Đề tài Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức

Toàn thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học công nghệ kỹ thuật cao, tốc độ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế thế giới đang dần chuyển hướng nhắm tới nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang chuẩn bị những hành trang để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với xuất phát điểm của chúng ta là một nước đang phát triển, lạc hậu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, quả thật chúng ta gặp khó khăn rất nhiều trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Để có thể thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu trong thời đại ngày nay, chúng ta chỉ còn một con đường vận dụng tri thức, sử dụng vốn quí nhất của con người vào trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, sáng tạo khoa học công nghệ kỹ thuật. Nếu không phát huy sức mạnh của tri thức thì chúng ta sẽ mãi đi theo đuôi các nước phát triển là bãi rác công nghiệp cho thế giới và nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam chỉ là một giấc mơ không bao giờ thành hiện thực. Có thể thấy rằng việc phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật là con đường ngắn nhất để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, là cơ hội cho các doanh nghiệp trẻ Việt Nam cọ xát, thử sức trong môi trường cạnh tranh kinh tế quốc tế. Nhưng đối với các dự án thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ thì thường đòi hỏi vốn lớn và rủi ro laị cao, các chủ đầu tư phải đủ tiềm lực tài chính và đủ năng lực để có thể tài trợ cho các dự án thuộc loại này. Với hệ thống cơ chế tài chính như ở nước ta hiện nay thì khó lòng có thể thực hiện được những dự án có tiềm lực lớn. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính hiện có ở Việt Nam thường không đầu tư vào những dự án có độ rủi ro lớn, và chức năng của các ngân hàng cũng chưa thể hiện đúng với chức năng của nhà đầu tư. Đây thực sự là khó khăn lớn nhất đối với đội ngũ các doanh nghiệp trẻ, họ có ý tưởng, có năng lực sáng tạo, có tiềm tàng phát triển nhưng họ thiếu vốn đầu tư, khả năng tài chính không cho phép họ thực hiện những dự án mạo hiểm, họ cần những tổ chức tài chính bảo trợ vốn, coi rủi ro là đầu tư lớn nhất cho lợi nhuận , lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Hơn nữa trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp trẻ Việt Nam phải có những bước đột phá lớn về sản phẩm, thương hiệu của mình trên thương trường quốc tế, muốn vậy thì cần phải có những dự án mạo hiểm nhưng mang lại sự phát triển nhảy vọt, và điều kiện tiên quyết là khả năng tài chính phải được đảm bảo. Do đó thiết nghĩ cần phải có một mô hình tài chính phù hợp có thể đáp ứng yêu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ kỹ thuật cao, các doanh nghiệp trẻ có tiềm năng phát triển mạnh. Quỹ đầu tư mạo hiểm là một loại hình tài trợ tài chính tối ưu nhất cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì mục đích của quỹ đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào những doanh nghiêp mới khởi sự và những doanh nghiệp đang ở thời kỳ tăng trưởng mạnh cần vốn lớn. Quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận rủi ro lớn để kỳ vọng vào mức lợi nhuận trong tương lai cao hơn mức bình quân. Nếu không có quỹ đầu tư mạo hiểm thì nhiều dự án có giá trị cao, có tiềm năng lớn bị xếp xó hoặc cả đời dự án sẽ mãi ở trên bàn giấy, không thể thực hiện được.

