Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất đặc
biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là
địa bàn phân bốcác khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã
hội, an ninh quốc phòng, là yếu tốcấu thành lãnh thổcủa mỗi quốc gia và quý
giá bởi tính có hạn của nó. Vịvậy sửdụng đất m ột cách hợp lý, tiết kiệm và
hiệu quảlà một việc hết sức cần thiết cho sựphát triển bền vững.
Ngày nay quá trình đô thịhoá diễn ra với tốc độnhanh, cùng với sức ép
vềdân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơsởkinh tế, văn hoá - xã hội đã
gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đất đai. Vì vậy, đểkhai
thác sửdụng đất đai có hiệu quảhợp lý, đảm bảo sửdụng đất lâu dài cần phải
có sựhiểu biết một cách đầy đủvà đánh giá mang tầm vĩmô vềquá trình khai
thác sửdụng đất trong m ối quan hệtổng hoà với các điều kiện tựnhiên, kinh
tế, xã hội và nhân văn.
Theo Mác: “Đất là kho tàng cung cấp cho con người m ọi thứcần thiết,
vì vậy trong quá trình sửdụng đất muốn đạt được hiệu quảkinh tếcao nhất
thiết phải có kếhoạch cụthểvềthời gian và lập quy hoạch vềkhông gian”.
Trên thếgiới hiện nay, với sựtiến bộcủa khoa học kỹthuật đã thúc đẩy
nhanh sựphát triển nền kinh tế. Sựphát triển nền kinh tế đã làm thay đổi quan
hệxã hội theo hướng hiện đại. Từ đó con người tổchức cho mình những
không gian thích hợp theo hướng tạo ra sựphát triển theo các khu trung tâm.
Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm đô thịsẽlàm tiền đề đểphát triển
trong toàn vùng và rút ngắn khoảng cách giữa đô thịvà nông thôn, đồng thời
giảm sức ép lên đất đai trong quá trình khai thác và sửdụng.
- 2 -Thịtrấn Phát Diệm là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trịcủa huyện
Kim Sơn. Đang từng bước hoà nhịp với nền kinh tếcủa huyện nói riêng và
toàn tỉnh nói chung nên vấn đềquy hoạch chi tiết khu trung tâm đô thịlà một
việc hết sức quan trọng, cần thiết và làm thếnào đểsửdụng được nguồn tài
nguyên đất đó một cách hiệu qủa và bền vững.
Được sựphân công của khoa Tài nguyên & Môi trường Trường Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sựhướng dẫn của cô giáo - KTS Quy ền Thị
Lan Phương, đồng thời được sựnhất trí của Phòng Tài nguyên & Môi trường
huyện Kim Sơn tôi tiến hành nghiên cứu đềtài: “Quy hoạch chi tiết xây dựng
khu trung tâm thịtrân Phát Diệm - huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2009 - 2020"
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm thị trấn Phát Diệm - Huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã
hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia và quý
giá bởi tính có hạn của nó. Vị vậy sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và
hiệu quả là một việc hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép
về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội đã
gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đất đai. Vì vậy, để khai
thác sử dụng đất đai có hiệu quả hợp lý, đảm bảo sử dụng đất lâu dài cần phải
có sự hiểu biết một cách đầy đủ và đánh giá mang tầm vĩ mô về quá trình khai
thác sử dụng đất trong mối quan hệ tổng hoà với các điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội và nhân văn.
Theo Mác: “Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết,
vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
thiết phải có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian”.
Trên thế giới hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy
nhanh sự phát triển nền kinh tế. Sự phát triển nền kinh tế đã làm thay đổi quan
hệ xã hội theo hướng hiện đại. Từ đó con người tổ chức cho mình những
không gian thích hợp theo hướng tạo ra sự phát triển theo các khu trung tâm.
Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm đô thị sẽ làm tiền đề để phát triển
trong toàn vùng và rút ngắn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, đồng thời
giảm sức ép lên đất đai trong quá trình khai thác và sử dụng.
- 2 -
Thị trấn Phát Diệm là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện
Kim Sơn. Đang từng bước hoà nhịp với nền kinh tế của huyện nói riêng và
toàn tỉnh nói chung nên vấn đề quy hoạch chi tiết khu trung tâm đô thị là một
việc hết sức quan trọng, cần thiết và làm thế nào để sử dụng được nguồn tài
nguyên đất đó một cách hiệu qủa và bền vững.
