Đối với mỗi một quốc gia thì một trong những vấn đề được xã hội quan tâm là làm thế nào để giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho người lao động. Nhất là với các nước đang phát triển thì đó là một trong những ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực.
47 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý xuất khẩu lao động tại Trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động – Công ty cung ứng vật tư xuất nhập khẩu thiết bị đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Số thứ tự
Nội dung
Trang
I
A
1
2
3
4
5
6
B
1
2
3
II
1
2
3
III
1
2
3
4
5
IV
1
2
V
1
2
3
VI
1
2
3
4
5
Lời nói đầu
Mục đích ý nghĩa của công tác XKLĐ, lý do lựa chọn đề tài
Mục đích ý nghĩa của công tác XKLĐ
XKLĐ là một chủ trương đường lối của Đảng
XKLĐ là một tất yếu
XKLĐ khai thác mối quan hệ đã tạo lập với Thị trường nước ngoàI của các đơn vị làm công tấc xuất khẩu
XKLĐ là một trong những biện pháp tăng doanh thu cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cho Nhà nước
XKLĐ là một khâu trong quá trình hôị nhập kinh tế
XKLĐ là hình thức tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường
Lý do lựa chọn đề tài
Do XKLĐ là một hướng đi mới trong vấn đề tạo việc làm và Do bản thân rất tâm đắc với đề tài này
Do bản thân thực tập tại Trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động nên có điều kiện thực hiện đề tài.
Khái quát chung về Trung tâm phát triển việc làm và XKLĐ -- Công ty VIRASIMEX
Sự hình thành và phát triển của Trung tâm
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm
Chức năng nhiệm vụ của phòng ban
Quy trình thực hiện công tác XKLĐ tại Trung tâm
Tuyển chọn lao động
Đào tạo, giáo dục định hướng
Hoàn thiện hồ sơ
Quản lý lao động tại nước ngoài
Thanh lý hợp đồng
Phân tích thực trạng quản lý XKLĐ tại Trung tâm
Lập kế hoạch XKLĐ
Kết quả thực hiện XKLĐ
Đánh giá kết quả đã đạt được và những tồn tại trong công tác XKLĐ tại Trung tâm
Kết quả đạt được
Những tồn tại cần khắc phục
Nguyên nhân của những tồn tại
Các giải pháp khắc phục khó khăn và đẩy mạnh công tác XKLĐ tại Trung tâm trong thời gian tới
Giải pháp từ việc tạo thị trường, tìm cầu lao động từ nước ngoài
Giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu
Nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả XKLĐ
Giải pháp trong việc bảo đảm quyền lợi người lao động
Giải pháp trong công tác giáo dục định hướng
Giải pháp tăng cường tính kỷ luật
Lời nói đầu
Đối với mỗi một quốc gia thì một trong những vấn đề được xã hội quan tâm là làm thế nào để giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho người lao động. Nhất là với các nước đang phát triển thì đó là một trong những ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực.
Làm thế nào để giải quyết việc làm chao người lao động ?
Một trong những giải pháp để trả lời câu hỏi trên đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng là đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài nơi có nhu cầu về sức lao động.
Được đào tạo để trở thành một nhà quản lý lao động nên bản thân em cũng rất muốn làm thế nào đó tìm một hướng đi cho vấn đề giảI quyết tình trạng thiếu việc làm. Em nghĩ rằng xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp tạo việc làm trong thời đại mới – Thời kỳ hội nhập kinh tế.
Cái gì mới bao giờ cũng chứa đựng trong nó nhiều bất ngờ cần khám phá, chính vì thế em rất muốn được nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Hơn thế nữa bản thân em lại được thực tập tại Trung tâm phát triển việc làm xuất khẩu lao động một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động vì vậy em có điều kiện để nghiên cứu về xuất khẩu lao động.
