản lý Nhà nước và các chủ sử dụng đất phải tuân thủ trong quá
trình quản lý, sử dụng.
Quản lý Nhà nước về đất đai có các nguyên tắc sau:
a. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước:
Từ vai trò của đất đai đối với cả nền kinh tế, xã hội cho thấy, việc nhà nước thống
nhất quản lý về đất đai là cần thiết. Điều đó sẽ đảm bảo cho việc duy trì các mục tiêu
chung của cả xã hội. Từ xưa tới nay, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, Nhà nước đều thực
hiện quản lý tập trung thống nhất về đất đai.
Luật Đất đai năm 2003 của nước CHXHCN Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật Đất đai
2003) ghi: "Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai"
Quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước được thực hiện theo luật pháp và
được thể hiện trên nhiều mặt như: Đại diện chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, quyền giao đất
hoặc cho thuê đất đối với các tổ chức hộ gia đình, cá nhân, trong và ngoài nước, quyền
định giá đất, điều tiết thu nhập từ đất đai, quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất và xử
lý vi phạm Pháp luật đất đai…
Để đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước về đất đai thì Nhà
nước phải nắm và sử dụng tốt các công cụ quản lý cũng như các phương pháp quản lý
thích hợp. Nếu sử dụng tốt công cụ quản lý và phương pháp quản lý thì quyền quản lý tập
trung thống nhất của nhà nước được duy trì ở mức độ cao. Ngược lại, nếu có những thời
điểm nào đó, việc sử dụng các công cụ quản lý không đồng bộ, các phương pháp quản lý
không thích ứng thì thì hiệu lực và hiệu quả quản lý về đất đai sẽ giảm đi, tình trạng tự
phát trong sử dụng tăng lên. Điều đó sẽ gây ra nhiều hậu quả không tốt đối với xã hội và
làm suy giảm quyền quản lý tập trung thống nhất về đất đai của nhà nước.
b. Đảm bảo kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai:
Điều 5 Luật Đất đai 2003 ghi: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu’’ và ‘‘Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hỡnh
thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất
ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất".
Như vậy, ở nước ta, quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân. Đất đai là tài sản chung
của tất cả mọi người, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý toàn bộ
đất đai.
Muốn đảm bảo kết hợp tốt quyền sở hữu toàn dân và quyền sử dụng của từng người
sử dụng phải có cơ chế kết hợp, trong đó, quyền và trách nhiệm của các bên (nhà nước và
người sử dụng) phải được công nhận và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật.
Thực tế cho chúng ta thấy vấn đề sở hữu và sử dụng đất là những vấn đề rất phức tạp và có
nhiều quan điểm khác nhau.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã đề ra và thực hiện khá
thành công cơ chế kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai. Quyền sở hữu toàn dân
về đất đai vẫn không thay đổi nhưng quyền sử dụng đất đã được trao cho mọi đối tượng sử
dụng đất, gồm cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong và ngoài nước theo xu hướng ngày càng
mở rộng quyền (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn
kinh doanh…) và hướng tới sự bình đẳng đối với mọi đối tượng thuộc các thành phần kinh
tế.
c. Đảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích:
Đất đai phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội.
Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, vì vậy, trước hết phải đảm bảo lợi ích
của người sử dụng đất. Mặt khác đất đai là tài sản quốc gia vì vậy nó phải đảm bảo lợi ích
chung của xã hội. Kết hợp hài hoà ba loại ích tức là chúng ta phải chú ý đồng thời cả ba lợi
ích đó không để lợi ích này lấn át hoặc triệt tiêu lợi ích khác. Việc đảm bảo hài hoà ba lợi
ích được thực hiện thông qua công tác quy hoạch, chính sách tài chính về đất và các quy
định về quyền và nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất .
d. Tiết kiệm và hiệu quả:
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế bởi vì bất cứ một hoạt
động nào dù là kinh tế hay phi kinh tế đều cần phải được thực hiện trên cơ sở tiết kiệm và
hiệu quả.
Đất đai là nguồn lực quan trọng, là điều kiện tồn tại cơ bản của cả xã hội, mặt khác
chúng ta đều biết đất đai có giới hạn về mặt diện tích, trong khi đó nhu cầu sử dụng đất
cho các mục đích ngày càng tăng lên cho nên đất đai ngày càng trở nên khó khăn và hạn
hẹp. Điều này càng cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.
Nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải làm tốt công tác
quy hoạch phân bổ đất đai phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội,
bên cạnh đó, phải quy định cụ thể về chế độ sử dụng các loại đất, đồng thời tổ chức quản
lý, giám sát tốt việc sử dụng đất để