Đề tài Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở rộng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng là một vấn đề được quan tâm nhất. Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liên quan tới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau. Vì vậy việc tham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản. Trong đó nổi bật nhất là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì? Nắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề này còn rất chung chung, thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chấtcủa một quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơn nữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chính vì thế, về vấn đề này rất cần có một sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống Với suy nghĩ đó, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình . 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài: Mục đích chính của đề tài là tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng các quy định này, để từ đó phát hiện những tính bất hợp lý và bất cập của các quy định này. Qua đó đề xuất một vài giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật. Với mục tiêu trên đề tài xác định nhiệm vụ là:  Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.  Nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định này, đồng thời có sự so sánh giữa các quy định của luật và thực tiễn thực hiện cũng như giữa các quy định của Việt Nam với các nước về cùng một vấn đề. Từ đó phát hiện ra những thiếu sót, bất cập trong các quy định của luật về vấn đề này

pdf72 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ KHOA LUAÄT ---o0o--- LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP QUYEÀN VAØ NGHÓA VUÏ CUÛA CAÙC BEÂN TRONG HÔÏP ÑOÀNG MUA BAÙN HAØNG HOAÙ QUOÁC TEÁ Giaùo vieân höôùng daãn Sinh vieân thöïc hieän: Dieäp Ngoïc Duõng Döông Baûo Traân MSSV: 5044007 Lôùp: Luaät Thöông Maïi K30 Năm 2008 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở rộng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng là một vấn đề được quan tâm nhất. Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liên quan tới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau. Vì vậy việc tham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản. Trong đó nổi bật nhất là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì? Nắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề này còn rất chung chung, thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất của một quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơn nữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chính vì thế, về vấn đề này rất cần có một sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống Với suy nghĩ đó, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình . 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài: Mục đích chính của đề tài là tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng các quy định này, để từ đó phát hiện những tính bất hợp lý và bất cập của các quy định này. Qua đó đề xuất một vài giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật. Với mục tiêu trên đề tài xác định nhiệm vụ là:  Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.  Nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định này, đồng thời có sự so sánh giữa các quy định của luật và thực tiễn thực hiện cũng như giữa các quy định của Việt Nam với các nước về cùng một vấn đề. Từ đó phát hiện ra những thiếu sót, bất cập trong các quy định của luật về vấn đề này.  Đề xuất phương hướng hoàn thiện, thu hẹp dần khoảng cách khác biệt giữa pháp luật quốc gia với pháp luật các nước. 3. Phạm vi nghiên cứu: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không chỉ được ghi nhận trong pháp luật của các nước khác như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ….. Và để thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu cũng như có sự tập trung hơn trong việc thể hiện đề tài, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật của Việt Nam . 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thể hiện thông qua việc sử dụng một số phương thức sau: phân tích, tổng hợp, liệt kê, so sánh…. Nhằm giải quyết và tìm hiểu những vấn đề đặt ra trong tiểu luận. Để từ đó có được một cái nhìn đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật Việt Nam 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài mục lục, lời nói đầu, về kết cấu luận văn được thể hiện như sau: Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Chương 2: Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Họ tên: Dương Bảo Trân MSSV: 5044007 Lớp: Luật Thương mại _ K30 BÀI BÁO CÁO LUẬN VĂN Như đã biết, hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở rộng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng là một vấn đề được quan tâm nhất. Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liên quan tới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau. Vì vậy việc tham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản. Trong đó nổi bật nhất là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật các nước trên thế giới quy định như thế nào? Nắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề này còn rất chung chung, thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất của một quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơn nữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chính vì thế, về vấn đề này rất cần có một sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống Với suy nghĩ đó, nên em quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình . Đề tài này, em chia làm 3 chương Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Trong chương này, em xin trình bày sơ lược qua về khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đồng thời tìm hiểu về nguồn luật điều chỉnh của qua hệ hợp đồng này - Về khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: thì chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất là có sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa các nước khác nhau trong đó có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua. Bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. - Về đặc điểm của hợp đồng: vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là