Do đó em đã chọn đề tài “ Quản lý xuất khẩu lao động tại Trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động – Công ty cung ứng vật tư xuất nhập khẩu thiết bị đường sắt. Thực trạng và giải pháp để nghiên cứu và tìm hiểu trong quá trình thực tập.
Để phục vụ cho mục đích của mình em đã tiến hành
Quan sát thực tế công tác quản lý xuất khẩu lao động tại Trung tâm để đưa ra nhận xé đánh giá ưu khuyết điểm của quá trình xuất khẩu lao động, từ đó kiến nghị giải pháp.
Dựa vào số liệu được cung cấp để phân tích thực trạng xuất khẩu lao động tại Trung tâm.
Kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để theo dõi về tình hình xuất khẩu lao động chung của các doanh nghiệp và đưa ra giải pháp để Trung tâm hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động.
Tìm hiểu các vấn đề về chính sách kinh tế, tình hình biến động về kinh tế để dự đoán tương lai của xuất khẩu lao động.
Do hiểu biết và những nghiên cứu của bản thân em còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu xót, em mong các thầy cô xem xét góp ý để em có thể hoàn thiện kiến thức bản thân mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. Mục đích. ý nghĩa của công tác xuất khẩu lao động, lý do lựa chọn đề Tài
A. Mục đích, ý nghĩa của công tác xuất khẩu lao động.
1. Xuất khẩu lao động là một chủ trương của Đảng trong thời buổi nền KTTT, vấn đề đặt ra đối với nhà nước là giải quýêt việc làm cho người lao động, vì một bộ phận lớn lao động trong độ tuổi lao động đang ở trong tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, chủ yếu là lao động có trình độ thấp, thu nhập thấp, do đó Đảng và Nhà nước phải có chủ trương cho các đơn vị hoạt động xuất khẩu đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho bộ phận lao động này
2. XKLĐ là một việc tất yếu tuân theo quy luật “nước chảy chỗ trũng”. Chúng ta dư thừa lao động trình độ phổ thông có thể làm những công việc đơn giản. Nước bạn thiếu lao động để thực hiện những công việc đó. Theo nguyên tắc cung-cầu thì việc đưa người lao động sang làm việc tại nứoc ngoài là một điều tất yếu
3. XKLĐ nhằm khai thác các mối quan hệ đã đựoc tạo lập với thị trường nước ngoài trong quá trình hoạt động của các đơn vị làm công tác xuất khẩu để mở ra một hình thức kinh doanh mới, một thị trương mới mà lâu nay còn bỏ ngỏ, thị trường lao động.
4. XKLĐ là một trong những biện pháp tăng doanh thu cho các doanh nghiệp XKLĐ và cho nhà nước. Công tác XKLĐ có thể thấy tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận cán bộ công nhân viên làm công tác xuất khẩu, bên cạnh đó lệ phí XKLĐ là nguồn thu làm cho doanh thu của các công ty xuất khẩu tăng lên, nhà nước cũng được thu nhập một phần thuế từ công tác XKLĐ. Đây là một giải pháp để tăng trương kinh tế.
5. XKLĐ là một khâu trong quá trình hội nhập kinh tế giữa nước ta và các nước trong khu vực.
Trong nền kinh tế hội nhập khi mọi rào cản kinh tế được dỡ bỏ, việc luân chuyển lao động giữa các nước không gặp khó khăn chính là lao động của quá trình hội nhập thì việc đưa nười lao động sang làm việc tại nước ngoài là bước đi đầu tiên đẻ thực hiện mục tiêu đó. Vì thể có thể thấy XKLĐ chính là một khâu trong quá trình hội nhập kinh tế.
6. XKLĐ là hình thức tạo việc làm trong thơI nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa
Trong nền kinh tế tập trung và nền kinh tế thị trường thu hẹp việc tạo việc làm cho người lao động chỉ đơn giản là vấn đề xây dựng các công trường, nhà máy trong nước, đào tạo nghề và luân chuyển lao động giữa các vùng miền. Nhưng đó chỉ là các biện pháp trong phạm vi một nước, còn hạn hẹp. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa, tạo việc làm không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện cho lao động làm việc trong nứơc mà đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài chình là một nét mới sáng tạo.
