Đề tài Quan trắc đánh giá chất lượng môi trường không khí tại nhà máy bia larue -Đà nẵng

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đất đai lâm nghiệp và nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp và dân sinh. Cùng với sự phát triển công nghiệp nền kinh tế nước ta cũng đang dần phát triển đi lên,nhu cầu sống của người dân ngày càng cao cả về chất và lượng, đặc biệt là nhu cầu ẩm thực. Bia là một loại nước giải khát cao cấp và rất thông dụng trong đời sống hàng ngày, được mọi người ưa chuộng. Bia mang hương vị đặc trưng riêng và là loại nước uống mát bổ có bọt mịn xốp, độ cồn thấp, có vị đắng dễ chịu. Khi được sử dụng đúng mức, bia tạo nên sự thoải mái và tăng cường sức lực cho cơ thể. Bia không những chứa các thành phần dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng giải khát rất hiệu quả do có chứa CO2 bão hòa. Nhờ những ưu điểm này mà bia được sử dụng rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới và sản lượng ngày càng tăng. Việt Nam là nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với dân số trên 80 triệu hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng của các loại nước giải khát trong đó có bia. Ngành công nghiệp sản xuất bia cũng là một trong các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao ở Việt Nam hiện nay, các cơ sở sản xuất bia Việt Nam cùng song song tồn tại và phát triển với các hãng bia danh tiếng trên thế giới . Phát triển sản xuất công nghiệp một mặt góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, phục vụ đời sống con người, nhưng mặt khác, chính công nghiệp cũng sẽ gây ra những tác hại to lớn cho môi trường sinh thái, vì nó tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết mang tính toàn cầu vì chất lượng môi trường ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống và phát triển trên hành tinh. Cùng với các ngành công nghiệp khác, sự phát triển nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp sản xuất bia cũng như sự tăng nhanh về sản lượng bia đã tạo ra một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường dưới cả ba dạng : chất thải rắn, khí thải và nước thải. Với trách nhiệm, kiến thức và khả năng đã được học tập và trao dồi, tôi nghiên cứu đề án: “Quan trắc đánh giá chất lượng môi trường không khí tại công ty TNHH BVL– Đà Nẵng” nhằm có được cái nhìn tổng quan về khả năng ô nhiễm môi trường không khí tại công ty TNHH BVL với dây chuyền sản xuất bia thuộc thành phố Đà Nẵng. Đồng thời đóng góp một phần nho nhỏ sức lực cho công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ cuộc sống của xã hội ta.

