Lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra rằng dân chủthuộc về bản chất cỷa chủ nghĩa xã hội. Do đó chừng nào bàn chất ấy chưa được hiện thực hoá một chách đầy đủ thì vấn đề giải phóng con người, vấn đề dân chủ còn là khát vọng, còn là xu hướng chung của nhân loại,là vấn đề thời sự của loài người. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học kĩ thuật cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới đang mở ra cho chúng ta những thời cơ phát triển đồng thời cũng có những thách thức mới. Chíng trong hoàn cảnh ấy, những năm đổi mới vừa qua, cùng với chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quả lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội , phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ lợi ích con người là mục đích cao nhất của mọi hoạt động. Chủ trương đó của Đảng thực sự là một định hướng quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa VIệt Nam- Nhà nước “ của dân, do dân và vì dân’’. Chủ trương đó đang là mục tiêu hành động tạo điều kiện để mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân, động viên mọi tiềm năng sáng tạo, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước.
47 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan niệm Mác - Xít về dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
Niên luận
Đề tài:
QUAN NIỆM MÁC-XÍT VỀ DÂN CHỦ VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Hoàng Giang
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Vượng
Lớp: K48A
Hà nội 3/2006
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
Lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra rằng dân chủthuộc về bản chất cỷa chủ nghĩa xã hội. Do đó chừng nào bàn chất ấy chưa được hiện thực hoá một chách đầy đủ thì vấn đề giải phóng con người, vấn đề dân chủ còn là khát vọng, còn là xu hướng chung của nhân loại,là vấn đề thời sự của loài người. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học kĩ thuật cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới đang mở ra cho chúng ta những thời cơ phát triển đồng thời cũng có những thách thức mới. Chíng trong hoàn cảnh ấy, những năm đổi mới vừa qua, cùng với chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quả lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội , phát huy nhân tố con người và lấy việc phục vụ lợi ích con người là mục đích cao nhất của mọi hoạt động. Chủ trương đó của Đảng thực sự là một định hướng quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa VIệt Nam- Nhà nước “ của dân, do dân và vì dân’’. Chủ trương đó đang là mục tiêu hành động tạo điều kiện để mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân, động viên mọi tiềm năng sáng tạo, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Ngày nay, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục con dường của Đảng và Bác đã lựa chọn với mục tiêu nhân dân lao động được tự do, có cơm ăn, áo mặc, được học hành và có cuộc sống hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta chủ trương : “ Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước” đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần sáng tạo của nhân dân, thể hiện rã nét bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa .Khâu quan trọng và cấp bách hiện nay là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, thực hiện Qui chế dân chủ cơ sở .
Quần chúng nhân dân là người sáng taọ ra lịch sử , do đó phải lôi kéo được quảng đại quần chúng vào các công việc của Nhà nước, nhất là ở cơ sở . Sức sống của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Dảng ta lãnh đạo dựa trên cơ sở thợc hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân, từ đó động viên được lực lượng vĩ đại của toàn dân trong công cuộc phát triển kinh tế . Thực hiện dân chủ cơ sở vừa đảm bảo được quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, vừa phát huy được những khả năng tiềm tàng của cộng đồng trong việc chăm lo đời sống vật chất và văn hoá giữ gìn trật tự an ninh cơ sở, tham gia xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa . Cơ sở là nơi thể hiện rõ nét nhất kết quả hoạt động của cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ”, là sự gặp gỡ và hoà hợp giữa ý Đảng, lòng dân và phép nước, nền tảng của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa .
Với những mong muốn rìm hiểu vấn đề dân chủ, các chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống nhân dân tại các cấp dân chủ một chách sinh động, tạo điều kiện tốt đẻ chính quyền và nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của Đảng và Nhà Nước đề ra như thế nào nên em chọn vấn đề “Thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay” làm đề tài niên luận của mình.
Đây là một vấn đề hết sức cần thiết trợng nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, đi liền với việc mở rộng dân chủ và thực hiện tốt Qui chế dân chủ, chúng ta sẽ đẩy lùi được tình trạng tham nhũng,quan liêu làm trong sạch bộ máy Nhà nước, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời thể hiện được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa .
2. Tình hình nghiên cứu:
Xung quanh vấn đề nghiên cứu, ở nước ta trong những năm gần đây nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước nhiều bài phát biểu quan trọng của các đồng chí lãnh đạo đã đưa ra những định hướng cơ bản trong việc xây dựng vả củng cố nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Các công trình nghiên cứu vấn đề này như:
Ban dân vận Trung Ương : “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” một số vấn đề lý luận và thực tiễn_ NXB Chính trị Quốc gia, H.1997.
Lương Ngọc : Thực hiện: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiêmtra” ở nông thôn và thực hiện Qui chế dân chủ ở xã- Tạp chí Công sản , số 7 (4/1998) .
“ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng thực hiện thiết chế dân chủ cơ sở” của nguyên Tổng Bí thư Lê Kkhả Phiêu trên Tạp chí Cộng sản số 3 năm 1998
“ Qui chế thực hiện dân chủ ở cấp xã, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Dương Xuân Ngọc- NXB Chính trị Quốc gia, 2000 .
Những công trình, bài viết trên là những tư liệu quý để người viết tham khảo, kế thừa và vận dụng trong khi thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu :
Khi nghiên cứu vấn đề này, mục đích của niên luận chi nhằm nhận thức một cách đúng đắn về khái niệm dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời trình bày một cách khái quát chủ trương của Đảng ta trong việc thực hiện, phát huy dân chủ ở cấp cơ sở, những thành tựu, hạn chế và đưa ra một vài giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Qui chế dân chủ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Làm rõ khái niệm dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa, những quan niệm vê dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta .
Phân tích, làm rõ nội dung của quá trình tổ chức thực hiện Qui chế dân chủ cấp cơ sở ở nước ta .
- Nêu lên một vài giải pháp nhằm góp phần triển khai có hiệu qủa trong việc thực hiện Qui chế dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu :
Cơ sở lý luận của niên luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin; Tư tương Hồ Chí Minh và của Đang ta về dân chủ, về việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân . Ngoài ra, còn những công trình của nhiều tác giả nghiên cứu về dân chủ.
Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng kết hợp những phương pháp phân tích và tổng hợp ; phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Niên luận tập trung nghiên cứu khái quát quan điểm Macxit về dân chủ và dân củ xã hội chủ nghĩa, thực trạng của việc thực hiện Qui chế dân chủ cơ sở ở nước ta,đồng thời đưa ra một vài giải pháp nhằm góp phần triển khai có hiệu quả trong việc thực hiện Qui chế dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay .
7. Kết cấu của niên luận :
Ngoài phần mở đàu và kết luận, niên luận gồm 2 chương và 6 tiết .
CHƯƠNG I : QUAN ĐIỂM MÁCXÍT VỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA :
Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa :
1.1.1. Dân chủ và sự hình thành của dân chủ:
Dân chủ là một người và loài người. Dân chủ có nguồn gốc từ tiếng HiLạp là “demos” có nghĩa là nhân dân và từ “ kratos” – chính quyền hay quyền lực. “Demokratia” Có nghĩa là quyền lực của nhân dân, chính quyền của nhân dân . Dân chủ có nghĩa là dân làm chủ mọi quyền lực xã hội .
Dân chủ là khẳng định quyền lợi thuộc về nhân dân . Dân là chủ một quan hẹ chính trị. Muốn thực hiện dân chủ người ta xây dựng một chế độ dân chủ, quy định về mặt pháp lý những quyền tư do dân chủ của nhân dân như quyền tư do bầu cử, ứng cử, quyền tự do sản xuất kinh doanh.v.v… Chế độ dân chủ thực hiện qua Nhà nước pháp quyền, có nghĩa là một Nhà nước sử dụng hệ thống luật pháp để đIều chỉnh các quan hệ xã hội .