B. Lý do lựa chọn đề Tài
1. XKLĐ là một hướng đi mới trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Mà đã là hướng đi mới thì bao giờ cũng mang nhiều yếu tố bất ngờ. Bản thân em nhận thấy XKLĐ chính là giải pháp mang tính thời đại trong việc giải quyết nhu câu viẹc làm cho người lao động. Được đào tạo để trở thành một nhà kinh tế lao động, em cảm thấy mình có trách nhiệm nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề có liên quan tới người lao động và thị trường XKLĐ là một trong nhiều vấn đề đó. Bản thân em cũng cảm thấy rất tâm đắc với vấn đề này.
Theo em XKLĐ sẽ là một hướng đi đúng đắn mang nhiều ưu điểm đối với những nước đang phát triển như nước ta. Bởi chúng ta có thể giải quyết việc làm tức thời mà không mất thời gian và công sức để xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút lao động dư thừa trong nước. Vấn đề gì mới cũng chứa đựng nhiều khám phá và tìm hiểu, chính vì thế mà khi bắt đầu quá trình thực tập em đã lựa chọn đề Tài này để tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu.
2. Một lý do quan trọng để em lựa chon đề Tài này là bản thân em thực tập tại trung tâm phát triển việc làm và XK người lao động, đơn vị hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực xuát khẩu lao động, do đó em có điều kiện để tìm hiểu và nghiên cứu về đề Tài này. Em hy vọng rằng việc thực tập và chuyên đề em đã chọn sẽ giúp em hoàn thiện kiến thức đã được học trong trương và có ích cho bản thân em sau này.
3. Trong quá trình hoạt động XKLĐ thì vai trò của quản lý, người XKLĐ là hết sức quan trọng , nó quyết định quan trọng, trực tiếp đối với thành công hay thất bại của quá trình XKLĐ
Chính vì thế mà em thấy rằng đối với trung tâm nơi mà em thực tập nói riêng và các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ nói chung, quản lý XKLĐ là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy trong báo cáo chuyên đề em sẽ đi sâu phân tích vấn đề quản lý XKLĐ tại trung tâm phát triển việc làm và XKLĐ, công ty VIRASI MEX và đưa ra một vài giải pháp kiến nghị của bản thân em để hoàn thiện công tác XKLĐ tại trung tâm. Em hy vọng mình sẽ tìm hiểu được nhiều vấn đề mà bản thân mình thấy tâm đắc.
II. KháI quát trung về trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động-Công ty VIRASI MEX
1. Sự hình thành và phát triển của trung tâm.
1.1. Sự hình thành
Trung tâm phát triển việc làm và XKLĐ(Gọi tắt là: trung tâm), được thành lập căn cứ vào quyết định số 441 QĐ/TCCb-LB ngày 09/06/1999 của Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam. Sự ra đời của trung tâm đã đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác xuất khẩu của công ty cung ứng vât tư xuất nhập khẩu đường sắt (VIRASI MEX) công ty chủ quản của trung tâm . Công việc của trung tâm là XKLĐ một công tác hoàn taòn mới mẻ.
Nhằm khai thác thị trường nước ngoài đã tạo dựng được trong quá trình nhiều năm hoạt động của công ty VIRASIMEX, nhận thấy rằng thị trường lao động là một thị trường mới hứa hẹn nhiều thành công tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã ký quyết định thành lập trung tâm làm nhiệm vụ XKLĐ. Trung tâm chịu sự quản lý của đơn vị chủ quản là công ty VIRASIMEX, và thừa hửong tư cách pháp nhân của công ty nhưng thực chất mọi hoạt động của trung tâm là hoàn toàn độc lập.