doc14 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan trắc đánh giá chất lượng môi trường không khí tại nhà máy bia larue -Đà nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN TRẮC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI NHÀ MÁY BIA LARUE -ĐÀ NẴNG A.MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đất đai lâm nghiệp và nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp và dân sinh. Cùng với sự phát triển công nghiệp nền kinh tế nước ta cũng đang dần phát triển đi lên,nhu cầu sống của người dân ngày càng cao cả về chất và lượng, đặc biệt là nhu cầu ẩm thực. Bia là một loại nước giải khát cao cấp và rất thông dụng trong đời sống hàng ngày, được mọi người ưa chuộng. Bia mang hương vị đặc trưng riêng và là loại nước uống mát bổ có bọt mịn xốp, độ cồn thấp, có vị đắng dễ chịu. Khi được sử dụng đúng mức, bia tạo nên sự thoải mái và tăng cường sức lực cho cơ thể. Bia không những chứa các thành phần dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng giải khát rất hiệu quả do có chứa CO2 bão hòa. Nhờ những ưu điểm này mà bia được sử dụng rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới và sản lượng ngày càng tăng. Việt Nam là nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với dân số trên 80 triệu hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng của các loại nước giải khát trong đó có bia. Ngành công nghiệp sản xuất bia cũng là một trong các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao ở Việt Nam hiện nay, các cơ sở sản xuất bia Việt Nam cùng song song tồn tại và phát triển với các hãng bia danh tiếng trên thế giới . Phát triển sản xuất công nghiệp một mặt góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, phục vụ đời sống con người, nhưng mặt khác, chính công nghiệp cũng sẽ gây ra những tác hại to lớn cho môi trường sinh thái, vì nó tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết mang tính toàn cầu vì chất lượng môi trường ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống và phát triển trên hành tinh. Cùng với các ngành công nghiệp khác, sự phát triển nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp sản xuất bia cũng như sự tăng nhanh về sản lượng bia đã tạo ra một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường dưới cả ba dạng : chất thải rắn, khí thải và nước thải. Với trách nhiệm, kiến thức và khả năng đã được học tập và trao dồi, tôi nghiên cứu đề án: “Quan trắc đánh giá chất lượng môi trường không khí tại công ty TNHH BVL– Đà Nẵng” nhằm có được cái nhìn tổng quan về khả năng ô nhiễm môi trường không khí tại công ty TNHH BVL với dây chuyền sản xuất bia thuộc thành phố Đà Nẵng. Đồng thời đóng góp một phần nho nhỏ sức lực cho công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ cuộc sống của xã hội ta. B.NỘI DUNG 1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BVL- ĐÀ NẴNG 1.1.Sơ lượt về công ty: Công ty TNHH VBL Đà Nẵng thuộc sở hữu của Tập đoàn VBL. Trong một phần kế hoạch mở rộng công ty, Tập đoàn VBL đã mua lại công ty Foster’s Đà Nẵng và Foster’s Tiền Giang vào tháng 4 năm 2007 và đổi tên Foster's Đà Nẵng thành công ty TNHH VBL Đà Nẵng.   Tổng vốn đầu tư được phê duyệt của công ty VBL Đà Nẵng là 50 triệu USD điều đó có nghĩa công ty được phép sản xuất 85 triệu lít bia. Hiện tại VBL Đà Nẵng đang sản xuất hai loại sản phẩm là Larue và Larue Export , để đáp ứng được với nhu cầu thị trường công ty đang có kế hoạch mở rộng công suất sản xuất trong tương lai.   