Đề tài Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và cả trong tư duy của con người. Trong lĩnh vực kinh tế cũng như vậy. Mâu thuẫn luôn tồn tại khi sự vật xuất hiện và đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật mâu thuẫn không phải chỉ là một mà nó phát sinh rất nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại xuất hiện. Cùng với xu thế của thời đại và sự biến động của thế giới thì việc chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam là một tất yếu. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta. Khủng hoảng, lạm phát tăng đến đỉnh điểm, đời sống nhân dân khổ cực. Trước tình hình này Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường (KTTT) là nền kinh tế phát triển nhất từ trước đến nay. Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng lãnh đạo Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện đất nước lúc đó. Trong sự nghiệp đổi mới đã thu được rất nhiều thắng lợi, những thắng lợi thành công bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó luôn tồn tại những vấn đề mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Việc nhận thức đúng tìm ra những nguyên nhân và giải quyết chúng có vai trò vô cùng cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Với mong muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề của nên kinh tế, quan điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong, xử lý các vấn đề chính trị, xã hội có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển đổi nền kinh tế nên em quyết định chọn đề tài"Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".

doc29 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và cả trong tư duy của con người. Trong lĩnh vực kinh tế cũng như vậy. Mâu thuẫn luôn tồn tại khi sự vật xuất hiện và đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật mâu thuẫn không phải chỉ là một mà nó phát sinh rất nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại xuất hiện. Cùng với xu thế của thời đại và sự biến động của thế giới thì việc chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam là một tất yếu. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta. Khủng hoảng, lạm phát tăng đến đỉnh điểm, đời sống nhân dân khổ cực. Trước tình hình này Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường (KTTT) là nền kinh tế phát triển nhất từ trước đến nay. Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng lãnh đạo Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện đất nước lúc đó. Trong sự nghiệp đổi mới đã thu được rất nhiều thắng lợi, những thắng lợi thành công bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó luôn tồn tại những vấn đề mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Việc nhận thức đúng tìm ra những nguyên nhân và giải quyết chúng có vai trò vô cùng cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Với mong muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề của nên kinh tế, quan điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong, xử lý các vấn đề chính trị, xã hội có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển đổi nền kinh tế nên em quyết định chọn đề tài"Quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam". Phần I : quan điểm của chủ nghĩa duy vật về mâu thuẫn 1.Khái quát lịch sử các tư tưởng triết học về mâu thuẫn và các mặt đối lập. Trải qua các quá trình phát triển của những hình thái khác nhau và các quá trình phát triển cao của các tư tưởng triết học nhân loại các quan niệm khác nhau về mâu thuẫn cũng thay đổi. Mỗi thời đại, mỗi trường phái có những lý giải khác nhau về mâu thuẫn, về những mặt đối lập, vì triết học luôn xuất phát từ những bối cảnh lịch sử nhất định. Thứ nhất là triết học thời cổ đại mà điển hình là 3 nền triết học lớn đó là Trung Quốc, ấn Độ và Hy Lạp. Triết học Trung Hoa đã xuất hiện rất lâu vào cuối thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên nhưng phải đến cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các hệ thống triết học lớn của Trung Quốc mới xuất hiện. Những quan điểm biện chứng về mâu thuẫn thời kỳ này đã xuất hiện tuy còn sơ khai. Ví dụ phái Âm - Dương nhìn nhận là mọi tồn tại không phải trong tính đồng nhất tuyệt đối cũng không phải trong sự loại trừ biệt lập không thể tương đồng. Trái lại tất cả bao hàm sự thống nhất của các mặt đối lập được gọi là sự thống nhất của Âm - Dương. Âm - Dương là đối lập nhau nhưng là điều kiện tồn tại của nhau. Sang đến phái đạo gia mà người sáng lập là Lão Tử, ông cũng có những tư tưởng biện chứng độc đáo về sự thống nhất biện chứng của mặt đối lập này