Được sự phân công của khoa Tài nguyên & Môi trường Trường Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của cô giáo - KTS Quyền Thị
Lan Phương, đồng thời được sự nhất trí của Phòng Tài nguyên & Môi trường
huyện Kim Sơn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch chi tiết xây dựng
khu trung tâm thị trân Phát Diệm - huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2009 - 2020"
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Nghiên cứu, phân tích hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Phát Diệm
làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn.
- Xây dựng phương án quy hoạch chi tiết cho trung tâm thị trấn nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu phát triển của thị trấn trong tương lai.
- Thiết kế quy hoạch chi tiết các bộ phận chức năng trong khu trung
tâm thị trấn và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thực hiện mục
tiêu đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới.
- Đồng thời tạo ra cảnh quan đẹp, hợp lý mà vẫn giữ gìn được bản sắc
của vùng.
1.2.2 Yêu cầu
- Phương án được chọn phải dựa trên phương án của quy hoạch sử
dụng đất và phù hợp với quy hoạch chung của vùng.
- Phương án được chọn phải mang tính thực tiễn và khoa học
- Phương án này phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
phát huy được tiềm năng sẵn có của thị trấn.
- Các số liệu điều tra thu thập được phải đầy đủ chính xác.
- 3 -
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT
2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
2.1.1 Khái quát về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng
đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với
đất nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất.
Nói tóm lại, quy hoạch sử dụng đất phải tạo ra những hình thức tổ chức
sử dụng đất hợp lý nhằm phát huy đến mức cao nhất giá trị sử dụng và khả
năng sinh lợi của đất, gắn việc sử dụng và bảo vệ, nâng cao độ màu mỡ của
đất, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
2.1.2 Khái niệm quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội,
nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu
vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống
chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự
phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể
hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá
trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền
vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng
xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã
hội - môi trường
Có thể nói quy hoạch chi tiết đô thị là một bộ phận của quy hoạch xây
dựng đô thị cụ thể:
- 4 -
Quy hoạch chi tiết đô thị là quy hoạch cho từng phần lãnh thổ hoặc
từng khu chức năng đô thị được phân định từ quy hoạch chung. Quy hoạch
chi tiết thường được thể hiện trên bản vẽ có tỷ lệ 1/2000, 1/1000, 1/500.
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Quy hoạch chi tiết đô thị là một hoạt động mang tính khoa học, thực
tiễn, cấp thiết trong việc tổ chức không gian trong đô thị, do vậy đối tượng
nghiên cứu mà quy hoạch chi tiết đô thị hướng tới đó chính là:
- Nghiên cứu hệ thống các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tổ chức xây
dựng đô thị.
- Dựa vào hệ thống các nguyên tắc này, theo điều kiện thực tế và
chính sách, mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn; nhóm bốn đối tượng tác
động chính đến kết quả đồ án quy hoạch là: các nhà quy hoạch, các nhà quản
lý, các nhà đầu tư và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quy hoạch
- Đề xuất ra các giải pháp, mục đích, thời gian và nguồn lực cụ thể
để thực hiện.
2.1.4 Phân loại quy hoạch chi tiết đô thị
Quy hoạch chi tiết bao gồm 3 loại:
- Quy hoạch chi tiết đơn vị ở
- Quy hoạch chi tiết khu chức năng
- Quy hoạch chi tiết cảnh quan, cây xanh, môi trường
Các loại này phải tuân thủ theo quy hoạch chung và quy hoạch định hướng
phát triển không gian.
2.1.5 Nhiệm vụ của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
- Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực để thiết kế quy hoạch
chi tiết
- 5 -
- Xác định các danh mục cần đầu tư xây dựng bao gồm: các công trình
xây dựng mới, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo trong
khu vực quy hoạch
- Xác định danh mục các công trình cần đầu tư xây dựng bao gồm: các
công trình xây dựng mới, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn
tạo trong khu vực quy hoạch.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ
tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết
kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.
2.1.6 Nội dung và trình tự
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng xây dựng, dân
cư, xã hội, kiến trúc cảnh quan, di tích lịch sử - văn hoá, khả năng sử dụng
quỹ đất hiện có và quỹ đất dự kiến phát triển.
- Xác định tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ
yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế;
nội dung cải tạo và xây dựng mới.
- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; xác định các chỉ tiêu cho
từng lô đất về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công
trình; vị trí, quy mô các công trình ngầm.
- Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
+ Xác định mạng lưới đường giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ
và chỉ giới xây dựng; vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe và hệ thống công trình
ngầm, tuy nel kỹ thuật;
+ Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô các công trình
nhà máy, trạm bơm nước, bể chứa, mạng lưới đường ống cấp nước và các
thông số kỹ thuật chi tiết.
- 6 -
+ Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện năng; vị trí, quy
mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và
chiếu sáng đô thị;
+ Xác định mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý
nước bẩn, chất thải.
- Dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện.
- Thiết kế đô thị: nội dung của thiết kế đô thị trong quy hoạch chi tiết
xây dựng đô thị được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định
08/2005/NĐ - CP.
- Đánh giá tác động môi trường đô thị và đề xuất biện pháp để giảm
thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đồ án quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị.
2.1.7 Mối quan hệ giữa quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị với các quy
hoạch khác
* Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài
liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến phương hướng sử
dụng đất xây dựng chi tiết trong đô thị.
Ngược lại, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là quy hoạch tổng hợp
chuyên ngành, chi tiết việc sử dụng đất thiết kế xây dựng các công trình trong
đô thị, lấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ, thống
nhất, cụ thể hoá nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
* Đối với quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và
phát triển đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô của đô thị cũng
như hệ thống các điểm dân cư, phân bố các khu chức năng trong đô thị và các
- 7 -
điểm dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Quy hoạch sử
dụng đất được tiến hành nhằm xác định rõ vị trí, quy mô quỹ đất cho hệ thống
đô thị và các điểm dân cư.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và
điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự cục bộ, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm
đất xây dựng trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử
dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và
phát triển đô thị.
* Đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao thì bộ mặt đô thị là
một vấn đề rất cần được quan tâm. Vì vậy quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị sẽ tạo những nguồn đầu tư vào đô thị, thúc đẩy quá trình phát triển kinh
tế xã hội.
2.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Ở Việt Nam Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu. Đất đai được Nhà nước giao cho các hộ gia đình, các nhân, các tổ
chức sử dụng vào mục đích khác nhau nhưng các đối tượng sử dụng đất có
nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách về đất đai của nhà
nước. Các chủ trương, chính sách đó được quy định trong các văn bản pháp
quy: Hiến pháp, Luật đất đai, Nghị định, thông tư hướng dẫn, các văn bản
dưới luật….
Những căn cứ pháp lý của quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
- Căn cứ vào Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003
- Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2005
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 01 năm
2005 về quy hoạch.
- 8 -
- Căn cứ quyết định số 21/2005/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
22 tháng 07 năm 2005 về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ
trong các đồ án quy hoạch xây dựng.
- Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 19 tháng
08 năm 2005 về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng.
- Căn cứ quyết định 03/2008/QD - BXD ngày 31 tháng 03 năm 2008
của Bộ Xây dựng về việc ban hành quyết định nội dung thể hiện bản vẽ,
thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
- Thông tư 07/2008/TT - BXD ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị trên thế giới
và ở Việt Nam.
2.3.1 Trên thế giới
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị trên thế giới chia làm 3 thời kỳ cụ thể:
2.3.1.1 Thời kỳ cổ đại
Ở thời kỳ này mỗi điểm dân cư là một bộ lạc, xây dựng dọc ven sông,
nguồn nước được coi là yếu tố cơ bản của sự tồn tại.
- Ai Cập: Người cổ đại tập trung sống dọc theo sông Nin. Các vua chúa
đề cao cuộc sống sau khi chết nên tập trung xây dựng các lăng mộ điển hình
là các kim tự tháp. Các đô thị ở hạ lưu sông Nin thường là hình chữ nhật.
- Hi Lạp: Là nơi tập trung nhiều kiến trúc quy hoạch cổ đại. Nhiều nhân
vật nổi tiếng đã tạo nên những giá trị đặc biệt cho quy hoạch và kiến trúc đô
thị cổ Hi Lạp. Đặc trưng của quy hoạch cổ Hi Lạp là thành phố bàn cờ của
Hyppodamus
- La Mã: Quy hoạch và kiến trúc La Mã cổ đại đã tiếp thu được những
thành tựu của nền văn hoá trước đó và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn
minh Hi Lạp. Thành phố cổ La Mã phản ánh tính chất của xã hội của chế độ
cộng hoà đế quốc La Mã với những đô thị mang tính phòng thủ.