Dân chủ là sản phẩm tiến hoá của lich sử và chỉ tồn tại trong một thời kì lịch sử nhất định. Như Moocgan nhận xét trong xã hội cộng sản Nguyên thuỷ, “ toàn thể các thành viên của thi tộc đều là những ngừơi tự do, có nghĩa vụ bảo vệ tự do của nhau, họ đều có quyền ngang nhau, cả tù trưởng lẫn thủ lĩnh sự đều không đòi hỏi những quyền ưu tiên nào cả, họ kết thành một tập thể nhân ái, gắn bó với nhau bởi những quan hệ dòng máu. Tự do, bình đẳng, bác ái, tuy chưa bao giờ được nêu thành công thức nhưng vẫn là những nguyên tắc cơ bản của thị tộc”. Công bằng, bình đẳng, bác ái vủa xã hội thị tộc được qui định một cách khách quan bởi tính chất và trạng thái của nền kinh tế, bởi sự thống nhất và thuần nhất cơ bản trong kết cấu xã hội của xã hội thhị tộc. Sự lạc hậu của lực lượng sản xuất lúc đó không tất yếu đòi hỏi sự phân công lao động. Từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và có xung đột giai cấp, tức là từ chế độ chiếm hữu nô lệ trở đi, cách đây hàng vạn năm, các cuộc đấu tranh liên tục diễn
ra, giữa giai cấp thống trị và đông đảo quần chúng bị thống trị, bị áp bức và bóc
lột . Các chế độ có giai cấp đã tổ chức nên Nhà nước . Đó là thể chế thống trị của giai cấp thống trị . Do đó, dân chủ biểu hiện thông qua chế độ Nhà nước thành chế độ dân chủ hay nền dân chủ.
Như vậy, nền dân chủ đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là nền dân chủ chủ nô. Nó là sản phẩm đấu tranh giữa phái dân chủ và phái phản dân chủ trong giới quý tộc chủ nô. Trong nền dân chủ đó, toàn bộ cuộc sống người nô lệ được xem như là một loại công cụ đặc biệt, công cụ biết nói và do chủ nô quyết định .
Là loại hình dân chủ đầu tiên trong lịch sử, dân chủ chủ nô đã mang lại cho loài người một mô hình về mặt tổ chức và cơ chế vận hànhcủa một thể chế dân chủ .
Chế độ chuyên chế phong kiến là một bước phát triển mới so với thời kì chiếm hữu nô lệ, tuy nhiên về bản chất thì chế độ chuyên chế đó cũng không khác gì với nền dân chủ chủ nô. Nhà nước phong kiến cũng chỉ bảo vệ cho một bộ phận rất nhỏ những người nắm tư liệu sản xuất trong tay đó là các lãnh chúa phong kiến, các tổ chức giáo hội và các thầy tu. Mặc dù về mặt lịch sử, nó là một sự phát triển tất yếu so với chế độ chiếm hữu nô lệ song nếu đem ra so sánh giữa chế độ chuyên chế phong kiến và nền dân chủ chủ nô thì phần nào nó bó hẹp hơn bởi vì trong xã hội phong kiến do sự thống trị củ tôn giáo và giáo hội cho nên các tư tưởng tiến bộ, các giá trị văn hoá mang tính khoa học đều bị bó hẹp trong một vòng vây của chủ nghĩa kinh viện và nhqngx tư tưởng tôn giáo mang tính phi khoa học. Vì thế chế độ chuyên chế phong kiến là một bước thụt lùi so với lịch sử .
Chế độ xã hội phong kiến là chuyên chế, độc tài, là không hề có dân chủ nhưng trong nông dân đã xuất hiện một số tư tưởng dân chủ . Diều đó thể hiện ở những cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại cường quyền bạo lực, đòi giai cấp thống trị đáp ứng một số yêu cầu dân chủ của nhân dân hay những hình thức sinh hoạt dân chủ ở các cộng đồng làng xã phương Đông .
Đến thế kỉ XVI, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở nhiều nước phương Tây và sự chuyển hoá từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mộ tất yếu của lịch sử phù hợp với lí luận của chủ nghã Mác- Lênin và hình thái kinh tế xã hội. Sự chuyển hoá từ chế độ chuyên chế phong kiến sang nền dân chủ tư sản cũng là một nấc thang phát triển mới trong lịch sử tiến hóa của dân chủ. Dân chủ tư sản đã góp phần thủ tiêu các quan hệ đã lỗi thời, đồng thời nó cũng có tác dung kích thích mạnh mẽ các nhu cầu, nguyện vọng bình dẳng tự do cá nhân. Giai cấp tư sản đã nêu cao ngọn cờ “tự do, bình đẳng, Bác ái” làm cuộc cách mang đập tan chế độ chuyên chế phong kiến, nền dân chủtư sản ra đời. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, việc sử dụng có hiệu quả những thành quả dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản cũng tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp vo sản và các lực lượng tiến bộ đấu tranh nhằm cải tạo xã hội đó .
Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận: “ chính trị là biêủ hiện tập trung của kinh tế, chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, chính trị là sự tham gia vào những công việc của Nhà nước”, chúng ta phải thấy rằng tính chất và trình độ của bất kỳ nền dân chủ nào cũng bị quy định bởi tính chất và trạng thái của nền kinh tế. Trong sự thống nhất nguyên tắc đó chúng ta có thể thấy rằng dân chủ chỉ phát sinh khi xuất hiện chế độ tư hữu đối với tư kiệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành những giai cấp đối kháng. Bị chế định trong những tính chất của các quan hệ sản xuất nên trong các chế độ kinh tế khác nhau sẽ có những nền dân chủ khác nhau. Sự thay thế phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác cũng là sự thay thế nền dân chủ này bằng nền dân chủ khác . Hơn nữa, trong một chế độ kinh tế, ứng với một trình độ phát triển khác nhau của nó sẽ có tình trạng khác nhau của nền dân chủ. Là sự phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, dân chủ cũng bị chế định bởi kết cấugiai cấp xã hội, cũng như tương quan lực lượng cụ thể giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội đó. Trong mỗi thời kì lịch sử có giai cấp, những giá trị dân chủ cơ bản đều chỉ đạt được thông qua đấu tranh giai câp.
Chúng ta cũng phải nhận thấy rằng, trình độ thực hiện dân chủ ở một chế độ xã hội phụ thuộc vào mức độ và khả năng thu hút quần chúng tham gia vào công việc Nhà nước và xã hội. Trong chế độ chuyên chế phong kiến, người duy nhất có quyền quyết định tất cả các công việc của Nhà nước và xã hội là ông vua, còn trong xã hội tư sản, về hình thức, nhân dân có quyền tham gia hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại, nhưng trong thực tế, đó là quyền của giai cấp tư sản. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sẽ hinh thành cơ chế bảo đảm mọi công dân có thể tham gia thực tế vào việc quản lí các công việc của Nhà nước và xã hội. Trạng thái dân chủ của một chế độ xã hội còn phụ thuộc vào trình độ dân trí, trang thái quan hệ quốc tế của Nhà nước đó, vào trình độ và khả năng của giới càm quyền .
Bị quy định bởi những nhân tố cơ bản nêu trên, dân chủ mang tính lịch sử và tính giai cấp sâu sắc trong nội dung cơ bản của nó .
Sau khi ra đời, dân chủ ngày càng được hoàn thiện, mà đỉnh cao nhất là sẽ đạt dược khi bước vào chủ nghĩa cộng sản. Cùng với lịch sử, dân chủ bao giờ cũng mang tính giai cấp trong nội dung cơ bản của nó. Trong thời kì lịch sử , việc thực hiện dân chủ cho một tập đoàn xã hội đã có nghĩa là loại trừ hay hạn chế dân chủ của các tập đoàn xã hội khác. Trong tác phẩm “ những thắng lợi của phong trào cải cách xã hội trên lục địa”- 1843, Ănghel viết chế độ dân chủ tư sản như sau: “ chế độ dân chủ giống như bất kỳ chỉnh thể nào khác rốt cuộc cũng là sự mâu thuẫn ở ngay trong bản thân, cũng là dối trá, chẳng qua cũng là sự giả dối … Tự do chính trị là tự do giả, là chế độ nô lệ tồi nhất, nó chỉ là cái vẻ bề ngoài của rự do, và vì thế, trên thực tế, nó là chế độ nô lệ. Bình đẳng chính trị cũng vậy, vì thế chế độ dân chủ giống như bất kì mọi hình thức quản lí nào khác , cuối cùng phải tan dã : sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, mâu thuẫn che đậy ở trong nó tất yếu sẽ bị bộc lộ ra, hoặc là chế độ nô lệ thực sự, hoặc là tự do thực sự và bình đẳng thực sự, tức là chủ nghĩa cộng sản.”(2). Kế thừa phát triển những tư tưởng của Mác- Ănghel về dân chủ, Lênin đã làm sáng tỏ con dường biện chứng của quá trình phát triển dân chủ là “ từ chuyên chế đến dân chủ tư sản, từ dân chủ tư sản đến đan chủ vô sản, từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa” (4). Như mọi loại hình dân chủ khác, dân chủ vô sản theo Lênin không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người, nó chỉ là dân chủ đối với quần chùng lao động và bị bóc lột,dân chủ vô sản là
chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát hết tất cả các mặt của đời sống xã hội, dân chủ đó càng hoàn thiện bao nhiêu càng nhanh tới tiêu vong bấy nhiêu. Dân chủ vô sản loại bỏ tất cả quyền làm chủ của tất cả các giai cấp là đối tượng của chuyên chính vô sản, nó đưa quảng đại quần chung lên địa vị của người chủ chân chính của xã hội. Từ tất cả những ý nghỉa đó, Lênin đã đI đến một tư tưởng khái quát “ Dân chủ vô sản là thứ dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản.”.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao nhất trong lịch sử phát triển nhân loại, dân chủ cho quảng đại quần chúng nhân dân lao động, dân chủ trong thực tế và vì nó là cơ sở kinh tế là chế độ xã hội hoá về tư liệu sản xuất đảm bảo nền dân chủ được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế tời văn hoá tư tưởng. Với tư cách là một loại hình dân chủ mới về chất so với tất cả các loại hình dân chủ trước đó dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có thể ra đời sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được quyền lực về chính trị về tay mình, nhân dân thực sự là người chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, kết tinh trong bản thân mình toàn bộ giá trị dân chủ đạt được trong lịch sử và nảy sinh những giá trị dân chủ về chất.