bao hàm của mặt đối lập. Ông nói" Có và không tương sinh lẫn nhau, dễ và khó tạo nên nhau, ngắn và dài làm rõ nhau, cao và thấp tựa vào nhau, trước và sau theo nhau ". Tất cả trong đó, mỗi mặt đều trong quan hệ với mặt đối lập, không có mặt này thì cũng không có mặt kia và giữa chúng cũng chỉ là tương đối" Ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó sinh ra quan niệm về cái xấu, ai cũng cho điều thiện là thiện mà sinh ra quan niệm về cái ác ". Triết học thì đưa ra phạm trù" vô ngã "" vô thường " ( của trường phái Phật Quốc)." Một tồn tại " nào đó chẳng phải là nó mà là" tổng hợp " hội họp những cái không phải là nó mà nhờ hội đủ nhân - duyên. Trong cái" Một " đã bao hàm cái" Đa ", cái nhiều. Không có tồn tại nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại khác. Tất cả đều duy nhiếp nhau, và hòa đồng với nhau. Nhưng đã như vậy thì tất yếu phải đi tới một khẳng định về lẽ vô thường. Vô thường là chẳng" thường hằng ". Thường hằng là bất biến; Chẳng bất biến tức là biến, biến tức là biến động. Sinh - biến, biến - sinh; có có - không không, nay có - mai không ...tất cả đều trong quy luật nhất định cùng với sự phát triển của các hình thức kinh tế - xã hội các tư tưởng Triết học về mâu thuẫn cũng ngày càng rõ nét. Đến Heraclit - nhà triết học lớn nhất của Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ đầu của nó thì phỏng đoán rằng mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật của Thế giới. Theo ông, các mặt đối lập gắn bó, quy định, rằng buộc với nhau:" cái lạnh nóng lên, cái nóng lạnh đi "" Cái ác làm cho cái thiện cao cả hơn "...Heraclit còn khẳng định vũ trụ là một thể thống nhất nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các lực lượng đối lập, nhờ vậy vũ trụ tồn tại và vận động. Sang đến triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đại cùng với những thành tựu về khoa học tự nhiên thì sự đấu tranh giữa triết học duy tâm và duy vật cũng diễn ra hết sức gay gắt. Nhưng các quan điểm của thời kỳ này vẫn rơi nhiều vào siêu hình máy móc. Sang đến triết học cổ điển Đức mới thực sự bao hàm những tư tưởng triết học tiến bộ, cách mạng và khoa học. Triết học cổ điển Đức đã đạt tới trình độ khái quát và tư duy trừu tượng rất cao với những hệ thống kết cấu chặt chẽ thể hiện một trình độ tư duy tài biện thâm cao vượt xa tính trực quan siêu hình của nền triết học Anh - Pháp ở thế kỷ XVII - XVIII, do vậy các tư tưởng triết học về mâu thuẫn đã có những bước tiến đáng kể. Đại biểu đặc trưng của triết học cổ điển Đức là Heghen. Mặc dù là nhà triết học duy tâm nhưng học thuyết về bản chất và tư tưởng của Heghen về mâu thuẫn lại hết sức biện chứng. Ông coi mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động, là nguyên lý của sự phát triển. Theo ông, lúc đầu bản chất là sự đồng nhất giữa những" tính quy định " rồi trong sự đồng nhất ấy bộc lộ ra những khác biệt, rồi khác biệt lại chuyển thành những mặt đối lập và cuối cùng xuất hiện mâu thuẫn. Song theo ông mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn của" ý niệm tuyệt đối " chứ không phải của thế giới vật chất. Heghen cũng đưa ra tư tưởng cho rằng hiện tượng và bản chất thống nhất với nhau, bản chất thể hiện ra trong hiện tượng và hiện tượng là thể hiện của bản chất. Heghen cũng phân tích một cách biện chứng khái niệm hiện thực, coi hiện thực là thống nhất giữa bản chất với tồn tại. Ông phê phán quan điểm siêu hình về tất nhiên và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực... 2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mâu thuẫn. Triết học cổ điển Đức đã tạo tiêu đề cơ sở lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác (vào những năm 40 của thế kỷ XIX ). Nó là sự kết tinh những giá trị cao quý của tư duy triết học, văn hóa, lịch sử nhân loại. Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử, phù hợp với những tiền đề kinh tế - xã hội cũng như các tiền đề về lý luận và khoa học tự nhiên lúc bấy giờ. Phương pháp tư duy siêu hình bị những phát minh mới nhất nửa đầu thế kỷ XIX, giáng một đòn mạnh mẽ. Nhận thức duy vật biện chứng về mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác là nhận thức đúng đắn nhất nó đã phát triển thành một quy luật - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập - là một trong những hạt nhân của phép biện chứng. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mỗi sự vật và hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt này đối lập với nhau nhưng lại liên hệ rằng buộc nhau tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật hiện tượng của giới tự nhiên , đời sống xã hội và tư duy của con người. Không có sự vật nào, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không có giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi, mâu thuẫn khác lại hình thành.