lọai hợp đồng gắn liền với yếu tố nước ngoài nên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có các đặc điểm phân biệt sau so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước: + Về đồng tiền thanh toán: sẽ là ngọai tệ ít nhất đối với một bên hoặc có thể hai bên hay nói cách khác là tùy theo sự thỏa thuận, có thể là đồng tiền của nước người bán, nước người mua hoặc đồng tiền của nước thứ ba + Về chủ thể: trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì chủ thể của lọai hợp đồng này phải mang quốc tịch khác nhau hay nói cách khác vấn đề quốc tịch được đặt ra + Về đối tượng: cũng là hàng hóa nhưng ở đây hàng hóa phải được chuyển từ nước người bán sang nước người mua + Về luật áp dụng: luật áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước do lọai hợp đồng này có tính chất quốc tế. Cho nên, nó sẽ được điều chỉnh bởi các nguồn chủ yếu sau: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tâp quán về thương mại quốc tế - Về vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: có vai trò mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia khác nhau giúp cho các quốc gia cùng nhau hợp tác, cùng nhau phát triển - Về nguồn luật áp dụng: vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạng hợp đồng liên quan tới nước ngoài nên nguồn luật điều chỉnh tương đối phức tạp. Cụ thể, các nguồn luật sau sẽ là các nguồn điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán về thương mại quốc tế và trong một số trường hợp còn có các tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại. Các nguồn này do các bên thỏa thuận áp dụng Đó là tất cả những vấn đề mà em càn trình bày trong chương 1, và qua chương 2, em xin trình bày quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Như đã biết, bên mua với tư cách là bên nhận hàng do bên bán cung cấp nen khi tham gia thực hiện hợp đồng thì bên mua sẽ các quyền sau đối với bên bán: quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm và thời gian được quy định trong hợp đồng, giao đúng số lượng và chất lượng của hàng hóa, giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa, mặt khác, người mua còn có quyền yêu cầu đối với việc sở hữu hàng hóa… Đó là các quyền cơ bản của người mua được pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua khi người mua thực hiện trong quá trình giao kết hợp đồng. Mặt khác, pháp luật cũng có quy định các quyền để bảo vệ quyền lợi của bên bán.. Khác với bên mua, bên bán là bên cung cấp hàng hóa cho bên mua nên bên bán trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ có các quyền sau: quyền yêu cầu người mua nhận hàng và quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: ............................1 1.1 Nhận thức chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: .............................1 1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.........................................1 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .......................................19 1.1.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ............................................20 1.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế...........................21 1.2.1 Pháp luật của Quốc gia...................................................................................21 1.2.2 Điều ước Quốc tế ...........................................................................................23 1.2.3 Tập quán thương mại .....................................................................................24 1.2.4 Tiền lệ pháp (án lệ) thương mại......................................................................25 Chương 2: Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: ........27 2.1 Quyền của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế................27 2.1.1 Quyền của người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .......................................................................................................................27 2.1.1.1 Quyền liên quan tới việc yêu cầu người bán giao hàng .............................27 2.1.1.1.1 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm .............................27 2.1.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian.............................29 2.1.1.1.3 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng số lượng và chất lượng của hàng hóa ....................................................................................................................30 2.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa ..........32 2.1.1.3 Quyền liên quan tới sở hữu đối với hàng hóa.............................................34 2.1.2 Quyền của người mua khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng ................36 2.1.2.1 Yêu cầu người bán thực hiện thực sự ........................................................36 2.1.2.2 Quyền tuyên bố hủy hợp đồng...................................................................39 2.1.2.3 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ...........................................................41 2.2 Quyền của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ..................46 2.2.1 Quyền của người bán trong quá trình thực hiện hơp đồng ...............................47 2.2.1.1 Quyền yêu cầu người mua nhận hàng........................................................47 2.2.1.2 Quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng ........................................48 2.2.2 Quyền của người bán khi người mua có hành vi vi phạm hợp đồng ................53 2.2.2.1 Yêu cầu người mua thực hiện thực sự .......................................................53 2.2.2.2 Quyền tuyên bố hủy hợp đồng...................................................................54 2.2.2.3 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ...........................................................55 Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ............................................................58 KẾT LUẬN ..............................