Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Sự chuyển biến tích cực đó là nhờ có đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tiễn, đặt biệt là chính sách đất đai.
Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
53 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Đông Thắng –Huyện Cờ Đỏ –Thành phố Cần Thơ đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Sự chuyển biến tích cực đó là nhờ có đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tiễn, đặt biệt là chính sách đất đai.
Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010); Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2010); ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009), với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở đó thành phố Cần Thơ đã ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới bảo đảm đến năm 2020 trên 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Đông Thắng là xã thuộc huyện ngoại thành của Thành Phố Cần Thơ cách trung tâm huyện Cờ Đỏ khoảng 03 km về phía Đông, có vị trí giao thông thuận lợi, tuy nhiên Đông Thắng vẫn nằm trong vùng nhập sâu của huyện. Toàn xã có 06 ấp dân cư tập trung chính dọc theo các tuyến kênh, rạch và một số dọc theo tỉnh lộ 922, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lúa, ngành nghề nông thôn nhìn chung chưa phát triển, cơ sở hạ tầng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 chỉ mới đạt 12.000.000đ thuộc loại thu nhập thấp so với mặt bằng chung của huyện. Trong đó Nông nghiệp là ngành đem lại việc làm và thu nhập cho đa số người dân ở nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực tạo cơ sở ổn định xã hội; Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn các truyền thống văn hoá dân tộc. Để có cơ sở đầu tư quản lý và xây dựng xã theo tiêu chí nông thôn mới, phát huy tốt các tiềm năng của xã, việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí của TW, địa phương về xây dựng nông thôn mới; phù hợp tình hình phát triển mới theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới là cần thiết và cấp bách.
Quy hoạch xây dựng xã Đông Thắng nhằm đánh giá rõ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để đưa ra định hướng phát triển về không gian, sử dụng đất, mạng lưới dân cư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương, từ đó có thể chủ động kiểm tra quản lý xây dựng, đất đai của địa phương, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Đông Thắng –Huyện Cờ Đỏ –Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 ” gồm 2 nội dung:
1.Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa,công nghiệp -TTCN - Dịch vụ trên địa bàn xã (viết tắt là Quy hoạch Nông nghiệp)
2.Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội-Môi trường phát triển dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã (Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới ).
1. Mục tiêu:
Mục tiêu của Quy hoạch Nông nghiệp
Xây dựng quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp nhằm xác định căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt lợi thể của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho mục tiêu hiện đại hoá của xã đến năm 2020, hoàn thành các tiêu chí để xây dựng xã thành xã nông thôn mới.
Mục tiêu của Quy hoạch chung xây dựng
Quy hoạch Xây dựng chung xây dựng xã nhằm xác định căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng phát triển không gian trên địa bàn xã phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán sinh hoạt, sản xuất của dân cư trong vùng đồng thời xác định kế hoạch, triển khai các dự án đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, khu dân cư để phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng được các tiêu chí về nông thôn mới.
Mục tiêu chung:
Phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Cụ thể hoá định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Hồng và xã trong việc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đến năm 2020.
Làm cơ sở pháp lý cho việc phát triển các điểm dân cư và đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, quản lý đất đai, đầu tư xây dựng và hướng dẫn phát triển theo quy hoạch trên địa bàn xã.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư trên địa bàn xã; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng lập quy hoạch xây dựng nông thôn bao gồm: mạng lưới điểm dân cư nông thôn trong ranh giới hành chính của một xã, trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn tập trung.
- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính xã Đông Thắng, diện tích tự nhiên: 1.501,82 ha, dân số có 1079 hộ với 5147 nhân khẩu, Có vị trí cụ thể như sau : Phía Đông: giáp với xã Đông Hiệp. Phía Tây: giáp với Thị trấn Cờ Đỏ. Phía Nam: giáp với xã Đông Thuận, huyện Thới Lai. Phía Bắc: giáp với xã Thới Hưng.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 15/04/2011 đến ngày 15/06/2011 tại xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Cơ sở lý luận:
I.1. Khái niệm quy hoạch:
Quy hoạch là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khu phát triển dân cư (bao gồm cả chỉnh trang các khu dân cư hiện có và bố trí khu mới); hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.v.v. theo chuẩn nông thôn mới.
Là việc tổ chức không gian mạng lưới điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn xã hoặc liên xã.
Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã hoặc liên xã ( còn gọi là quy hoạch chung xây dựng xã) và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn ( còn gọi là quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, thôn, làng, xóm, bản..)