Để chứng minh tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn, Ăng- ghen chỉ ra rằng, ngay hình thức đơn giản nhất của vật chất - vận động cơ học, đã là một mâu thuẫn. Sở dĩ sự di động một cách máy móc và đơn giản ấy có thể thực hiện được chỉ là vì mọt vật trong cùng một lúc vừa là ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa là ở trong cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó. Tất nhiên sự tồn tại của vật chất ở những hình thức vận động cao hơn lại càng bao hàm mâu thuẫn. Ăng- ghen viết" Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng những mâu thuẫn như vậy ... Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong một lúc vừa là nó nhưng lại vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, tự đề ra và tự giải quyết không ngừng, và khi mâu thuẫn đã hết thì sự sống cũng không còn nữa vì cái chết đã sảy đến. Trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó rút ra đối với chúng ta, thực tế cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận. 2.1. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. Do đó, cần phải phân biệt rằng bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Trong cùng một thời điểm ở mỗi sự vật hiện tượng có cùng tồn tại nhiều mặt đối lập. Chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hóa lẫn nhau (Sự chuyển hóa này tạo thành nguồn gốc động lực, đồng thời quy định bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật) thì có hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai mặt đối lập mâu thuẫn"thống nhất" của hai mặt đối lập được hiểu với ý nghĩa không phải chúng đứng cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng như liên hệ phụ thuộc, quy định và ràng buộc lẫn nhau. Mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. + Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật tạo nên. Ví dụ: Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và nền kinh tế thị trường là điều kiện cho sự tồn tại của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, hai nền kinh tế khác nhau hoàn toàn về bản chất và những biểu hiện của nó nhưng nó lại hết sức quan trọng. Vì nó có sự thống nhất này nên nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không thể tồn tại với ý nghĩa là chính nó. Ví dụ: Lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất cũng phát triển. Hai hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của phương thức sản xuất. Nhưng trong quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phải thỏa mãn một số yêu cầu sau: - Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt phù hợp khác nhau phản ảnh được bản chất của sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. - Thứ hai: Đó phải là một khái niệm"động" phản ánh được trạng thái biến đổi thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, khái niệm thống nhất này chỉ mang tính tương đối. Bản chất nội dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó: Thống nhất của cái đối lập, trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập. Đấu tranh các mặt đối lập. Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hóa giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau mà điều chỉnh chuyển hóa lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh chuyển hóa, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong giai cấp có đối kháng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó diễn ra rất quyết liệt và gay gắt. Chỉ thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng rất nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới có thể giải quyết mâu thuẫn một cách căn bản. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông thường, khi nó mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. Tất nhiên không phải bất kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ có những khác nhau tồn tại trong một sự vật nhưng liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển thì hai mặt đối lập ấy mới hình thành bước đầu của một mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập của một mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt, nó biến hành độc lập. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bởi sự thống nhất của hai mặt đối lập mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hóa tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới xuất hiện. Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp lên cao. Vì vậy, Lênin khẳng định"sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập". Khi bàn về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Lênin chỉ ra rằng:"Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa là chính nó - như có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân của sự thống nhất chỉ là tương đối và tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũng như khi chuyển hóa nhảy vọt về chất". 2.2. Chuyển hóa của các mặt đối lập: Không phải bát kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến bất kỳmột trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hóa, bài trừ và phủ định nhau. Trong giới tự nhiên, chuyển hóa của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hóa của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hóa của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy, không nên hiểu sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc. Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hóa theo hai phương thức: + Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện vật chất của sự vật. Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn. + Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau để thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn. Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ các mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hóa của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi, sự vật mới hình thành. Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hóa và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vầy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình phát triển. II. Tính tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 1. Thực chất nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 1.1 Khái niệm kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ kinh tế xã hội mà trong đó sản xuất xã hội gắn chặt với thị trường, tức là gắn chặt chẽ với quan hệ hàng hóa - tiền tệ với quan hệ cung cầu ... Trong nền kinh tế thị trường nét biểu hiện có tính chất bề mặt của đời sống xã hội là quan hệ hàng hóa . Mọi hoạt động xã hội đều phải tính đến quan hệ hàng hóa, hay ít nhất thì cũng phải sử dụng các quan hệ hàng hóa như mắt khâu trung gian. 1.2Thực chất của bước chuyển đổi cơ chế trong nền kinh tế ở Việt Nam. Trước khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ nền kinh tế này phát huy tác dụng bằng việc huy động sức người, sức của, toàn dân đồng lòng tập trung cho kháng chiến. Sau năm 1975 thống nhất đất nước, Việt Nam vẫn duy trì nền kinh tế chỉ huy trước đây. Do các quan hệ kinh tế lúc này đã thay đổi nhiều, việc áp dụng cơ chế quản lý cũ không còn hợp lý và dẫn đến nhiều tiêu cực. Những hậu quả xấu xuất hiện như tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, môi trường bị ô nhiễm, sản xuất kém hiệu quả do sự quản lý không có hiệu quả. Đến giữa những năm 80 thì những mâu thuẫn trong nền kinh tế này đã đi đến đỉnh điểm. Sản xuất thua lỗ, đình đốn, lạm phát, tham nhũng tăng nhanh, đời sống nhân dân bị giảm sút, thậm chí một số địa phương nạn đói đang rình rập. Nguyên nhân sâu xa về sự suy thoái nền kinh tế ở nước ta là do ta đã rập khuôn một mô hình kinh tế không thích hợp và kém hiệu quả. Những sai lầm cơ bản là: + Ta đã thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất trên một quy mô lớn trong điều kiện chưa cho phép. Điều này đã dân đến một bộ phận tài sản vô chủ và đã sử dụng không có hiệu quả nguồn lực rất khan hiếm của đất nước trong khi dân số ngày một gia tăng. + Thực hiện phân phối theo lao động cũng trong điều kiện chưa cho phép. Khi tổng sản phẩm quốc dân thấp đã dùng hình thức vừa phân phối bình quân vừa phân phối lại một cách gián tiếp đã làm mất động lực của sự phát triển. +Việc quản lý nền kinh tế của Nhà nước lại sử dụng các công cụ hành chính, mệnh lệnh theo kiểu thời chiến không thích hợp với yêu cầu tự do lựa chọn của người sản xuất và người tiêu dùng đã không kích thích sự sáng tạo của hàng triệu người lao động. Trước sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, viện trợ nước ngoài lại giảm sút đã đặt nền kinh tế nước ta tới sự bức bách phải đổi mới. Tại Đại hội VI của đảng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiêu thành phần và thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Đến đại hội VII Đảng ta xác định rõ việc đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan và trên thực tế đang diễn ra việc đó, tức là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tế lãnh đạo của Đảng trên mặt trận làm
Tài liệu liên quan