Đề tài Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng

Trong bối cảnh toàn thế giới đang diễn ra những biến chuyển xã hội rất nhanh và mạnh, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Công nghiệp hoá là con đường phát triển tất yếu của những nước có nền kinh kế nông nghiệp lạc hậu để tiến dần lên chế độ sản xuất công nghiệp tiên tiến và hiện đại.

doc62 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Trong bối cảnh toàn thế giới đang diễn ra những biến chuyển xã hội rất nhanh và mạnh, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Công nghiệp hoá là con đường phát triển tất yếu của những nước có nền kinh kế nông nghiệp lạc hậu để tiến dần lên chế độ sản xuất công nghiệp tiên tiến và hiện đại. Vì vậy trong đường lối phát triển kinh tế đất nước tại Đại hội Đảng Cộng Sản việt Nam lần thứ IX đã chỉ rõ “đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững…..”. Để đạt được mục tiêu đó chúng ta phải cấu trúc lại nền kinh tế, phải có một chiến lược nguồn nhân lực phù hợp đủ sức mạnh nội sinh và năng lực cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đất nước. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế thế giới, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều lĩnh vực của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Đồng thời với xu hướng đổi mới công nghệ sản xuất và hiệu quả kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới phương thức và cách tổ chức sản xuất cho phù hợp với cơ chế sản xuất mới, phấn đấu giảm chi phí nâng cao năng suất lao động. Sự vận động này là cơ sở cho sự biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân lao động trong các doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển và lớn mạnh của công ty, từ đó góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Lao động là lợi thế trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cao Su Sao Vàng nói riêng nhưng phải sử dụng có hiệu quả để tăng sức canh tranh trên thị trường. Tại công ty Cao Su Sao Vàng còn có nhiều vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng lao động. Từ thực tế đó với tư cách là một sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “ Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng” làm nội dung cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Cùng với việc xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan của vấn đề nghiên cứu, từ đó có những nhận định và kiến nghị nhằm hạn chế những bất cập trong thực tiễn góp phần xác định một khuynh hướng sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty trong thời gian tới Chuyên đề gồm 3 phần. Phần 1: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng. Phần 2: Thực trạng công tác sử dụng lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng trong thời gian qua. Phần 3: Các giải pháp và kiến nghị góp phần sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng. Để có được những kết quả ấy, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh – Trường ĐHDL Phương Đông, đặc biệt là thầy giáo Mai Xuân Được đã hết sức nhiệt tình, quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo cả về phương pháp nghiên cứu, cả về cách thức nắm bắt các vấn đề trong quá trình tiếp cận thực tiễn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và lãnh đạo các phòng ban đã đón tiếp cung cấp đầy đủ thông tin cũng như tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty trong đợt thực tập và quá trình thực hiện đề tài. Chắc chắn trong chuyên đề này còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên. Mục lục Mở đầu. PhầnI: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng………………………………………………. 1 Những đặc điểm chủ yếu của Công ty………………………………….. 1 Thị trường lao động, mức độ và tính chất cạnh tranh ……………………7 Các chính sách vĩ mô có liên quan ………………………………………9 PhầnII: Thực trạng công tác sử dụng lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng trong thời gian qua ………………………… 11 Tình hình sử dụng lao động tại Công ty ……………………………….. 11 Các hoạt động chủ yếu Công ty đã thực hiện trong lĩnh vực quản lý và sử dụng lao động……………………………….