Sự kiện gia nhập WTO là một trong những kết quả nỗ lực đáng ghi nhận của Chính phủ cũng như các thành phần kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhằm hướng tới các vùng thị trường tiềm năng rộng lớn, đặc biệt là “thị trường khó tính EU” . Tuy nhiên, bên cạnh triển vọng mở rộng thị trường, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và cơ hội đầu tư phát triển của các doanh nghiệp tại thị trường bạn, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn từ các rào cản thương mại. Đó là hàng rào thuế quan và những phương pháp bảo vệ sản phẩm nội địa của EU. Mục đích của việc thiết lập các rào cản này là giới hạn không cho hàng nước ngoài vào bán trong thị trường EU để nhằm bảo vệ hàng hóa nội địa. Chính vì vây, mà rào cản thương mại trở thành một thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Và lâu dần, nó đã trở thành nỗi lo lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Dệt may là một ngành sản xuất truyền thống của nước ta. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may hàng năm luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cán cân xuất nhập khẩu. Tại thị trường EU, ngành hàng dệt may Việt Nam đã có được chiếm được thì phần nhập khẩu lớn chỉ sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. EU là một thị trường lớn và đầy tiềm năng để ngành xuất khẩu Việt Nam khai thác. Tuy nhiên, yêu cầu của thị trường cũng như người tiêu dùng EU ngày càng cao và khắt khe. Ngoài những vấn đề như về chất lượng, giá cả, vvv họ còn đòi hỏi các sản phẩm được bán ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người sản xuất phải thực hiện Trách nhiệm xã hội. Đây là một xu thế mới, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu thụ, người tiêu dùng đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu, bên cạnh những bộ quy tắc ứng xử chung.
Chính vì thế, cùng chung nỗi lo với hoạt động xuất khẩu trong nước, ngành dệt may cũng có những thách thức cần vượt qua để tiến sâu và rộng vào thị trường EU. Để vượt qua những thách thức đó thì việc tìm hiểu “Rào cản thương mại của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam” là hết sức cần thiết để có thể giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường.
24 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rào cản thương mại của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sự kiện gia nhập WTO là một trong những kết quả nỗ lực đáng ghi nhận của Chính phủ cũng như các thành phần kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhằm hướng tới các vùng thị trường tiềm năng rộng lớn, đặc biệt là “thị trường khó tính EU” . Tuy nhiên, bên cạnh triển vọng mở rộng thị trường, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và cơ hội đầu tư phát triển của các doanh nghiệp tại thị trường bạn, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn từ các rào cản thương mại. Đó là hàng rào thuế quan và những phương pháp bảo vệ sản phẩm nội địa của EU. Mục đích của việc thiết lập các rào cản này là giới hạn không cho hàng nước ngoài vào bán trong thị trường EU để nhằm bảo vệ hàng hóa nội địa. Chính vì vây, mà rào cản thương mại trở thành một thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Và lâu dần, nó đã trở thành nỗi lo lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Dệt may là một ngành sản xuất truyền thống của nước ta. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may hàng năm luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cán cân xuất nhập khẩu. Tại thị trường EU, ngành hàng dệt may Việt Nam đã có được chiếm được thì phần nhập khẩu lớn chỉ sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. EU là một thị trường lớn và đầy tiềm năng để ngành xuất khẩu Việt Nam khai thác. Tuy nhiên, yêu cầu của thị trường cũng như người tiêu dùng EU ngày càng cao và khắt khe. Ngoài những vấn đề như về chất lượng, giá cả,…vvv họ còn đòi hỏi các sản phẩm được bán ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người sản xuất phải thực hiện Trách nhiệm xã hội. Đây là một xu thế mới, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu thụ, người tiêu dùng đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu, bên cạnh những bộ quy tắc ứng xử chung.
Chính vì thế, cùng chung nỗi lo với hoạt động xuất khẩu trong nước, ngành dệt may cũng có những thách thức cần vượt qua để tiến sâu và rộng vào thị trường EU. Để vượt qua những thách thức đó thì việc tìm hiểu “Rào cản thương mại của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam” là hết sức cần thiết để có thể giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường.
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI EU – VIỆT NAM
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU
Thị trường EU
EU là một thị trường lớn, đa dạng và có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hơn thế EU là một thị trường “sang trọng” và rất “khó tính”. Bản thân EU cũng chia làm hai khối thành viên:
Khối những nước hạt nhân (những nước sáng lập viên đồng thời là các quốc gia công nghiệp trình độ phát triển cao);
Khối nước mới gia nhập (các nước đông âu mới chuyển đổi) hạ tầng kinh tế khoa học phát triển thấp hơn.
EU thực hiện một chính sách thương mại chung trong toàn khối và áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan (tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát chất lượng…), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp… Các thoả thuận thương mại của EU với các đối tác ngoài khối có thể được gắn với các yêu cầu phi thương mại như bảo vệ môi trường, điều kiện lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thậm chí cả vấn đề nhân quyền. Ngay cả việc dành ưu đãi GSP cho các nước đang phát triển cũng được EU gắn với các vấn đề chính trị. EU rất cứng rắn trong các tranh chấp thương mại và thắt chặt quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu, kể cả với các đối tác lớn và quan trọng như Mỹ, Nga, Trung Quốc. Trong thương mại quốc tế, bên cạnh mục tiêu hướng tới tự do hoá thương mại toàn cầu, EU sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cân bằng thương mại được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép, như chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu…
(Nguồn ổng-quan-về-kinh-tế-và-thương-mại-của-EU- năm-2008/34/440)
Chung quy, EU vẫn là một thị trường đòi hỏi khắt khe có tính bắt buộc theo luật pháp đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện tốt cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường này. Các nước thuộc khối kém phát triển hơn chủ yếu là bạn hàng truyền thống với Việt Nam trước kia, họ còn một số nét tương đồng về văn hóa với Việt Nam, số lượng Việt kiều ở các nước này cũng rất đông. Vì vậy những sản phẩm chất lượng trung bình của chúng ta có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường này. Trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam cần có những chính sách riêng, linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của từng nước.
Quan hệ thương mại Việt Nam – EU
Năm 1990, Việt Nam và cộng đồng châu Âu bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đây là tiền đề tạo cơ sở cho tiến trình bang giao thương mại Việt Nam – EU không ngừng phát triển. Tiếp sau đó, việc ký kết các hiệp định thương mại song phương như: Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU ngày 15/12/1992; Hiệp định khung hợp tác giữa Việt Nam – EU ngày 17/07/1999 đã mở ra một chương trình mới trong quan hệ giữa nước ta và EU. Hiện nay, EU và Việt Nam đã trở thành những bạn hàng không thể thiếu của nhau. Mới đây, EU đã công nhận và cho phép đưa hàng Việt Nam lên ngang hàng với các nước kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi hành các biện pháp chống phá giá.
Kể từ năm 1995 đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU tăng trung bình 15 – 20% năm, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại (sau đó là Mỹ: 14%; Nhật Bản: 13% và Trung Quốc là 11%). Việt Nam xuất khẩu sang EU hầu hết là các sản phẩm giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản…và nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị y tế, sắt thép các loại, cguyên phụ liệu dệt may da, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, phương tiện vận tải…từ hầu hết các nước thành viên EU, trong đó nhiều nhất là Đức, Pháp, Anh, Italy, Hà Lan…
Gần 20 năm, quan hệ Việt Nam và EU đang phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực trở thành đối tác bình đẳng, hợp tác cùng phát triển. Các nhà đầu tư EU có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng với tổng vốn đầu tư là 4,18 tỷ USD, tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với tổng vốn 2,43 tỷ USD; còn lại là nông lâm nghiệp tổng vốn đầu tư là 457,6 triệu USD. Rất nhiều tập đoàn lớn hàng đầu của EU như: Shell (Hà Lan), BP (Anh), Total (Pháp), Siemens (Đức), Nokia (Phần Lan), Metro (Đức)…đã có mặt và kinh doanh khá thành công tại Việt Nam.
Thế nhưng, quan hệ bán mua với “nhà giàu” không hề đơn giản khi mà quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, lôi kéo mọi quốc gia trên thế giới vào cuộc chiến dù không công bằng, không cân sức nhưng cũng không thế cưỡng lại. Nhất là khi chúng ta đang ở thế yếu hơn, chúng ta không còn cách nào khác là phải nỗ lực đem hết khả năng nội tại của bản thân để phát huy những lợi thế, khắc phục những khó khăn để gặt hái thành công trên thương trường. Và khi đã là thành viên của WTO, xuất khẩu của Việt Nam sẽ được bảo vệ tốt hơn chống lại các biện pháp bảo hộ, chắc chắn doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp những vấn đề này ở thị trường EU bởi các quy định pháp lý giữa Việt Nam và EU có sự khác biệt đáng kể. Song điều quan trọng là chúng ta phải thu thập nhiều thông tin, các quy định của EU và các nước thành viên đối với nhập khầu các sản phẩm xuất xứ từ các nước được hưởng thụ ưu đãi mà các nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng để được hưởng ưu đãi thuế quan GSP, nhằm giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU, cũng như các ứng xử liên quan đến chống bán phá giá.