I.2. Quy trình:
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp phường.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
I.3. Nội dung quy hoạch nông thôn mới
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kü thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống thuỷ lợi, thuỷ lợi kết hợp giao thông... theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới, bao gồm: bố trí mạng lưới giao thông, điện, trường học các cấp, trạm xá, trung tâm văn hoá, thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ nước sinh thái.v.v. theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
II. Cơ sở pháp lý:
* Các văn bản pháp lý:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật số 38/2009/QH12 ngày 13 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 01/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 31/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban hành ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư 32/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư 21/2009/TT – BXD quy đình việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 08 năm 2010 của Bộ Xây dựng Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 17/2010/QĐ-BXD ngày 30/09/2010 của Bộ xây dựng về việc Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2006 do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành về giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Căn cứ kế hoạch số 02/KH-BCĐXDNTM ngày 17 tháng 01 năm 2011 của ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Quyết định số 3589/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành bộ tiêu chí Thành phố Cần Thơ về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Các tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật về nông thôn mới của các Bộ, Ngành liên quan.
- Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 24/03/2011 của UBND xã Đông Thắng về việc đánh giá thực trạng xây dựng xã nông thôn mới tại xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.
* Các tài liệu cơ sở khác
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020.
- Dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 – 2015 thành phố Cần Thơ
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ Huyện Cờ Đỏ nhiệm kỳ 2010 -2015.
- Số liệu thống kê huyện Cờ Đỏ các năm đến năm 2009 .
- Kết qủa điều tra dân số huyện Cờ Đỏ năm 2009.
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 và thống kê đất đai các năm 2006,2007 2008,2009.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội hàng năm và phương hướng nhiệm vụ của các năm của xã.
- Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội Đảng xã Đông Thắng nhiệm kỳ 2010-2015.
- Các tài liệu bản đồ và các dự án liên quan của địa phương;
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã;
III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
III.1. Nội dung:
Thực hiện theo hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã của Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Thầy Trần Duy Hùng với các nội dung chính bao gồm:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới theo 20 tiêu chí của chình phủ.
- Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Xây dựng phương án quy hoạch nông thôn mới theo 20 tiêu chí đến năm 2020.
III.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp 1: Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên.
- Phương pháp 2: Thu thập các số liệu về thực trạng phát triển kinh tế xã hội.
- Phương pháp 3: Thu thập các số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã (thống kê qua các năm), hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất (phục vụ cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất).
PHẦN II:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I . Đánh giá hiện trạng theo tiêu chí nông thôn mới.
I. 1 Khái quát địa bàn nghiên cứu:
Đông Thắng là xã thuộc huyện ngoại thành của Thành Phố Cần Thơ cách trung tâm huyện Cờ Đỏ khoảng 03 km về phía Đông, có vị trí giao thông thuận lợi, tuy nhiên Đông Thắng vẫn nằm trong vùng nhập sâu của huyện. Toàn xã có 06 ấp dân cư tập trung chính dọc theo các tuyến kênh, rạch và một số dọc theo tỉnh lộ 922, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lúa, ngành nghề nông thôn nhìn chung chưa phát triển, cơ sở hạ tầng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 chỉ mới đạt 12.000.000đ thuộc loại thu nhập thấp so với mặt bằng chung của huyện. Trong đó Nông nghiệp là ngành đem lại việc làm và thu nhập cho đa số người dân ở nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực tạo cơ sở ổn định xã hội; Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn các truyền thống văn hoá dân tộc.
Trong những năm gần đây nhân dân xã Đông Thắng đã tích cực đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã như: Nạo vét một số tuyến kênh, rạch; được trên đầu tư xây dựng hệ thống điện tương đối hoàn chỉnh cấp điện cho trên 97% số dân, bê tông hoá một số tuyến đường nội thôn, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, địa thế thuận lợi nền kinh tế của xã Đông Thắng đã có những bước phát triển đáng kể, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã và đang được triển khai. Tuy nhiên nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh, cơ sở vật chất còn yếu kém, mức sống của người dân còn thấp, dân cư sống rải rác không tập trung. Mặt khác do chưa có quy hoạch cụ thể nên định hướng phát triển các điểm dân cư trên địa bàn xã còn nhiều bất cập và hạn chế.
Để xã Đông Thắng phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện, ổn định lâu dài và bền vững, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cho xã Đông Thắng là rất cần thiết và cấp bách. Nhằm làm cơ sở pháp lý để quản lý và lập các dự án đầu tư trên địa bàn xã.
I.2. Điều kiện tự nhiên
I.2.1. Vị trí
- Xã Đông Thắng là xã ngoại thành cách trung tâm huyện Cờ Đỏ 03 km về phía Đông, cách Thành phố Cần Thơ 41 km và khu Công nghiệp Trà Nóc 31 km; có vị trí cụ thể như sau :
Phía Đông: giáp với xã Đông Hiệp.
Phía Tây: giáp với Thị trấn Cờ Đỏ.
Phía Nam: g với xã Đông Thuận, huyện Thới Lai.
Phía Bắc: giáp với xã Thới Hưng.
- Diện tích tự nhiên: 1.501,82 ha, chiếm 4,8 % diện tích tự nhiên của huyện.