- 9 -
- Lưỡng Hà: Thành phố lớn nhất là Babilon, 1 trong bảy kỳ quan thế giới.
Các vùng khác:
- Trung Quốc: Đề xuất quy hoạch sử dụng đất đô thị theo hệ thống 9 ô
vuông. Cách bố trí này được áp dụng cho Bắc Kinh về sau.
- Ấn Độ: Xây dựng theo kiểu phân lô.
Nhiều nơi khác cũng xuất hiện các điểm dân cư đô thị nhưng không để
lại tính chất điển hình.
2.3.1.2 Thời kỳ trung đại
Đô thị xuất hiện chủ yếu vào đầu công nguyên thuộc chế độ phong
kiến. Quy mô thành phố nhỏ, không lớn hơn 5000 đến 10000 người, hầu hết
có thành quách bao ngoài. Nhìn chung đô thị thời kỳ này phát triển chậm, bố
cục thành phố lộn xộn, phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và môi trường đô
thị không hợp lý.
2.3.1.3 Thời kỳ cận đại
Thời kỳ này các đô thị phát triển ồ ạt dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong tổ
chức không gian đô thị. Nhà ở đô thị nảy sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là sự
thiếu thốn các khu nhà ở cho người lao động.
Môi trường đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự phát triển của công
nghiệp và dân số, thiếu những khu cây xanh, công viên. Công trình công
nghiệp xây dựng lộn xộn, mật độ xây dựng cao và các công trình phát triển
nhiều theo chiều cao. Do đó đòi hỏi những cuộc cải tổ và những tư tưởng mới
cho sự phát triển của nghành quy hoạch đô thị hiện đại.
Trải qua nhiều thập kỷ quy hoạch đô thị trên thế giới đã đạt được rất
nhiều thành tựu với các mô hình xây dựng đô thị theo từng thời kỳ:
- Đô thị khép kín sau bức tường thành: Thời Trung cổ, ở châu Âu,
cũng như ở châu Á, để phòng chống giặc giã, chiến tranh, một thành phố
quan trọng thường được bao quanh bởi một bức tường thành kiên cố, có
cổng ra vào được canh giữ nghiêm ngặt.
- 10 -
- Thành phố - Vườn: vào cuối thế kỷ XIX, ở nước Anh - nước đi đầu
trong cuộc Cách mạng công nghiệp ở châu Âu (1780-1880), Ebenezer
Howard, một viên chức nhỏ, không phải là một nhà quy hoạch, cũng không
phải là một kiến trúc sư, đã có sáng kiến đề ra mô hình Thành phố - Vườn
(1898). Mô hình Thành phố -Vườn là một sơ đồ hình tròn, với những vòng
đai đồng tâm: ở trung tâm là một công viên lớn, xung quanh là vòng đai
nhà - vườn, sau đó là một con đường lớn, rồi lại đến một vòng đai nhà -
vườn. Ở vòng ngoài cùng là một đường vành đai nối liền đơn vị này với
các đường giao thông và với đơn vị khác. Giữa các đơn vị Thành phố -
Vườn là đất nông nghiệp.
- Đô thị vệ tinh: Năm 1922, Raymond Unwyn, một kiến trúc sư, đưa
ra mô hình Đô thị Vệ tinh, dựa trên ý kiến chủ đạo của E. Howard, nhưng
bố trí rõ ràng hơn các chức năng của đô thị ở khu trung tâm của vệ tinh
chính, các vệ tinh khác nằm ở xung quanh. Tuy nhiên mô hình này vẫn tồn
tại nhược điểm và vào năm 1923, Robert Whitten đưa ra một mô hình Đô
thị Vệ tinh khác. Một đơn vị mô hình Đô thị Vệ tinh của Whitten gồm có
một vệ tinh chính ở trung tâm, với chức năng thương mại, xung quanh là 8
vệ tinh khác, với những chức năng khác nhau. Các không gian cây xanh,
được mở rộng ra, nhưng đó là những không gian trong đó không ai được
phép xây dựng (non aedificandi), chứ không phải là đất nông nghiệp.