1.2 Quá trình phát triển:
TrảI qua 4 năm hoạt động ( từ năm 2000 tới nay) trung tâm đã có những thay đổi. Ban đầu khi thực hiện một công việc hoàn toàn mới mẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nên mọi hoạt động của trung tâm đều chỉ là những bước chập chững, là những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho tương lai.Thị trường ban đầu cũng rất hạn chế, chỉ có thị trường Đài Loan, thị trường quen thuộc từ nhiều năm qua của công ty VIRASIMEX. Về sau trung tâm đã mở rộng thị trường ra một số nước như Malaysia, Nga, Nhật, Arâpxêut…
Song song với việc thị trường được mở rộng là việc số lượng lao động và chất lượng lao động ngày càng tăng cao. Để phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng lao động đi xuất khẩu và vì mục tiêu phát triển lâu dàI, trung tâm đã đề nghị với cấp trên và tiến hành thành lập Trường đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng Đông Anh( Ngày 09 tháng 12 năm 2002). Trường có chức năng tuyển chọn, đào tạo, quản lý, giám sát lao động theo hình thức đào tạo nghề, ngoại ngữ, giao dục định hướng theo yêu cầu của đối tác sử dụng lao động. Cho đến nay về cơ bản Trường hoạt động tốt và phàn nào đáp ứng được yêu cầu đặt ra là nâng cao trình độ cho người lao động. Việc kết hợp với các đơn vị khác và kết hợp với đối tác nước ngoài để đào tạo cũng thu được hiệu quả.
Có thể nói trong quá trình 4 năm hình thành và phát triển, trung tâm đã có nhiều thay đổi. Kinh nghiệm trong lĩnh vực XKLĐ tích lũy ngày càng nhiều, thị trường XKLĐ mở rộng, quy mô của XKLĐ mở rộng, số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác XKLĐ nâng cao, số lượng và chật lượng lao động đi xuất khẩu cũng được cải thiện đáng kể. Trường đào tạo ngoại ngữ giáo dục định hướng Đông Anh hoạt động tốt, giúp cho lao động đi xuất khẩu có vốn kiến thức ban đầu nhất định để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
1.3 Anh hưởng của quá trình hình thành và phát triển tới công tác xuất khẩu lao động:
Nhiệm vụ của trung tâm là thực hiện hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, và trung tâm phải thực hiện chức năng nhiệm vụ đó. Thời gian hoạt động của trung tâm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là chưa lâu, chỉ có 4 năm cho một vấn đề hoàn toàn mới mẻ do đó trung tâm thiếu rất nhiều thứ: kinh nghiệm, thị trường, nhân lực… đó là những vấn đề ảnh hưở trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ra đời trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình trong cơ chế kinh tế thị trường nhiều doanh nghiệp cũng đang tìm hướng đi mới, có nhiều doanh nghiệp cũng thử sứ mình trong công tác xuất khẩu lao động do đó sức cạnh tranh với trung tâm là không nhỏ.
Thời kỳ đầu khi lao động ở trung tâm đưa đi xuất khẩu chưa được đào tạo có hệ thống nên chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, lao động sang làm việc tại nước ngoài nhiều trường hợp không đáp ứng được yêu cầu.
Ban đầu, người lao động chưa hiểu rõ được công tác xuất khẩu lao động nên chưa nhiệt tình hưởng ứng tham gia, việc thông báo về nội dung và chỉ tiêu xuất khẩu lao động tới người lao động cũng gặp nhiều khó khăn.
Đó là những khó khăn ban đầu của trung tâm tuy nhiên cũng không thể không nhắc tới những thuận lợi:
Là một thành viên của công ty VIRASIMEX trung tâm thừa hưởng từ công ty một thị trường giàu tiềm năng mà từ lâu đã có quan hệ – thị trường Đài Loan. Ngoài ra trung tâm còn có uy tín của công ty đã tạo dựng nhiều năm trên trường quốc tế do đó có điều kiện để tạo sự tin tưởng từ đối tác nước ngoài khi ký kết hợp đồng.