VBL Đà Nẵng hiện đang là công ty đứng đầu đối với nghĩa vụ nộp thuế tại thành phố Đà Nẵng.Với diện tích công ty 1,9km2, công ty hiện có đội ngũ cán bộ và công nhân gồm 160 người trong tổng số 450 người mà công ty Liên doanh Bia Việt Nam đã tuyển dụng trong cả khu vực miền Trung. Tất cả 450 thành viên của VBL miền Trung là lực lượng lao động địa phương, ngoại trừ Trưởng ban Kinh doanh và Tổng Giám đốc VBL Đà Nẵng, ông Roland Bala, là người ngoại quốc duy nhất của công ty. Đội ngũ lao động lành nghề đã mở ra cho công ty triển vọng phát triển cao hơn khi áp dụng những phương pháp đặc thù trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu suất phân phối sản phẩm đối với nhãn hiệu bia Larue. Qua đó góp phần tạo nên sự thành công của quá trình kinh doanh. Số lượng người tiêu dùng đông đảo của sản phẩm bắt nguồn từ quá trình hình thành và phát triển lâu dài của công ty, từ giá trị to lớn của thương hiệu và từ những sáng kiến mang tính xã hội cao của đội ngũ cán bộ công ty; điển hình như: hỗ trợ dự án Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, cuộc thi Pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng và giải bóng đá nổi tiếng Larue Cup… Tất cả những điều đó đã để lại tiếng vang của tập đoàn không chỉ tại miền Trung mà còn trên toàn nước Việt Nam. 1.2.Vị trí công ty:   Cổng công ty nắm cạnh đường số 8 khu công nghiệp hòa khánh - Phiá Đông giáp đường số 9 - Phía Tây giáp đường số 8 - Phía Nam giáp dường số 10 - Phía Bắc giáp đường số 3 Phía xa công ty sau đường số 10 có công ty thép Thanh Thu các mặt còn lại là những khu đất trống. 1.3.Thời biểu hoạt động của công ty: Do tiến trình làm việc phải liên tục từ khâu chuẩn bị đến khâu thành phẩm, vì vậy đẻ đảm bảo chất lượng cũng như hiệu suất công việc công ty tiến trình công việc như sau: - Công ty hoạt động tất cả các ngày trong tuần - Tất cả làm một ca trong giờ hành chính 1.4.Hoạt động sản xuất của công ty: 1.4.1. Sơ đồ khối công ty: - Phân xưởng 1:Chuẩn bị (S=0.25km2,100 công nhân +10 nhân viên) - Phân xưởng 2:Nấu (S=0.32km2,100 công nhân + 10 nhân viên ) - Phân xưởng 3:Lên men (S=0.34 km2,100 công nhân +10 nhân viên) - Phân xưởng 4:Lọc bia và cho thành phẩm (S=0.38 km2,100 công nhân +10 nhân viên) 1.4.2. Qui trình sản xuất bia: 2.CÁC NGUỒN VÀ TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ: Khí thải của nhà máy bia bao gồm khí thải phát sinh do sử dụng nồi hơi, hơivà mùi hoá chất sử dụng, mùi sinh ra trong quá trình nấu và của các chất thải hữu cơ như bã hèm, men... chưa được xử lý kịp thời.  Nguồn  Tác nhân   Nguồn phát sinh  Hoạt động giao thông ngoài công ty  Bụi ,CO,CO2    Hoạt động giao thông trong công ty    Nguồn chính  Nghiền  Bụi,Tiếng ồn    Bã hèm  Mùi    Nấu  Mùi,Nhiệt    Lên men  CO2    Máy lạnh  NH3    Chất đốt  NOX,SO2,CO   3.KẾ HOẠCH QUAN TRẮC: 3.1.Công tác chuẩn bị : 3.1.1.