- Đô thị tuyến tính: Năm 1892, ở Tây Ban Nha, Soria Y Mata, lần
đầu tiên, đưa ra một mô hình quy hoạch tuyến tính áp dụng cho thành phố
Madrid, dưới hình thức một dải dài nối liền các đô thị nhỏ xung quanh
Madrid. Ý tưởng này đã lan rộng sang Mỹ, và đã gợi ý cho các nhà quy
hoạch đô thị Mỹ sáng tạo ra mô hình «chùm đô thị» (tạm dịch từ «Regional
City». Trên thực tế, đây là một tổng thể đô thị, nằm rải rác giữa một vùng
nông thôn, dọc theo một tuyến giao thông liên vùng, mỗi đô thị có một
- 11 -
chức năng khác nhau. Phải chờ đến giữa thế kỷ XX, khái niệm «quy hoạch
tuyến tính» và «đô thị tuyến tính» mới được triển khai một cách có hệ
thống. Một trong những lý thuyết gia có phần đóng góp quan trọng vào
công việc này, là Michel Kosmin, một kiến trúc sư đã từng giữ một chức
vụ quan trọng trong lãnh vực quy hoạch ở Tunisie (Bắc Phi) vào những
năm 50 của thế kỷ trước.
2.3.2 Ở Việt Nam
2.3.2.1 Trước thế kỷ 18
Đô thị thời kỳ này mang tính chất phòng thủ, chủ yếu là chống giặc
ngoại xâm. Dấu vết đô thị là trung tâm chính trị và quốc phòng. Dấu vết đô thị
đầu tiên ở Việt Nam là thành Cổ Loa của An Dương Vương ở tả ngạn sông
Hồng, là trung tâm chính trị của nước Âu Lạc. Cổ Loa có ba vòng thành, dài
16km. Thời kỳ Bắc thuộc một số thành thị khác nhau mang tính chất quân sự
và thương mại đã hình thành. Ở thời kỳ này đã xuất hiện kiến trúc cung đình
hiện đại. Dưới thời kỳ phong kiến nhiều loại đô thị khác nhau đã hình thành.
2.3.2.2 Dưới thời nhà Nguyễn
Từ đầu thế kỷ 18 khi các nước châu Âu đã có nền kinh tế lớn mạnh thì
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Những điều luật phong kiến
ngặt nghèo đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, nhất là trong lĩnh vực kiến
trúc, quy hoạch và xây dựng. Dân số đô thị lúc bấy giờ chỉ chiếm khoảng 1%
dân số cả nước. Đầu thế kỷ 19, hệ thống đô thị nước ta kéo đến Hà Tiên, sau
tập trung tại khu chợ Lớn hình thành chuỗi đô thị phía Nam. Năm 1800 nhà
Nguyễn chọn Huế làm thủ đô với hình thức đô thị vẫn là thành quách, sông
Hương bao bọc bên ngoài thành. Các đô thị được xây dựng theo cấu trúc:
+ Trong thành là các công trình nhà ở, nơi làm việc của các quan lại và
trại lính
- 12 -
+ Ngoài thành là các khu dân cư và phố phường buôn bán của dân
thường
Với hình thức đó đô thi đã thể hiện rõ sự cách biệt giữa chính quyền và
dân trong cấu trúc đô thị
2.3.2.3 Từ thời Pháp thuộc đến nay
Thời kỳ Pháp thuộc, ngoài các khu vực thành quách thì các khu dân cư,
phố xá bắt đầu phát triển, nhiều đô thị đã trở thành các trung tâm thương mại
lớn và dần dần lấn át cả khu vực thành quách
Sau cách mạng tháng Tám chúng ta phải tiếp tục cuộc kháng chiến
chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời gian hoà bình để xây dựng chủ
nghĩa xã hội rất ngắn, do đó quá trình phát triển đô thị bị hạn chế rất nhiều.
Ngày nay chúng ta đã và đang nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng
lưới đô thị và dân cư trên địa bàn toàn quốc.
Hà Nội là một ví dụ điển hình về quá trình phát triển của đô thị, nhất là
những năm đầu của thế kỷ mới. Khi tốc độ đô thị hóa nhanh tới mức chóng
mặt như mọi người thường nói thì công tác xây dựng và quản lý đô thị được
thành phố xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đòi hỏi sự chỉ đạo
sát sao của các tổ chức Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của chính quyền
các cấp và sự tham gia tích cực của cộng đồng.
Trên bản đồ quy hoạch, xung quanh 36 phố phường Hà Nội có thêm
hàng chục khu đô thị mới. Nhiều khu đô thị đã xây dựng xong như Định
Công, Bắc Linh Đàm, khu bán đảo hồ Linh Đàm, Trung Yên, Trung Hòa,
Nhân Chính. Nhiều khu đô thị mới đang được khẩn trương xây dựng mà điển
hình là khu