I.2.2 Địa hình, địa mạo
Xã Đông Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi chằn chịt, thuộc khu vực đồng bằng sông cửu long, cao độ địa hình thấp, mực nước lũ hàng năm từ 1-1,5 m.
I.2.3. Khí hậu
+ Thời tiết, khí hậu: Đông Thắng như các vùng khác trong huyện và Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo điển hình: Mỗi năm có 02 mùa mưa và nắng nóng.
+ Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình cả năm: 26,60C-26,80C.
Nhiệt độ cao nhất vào tháng 03 (có năm trên 360C).
Nhiệt độ thấp nhất: có thể dưới 220C.
+ Mưa:
Lượng mưa trung bình trong năm: 2045 mm.
Lượng mưa cao nhất/ năm: 2500 mm, thấp nhất/ năm: 1700 mm.
Mưa tập trung vào các tháng: Từ tháng 5 đến tháng 11. Số ngày mưa trong năm từ 141 ngày trở lên.
+ Nắng:
Thời tiết nắng nóng vào khoản tháng 01 đến tháng 3, số ngày nắng trên 230.
* Độ ẩm không khí.
Độ ẩm trung bình của không khí cả năm: Từ 80% - 82 % ( độ ẩm cao nhất tập trung các tháng mùa mưa)
* Gió
Nằm trong khu vực ít ảnh hưởng giông bão, song hàng năm có xuất hiện lốc nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.
Tốc độ gió trung bình: 2,4 m/s. Hướng gió chính: thay đổi theo mùa.
+ Hướng gió Đông – Nam xuất hiện vào mùa khô
+ Hướng gió Tây – Nam xuất hiện vào mùa mưa.
I.2.4. Địa chất công trình, địa chất thủy văn
* Địa chất công trình:
Đất phù sa cường độ chịu lực tương đối thấp cần quan tâm gia cố nền móng khi xây dựng các công trình.
* Địa hình:
Cao độ tự nhiên: giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ tây sang đông. Cao độ trung bình trên + 0,3m (nền đất ruộng) và trên 0,9m (ven kênh và thổ cư). Đây là vùng đất trũng, thấp hàng năm xuống giống sản xuất cây lúa thường chậm hơn các địa hình của các xã trong huyện.
Bị chia cắt bởi kênh đứng và hệ thống các kênh rạch nhỏ và các mương trong vườn.
I.2.5. Thủy văn, hải văn
Chịu ảnh hưởng lưu vực sông hậu qua sông Ô Môn, Kênh đứng, Kênh KH, kênh ngang.
Chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông, biên độ thủy triều thay đổi theo mùa.
Nguồn nước mặt chính là nước sông hậu, chất lượng tốt, ngọt quanh năm.
I.2.6. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên nước:
- Diện tích mặt nước: Gồm các sông, kênh như: Kênh đứng, kênh KH6, Kênh ngang, kênh Đông pháp, kênh sáng bộ, kênh trăm bầu, kênh xéo, kênh bờ thiết, kênh 100, kênh số 3, kênh 3 Bé, kênh bệ số 3, kênh 120, kênh 200 (Nông trường sông hậu), kênh bội chu.
Hệ thống sông Hậu, sông Ô Môn là nguồn nước cung cấp nước ngọt chính, lượng nước dồi dào quanh năm, chất lượng nước tốt.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Xã được đánh giá toàn diện về độ sâu, chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Tầng chứa nước thứ IV: phân bố ở độ sâu 120 – 150 m, lưu lượng 20- 30 l/s, tổng độ khoáng hóa từ 0,5 – 0,6 g/l, chất lượng nước tốt, loại hình nước Bicarbonat – Natri, có mức độ chứa nước phong phú, ổn định, là tầng triển vọng cấp nước trong khu vực. Nhưng qua tài liệu điều tra ban đầu và thực tế sử dụng nước của nhân dân trong Xã qua các giếng khoan thì để đảm bảo cho việc khai thác nguồn nước ngầm của Xã được bền vững, Xã cần có chế độ và chính sách khuyến cáo người dân hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm tầng sâu.Hiện nay gần như hầu hết nhân dân trong xã sử dụng nguồn nước giếng cá nhân khai thác từ tầng thứ tư này.
* Tài nguyên nhân văn
- Đông Thắng là một xã nằm trong khu vực Đồng bằng sông cửu long, dân cư sinh sống chủ yếu tập trung theo hành lang ven kênh rạch và các trục lộ giao thông, đây chính là đặc điểm và truyền thống của người Việt sống trên miền sông nước Nam Bộ và đồng thời cũng là đặc trưng của những con người sống bằng nghề trồng lúa nước.
Theo tài liệu điều tra toàn xã có 1079 hộ với 5147 nhân khẩu, mật độ dân số 342 người/km2; dân số chủ yếu sống bằng nghề nông. Đa phần là người kinh, một phần nhỏ là người kherme, trong đo một phần nhỏ theo đạo thiên chúa và đa số là đạo Phật.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đặc biệt là Đảng và chính quyền địa phương, tron