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Toàn thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học công nghệ kỹ thuật cao, tốc độ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế thế giới đang dần chuyển hướng nhắm tới nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang chuẩn bị những hành trang để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với xuất phát điểm của chúng ta là một nước đang phát triển, lạc hậu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, quả thật chúng ta gặp khó khăn rất nhiều trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Để có thể thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu trong thời đại ngày nay, chúng ta chỉ còn một con đường vận dụng tri thức, sử dụng vốn quí nhất của con người vào trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, sáng tạo khoa học công nghệ kỹ thuật. Nếu không phát huy sức mạnh của tri thức thì chúng ta sẽ mãi đi theo đuôi các nước phát triển là bãi rác công nghiệp cho thế giới và nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam chỉ là một giấc mơ không bao giờ thành hiện thực. Có thể thấy rằng việc phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật là con đường ngắn nhất để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, là cơ hội cho các doanh nghiệp trẻ Việt Nam cọ xát, thử sức trong môi trường cạnh tranh kinh tế quốc tế. Nhưng đối với các dự án thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ thì thường đòi hỏi vốn lớn và rủi ro laị cao, các chủ đầu tư phải đủ tiềm lực tài chính và đủ năng lực để có thể tài trợ cho các dự án thuộc loại này. Với hệ thống cơ chế tài chính như ở nước ta hiện nay thì khó lòng có thể thực hiện được những dự án có tiềm lực lớn. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính hiện có ở Việt Nam thường không đầu tư vào những dự án có độ rủi ro lớn, và chức năng của các ngân hàng cũng chưa thể hiện đúng với chức năng của nhà đầu tư. Đây thực sự là khó khăn lớn nhất đối với đội ngũ các doanh nghiệp trẻ, họ có ý tưởng, có năng lực sáng tạo, có tiềm tàng phát triển nhưng họ thiếu vốn đầu tư, khả năng tài chính không cho phép họ thực hiện những dự án mạo hiểm, họ cần những tổ chức tài chính bảo trợ vốn, coi rủi ro là đầu tư lớn nhất cho lợi nhuận , lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Hơn nữa trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp trẻ Việt Nam phải có những bước đột phá lớn về sản phẩm, thương hiệu của mình trên thương trường quốc tế, muốn vậy thì cần phải có những dự án mạo hiểm nhưng mang lại sự phát triển nhảy vọt, và điều kiện tiên quyết là khả năng tài chính phải được đảm bảo. Do đó thiết nghĩ cần phải có một mô hình tài chính phù hợp có thể đáp ứng yêu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ kỹ thuật cao, các doanh nghiệp trẻ có tiềm năng phát triển mạnh. Quỹ đầu tư mạo hiểm là một loại hình tài trợ tài chính tối ưu nhất cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì mục đích của quỹ đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào những doanh nghiêp mới khởi sự và những doanh nghiệp đang ở thời kỳ tăng trưởng mạnh cần vốn lớn. Quỹ đầu tư mạo hiểm chấp nhận rủi ro lớn để kỳ vọng vào mức lợi nhuận trong tương lai cao hơn mức bình quân. Nếu không có quỹ đầu tư mạo hiểm thì nhiều dự án có giá trị cao, có tiềm năng lớn bị xếp xó hoặc cả đời dự án sẽ mãi ở trên bàn giấy, không thể thực hiện được. Với những bức xúc trong thị trường tài chính của Việt Nam và sự thích hợp của quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: " Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm - Cơ hội cho những nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế tri thức" Thông qua những cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn của hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế tri thức được trình bày trong đề tài, tôi xin được nhấn mạnh về ba vấn đề trọng tâm : Một là , Việt Nam cần phải hướng tới nền kinh tế tri thức, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hai là , những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp trẻ Việt Nam gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Quỹ đầu tư mạo hiểm - định chế tài chính tối ưu đối với các doanh nghiệp trẻ, phù hợp cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là có một cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về các loại quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư mạo hiểm, đồng thời thấy được tầm quan trọng của các quỹ này trong quá trình Việt nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tiến lên nền kinh tế tri thức trong tương lai. CHƯƠNG I QUỸ ĐẦU TƯ VỐN MẠO HIỂM QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ TRI THỨC - SỰ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA THỜI ĐẠI VÀ YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Khái niệm nền kinh tế tri thức Nền kinh tế tri thức ( knowledge economy ), nền kinh tế dựa trên tri thức (knowledge based economy), nền kinh tế công nghệ cao (high-echnology economy)... đang là những thuật ngữ thời thượng hiện nay không chỉ ở những quốc gia phát triển mà còn ở cả những quốc gia đang phát triển. Vậy chúng ta phải hiểu như thế nào về những thuật ngữ này và thực chất "Nền kinh tế tri thức là gì?" Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nền kinh tế tri thức nhưng hầu hết đều dựa trên cách định nghĩa của OECD ( Office economic cooperation and development, tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ) được đưa ra trong báo cáo "Kinh tế dựa trên tri thức " năm 1996. Theo định nghĩa này thì nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế trực tiếp dựa vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức. Để mà hiểu được định nghĩa mang tính khái quát cao được đưa ra ở trên thì chúng ta phải xem xét nó dưới các khía cạnh khác nhau và đối với mỗi một quốc gia thì lại hiểu định nghĩa trên theo cách riêng tuỳ thuộc vào đường lối chính sách, cơ chế và xu hướng phát triển của quốc gia đó. Nhưng tựu chung lại chúng ta có thể hiểu định nghĩa này theo ba cách tiếp cận khác nhau, cách tiếp cận hẹp , cách tiếp cận rộng và cách tiếp cận bao trùm. Những người theo cách tiếp cận hẹp này hiểu tri thức với nghĩa hẹp tức là đồng nghĩa với khoa học và công nghệ hoặc hẹp hơn nữa là đồng nghĩa với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại bao gồm bốn công nghệ trụ cột là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp không gian vũ trụ và công nghệ vật liệu mới, theo cách tiếp cận này họ nhấn mạnh vào vai trò to lớn và độc nhất của công nghệ thông tin. Ngược lại với cách tiếp cận trên, thì cách tiếp cận rộng lại dựa trên cách hiểu rộng về tri thức tức là mọi hiểu biết của con ngươì đối với bản thân và thế giới, OECD đã phân ra bốn loại tri thức quan trọng , đó là biết cái gì, biết tại sao, biết như thế nào và biết ai. Kinh tế tri thức không chỉ có nguyên nhân từ sự tiến bộ vượt bậc của các công nghệ mới mà là kết quả của một tập hợp ba nhóm nguyên nhân trực tiếp tác động tương tác và tự tăng cường lẫn nhau bao gồm tiến bộ khoa học kỹ thuật, nền kinh tế toàn cầu hoá cạnh tranh quyết liệt và các biến đổi về van hoá chính trị tư tưởng cuả chủ nghĩa tư bản hiện đại. Còn đối với cách tiếp cận bao trùm thì kinh tế tri thức thực chất là một loại môi trường kinh tế văn hoá xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó, tri thức tất yếu sẽ trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Do vậy, cốt lõi của việc phát triển một nền kinh tế tri thức không phải đơn thuần là phát triển khoa học công nghệ mà là phát triển một nền văn hoá đổi mơí, sáng tạo để tạo thuận lợi nhất cho việc sản xuất, khai thác và sử dụng mọi loại tri thức, mọi hiểu biết của nhân loại. Có lẽ là cách tiếp cận bao trùm đã phần nào bao gồm cả hai cách tiếp cận trên nên nó được chấp nhận nhiều nhất và phổ biến nhất. Và theo tôi chúng ta có thể hiểu nền kinh tế tri thức theo cách hiểu ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu như sau: Nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức, là một nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải. 2/ Nền kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu của thời đại , là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế thế giới chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp với sự mở màn thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp ở nước Anh từ năm 1700 đến năm 1820 với sự phát triển của công nghiệp vải sợi, sự phát minh ra máy hơi nước của James Watt thời kỳ 1776 - 1781 khởi điểm cho sự phát triển máy móc công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (`1820 - 1870), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870-1913), đã có những thành tựu được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đã mang lại kết quả to lớn làm tiền đề cho sự phát triển của khoa học công nghệ. Và từ năm 1950 trở về đây với sự phát triển kinh tế đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển, sự phát triển của trí tuệ, của khoa học công nghệ, của kiến thức tổ chức quản lý, nền kinh tế do giá trị của tri thức tạo ra ngày càng tăng. Kinh tế thế giới đã chuyển từ thời kỳ nông nghiệp sang tiền công nghiệp rồi sang công nghiệp và tất yếu bây giờ nó sẽ phát triển lên một hình thức cao hơn nữa, phải chăng đó chính là nền kinh tế dựa trên khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Thực ra vai trò của tri thức trong nền kinh tế không chỉ bây giờ mới được nhân loại nói tới mà nó đã được đề cập đến từ rất sớm. Từ năm 1650, nhà tiên tri tài năng của nước Anh, William Patter, đã viết : " Của cải mang tính tượng trưng sẽ thay thế cho của cải thật" và để chứng minh cho lời nói của ông thì năm 1690, chiếc máy hơi nước đầu tiên trên thế giới đã ra đời ngay tại nước Anh. Tiếp theo, sau ông là Francis Bacon, nhà tư tưởng lớn người Anh khẳng định: " Tri thức là sức mạnh ". Winston Churchill từng nói về việc thiết lập một quốc gia hùng mạnh bằng tri thức. Ngay tại nước Mỹ năm 1970, các ông trùm kinh tế còn cho rằng công nghiệp nặng cần có xí nghiệp và điều đó sẽ mãi không thể thay đổi. Nhưng chỉ ít năm sau chính họ đã phải thừa nhận: " Tri thức mới là chìa khoá để mở cổng để bá quyền kinh tế ". Và Alvin Toffler, học giả người Mỹ, một trong những nhà tương lai học nổi tiếng của thế giới ở thế kỷ XX. Năm 1970, ông cho ra mắt bạn đọc cuốn " Cú sốc tương lai " (Future shock), Trong cuốn này ông trình bày về quá trình biến đổi của công nghiệp đối với các tổ chức và con ngươì, dự báo hiệu quả của cuộc cách mạng sinh hoá, của cải cách giáo dục, khả năng kiềm chế và sự biến đổi sao cho có lợi. Đến năm 1980, ông lại cho ra đời cuốn " Làn sóng thứ ba " (The third Wave), lần này ông phân tích các hướng biến đổi mang tính chất khoa học kỹ thuật, ông nhấn mạnh vai trò của khoa học kỹ thuật, cho rằng máy móc hiện đại sẽ thay thế cho sức lực của con người. Và 10 năm sau, năm 1990, trong cuốn " Thăng trầm quyền lực " (Power shift ) hay còn gọi là "Tương lai thế giới " ông khẳng định vai trò then chốt của tri thức là tạo ra sự biến đổi toàn diện kinh tế thế giới. Theo ông, bạo lực chỉ là dạng phẩm chất thấp, của cải thuộc bậc trung còn tri thức mới là phẩm chất cao nhất, nó chuyển hoá liên tục tránh đựoc lãng phí sức lực và tiền của. Có thể nói những dự báo của ông đã và đang nhanh chóng trở thành hiện thực, sách của ông trở thành sách bán chạy nhất "Best sell". Thế kỷ XX là thế kỷ khoa học công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước. Năm 1903, việc giải phóng năng lượng hạt nhân của ông bà Mari Quyri đã tạo bước nhảy vọt trong việc tìm ra một năng lượng mới cho loài người, xuất hiện điện tử, tàu phá băng nguyên tử ... Cuộc cách mạng sinh học tạo ra những giống mới dẫn tới bước phát triển mới trong nông nghiệp, thụ tinh trong ống nghiệm, năm 1967 ghép được tim con người . Cuối thế kỷ XX đã giải mã được gien của loài người , thực hiện sinh sản vô tính , chế tạo ra các thần dược. Cuộc cách mạng về vật liệu mới, nổi bật là vật liệu compozit đang được sử dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo máy, các ngành kỹ thuật cao... Cuộc cách mạng về công nghệ vũ trụ với nhiều thành tựu to lớn: Phóng vệ tinh nhân tạo năm 1957 , phóng tên lửa thăm dò mặt trăng năm 1959, đưa con người lên mặt trăng năm 1969 và khám phá sao hoả... Đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin. Năm 1832 máy điện tín ra đời mà cha đẻ là