….. 32 Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng lao đông ở Công ty trong thời gian qua ……………………………………………………... 44 Phần III: Các giải pháp và kiến nghị góp phần sử dụng có hiệu quả lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng………………… … 47 Các giải pháp ………………………………………………………….. 47 Các kiến nghị với cấp trên, ngành có liên quan…………………….…. 50 Kết luận……………………………………………………………………….. 53 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………….…… 55 Phần I Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng lao động tại Công ty Cao Su Sao Vàng 1.1. những đặc điểm chủ yếu của Công ty 1.1.1. Hình thức pháp lý. Công ty Cao Su Sao Vàng tiền thân là nhà máy Công ty Cao Su Sao Vàng (Tên giao dịch – Sao Vang Rubber Company) thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 1958 tại 231 đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Ngày 5/5/1993 theo quyết định số 215 QĐ/TCNSDT của Bộ trưởng bộ công nghiệp nặng, nhà máy Cao Su Sao Vàng được thành lập lại và đổi tên thành Công ty Cao su Sao Vàng. Theo quyết định của chính phủ, công ty đã sáp nhập xí nghiệp Cao Su Thái Bình (năm 1954) và nhà máy Pin Xuân Hoà (năm 1998) làm các đơn vị thành viên của Công ty. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 108462 ngày 15/05/1993 của UBND Thành phố Hà Nội. Tài khoản 710A-00013 Ngân hàng công thương - Đống Đa – Hà Nội. Công ty được thành lập và hoạt động trên cơ sở chuyên ngành cao su, theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, kinh doanh có lãi lấy thu bù chi tự trang trải chi tiêu, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và hoạt động theo đúng hành lang của khuôn khổ pháp luật. Công ty được sử dụng hoàn toàn lợi nhuận sau khi nộp thuế và có chính sách tuyển dụng đào tạo lại cán bộ bao gồm cả tự chịu trách nhiệm về tiền lương của công nhân viên chức trong doanh nghiệp của mình … 1.1.2 Nhiệm vụ chức năng, mặt hàng sản xuất. Trong thời kỳ bao cấp, nhiệm vụ của Công ty chủ yếu là sản xuất và cung cấp sản phẩm săm lốp ô tô, xe đạp, xe máy. Khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty phải chủ động tìm kiếm hợp đồng, tổ chức sản xuất trên cơ sở nguồn vốn Nhà Nước giao, sản phẩm của Công ty đa dạng hơn như: Săm lốp ô tô, máy bay, xe đạp gia tăng cả về màu sắc chủng loại. Điều này đã đỏi hòi bộ máy quản lý của Công ty và lực lượng sản xuất trực tiếp phải tổ chức lại sao cho đáp ứng nhu cầu sản xuất trong cơ chế mới. 1.1.3 Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty. Bước vào cơ chế thị trường, Công ty Cao Su Sao Vàng đã tiến hành bố trí khoa học bộ máy quản lý để phù hợp với hoạt động của công ty. Trên cơ sở tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, sắp xếp lại các phòng ban quản lý ngày càng tinh giản gọn nhẹ, giảm bớt các khâu trung gian tập trung đầu mối chỉ huy và chỉ đạo sản xuất làm cho guồng máy sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động một cách nhịp nhàng, đồng bộ đạt hiệu quả cao. Tổng số cán bộ công nhân hiện có của Công ty là 2854 người, trong đó cán bộ gián tiếp có 261 người, chiếm tỷ lệ 9,15%, số công nhân công nghệ có 2593 người chiếm tỷ lệ 90,85%. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty Cao Su Sao Vàng 1.1.4 Công nghệ và điều kiện sản xuất của Công ty. Giới thiệu quy trình sản xuất lốp xe đạp của công ty. Sơ đồ 2:Sơ đồ công nghệ sản xuất lốp xe đạp. Nguyên vật liệu Dây thép tanh Sấy Cán tráng Xé vải Cắt cuộn vào ống sắt Nhập kho Đảo tanh Cắt tanh Ren răng 2 đầu Lồng ống nối và dập tanh Cắt bavia thành vòng tanh Cao su ống Cắt sấy tự nhiên Sơ luyện Thí nghiệm nhanh Sàng sấy Các hoá chất Hỗn luyện Phối liệu Cán hình mặt lốp Thành hình lốp Lưu hoá lốp Định hình lốp Thành hình cốt hơi Nhiệt luyện Kiểm tra thành phẩm (KCS) Đóng gói Lưu hoá cốt hơi Vải mành Công nghệ sản xuất của, Công ty Cao Su Sao Vàng là quá trình sản xuất vừa theo kiểu song song vừa theo kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ sản xuất ngắn do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng. Các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào bậc nhất ở Việt Nam và trên Thế giới. Một số máy móc chủ yếu của Công ty là: Các loại luyện cao su, máy ép suất, máy thành hình lốp, săm, máy lưu hoá, máy cắt vải… Trước đây máy móc thiết bị hoàn toàn là máy móc của Trung Quốc. Đến nay Công ty đã từng bước đổi mới công nghệ, thay đổi trang thiết bị máy móc theo yêu cầu của công nghệ thế hệ mới của một số nước như: Nhật Bản, Đức, Đài Loan… Mới đây nhất Công ty đã đầu tư khoảng 40 tỷ đồng nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt trong năm 2002 Công ty đã đổi mới cơ bản máy móc công nghệ, xí nghiệp sản xuất săm lốp xe máy đã đầu tư thiết bị nhập ngoại máy lưu hoá săm lốp, máy thành hình lốp tự động Đài Loan. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục quan tâm đến công tác sắp xếp tổ chức sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất. Công ty đã tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại mặt bằng nhà xưởng, hệ thống kho tàng, đầu tư xây dựng; lắp đặt dây chuyền máy móc thiết bị hiện có mang tính công nghệ cao. Công tác chuẩn bị và phục vụ sản xuất được lãnh đạo Công ty chỉ đạo kịp thời dưới nhiều hình thức như: + Định kỳ lập kế hoạch dự trù nguyên vật liệu trong nước, nguyên vật liệu nhập ngoại, cao su bán thành phẩm phục vụ sản xuất. Giải quyết kịp thời việc điều phối, cung cấp điện, hơi, nước giữa ca sản xuất và giữa các đơn vị trong Công ty. + Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị, nhà xưởng, Công ty đã tiến hành sửa chữa và chế tạo mới 143 bộ khuyôn săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô và cao su kỹ thuật … + Song song với quá trình sản xuất, Công ty luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như: Lắp đặt hệ thống thu hồi nước thải làm sạch, thông gió hút bụi, hơi thải, lợp xen mái tôn thuỷ tinh, xây dựng kế hoạch, thành lập hội đồng bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… 1.1.5 Kết quả sản xuất và định hướng phát triển của Công ty. 1.1.5.1 Kết quả sản xuất kinh doanh. Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. Stt Chỉ tiêu Đ.V.T Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 1 2 3 4 5 6 7 8 Giá trị tổng sản lượng Doanh thu tiêu thụ. Lợi nhuận. Nộp ngân sách. Tổng quỹ tiền lương. Số lao động. Thu nhập bình quân. Sản lượng SP chủ yếu. Lốp xe đạp Săm xe đạp Lốp xe máy Săm xe máy Lốp ô tô Săm ô tô Yếm ô tô Pin các loại ủng cao su Đồ cao su. Phụ tùng máy Cua-roa Triệu đg Triệu đg Triệu đg Triệu đg Triệu đg Người 1000 đg Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc M Kg Chiếc Đôi 280.459 275.436 3.504 18.765 41.243 2.193 1.291 7.595.232 8.568.701 601.397 1.258.262 134.809 94.753 15.246 33.119.006 5.983 37.182 206.213 7.638 332.894 334.761 2.748 13.936 45.989 2.629 1.310 8.013.264 7.524.563 759.319 1.644.156 160.877 100.137 23.041 42.495.780 12.210 38.287 324.667 13.150 335.325 341.461 1.051 13.232 42.289 2.916 1.115 6.895.590 7.348.630 1.201.230 2.066.240 130.480 93.210 18.820 45.985460 9.810 28.930 348.030 5.200 341.917 368.528 1.150 12.988 45.887 2.854 1.094 6.465.431 6.997.300 875.927 2.747.628 169.582 139.503 39.545 48.136777 3.430 24.228 592.088 16.590 Qua bảng trên cho ta thấy giá trị tổng sản lượng của công ty tăng dần theo các năm. Năm 1999 đến năm 2000 tăng khoảng 18,6%, đến năm 2001 tăng 19,5%, năm 2002 tăng 21,5%. Như vậy từ năm 1999 đến năm 2000 tốc độ tăng tương đối nhanh nhưng đến năm 2001 tăng chậm và tăng nhanh vào năm 2002. Lợi nhuận của Công ty đạt đỉnh điểm vào năm 1999 là 3.504 triệu đồng đến năm 2000 lợi nhuận đạt 2.748 triệu đồng và có xu hướng giảm mạnh vào năm 2001 và năm 2002. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Thu nhập bình quân của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty có xu hướng giảm mạnh. Điều này dẫn tới đời sống cán bộ công nhân viên toàn Công ty khó khăn rất nhiều. Qua phân tích cho thấy trong toàn bộ sản phẩm của Công ty có một số mặt hàng phát triển mạnh và xu hướng ngày càng tăng nhanh như: Săm xe máy, săm lốp ô tô, yếm ô tô, dây cua-roa, còn lại các mặt hàng tăng mạnh ở năm 2000 song lại giảm mạnh ở năm 2002. Điều này cho thấy cơ cấu sản phẩm của Công ty từ năm 1999 đến nay không ổn định nắm do đó sự tăng trưởng không bền vững. 1.1.5.2 Định hướng phát triển của Công ty . Trong những năm tới, đặc biệt năm 2003 nhiệm vụ đặt ra nặng nề, Việt Nam bắt đầu thực hiện những cam kết của hiệp định AFTA, những khó khăn về thị trường, sức cạnh tranh của sản phẩm càng quyết liệt hơn nhất là những sản phẩm Cao su đang đứng trước những thách thức to lớn. Bước vào năm 2003, cũng là thời điểm bước sang năm thứ 3 nhiệm kỳ kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. Với phương châm phát huy thuận lợi, phát huy nội lực, hạn chế khó khăn hướng tới mục tiêu sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu nhập đời sống làm việc cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Công ty phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Bảng 2: Bảng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty Cao Su Sao Vàng STT Chỉ tiêu Đ.V.T Kế hoạch 2003 % so với 2002 1 2 3 4 Giá trị tổng sản lượng. Doanh thu tiêu thụ. Nộp ngân sách. Sản lượng sản phẩm chủ yếu. Lốp xe đạp. Săm xe đạp. Lốp xe máy. Săm xe máy. Lốp ô tô. Săm ô tô. Yếm ô tô. Pin các loại. Phụ tùng máy. Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc 394.556 424.000 14.140 6.600.000 7.100.000 1.200.000 3.000.000 210.000 150.000 45.000 55.000.000 600.000 115,40 115,05 108,86 102,08 101,47 137,00 109,19 123,83 107,52 113,79 114,26 113,40 1.2 thị trường lao động, mức độ và tính chất cạnh tranh trên thị trường Thị trường sức lao động nước ta vận hành và phát triển trên một nền kinh tế hàng hoá, đa sở hữu và cơ chế thị trường hình thành. Diễn biến những năm qua cho thấy mối quan hệ cung - cầu trên thị trường lớn,tổng nguồn lao động tuy còn nhiều bất cập nhưng phong phú và đa dạng chứa nhiều yếu tố thuận lợi, nguồn cầu cũng đầy tiềm năng và ngày càng được mở rộng. Thị trường lao động thành phố vừa có lực lượng dồi dào đến từ nhiều nguồn, nhiều địa phương trong cả nước, nhiều nước trên thế giới, đa phần là lực lượng trẻ có khả năng thích ứng nhanh trước những ngành nghề mới, tuy nhiên vẫn còn sự phân biệt giữa thị trường lao động có hộ khẩu và không có hộ khẩu; lao động có đăng ký và không có đăng ký; chính thức và phi chính thức… đã tạo ra sự khó khăn trong trong việc kiểm soát và quản lý trong việc điều tiết, bố trí sử dụng. Điều này dẫn đến sự phát triển tự phát, thiếu định hướng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội nay chung và nguồn nhân lực nói riêng. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực Châu á xảy ra từ giữa năm 1997 đến nay trên thị trường cao su Thế giới vẫn diễn ra tình trạng nguồn cung cấp dư thừa, nhu cầu tiêu thụ thấp nên giá cả không được cải thiện. Việt nam trong những tháng đầu năm 2002 khối lượng cao su xuất khẩu ở mức thấp chỉ có khoảng dươí 30%. Trong tình hình chung của cao su Thế giới, giá cao su của Việt Nam cũng bị giảm sút mạnh và liên tục. Điều này có ảnh hưởng đến thị trường cao su trong nước nói chung và các Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su nói riêng. Sự biến động của thị trường tiêu thụ cao su tác động mạnh đến quá trình sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp chuyên ngành cao su. Trong những năm qua lao động những ngành này sự ổn định không cao, việc chạy ra chạy vào không nhiều đôi khi công nhân các Doanh nghiệp không có việc để làm. Sự phát triển tự phát của thị trường sức lao động đã gây ra sự mâu thuẫn giữa cung và cầu, đó là lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Đất nước trong hiện tại và những năm tiếp theo, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp và cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề phân bố chưa hợp lý, có nhiều ngành đào tạo thừa không sử dụng hết, song lại có nhiều ngành nghề quá thiếu, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề ở hầu hết các ngành, khu vực kinh tế. Tình trạng thiếu lao động kỹ thuật ở những vùng đô thị hóa, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang diễn ra gay gắt, làm cản trở quá trình chuyển đổi và phát triển nền kinh tế nước nhà. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở xu hướng phát triển do các năm qua tuy việc làm có tăng, nhưng hệ số ổn định của các nguồn việc làm còn thấp. Thị trường lao động bước đầu đã thể hiện tính cạnh tranh. Đó là cạnh tranh giữa nguồn cung ứng lao động tại chỗ với nguồn lao động nhập cư, nhập khẩu, cạnh tranh lao động thông qua đòi hỏi tiêu chuẩn trình độ chuyên môn giữa các “dòng” lao động và ngay trong một bộ phận lực lượng lao động, cạnh tranh giữa người và máy, tức giữa hàng hoá sức lao động và hàng hoá dưới dạng tư liệu sản xuất, (công cụ, máy móc, công nghệ…) Cạnh tranh này diễn ra trong xu hướng chuyển giao công nghệ ngày một cao với thiên hướng sử dụng lao động ngày một ít, sử dụng lao động chất xám tay nghề (hàm lượng kỹ thuật) ngày một cao. Mâu thuẫn giữa nguồn cung và cầu lao động, giữa nhu cầu sử dụng lao động và chính sách tiền công dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động trong các doanh nghiệp, chi phí tiền công trong sản phẩm không hợp lý, dù mức thu nhập bình quân đầu người không cao nhưng tiền lương so với doanh thu là cao (bình quân 7,4% trong đó ngành cao nhất là 18,09%) Biến động thuyên chuyển lao động nhân công rất lớn theo ngành nghề và hình thức sở hữu, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn đang gây bất lợi cho loại hình Doanh nghiệp Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước (Tỷ lệ lao động chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 50%, từ khu vực Nhà nước chuyển qua khu vực tư nhân là gần 28%, chuyển nội bộ giữa khu vực Nhà nước với nhau là gần 30% (trong đó chuyển từ quản lý nhà nước qua chiếm 4%)) Sự cạnh tranh của thị trường lao động đã tác động đến biến động nhân công trong Doanh nghiệp, làm cho mức độ không ổn định về lực lượng lao động cao thể hiện qua các tỷ lệ tuyển mới và lao động rời doanh nghiệp. 1.3 các chính sách vĩ mô có liên quan. Sự nghiệp CNH – HĐH Đất nước đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao. Thực tế đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ thuật phải nhanh chóng được mở rộng quy mô và đẩy mạnh chất lượng. Để đạt được những mục tiêu đó Đảng và Nhà nước có chính sách và cơ chế đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo nghề để phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho các hoạt động đào tạo nghề như: + Chính sách phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân (nhằm tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với yêu cầu cơ cấu lao động của thị trường lao động đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội tiếp tục học tập để nâng cao trình độ). + Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề. + Chính sách đối với cán bộ, giáo viên dạy nghề. + Chính sách đối với học sinh học nghề. + Chính sách đối với những người có bằng hoặc chứng chỉ nghề. Bên cạnh đó các chính sách kinh tế vĩ mô khác như: + Chính sách tài chính, tiền tệ. + Chính sách bảo hiểm xã hội. + Chính sách tuyển dụng. + Chính sách dân số, việc làm. + Chính sách y tế, giáo dục đào tạo. + Chính sách thị trường lao động, trong đó đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ lao động giữa tiền lương tiền công với quan hệ cung cầu về sức lao động. + Chính sách giá cả… Một trong những vai trò quan trọng của Nhà nước là hoạch định cho được một hệ thống chính sách Xã Hội phù hợp, có khả năng nâng cao đời sống. Mỗi bộ phận trong tổng thể các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước liên quan đến đời sống hàng triệu người lao động nhằm đảm bảo những điều kiện bình thường cho đời sống cua con người, ổn định đời sống người lao động và ổn định xã hội. Công ty Cao Su Sao Vàng đã quán triệt, áp dụng có hiệu quả chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước đảm bảo khả năng quản trị điều hành Doanh nghiệp của hiện tại lẫn tương lai. Đảm bảo đời sống thu nhập cho người lao động ổn định từ đó nâng cao năng suất và chất lượng công việc.
Tài liệu liên quan