1.1.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Khi so sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa (dân chủ vô sản) với các chế độ dân chủ trước đó mà cụ thể là nền dân chủ tư sản - Lênin đã nói rằng: “Chế độ dân chủ vô sản một triệu lần dân chủ hơn so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, chính quyền Xô Viết so với các cộng hoà tư sản dân chủ nhất cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”.
Qua sự so sánh trên, Lêni nđã phần nào cho chúng ta hiểu rằng dân chủ xã hội chủ nghĩa (dân chủ vô sản) hoàn toàn khác xa so với các nền dân chủ trước đó. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mà quyền lực thực sự của nhân dân được thực hiện trong thực tiễn, điều đó được biểu hiện rõ nét qua:
Thứ nhất, Dân chủ cho số đông, là sự đảm bảo quyền lực, lợi ích của nhân dân do giai cấp công nhân đại diện. Giai cấp công nhân không có lợi ích riêng của mình mà biểu hiện cho lợi ích chung của toàn xã hội, nó tiêu biểu cho tính chất xã hội hoá rộng lớn của lực lượng sản xuất xã hội, của chế độ sở hữu xã hội.
Thứ hai, Tiền đề đầu tiên của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quần chúng phải ược giải phóng và đạt được một bước ngoặt lịch sử là tự do về chính trị, là chủ thể lịch sử, là quyền dân tộc tự quyết.
Thứ ba, Giai cấp công nhân là đại diện tiêu biểu nhất cho quyền lực xã hội. Cơ sở kinh tế của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, tư hữu bị xoá bỏ. Cơ sở chính trị trực tiếp là Nhà nước kiểu mới, là Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo xã hội và Nhà nước. Dân chủ xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, vào mức độ phân định chức năng, nhiệm vụ, đồng thời xác định được mối quan hệ giữa ba bộ phận trong bộ máy Nhà nước, giữa trung ương và địa phương.
Thứ tư, Dân chủ xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật. Pháp luật càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu, quy định càng rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của Nhà nước với công dân, giữa công dân với Nhà nước, giữa công dân với nhau thì càng có điều kiện thực thi dân chủ
1.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ DÂN CHỦ.
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ là một phạm trù có cấu trúc rất rộng, từ dân chủ chính trị đến dân chủ trong kinh tế, trong đời sống tinh thần và hoạt động sáng tạo. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ, dân chủ là quý báu nhất của nhân dân, đồng thời, cốt lõi tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh là không có gì quý hơn độc lập, tự do. Nói cách khác, bản chất tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh về dân chủ là địa vị làm chủ của dân và vai trò làm chủ của dân. Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, chúng ta thấy chữ “dân” mà Người dùng khi nói hoặc viết “dân ta”, “dân ta làm chủ” alf toàn dân Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, trai gái, tôn giáo, dân tộc, sống trên đất nước Việt Nam, chỉ trừ những bọn tay sai cho đế quốc thực dân, bọn phản động đi ngược với con đường độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, dân là con người, gồm con người cá nhân và con người xã hội, không có người dân trừu tượng. Tuỳ theo thời điểm lịch sử, gắn với hoàn cảnh cụ thể, Người dùng các cụm từ khác nhau để chỉ con người, người dân và xem xét theo những chiều khác nhau của các mối quan hệ xã hội.
Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Người đã chỉ rõ: “Chúng ta đã hi sinh làm kách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chủ số nhiều, chớ để trong tay một b