Đối tượng : - Khảo sát mùi ,nhiệt ,tiếng ồn tại ngay hiện trường bằng các dụng cụ thích hợp - Lấy mẫu khảo sát hàm lượng bụi, CO2,CO,NH3, NO2,SO2 - Mục đích: Khảo sát đánh giá hàm lượng các chất trên nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các chất thải từ công ty đến môi trường không khí trong và xung quanh công ty, bên cạnh đó đưa ra hướng khắc phục hay xử lý chúng khi chung vượt quá TCVN. 3.1.2.Tiền khảo sát: 3.1.2.1. Các vị trí cần quan trắc: (*) Cơ sở chọn điểm quan trắc: - Ta có hướng gió theo hướng Tây Bắc, xung quanh công ty là tuyến đường giao thông. Tuy vậy nhưng tuyến đường số 5, số 8, số 9 hoạt động giao thông ít xảy ra, hoạt động giao thông xảy ra hầu hết ở tuyến đường số 10.Ngoài ra bên cạnh đường số 10 còn có nhà máy thép Thanh Thu hàm lượng bụi ở đây có thể gia tăng đáng kể. Như vậy: - Điểm ít chịu tác động nhất (điểm nền) đặt tại vị trí K1 +K1: Được đặt ở đầu hướng gió, ít chịu ảnh hưởng nhất - Điểm chịu tác động của hoạt động giao thông được đặt tại vị trí K2,K3 +K2:Đây là nơi lượng bụi và CO lớn do hoạt động giao thông của công nhân và của xe chuyên chở nguyên vật liệu cũng như vận chuyển hàng hóa xuất bán. + K3 :Đây là nơi nằm cạnh đường số 10 (đường có hoạt động giao thông diễn ra mạnh mẽ nhất) và về phía nhà máy thép Thanh Thu nên có khả năng chịu ảnh hưởng giao thông ngoài công ty nhiều nhấtgây nên sự chênh lệch hàm lượng bụi của công ty ta cần lấy mẫu để so sánh - Điểm chịu tác động của hoạt động sinh hoạt người dân : K3,K8 +K3 : Đây là thuộc khu hành chính nơi chiu tác động của hoạt động giao thông đồng thời việc sử dụng máy lạnh bằng NH3 ảnh hưởng đến hàm lượng NH3 có trong môi trường. +K8 : Qua quá trình khảo sát ta thấy 4 khu phân xưởng với số lượng công nhân như nhau hoạt động cùng một ca hành chính như nhau do đó chọn vị trí K8 xác định hàm lượng chung cho cả 4 xưởng. - Điểm chịu tác động của hoạt động công nghiệp : K4,K5,K6,K7 +K4 : tại vị trí K4 ống khói phân xưởng được đặt lên cao do đó lấy mẫu ngay bên trong phân xưởng xác định : bụi, NH3(do máy lạnh dùng trong xưởng). + K5 :tại vị trí này ta xác định mùi, nhiệt, NOX, SO2, CO, NH3 xuất hiện trong quá trình nấu và lọc, còn NH3 xuất phát từ máy lạnh. + K6: đây là vị trí ta lấy mẫu để xác định CO2 sản sinh từ quá trình lên men và NH3 từ nguồn máy lạnh công ty . + K7:Cuối cùng đây là giai đoạn đóng chai giai đoạn có 3 thông số cần xác định CO2 từ khí ga đóng chai, NH3 từ nguồn máy lạnh và mùi của cặn sau khi lọc trong . Như vậy ta lấy mẫu tại 8 điểm trên. (*) Sơ đồ vị trí quan trắc : 3.1.2.2.Số mẫu cần lấy- Phân bố nhân lực: Cơ sở để xác định số mẫu cần lấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và tại mỗi vị trí lấy mẫu cũng có số mẫu lấy khác nhau tùy theo điều kiện và mục đích quan trắc. Vị trí K1 : hướng gió chủ đạo vào thời gian này là hướng Tây Bắc và ít thay đổi trong ngày do đó vị trí điểm nền chỉ cần xác định 1 lần/ngày vào 8h-9h sáng khi công nhân đã vào ca (vào ca lúc 8h).