Để phục vụ công tác xuất khẩu lao động thì sự ra đời của Trường đào tạo nghề và giáo dục định hướng Đông Anh là một bước ngoặt quan trọng giúp cho guồng máy xuất khẩu lao động của trung tâm hoạt động trơn tru.
Trung tâm cũng nhận được sự quan tâm của các đơn vị cấp trên cũng như các cơ quan hữu quan để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.
Trên đây là một vài những khó khăn cũng như thuận lợi trong quá trình hình thành và phát triển của trung tâm có ảnh hưởng tới công tác xuất khẩu lao động.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm :
2.1 Số lượng chất lượng lao động của trung tâm :
Trung tâm có 66 cán bộ công nhân viên trong đó chia ra :
Bảng 1: Báo cáo thống kê cán bộ KHKT – 2003
Ngành nghề
Tổng số
Công việc đang đảm nhiệm
Quản lý kinh tế
Kỹ thuật
Việc khác
Đại học, cao đẳng
49
47
1
1
Trung học chuyên nghiệp
17
4
1
12
2.2 Cơ cấu phòng ban:
Ban giám đốc
Phòng thị trường Đài loan 2
Phòng thị trường Malaysia
Phòng thị trường Đài Loan1
Phòng Đào tạo
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kế toán Tài chính
3. Chức năng nhiệm vụ của phòng ban:
3.1 Ban giám đốc:
a. Giám đốc:
* Giám đốc trung tâm là người chỉ đạo điều hành cao nhất của trung tâm, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, trứoc pháp luật trong việc xây dựng phươg hướng, chiến lược, kế hoạch và triển khai điều hành mọi hoạt đông SXKD để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; đồng thời Giám đốc trung tâm có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, Tài sản được giao;
* Giám đốc trung tâm đề xuất phương hướng chiến lược, kế hoạch, các dự án, SXKD dự án đầu tư, phương án liên doanh của trung tâm với Giám đốc công ty xem xét quyết địnhvà chỉ đạo thực hiện.
* Trên cơ sở nhiệm vụ quyền hạn được Giám đốc công ty giao, Giám đốc trung tâm chỉ đạo tổ chức sắp xếp bộ máy hoạt động của các phòng ban bộ phận, lựa chọn, đào tạo bố trí sử dụng quy hoạch cán bộ một cách gọn nhẹ và có hiệu quả;
* Đề xuất với Giám đốc công ty cử cán bộ của trung tâm sang làm đại diện quản lý lao động, phiên dịch, nghiên cứu, khai thác, thu thập thông tinvề nhu cầu thị trường lao động cũng như thực têsuwr dụnh lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài;
* Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh được cấp trên phân cấp và đề nghị cấp trên bổ nhiệm miễn nhiệm các chức danhphó Giám đốc, Trưởng phòng Tài chính Kế toán;
*Xây dựng và thực hiện đơn giá tiền lương đượ cấp trên có thẩm quyền giao; Tổ chức phân phối thu nhập cho CBCNV của trung tâm phù hợp theo quy định của pháp luật Nhà nước;
* Chịu sự kiểm tra giám sát của cấp trên và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
b. Phó Giám đốc:
* Chỉ đạo điều hành việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị phòng ban theo sự phân công của Giám đốc trung tâm và sự ủy quyền của Giám đốc trung tâm. Thay mặt Giám đốc trung tâm giải quyết các công việc của trung tâm khi Giám đốc trung tâm đi vắng. Đối với những công việc vượt thẩm quyền giải quyết phải xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc trung tâm để triển khai thực hiện nhiệm vụ; đồng thời báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ để Giám đốc trung tâm nắm được
*Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trung tâm, trứoc Giám đốc công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
* Đề xuất các giải pháp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm với Giám đốc trung tâm hoặc Giám đốc công ty xem xét quyết định.