Samuel Morse .Năm 1836 đường dây điện báo xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ. Năm 1960, các xí nghiệp ở Mỹ đều trang bị máy điện toán. Điện thoại ra đời năm 1901, truyền ảnh từ xa ra đời năm 1905, truyền hình từ xa ra đời năm 1914, vô tuyến truyền hình ra đời năm 1926, đến năm 1951 có vô tuyến truyền hình màu, máy tính ra đời năm 1949, nay là máy tính nối mạng và sự phát triển cực nhanh của Internet.Trong vài thập kỷ gần đây, máy vi tính và mạng Internet là công cụ không thể thiếu được trong các công ty, nhà máy. Sự ra đơì của Internet đã gắn liền cả thế giới với nhau, buôn bán xuyên quốc gia đã trở nên dễ dàng hơn và thuận tiện hơn. Thương mại điện tử là một hình thức buôn bán phổ biến ở trên thế giới. Máy rút tiền tự động, các cửa hàng bán đồ tự động và thanh toán bàng thẻ tín dụng điện tử không còn xa lạ đối với con người . Ngày nay, công nghệ không dây đã phát triển lên tới đỉnh cao thể hiện ở sự bùng nổ sử dụng máy điện thoại di động, các đời điện thoại di động không ngừng được nâng cấp và cải tiến. Công nghệ sinh học cũng đang trên đà phát triển với sự ra đời của cừu Dolly, theo thống kê đã có đúa trẻ thứ 1000 được sinh ra trong ống nghiệm, việc cấy ghép gen đã có thể thực hiện được. Qua đó có thể thấy khoa học kỹ thuật công nghệ đã phát triển không ngừng và đạt đựơc nhiều thành tựu đáng kể. Đó chính là tri thức , là công nghệ tri thức. Hơn nữa, con người với tư chất năng động, sáng tạo, luôn luôn muốn tìm tòi, khám phá ra những cái mới và không bao giờ tự hài lòng với những gì mình đang có. Yêu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp, muốn đáp ứng được thì càng phải nâng cao sự tích luỹ tri thức trong sản phẩm, phải tạo ra được những sản phẩm có tính năng đa dạng, chất lượng tốt, giá rẻ và chứa hàm lượng tri thức cao. Từ giữa thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX , có thể nói đây là thời kỳ phát triển có tính chất bước ngoặt của yếu tố tri thức với tư cách là một yếu tố của lực lượng sản xuất và nó được bắt đầu ở nước Mỹ - một quốc gia đứng vị trí thứ nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Trước đây con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, lấy đó làm nguồn lực để phát triển kinh tế nhưng tài nguyên cũng chỉ có giới hạn , khai thác mãi thì cũng phải cạn kiệt do đó con người cần phải phát triển khoa học kỹ thuật để tạo ra những vật liệu cần thiết cho sản xuất mà không phải lấy từ thiên nhiên. Tới đây thì khoa học kỹ thuật đã trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhờ có khoa học kỹ thuật mà vòng đời của sản phẩm được rút ngắn, hàm lượng chất xám và vốn chứa đựng trong tri thức tăng cao. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ về khoa học công nghệ thông tin. Nhờ có công nghệ thông tin mà quá trình giao thương giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn nhiều, ngành công nghệ khoa học kỹ thuật của nhiều quốc gia như Mỹ, Anh , Pháp, Đức... đang ở đỉnh cao, do đó muốn đạt tới yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thì các quốc gia khác phải bắt kịp tốc độ phát triển các ngành khoa học công nghệ vì giờ đây nó chính là nguồn gốc của sự giàu có và hùng mạnh của mỗi quốc gia và cũng chỉ có con đường đó mới giúp cho các nước nhỏ , các nước đang phát triển mới có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Có thể nói tốc độ phát triển công nghệ thông tin là chìa khoá cho sự thành công. Trước đây, giá trị đồng nghĩa với khối lượng, số lượng nhưng giờ đây giá trị có nghĩa là chất lượng, một con chíp bé tẹo có thể cấy ghép vào mạch máu con người lại có giá trị gấp mấy chục lần một chiếc máy vi tính chứa đựng vô số những vi mạch điện tử. Càng nhỏ càng đắt tiền, đó là khẩu hiệu thời đại công nghệ kỹ thuật, một chiếc điện thoại di động bé bằng nửa lòng bàn tay lại có giá trị gấp nhiều lần so với một chiếc di động to bằng cục gạch. Câu hỏi cần đặt ra ở đây là tại sao những sản phẩm tốn nhiều vật chất hơn lại có giá trị ít hơn nhiều so với những sản phẩm mà sử dụng rất ít tư liệu sản xuất, tại sao những sản phẩm đời sau lại sử dụng ít tư liệu sản xuất hơn những sản phẩm đời trước. Câu trả lời duy