Ở đây ta xác định 9 thông số : bụi, mùi, tiếng ồn,nhiệt, CO,CO2,NH3,,SO2,NOx. Riêng tiếng ồn ,nhiệt ta đo trực tiếp tại hiện trường và ghi chép kết quả đầy đủ. Do đó cần 5 người xây dựng hệ thống lấy mẫu và tiến hành lấy mẫu.Mỗi người sẽ lấy mẫu đại diện cho 1 thông số. Ta tiến hành lấy 2 mẫu song song (phòng trừ khi có sự cố) đối với CO và CO2.Như vậy ta có 8 mẫu tại vị trí K1 Vị trí K2 : Đây là vị trí ta cần xác định hàm lượng bụi CO,CO2 từ hoạt động giao thông ảnh hưởng với 3 thông số ta phải lấy 5 mẫu (mỗi thông số CO,CO2 ta cần lấy 2 mẫu song song).Vì công nhân đến công ty làm việc từ khoảng 7h30 đến 8h sáng.Và đồng thời xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm thì hoạt động vào khoảng 15h đến 15h30 Do vậy ta phải tiến hành lấy mẫu trong khoảng từ 7h30 đến 8h,và 15h đến 15h30.Vào 16h công nhân lại ra ca tuy nhiên số lượng cũng bằng lúc vào ca đồng thời hướng gió cũng không thay đổi và nhiệt độ cũng không dao động nhiều. Do vậy ta chỉ cần lấy 1lần/ngày.Tổng cộng ta phải lấy tại điểm K2 là 10 mẫu,khoảng thời gian ngắn trong vòng 30 phút ta phải lấy tổng là 5 mẫu vậy phải cần 3 người cùng tiến hành lấy một lúc .Mỗi người sẽ lấy mẫu đại diện 1 thông số.Riêng người lấy mẫu bụi có thể lấy tại cả 2 vị trí K1 và K2. Vị trí K3 : Đây là vị trí ta cần xác định hàm lượng bụi ,CO,CO2 để đánh giá nguồn gốc hàm lượng bụi trong công ty chính xác là do công ty hay do nguồn bê ngoài ảnh hưởng (đường giao thông hay nhà máy thép Thanh Thu).Cũng có 3 thông số như vậy ta cũng cần lấy 5 mẫu với mỗi thông số CO,CO2 lấy 2 mẫu song song.Vì ta lấy đối chiếu nên ta cần lấy mẫu cùng thời điểm với các mẫu tại K2 .Do đó ta cần thêm 3 người nữa lấy cùng thời gian với vị trí K2. Vị trí K4 :Đây là vị trí ta cần xác định bụi (từ quá trình nghiền)và NH3 ( từ hệ thống máy lạnh ).Với 2 thông số ta cần lấy 2 mẫu và cần 2 người.Do công ty hoạt động liên tục từ 8h đến 16h và với công suất như nhau nên ta chỉ cần lấy 1lần /ngày. Vị trí K5 :Nơi này diễn ra quá trình nấu do đó ta cần xác định các thông số :nhiệt ,mùi, NOX, SO2, CO,NH3 (từ nguồn máy lạnh ).Với thông số nhiệt và mùi thì ta sẽ đo trực tiếp tại hiên trường bằng dụng cụ thích hợp.Và ta cần lấy mẫu cho 4 thông sô còn lại. Riêng với CO thì ta lấy 2 mẫu song song.Do đó ta sẽ có 5 mẫu và ta cần 3 người thực hiện tại điểm này.Quá trình cùng hoạt động liên tục trong ca hành chính, do đó ta chỉ cần xác định 1 lần /ngày. Vị trí K6 :Tại vị trí này ta xác định 2 thông số CO2 và NH3.Với 2 thông số này thì ta cần lấy ít nhất 3 mẫu (lấy 2 mẫu CO2 song song) .Như vậy ta cần 2 người lấy .Do công xưởng hoạt động liên tục với công suất như nhau nên ta chỉ cần lấy 1 lần /ngày. Vị trí K7 :Ở xưởng này bia sẽ được lọc trong và cho vào chai.giai đoạn này người ta sử dụng CO2 bão hòa tạo ga.Ta chọn vị trí này để xác định 3 thông số :mùi, CO2,NH3.Mùi sẽ được xác định trực tiếp tại hiện trường, còn 2 thông số còn lại ta lấy 3 mẫu (lấy 2 mẫu CO2 song song) .Do vị trí 2 khu xưởng xa nhau