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................65 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ Trước khi đi vào tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chúng ta nên tìm hiểu sơ lược về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì thông qua hợp đồng này chúng ta sẽ có cách hiểu một cách đúng đắn nhất các bên sẽ có quyền và nghĩa vụ gì khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Và điều này cũng đã giải thích tại sao pháp luật của các nước nói chung cũng như pháp luật của Việt Nam nói riêng lại ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong phần đầu, tôi xin lần lượt trình bày khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc điểm và vai trò của loại hợp đồng này đồng thời tìm hiểu qua nguồn luật điều chỉnh của quan hệ hợp đồng này. 1.1 Nhận thức chung về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: 1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán quốc tế: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là dạng hợp đồng được các chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất trong các hoạt động thương mại của mình vì đời sống kinh tế toàn cầu chuyển động liên tục không ngừng, các hoạt động thương mại quốc tế đang từng ngày từng giờ góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo của các quốc gia, của các khu vực và toàn thế giới. Ngày nay, khái niệm về thương mại không chỉ còn bó hẹp trong cách hiểu về thương mại hàng hoá, dịch vụ mà còn mở rộng ra trong lĩnh vực thương mại đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tính quốc tế trong các giao lưu thương mại ngày càng đươc thể hiện rõ nét với sự tham gia rộng rãi của các chủ thể khác nhau về quốc tịch, sự dịch chuyển liên tục hàng hoá, dịch vụ, sức lao động qua biên giới, sự trao đổi các đồng ngoại tệ, sự luân chuyển của các dòng vốn đầu tư, hay sự chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ…Trong đó, các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, chủ yếu thông qua các hợp đồng luôn diễn ra “sôi động nhất” giữ vị trí trung tâm trong các giao dịch thương mại quốc tế. Nên hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài). Tính quốc tế hay đặc điểm có yếu tố nước ngoài của quan hệ chính là điểm phân biệt của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế với hợp đồng mua bán thông thường. Yếu tố nước ngoài có thể được quy định khác nhau trong pháp luật của các quốc gia cũng như trong pháp luật quốc tế, nhưng nhìn chung đó là các yếu tố liên Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 2 quan tới quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể, liên quan tới nơi xác lập hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng.1 Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn mang những đặc trưng cơ bản của hợp đồng mua bán tài sản. Ở đó, có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ mua bán. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản là đối tượng của hợp đồng cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán giá trị hàng hóa cho bên bán theo thỏa thuận. Với những đặc điểm đó, nên hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, có đền bù. Nó là hợp đồng song vụ vì ở đó có sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua hay nói cách khác hợp đồng này chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận giữa hai bên dựa trên ý chí của chính họ. Và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ dẫn đến thiệt hại xảy ra cho bên còn lại thì bên vi phạm có nghĩa vụ phải “đền bù” thiệt hại cho bên bị vi phạm. Nên hợp đồng mua bán hàng hóa được gọi là hợp đồng song vụ và có đền bù là như thế. Và đó cũng chính là điểm phân biệt hợp đồng này với các loại hợp đồng được ký kết trong các lĩnh vực khác của thương mại quốc tế như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… Vì trong các loại hợp đồng này, cụ thể là hợp đồng được ký kết trong lĩnh vực dịch vụ, trong lĩnh vực này, hợp đồng được thực hiện khi có sự thỏa thuận ngầm của các bên, bên cung cấp dịch vụ đưa ra những điều kiện tiêu chuẩn về mặt hàng mà mình cung cấp, nếu bên kia đồng ý hay chấp nhận về những gì mà bên cung cấp đưa ra thì xem như hợp đồng đã được giao kết. Tuy nhiên, trong quá trình hợp đồng được giao kết, nếu có thiệt hại hay tổn thất xảy ra cho bên được cung cấp thì họ sẽ không được “đền bù” về những thiệt hại đó. Cho nên, ở đây, trong lĩnh vực này, sự “đền bù” không có xảy ra. Và đó chính là điểm phân biệt của hợp đồng trong lĩnh vực dịch vụ so với hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Tóm lại, từ một loạt phân tích trên ta có thể kết luận hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan tới hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.2 Và từ khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán quốc tế (có yếu tố nước ngoài) mà thông qua đó, sẽ thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ 1 Xem TS. Nông Quốc Bình , giáo trình luật thương mại quốc tế - Trường Đại học luật Hà Nội – NXB Tư Pháp Hà Nội, năm 2006. 2 Xem Dương Kim Thế Nguyên , Tập bài giảng Pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu , Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, 2003, Tr-3. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng SVTH: Dương Bảo Trân Trang 3 pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau. Hay nói cách khác, vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khác với các loại hợp đồng mua bán thông thường (vì có yếu tố nước ngoài) nên chủ thể tham gia hợp đồng, đối tượng của hợp đồng cũng như hình thức và nội dung của lọai hợp đồng này sẽ được quy định như sau: - Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng của hợp đồng thương mại thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế nên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng chính là chủ thể tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động thương mại quốc tế, thể nhân, pháp nhân, và quốc gia là các chủ thể tham gia hoạt động này nên các chủ thể đó cũng chính là các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. + Thể nhân: thể nhân ở đây là một con người cụ thể có đầy đủ những tiêu chuẩn và hội đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì mới được xem là chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Xét về mặt pháp lý, một con người nếu muốn trở thành chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thì trước hết người đó phải là người có đầy
Tài liệu liên quan