nhất cho vấn đề này là yêu cầu của con người ngày càng cao, xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chứa nhiều hàm lượng giá trị tri thức càng được ưa chuộng. Giá trị của sản phẩm được đánh giá dựa theo hàm lượng tri thức chứa đựng trong nó, theo công năng , tiện ích và ưu điểm của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại. Chỉ có những thành tựu của khoa học công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật cao mới có thể tạo ra được những sản phẩm ưu việt như vậy, đây cũng là câu trả lời cho sự phát triển nhảy vọt của Nhật Bản - một đất nước không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, nhưng nó trở thành cường quốc đứng thứ ba trên thế giới là dựa vào tri thức dựa vào những thành tựu khoa học công nghệ . Nhật Bản đã có những chiến lược phát triển khoa học công nghệ rất hợp lý và hiệu quả. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc trong vài thập kỷ gần đây đã vươn lên thành một trong những nước có nền công nghệ thông tin phát triển vào bậc nhất trên thế giới. Vậy, để hội nhập kinh tế quốc tế, hoà mình vào dòng chảy chung của toàn cầu thì các nước đang phát triển mà điển hình là Việt Nam chúng ta càng cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa khoa học công nghệ thông tin. Khi hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới có nghĩa là cùng chung một sân chơi, mạnh được yếu thua, đây là một thách thức to lớn đối với các nước đang phát triển vì phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế có trình độ khoa học công nghệ vượt trội nhưng đồng thời cũng là cơ hội, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của những nước này. Do đó muốn trụ vững được trên thương trường quốc tế thì sản phẩm của các doanh nghiệp mới tham gia thị trường quốc tế ít ra cũng phải ngang tầm với các sản phẩm khác trên thị trường. Mặt khác khi hội nhập kinh tế quốc tế , các nước đang phát triển như Việt Nam có thể xâm nhập vào thị trường các nước khác nhưng cũng đồng nghĩa với việc thị trường trong nước bị chia sẻ, nếu không giữ vững và củng cố được thị phần trong nước thì chúng ta đã bị thua ngay trên sân nhà , chơi trên sân nhà còn thua thì nói gì đến việc chơi trên sân bạn , điều này có nghĩa là khả năng cạnh tranh của chúng ta quá hạn chế. Để cải thiện tình trạng này không còn cách nào khác là phải phát triển khoa học công nghệ, sử dụng khoa học công nghệ một cách hợp lý và có hiệu quả, phải đầu tư chất xám trong sản phẩm, sản phẩm được sản xuất ra phải chứa đựng hàm lượng tri thức cao, phải có khả năng cạnh tranh. Vì vậy, với yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá thì Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung phải đánh giá được tầm quan trọng của tri thức trong việc sản xuất, ứng dụng triệt để các thành tựu khoa học công nghệ sẵn có, không ngừng nghiên cứu, sáng tạo các công nghệ mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân loại Tri thức còn được vận dụng vào trong quản lý, tổ chức, tri thức trở thành nguồn lực căn bản của kinh tế quốc gia . Tri thức quyết định tăng trưởng kinh tế và nhất là trong giai đoạn hiện nay , nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới đang cạn kiệt dần thì vai trò của tri thức càng được nhấn mạnh. Trong nền kinh tế tri thức nguồn tài nguyên trí lực và khoa học kỹ thuật công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp , lực lượng có vai trò quan trọng hàng đầu .Vậy, sự xuất hiện nền kinh tế tri thức là một quá trình , một thực tế tất yếu chứ không phải là ngẫu nhiên . Kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu của thời đại. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM 1/ Quỹ đầu tư - quỹ đầu tư mạo hiểm Nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, nhất thiết phải có nhiều vốn đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các tổ chức, cá nhân có vốn nhàn rỗi và các nhà doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh, có các dự án kinh doanh nhưng thiếu vốn đầu tư gặp nhau được, cùng hợp tác với nhau, cùng nhau tìm kiếm các cơ hội kinh doanh có lợi nhất. Để làm "cầu nối " giữa bên cần vốn vớ
Tài liệu liên quan