nên ta khong thể tân dụng người ở K6.Do đó ta cần 2 người để lấy và chỉ cần lấy 1lần /ngày Vị trí K8 : Tại vị trí này ta xác định các thông số ảnh hưởng chung từ 4 xưởng (hoạt động sản xuất,rò rỉ, hoạt động người dân) do đó ta phải xác định bụi,nhiệt ,mùi, tiếng ồn, CO, CO2, SO2, NOX, NH3.Với mùi, nhiệt, tiếng ồn ta phải xác định tại hiện trường, còn 6 thông số còn lại ta tiến hành lấy mỗi thông số 1 mẫu riêng đối với CO và CO2 ta lấy 2 mẫu song song.vậy ta có tổng cộng 8 mẫu.Riêng ở địa điểm này la bên ngoài các phân xưởng nên con ảnh hưởng của nhiệt độ thời tiết.do đo ta lấy với tần suất 2lần/ngày ,vào lúc 11h-12h và 15h-16h.Và như vậy ta cần 5 người xây dựng hệ thống và lấy. ** Bảng kế hoạch cụ thể Thời gian  Vị trí  Người lấy  Nhiệm vụ  Mẫu  Số mẫu   8h-9h  K1  A  Lấy mẫu + Đo tiếng ồn + kiểm tra mùi  Bụi  1     B  Lấy mẫu (20 l kk)  CO  2     C  Lấy mẫu (20 l kk)  CO2  2     D  Lấy mẫu (15 l kk)  NOX  1     E  Lấy mẫu (30 l kk)  SO2  1     E  Lấy mẫu (15 l kk)  NH3  1   7h30-8h  K2  A  Lấy mẫu  Bụi  1     B  Lấy mẫu (20 l kk)  CO  2     C  Lấy mẫu (20 l kk)  CO2  2    K3  A  Lấy mẫu  Bụi  1     D  Lấy mẫu (20 l kk)  CO  2     E  Lấy mẫu (20 l kk)  CO2  2   9h- 9h30  K4  A  Lấy mẫu  Bụi  1     E  Lấy mẫu (15 l kk)  NH3  1   9h30-10h30  K5  D  Đo nhiệt +NOX  NOX  1     B  Đo mùi +CO  CO  2     E  Lấy 2 mẫu(30l kk+15 l kk)  SO2+NH3  2   11h-12h  K8  A  Lấy 2 mẫu  Bụi+SO2  2     B  Lấy 20 l kk  CO  2     C  Lấy 20 l kk  CO2  2     D  Lấy 15 l kk +đo tiếng ồn  NOX  1     E  Lấy 15 l kk + kiểm tra mùi +đo nhiệt  NH3  1   13h-13h45  K6  C  Lấy 20 l kk (song song)  CO2  2     E  Lấy 15 l kk  NH3  1   13h45-14h30  K7  C  Lấy 20 l kk (song song)  CO2  2     E  Lấy 15 l kk +kiểm tra mùi  NH3  1   14h 30- 15h  K2  A  Lấy mẫu  Bụi  1     B  Lấy mẫu (20 l kk)  CO  2     C  Lấy mẫu (20 l kk)  CO2  2   15h-16h  K8  A  Lấy 2 mẫu  Bụi +SO2  2     B  Lấy 20 l kk  CO  2     C  Lấy 20 l kk  CO2  2     D  Lấy 15 l kk +đo tiếng ồn  NOX  1     E  Lấy 15 l kk + kiểm tra mùi +đo nhiệt  NH3  1   Như vậy ta lấy tổng là 52 mẫu và cần 5 người lấy mẫu. 3.1.3. Chuẩn bị thiết bị ,dụng cụ ,hóa chất : 3.1.3.1. Chuẩn bị hóa chất : Trước hết ta phải pha dd Sunfomic để ngâm và rửa dụng cụ và chuẩn bị lượng nước cất cần thiết để pha dd Mục đích  Tại hiện trường  Cần  Dự phòng  Tại phòng thí nghiệm  Số lượng   Xác định hàm lượng bụi  Xđ bằng pp khối lượng nên không cần hóa chất.       Xác định hàm lượng CO2  -Dd Barit -Nước lạnh  40ml  200ml  -Phenolphtalein -Axit Ocxalic -Dd barit  5ml 2l 800ml   Xác định hàm lượng CO  -Dd PdCl2 1%0 -Nước lạnh+(chai nước lạnh)  4ml  50ml  -Folin-ciocalteur -Na2CO3 20% -Khí CO  1000ml 100ml   Xác định NH3 (pp Nessler)  -Dd hấp thụ (0,5 ml H2SO4 đđ/1l nước cất)  10ml  50ml  -Dd NH3 chuẩn -Fenol -Hipoclorit -Dd hấp thụ  100ml 100ml 100ml 50ml   Xác định NO2  -Dd hấp thụ (dd NaOH 0,1N + Butanol)  10ml  50ml  - NO2 chuẩn (NaNO2) - Axit axetic 5N - Griess Avà B - Dd NaOH 0,5 N  1000ml 500ml 150ml 1000ml   Xác định SO2  - Dd hấp thụ (HgCl2 +NaCl)  5ml  20ml  -Dd SO2 - Dd hấp thụ - Hh HCHO - Axit sunfamic - Dd Fuchsin Basic  50ml 800ml 1000ml 100ml 100ml   3.1.3.2. Chuẩn bị dụng cụ ,thiết bị : - Các dụng cụ thiết bị phải được kiểm tra kỹ và hoạt động thử trước khi mang ra hiện trường và phải được xử lý làm sạch. - Ngoài ra ta phải chuẩn bị các dụng cụ để lấy hóa chất : pipet, bóp cao su và dụng cụ để chuẩn độ :buret,bình tam giác,cốc đong….. Mục đích  Hiện trường  Cần  Dự phòng  Phòng TN  Số lượng   Xác định tiếng ồn  Máy đo tiếng ồn  1 máy  2 máy     Xác định mùi  Máy đo mùi Odor Monito  1 máy  2 máy     Xác định nhiệt  Nhiệt kế  1cái  3 cái     Xác định bụi  -Giấy lọc + phểu - Bơm thu - Panh gắp - Nhiệt,ẩm kế -Hộp bảo quản  1 cái 1 cái 1 cái 1 cái  2 cái 3 cái 3 cái 2 cái  - Cân pt - Tủ sấy -Bình cách ẩm  2 1 1   Xác định CO  -Chai thu - Bơm thu 1l/phút - Chai có nước cất - Chậu nước  2 2 2 1  4 4 2 2  -Bình định mức - Giấy lọc - Máy so màu - Chai 250ml - máy bơm  10 1-2 10 1-2   Xác định CO2  -Chai thu mẫu - Bơm thu (1l/phút) - Chai có nước cất - Chậu nước  2 2 2 1  4 4 2 2  - Bình tam giác  12   Xác định NH3  -Ống hấp thụ 2 cái nối tiêp -Bơm (0,5l/phút) - Nhiệt,ẩm kế  1 1 1  3 2 3  - Ống nghiệm -Bình định mức -Máy so màu  24 2 1-2   Xác định NOX  -2 ống hấp thụ nối tiếp -Bơm (30l/h) -Nhiệt, ẩm kế  1 1 1  3 2 3  - Ống nghiệm - Máy so màu  20 1-2   Xác định SO2  - 2 ống hấp thụ nối tiếp - Bơm thu (60l/h) - nhiệt,ẩm kế  1 1 1  3 2 3  - Ống nghiệm - Máy so màu  10 1-2   3.2. Kỹ thuật lấy mẫu : Kỹ thuật lấy mẫu có thể linh hoạt bởi nhiều người có kinh nghiệm tuy nhiên đây là phương pháp lấy mẫu chủ yếu. Mục đích  Cách tiến hành   Đo nhiệt, đo mùi,đo tiếng ồn  -Tiến hành theo chỉ dẫn   Lấy mẫu bụi  -Dùng phanh gắp giấy lọc đặt vào phễu - Lắp đầu lọc vào bơm thu mẫu - Cho máy thu một lượng cần thiết - Dùng phanh gắp giấy lọc và cho vào hộp bảo quản -Ghi thể tích, nhiệt độ ,độ ẩm,áp suất   Lấy CO  - Mang chai đã khử trùng và bơm đến nơi lấy mẫu - Dùng bơm hút không khí vào chai đến lượng cần - thêm PdCl2 (hoắc đậy kín nắp,ngâm nước lạnh 30p sau đó thêm PdCl2) - Dùng chai đổ nước cất mang đến nơi lấy mẫu đổ nước vào chai khác rồi tiến hành thêm PdCl2 như trên   Lấy CO2  - Mang chai đã khử trùng và bơm đến nơi lấy mẫu - Thu không khí vào chai +20 ml dd Barit đậy kín nút( ngâm chai đã lấy vào nước 30-p rồi cho thêm Barit) -Dùng chai đổ nước cất sẵn sang qua chai khác +20ml dd Barit như trên   Lấy NH3  - Cho vào 2 ống hấp thụ nối tiếp mỗi ống 5ml dd hấp thụ - Cho máy bơm hoạt động và thu lượng cần thiết -Đậy nút và ghi các số liệu về thể tích, nhiệt độ,áp suất   Lấy NOX  -Cho vào 2 ống hấp thụ nối tiếp mỗi ống 5ml dd hấp thụ -Cho bơm hoạt động và thu một lượng thích hợp - Đậy nút và ghi thể tích ,nhiệt độ,áp suất   Lấy SO2  - Cho vào 2 ống nghiệm nối tiếp mỗi ống 5ml dd hấp thụ - Cho bơm hoạt động và tiến hành thu lượng cần thiết -Đậy nút và ghi thể tích, nhiệt độ, áp suất  
Tài liệu liên quan