3.2 Chức năng nhiệm vụ chung của các đơn vị phòng ban:
* Tham mưu và tư vấn cho Giám đốc trung tâm để xây dựng phương hướng, chiến lược và kế hoạch phát triển SXKD của trung tâm.
* Tổ chức quản lý và thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ đựợc trung tâm giao đồng thời phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên quan.
3.3 Trách nhiệm quyền hạn của các chức danh quản lý các đơn vị, phòng ban.
a. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng phòng:
* Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm về việc triển khai thực hiện kế hoạch nhiệm vụ.
* Chịu trách nhiệm trước giám đốc đối với kết quả công việc của phòng ban được giao phụ trách.
* Phân công nhiệm vụ cho từng CBCNV thuộc quyền quản lý của phòng; đồng thời có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát việc thực hiện công việc của từng người để đánh giá khả năng hoàn thnàh công việc.
* Đề xuất với giám đốc Trung tâm về chiến lược, kế hoạch SXKD chung của Trung tâm, phương án thực hiện công việc, công tác quản lý CBCNV của phòng và các công việc khác của phòng ban phụ trách.
b. Trách nhiệm quyền hạn của Phó phòng:
* Chủ động triển khai thực hiện chuyên môn nghiệp vụ được trưởng phògn giao.
* Hỗ trợ trưởng phòng đôn đốc mọi người trong phòng chủ động triển kahi thực hiện công việc đạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc của phòng.
* Thay mặt trưởng phòng giải quyết công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
* Đề xuất việc triển khai kế hoạch làm việc của phòng, chiến lược, kế hoạch SXKD chung của Trung tâm với Trưởng phòng hoặc lãnh đạo trung tâm.
3.4 Trách nhiệm quyền hạn cảu cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên phục vụ ở mỗi đơn vị, phòng ban.
* Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công công việc của Trưởng phòng.
* Chủ động triển khai thực hiện công việc được giao đảm bảo tiến độ chất lượng và hiệu quả của công việc.
* Đề xuất sáng kiến giải pháp thực hiện công việc với trưởng phòng hoặc lãnh đạo trung tâm.
* Quản lý hồ sơ, văn bản Tài liệu thông tin, bí quyết kinh doanh của Trung tâm. Khi cần cung cấp thông tin ra ngoài phải có sự đồng ý của trưởng phòng hoặc lãnh đạo trung tâm.
* Cán bộ làm công tác nghiệp vụ, cán sự được liên hệ trực tiếp với Giám đốc hoặc phó giám đốc trung tâm để tham mưu tư vấn nghiệp vụ để triển khai nhiệm vụ được giao.
* Nếu do yêu cầu công việc của trung tâm cần phải huy động hỗ trợ để kịp thời hoàn thành tiến độ công việc chung thì phải tuyệt đối chấp hành sự phân công của người phụ trách hoặc lãnh đạo trung tâm.
* Khi được giám đốc trung tâm hoặc các đơn vị phòng ban káhc điều động đi làm công việc khác thì ngay khi đó phải báo cáo cho trưởng phòng biết để theo dõi công việc.
3.5 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị phòng ban.
a. Phòng Tài chính kế toán (P. TCKT)
* Lập kế hoạch Tài chính kế toán hàng thán, quý, năm theo kế hoạch SXKD trình giám đốc xem xét quyết định
* Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra theo dõi các khoản thu chi Tài chính
* Thực hiện báo cáo thống kê về Tài chính, kế toán đầy đủ chính xác theo quy định của pháp luật đối với công tác Tài chính kế toán.
* Trực tiếp làm việc với ngân hàng, kho bạc nhà nước để quản lý và sử dụng vốn
* Phối hợp với các phòng ban chức năng có liên quan điều phối Tài sản, xác định giá cả xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ t