Đề tài Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành

Trong quá trình xã hội hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia luôn coi trọng vấn đề bình đẳng giới và coi đó chính là mục tiêu mang tính chiến lược nhằm đảm bảo quyền con người nói chung và quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình nói riêng. Đặc biệt là sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Chính vì vậy, trong các văn kiện của Đảng và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng luôn được quan tâm sâu sắc. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (sau đây viết tắt là HN&GĐ), nhìn chung, quyền bình đẳng giữa vợ chồng, đặc biệt là quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng đã được đề cập khá cụ thể và chi tiết trong các quy định của pháp luật và ngày càng có xu hướng hoàn thiện hơn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội đến vấn đề này đồng thời góp phần vào mục tiêu chung là bình đẳng giới của toàn thế giới. Song các quy định đó vẫn còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện trong từng trường hợp cụ thể khi chia tài sản của vợ chồng dẫn đến việc chia tài sản còn nhiều sai sót và chưa đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên. Hơn thế nữa, trong điều kiện kinh tế đang phát triển theo hướng thị trường hóa hiện nay, khi khối lượng tài sản của công dân tăng lên, nhu cầu riêng cũng nhiều hơn, ý thức, tâm lý tài sản riêng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, sinh hoạt cá nhân được chủ động hình thành và phù hợp với tâm lý dân tộc, mong muốn tạo lập cho mình một khoản tài sản độc lập không bị phụ thuộc bất cứ ai kể cả giữa vợ và chồng cùng với tình trạng ly hôn ngày một gia tăng thì việc chia tài sản giữa vợ chồng là một yêu cầu hợp lý. Và vấn đề phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng là một nhiệm vụ cần thực hiện. Trước tình hình thực tế về chia tài sản giữa vợ chồng trong những năm qua mặc dù đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên thì còn có không ít những trường hợp xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ chồng sau khi chia tài sản. Một điều dễ thấy trong các vụ án về chia tài sản giữa vợ chồng, người vợ thường là người phải chịu thiệt thòi hơn. Đó là do phong tục tập quán và tư tưởng lạc hậu luôn bảo vệ quyền lợi của người chồng vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp trong xã hội. Người phụ nữ còn có thái độ tự ti an phận không muốn tự đòi quyền lợi cho mình. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền pháp luật vẫn chưa sâu rộng dẫn đến sự hiểu biết về pháp luật còn quá ít. Chính vì thế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản. Tuân thủ và thực hiện nguyên tắc quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng là yêu cầu bắt buộc với tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân trong xã hội. Làm được điều đó sẽ góp phần xóa bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu đồng thời củng cố và xây dựng chế độ HN&GĐ Xã Hội chủ nghĩa đặc biệt là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người phụ nữ, giải phóng họ khỏi thân phận lệ thuộc và bất bình đẳng trong gia đình cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghiên cứu về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản là việc làm thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Xuất phát từ lý do đó tôi chọn đề tài “Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

doc62 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xã hội hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia luôn coi trọng vấn đề bình đẳng giới và coi đó chính là mục tiêu mang tính chiến lược nhằm đảm bảo quyền con người nói chung và quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình nói riêng. Đặc biệt là sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Chính vì vậy, trong các văn kiện của Đảng và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng luôn được quan tâm sâu sắc. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (sau đây viết tắt là HN&GĐ), nhìn chung, quyền bình đẳng giữa vợ chồng, đặc biệt là quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng đã được đề cập khá cụ thể và chi tiết trong các quy định của pháp luật và ngày càng có xu hướng hoàn thiện hơn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội đến vấn đề này đồng thời góp phần vào mục tiêu chung là bình đẳng giới của toàn thế giới. Song các quy định đó vẫn còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện trong từng trường hợp cụ thể khi chia tài sản của vợ chồng dẫn đến việc chia tài sản còn nhiều sai sót và chưa đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên. Hơn thế nữa, trong điều kiện kinh tế đang phát triển theo hướng thị trường hóa hiện nay, khi khối lượng tài sản của công dân tăng lên, nhu cầu riêng cũng nhiều hơn, ý thức, tâm lý tài sản riêng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, sinh hoạt cá nhân được chủ động hình thành và phù hợp với tâm lý dân tộc, mong muốn tạo lập cho mình một khoản tài sản độc lập không bị phụ thuộc bất cứ ai kể cả giữa vợ và chồng cùng với tình trạng ly hôn ngày một gia tăng thì việc chia tài sản giữa vợ chồng là một yêu cầu hợp lý. Và vấn đề phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng là một nhiệm vụ cần thực hiện. Trước tình hình thực tế về chia tài sản giữa vợ chồng trong những năm qua mặc dù đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên thì còn có không ít những trường hợp xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ chồng sau khi chia tài sản. Một điều dễ thấy trong các vụ án về chia tài sản giữa vợ chồng, người vợ thường là người phải chịu thiệt thòi hơn. Đó là do phong tục tập quán và tư tưởng lạc hậu luôn bảo vệ quyền lợi của người chồng vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp trong xã hội. Người phụ nữ còn có thái độ tự ti an phận không muốn tự đòi quyền lợi cho mình. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền pháp luật vẫn chưa sâu rộng dẫn đến sự hiểu biết về pháp luật còn quá ít. Chính vì thế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản. Tuân thủ và thực hiện nguyên tắc quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng là yêu cầu bắt buộc với tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân trong xã hội. Làm được điều đó sẽ góp phần xóa bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu đồng thời củng cố và xây dựng chế độ HN&GĐ Xã Hội chủ nghĩa đặc biệt là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người phụ nữ, giải phóng họ khỏi thân phận lệ thuộc và bất bình đẳng trong gia đình cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghiên cứu về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản là việc làm thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Xuất phát từ lý do đó tôi chọn đề tài “Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực HN&GĐ đã có nhiều bài viết về tài sản vợ chồng trên Tạp chí Luật học, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân… đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tài sản vợ chồng: Ví như “Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình 2000” (Nguyễn Văn Cừ, Tạp chí Luật học số 4/2000. Tr. 3); “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” (Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học số 6/2002)… Ngoài ra cũng đã có những khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu về vấn đề tài sản vợ chồng như luận văn tốt nghiệp cao học luật khóa I của Th¹c sü Hoàng Ngọc Huyên với nội dung “Chế độ tài sản vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình” và gần đây nhất là công trình khoa học “Chế độ tài sản vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” được thầy giáo Nguyễn Văn Cừ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào đầu năm 2005. Đây thực sự là những công trình có giá trị về khoa học và thực tiễn, nhưng những công trình này chủ yếu tập trung đi vào phân tích những khía cạnh chế độ tài sản của vợ chồng theo luật HN&GĐ hiện hành chứ chưa nghiên cứu dưới góc độ bình đẳng giới. Chính vì vậy vấn đề “Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành” mặc dù đã được nghiên cứu và trình bày trong giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam của Trường Đại Học Luật Hà Nội và trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta, nhưng việc trình bày đó chỉ dừng lại ở một số vấn đề mang tính nguyên tắc mà không đi sâu vào giải quyết toàn diện vấn đề liên quan, đặc biệt là dưới khía cạnh bình đẳng giới. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong các trường hợp chia tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam và đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo cho quyền bình đẳng đó được triệt để tuân thủ trong thực tế. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chia tài sản của vợ chồng dưới góc độ bình đẳng giới theo pháp luật Việt Nam. Đề tài không bao gồm việc nghiên cứu những vấn đề chia tài sản của vợ chồng có yếu tố nước ngoài. 4. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong khãa luận nhất quán dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để đạt được mục đích nghiên cứu tác giả có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh… 5. Cơ cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận còn có phần nội dung được cơ cấu thành 3 chương: Chương I: Khái quát chung về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản. Chương II: Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Chương III: Thực tiễn bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN 1. Khái niệm chung 1.1. Khái niệm giới, giới tính, bình đẳng giới 1.1.1. Khái niệm giới “Giới” là phạm trù chỉ mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ, biểu hiện cách thức phân định xã hội giữa hai đối tượng này, có liên quan đến các vấn đề thuộc về thể chế xã hội. Các vai trò giới khác với các vai trò giới tính – mang đặc điểm sinh học. Những vai trò khác nhau này chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố lịch sử, tôn giáo, kinh tế, văn hóa và chủng tộc. Do vậy, vai trò giới của chúng ta không phải có từ khi chúng ta được sinh ra mà là những điều chúng ta được dạy dỗ và thu nhận từ khi còn nhỏ và trong suốt quá trình trưởng thành. Các vai trò giới là sự hội tụ của những hành vi ứng xử được dạy dỗ về mặt xã hội, mong muốn về những đặc điểm và năng lực xã hội coi là thuộc về đàn ông hoặc thuộc về đàn bà (bé trai hay bé gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa cụ thể nào đó. Đó cũng là các mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới: ai nên làm gì, ai là người ra quyết định, tiếp cận nguồn lực và các lợi ích. Thông thường mọi người phải chịu rất nhiều áp lực buộc phải tuân thủ các quan niệm xã hội này. Đặc điểm giới và các mối quan hệ giới là các khía cạnh quan trọng của một nền văn hóa bởi chúng quyết định lối sống trong một gia đ×nh, ngoài cộng đồng và nơi làm việc. Điều quan trọng là – các xã hội, các nền văn hóa, vai trò và mối quan hệ giới liên tục được tái tạo và thay đổi. Nó sẽ thay đổi theo thời gian, chịu tác động của nhiều nhân tố: xã hội, kinh tế, pháp lý, chính sách và đời sống dân sự. Trong tiến trình đó, một số giá trị được tái khẳng định như quyền bình đẳng giữa vợ chồng, trong khi một số khác bị xem xét lại không còn phù hợp nữa. Và tất nhiên khi giới đã có sự bình đẳng thì trong quan hệ vợ chồng cũng sẽ có xu hướng bình đẳng hơn. 1.1.2. Khái niệm giới tính Giới tính là “những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái” () “Giới tính là phạm trù chỉ sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ, thể hiện các đặc điểm bẩm sinh mà khi con người sinh ra đã có. Ví dụ, nam giới có thể làm thụ thai, nữ giới có thể sinh con và cho con bú”() Các đặc điểm giới tính là tự nhiên và là đặc điểm sinh học. Vì vậy, đặc điểm đó sẽ là thống nhất (ở mọi nơi đều giống nhau) và không thể thay đổi (dù ở châu Á hay châu Âu chỉ phụ nữ mới có thể sinh con). Từ những đặc điểm là tự nhiên ấy của giới tính cũng đã ít nhiều chi phối sự bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng nói chung. Bởi lẽ, khi các yếu tố sinh học của giới tính tác động đến quan hệ vợ chồng thì xét ở một phương diện nào đó người vợ sẽ khó có được sự bình đẳng với chồng ví dụ vấn đề thể lực. Và khi cần có sự bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản thì yếu tố giới tính đã ít nhiều có sự tác động đến. 1.1.3. Khái niệm bình đẳng giới Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Họ cùng có vị thế ngang nhau và được tôn trọng như nhau, có điều kiện và cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các thành quả phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bình đẳng giới không có nghĩa nam giới và phụ nữ là hoàn toàn giống nhau, được chia đều nhau quyền lực, quyền năng, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm trong mọi trường hợp, bởi họ không đồng nhất về đặc điểm sinh lý, thể trạng sức khỏe, nhu cầu, chức năng xã hội, lợi ích… Bình đẳng giới đòi hỏi sự công bằng, sự nhận biết và đánh giá đúng những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi giới để từ đó có cách xử lý phù hợp. Nếu nam giới và phụ nữ có điều kiện và năng lực ngang nhau, họ phải được tạo cơ hội hoặc có trách nhiệm như nhau. Mặt khác, sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về các mặt cũng phải được thừa nhận và được tính đến đầy đủ khi hoạch định và thực hiện các chính sách nhất định nhằm tạo điều kiện và cơ hội đầy đủ cho các chủ thể; chủ thể yếu hơn phải được ưu tiên hơn để tạo thế cân bằng. Bình đẳng giới vừa là vấn đề cơ bản về quyền con người, vừa là yêu cầu về sự phát triển xã hội một cách công bằng, hiệu quả và bền vững. Nói cách khác, bình đẳng giới là “phụ nữ và nam giới được coi trọng như nhau, cùng được công nhận và có vị thế bình đẳng”.() Bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản được xem là một khía cạnh của bình đẳng giới. Công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng về việc chia tài sản giữa vợ chồng bằng pháp luật là điều kiện tiên quyết để xác lập quyền bình đẳng về kinh tế giữa vợ và chồng trong thực tiễn. Đây cũng là cơ sở để phụ nữ có thể tiếp cận, kiểm soát, tham gia và ra quyết định với nguồn lực kinh tế này. 1.2. Khái niệm thời kỳ hôn nhân Theo Khoản 1 §iều 8 Luật HN&G§ n¨m 2000 thì “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”.() Thời kì hôn nhân bắt đầu từ khi vợ chồng kết hôn và kết thúc khi hôn nhân chấm dứt do vợ chồng ly hôn, do vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Trong trường hợp vợ chồng ly hôn hoặc vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Việc xác định thời kỳ hôn nhân trong trường hợp đặc biệt: Nam nữ chung sống như vợ chồng thì theo Nghị Quyết 35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành Luật HN&G§ và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành Nghị Quyết 35/2000 đã quy định như sau: Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 sau đó họ mới đăng kí kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng mµ không phải từ ngày đăng kí kết hôn. Nam nữ chung sống như vợ chồng từ sau ngày 1/1/2003 mà không đăng kí kết hôn thì họ không được công nhận là vợ chồng và không được xác lập thời kỳ hôn nhân. Nam nữ chung sống như vợ chồng từ sau ngày 1/1/2003 họ mới đăng kí kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng kí kết hôn. Vµ thời kỳ hôn nhân được bắt đầu kể từ ngày đăng kí kết hôn. Nam nữ chung sống như vợ chồng bắt đầu từ ngày 1/1/2001 trở đi mà không đăng kí kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng và thời kỳ hôn nhân không được xác lập. Như vậy việc xác định thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ kiện liên quan đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đặc biệt là trong việc chia tài sản. §ã lµ mét trong nh÷ng c¬ së đảm bảo quyền bình đẳng và quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. 1.3. Khái niệm tài sản, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, chia tài sản của vợ chồng 1.3.1. Khái niệm tài sản Có nhiều cách định nghĩa về tài sản: “Tài sản là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu”() Theo cách định nghĩa này thì tài sản bao gồm những thứ hiện hữu, có giá trị trực tiếp phục vụ cho đời sống của con người và những giá trị tinh thần không đem ra đo đếm được. Tài sản luôn có giá trị, đặc biệt đối với người sở hữu nó. Còn theo Bộ Luật Dân Sự n¨m 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” () - Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất có thể đáp ứng được nhu cầu nào đó (vật chất) của con người, nằm trong sự chiếm hữu của con người và có đặc trưng giá trị để con người sử dụng. - Tiền và giấy tờ có giá được xác định là những loại tài sản có tính chất là các phương tiện thanh toán có giá trị với con người. - Quyền tài sản: Đây là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có được một tài sản. Đó là các quyền đòi nợ, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa. Các quyền này phải giá trị được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. 1.3.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng Dưới góc độ pháp lý, tài sản của vợ chồng có thể hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề tài sản vợ chồng bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, căn cứ thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Dưới góc độ pháp luật HN&G§ thì quyền sở hữu tài sản của vợ chồng được hiểu là quyền sở hữu đối với tài sản chung và quyền sở hữu đối với tài sản riêng của vợ chồng. Quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng: Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có sau khi kết hôn cũng là tài sản chung của vợ chồng (Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000). Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung đó. Như vậy, bình thường chúng ta không thể xác định được phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là của chồng mà chỉ khi cần phải chia tài sản chung vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung ấy. Trong gia đình, vợ chồng là “đồng sở hữu chủ” đối với tài sản chung nên “vợ chồng đều có quyền vµ nghÜa vô ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” (Điều 28 Luật Hôn nhân gia đình 2000), nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đình. Sự “ngang nhau” trong việc sử dụng tài sản chung nhưng không có nghĩa là tài sản chung đó phải do cả hai vợ chồng cùng chiếm giữ, quản lý. Tài sản chung của vợ chồng có thể do một bên chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo những điều kiện mà pháp luật cho phép. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng tài sản chung. Đó là sự khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung nhưng phải vì lợi ích của vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Vợ chồng phải có nghĩa vụ sử dụng tài sản chung đúng mục đích luật định. Nếu có sự gian dối trong việc sử dụng tài sản chung làm ảnh hưởng đến lợi ích của vợ, chồng và gia đình đều bị coi là trái pháp luật. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung. Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh, hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình thì về nguyên tắc phải có sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Đó chính là sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Quyền sở hữu đối với tài sản riêng của vợ chồng: Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng trong thời kỳ hôn nhân, đồ dùng tư trang cá nhân… (Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000). Vợ, chồng có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của mình phù hợp với quy định của pháp luật. Vợ, chồng có quyền tặng, cho, mua bán, trao đổi tài sản riêng của mình với bất cứ chủ thể nào một cách độc lập và bình đẳng. “Vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”(). Quyền “tự định đoạt” của vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình chính là sự bình đẳng mà pháp luật đã thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nó cho phép người có tài sản riêng nhập hay không nhập tài sản đó vào khối tài sản chung mà không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Mặc dù “Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ đáp ứng” (Khoản 4 Điều 33 LuËt HN&G§ n¨m 2000) thực chất đã hạn chế quyền sở hữu tài sản riªng của vợ chồng, nhưng quy định đó không làm ảnh hưởng đến quyền bình đẳng của vợ chồng trong sở hữu tài sản riêng vì nó nhằm đảm bảo nhu cầu đời sồng chung của gia đình. 1.3.3. Khái niệm chia tài sản của vợ chồng Chia tài sản của vợ chồng theo Luật HN&G§ là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định về nguyên tắc phân chia, căn cứ phân chia, phương thức ph©n chia cũng như hậu quả pháp lý của việc chia tài sản vợ chồng nhằm đảm bảo nhu cầu và lợi ích chính đáng của các bên vợ chồng. Chia tài sản của vợ chồng được xác định trong các trường hợp: Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Chia tài sản khi ly hôn; Chia tài sản khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Ngoài ra luật còn quy định một số trường hợp chia tài sản đặc biệt nhằm thỏa mãn yêu cầu và phù hợp với thực tế cuộc sống khi giải quyết các vụ án liên quan đến vấn đề chia tài sản có sự tham gia của vợ, chồng. 2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản 2.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản là cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng như: giải quyết tranh chấp tài sản, giải quyết ly hôn… Một trong những nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân là độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật, nên khi giải quyết các án kiện vÒ HN&G§ thì Tòa án phải xét xử trên cơ sở các quy định của Luật HN&G§. VD: Luật HN&G§ n¨m 2000 dựa trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng đã quy định ra nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Hơn nữa đây còn là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bả
Tài liệu liên quan