Vấn đề cạnh tranh xuất khẩu vào EU
Thuận lợi: thị trường mở rộng, mức tiêu dùng cao, xu thế tiêu dùng tăng mạnh sau khủng hoảng.
Khó khăn: người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng cao, đơn hàng với số lượng nhỏ, các đòi hỏi về trách nhiệm xã hội, môi trường khắt khe.
Canh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp
Trung Quốc: có đầy đủ các lợi thế để chiếm lĩnh thị truờng: Nguyên liêu, nguồn lực và sự năng động.
Các nước mới gia nhập EU có lợi thế về địa lý như Ba Lan, Hung; Séc …
Các nước có Hiệp định đối tác đặc biệt: Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Maroc.
Các nước chậm phát triển như Bangladesh, Lào, Campuchia được miễn thuế nhập khẩu…
Xu hướng thị truờng nói chung
Tăng cường liên kết bằng các Hiệp định Thương mại tự do, đối tác (Bắc Mỹ, Mercosur, Mỹ - Hàn Quốc, Israel,Asean -TQ, Asean – Nhật, Asean - Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Ấn độ, EU có Liên minh thuế quan với Thổ, Hiệp định Địa T.H. Đàm phán TPP…
Giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hợp lý hóa chuỗi cung ứng, ít nhà cung cấp nhưng là những nhà cung cấp lớn.
Muốn xây dưng mối quan hệ đối tác bạn hàng dài hạn, khác thời kỳ áp dụng hạn ngạch.
TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI DỆT MAY VIỆT NAM
Thương mại dệt may Việt Nam
Đóng góp 10% sản lượng công nghiệp; 16 – 18% kim ngạch xuất khẩu, xếp vị trí thứ nhất.
Có trên 2.000 doanh nghiệp trong đó hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất quy mô công nghiệp: 0,5% doanh nghiệp nhà nước, 25% doanh nghiệp FDI; 74,5% doanh nghiệp tư nhân và cổ phần. Sử dụng trên 2 triệu lao động trong đó 1,2 triệu lao động công nghiệp.
Trên 70% là doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung ở một số vùng: Phía Nam khoảng 2/3, chủ yếu: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Phía Bắc: Hà Nội,Thái Bình, Hải phòng, Nam Định, Hưng Yên,Hải Dương v.v…Miền Trung chỉ chiếm dưới 10%.
Từ 2006 – 2008 tăng trưởng gần 20%. 2009 do khủng hoảng, không có tăng trưởng, trong khi hầu hết các nước khác giảm.
2010 khả năng tăng trưởng đạt xấp xỉ 20% năm.
8 tháng 2010 tăng trưởng tích cực, đạt xấp xỉ 7 tỷ USD, tăng 19,5%. Mỹ đạt gần 4 tỷ USD tăng 21,2%, Nhật 690 triêu USD tăng15%. EU đạt 1,162 tỷ USD tăng gần 7%. 6 tháng đầu năm không có tăng trưởng. Đặc biệt thị trường Hàn Quốc đạt trên 200 triệu USD tăng 64,3%. Năm 2009 tăng 84% (tác động của Hiệp định FTA ASEAN – Hàn Quốc).
Thị trường nhập khẩu: Mỹ : 52-58%; EU : 16-21%; Nhật 11 – 13 %
Năng lực sản xuất của Việt Nam: 5.000 tấn bông; 180.000 tấn sơ tổng hợp
4 triệu cọc sợi; 480.000 tấn sợi; 200.000 tấn vải dệt kim; gần 1 tỷ mét vuông vải dệt thoi
Khoảng 2,5 tỷ sản phẩm may mặc
Sản xuất tiêu dùng trong nước: 2 tỷ USD
Xu hướng bán lẻ, tiêu dùng và yêu cầu của thị trường EU
Có thể chia 3 nhóm hàng: quần áo mặc ngoài bằng vải dệt thoi, quần áo mặc ngoài bàng vải dệt kim và quần áo ngủ, quần áo lót. Mỗi nhóm mặt hàng có tỷ lệ tiêu dùng khác nhau và xu hướng tiêu dùng cũng khác nhau.
Nhóm hàng quần áo mặc ngoài bằng vải dệt thoi:
Năm 2008, thị trường EU tiêu dùng 55% tổng tiêu dùng toàn cầu với tị giá 143 tỷ euro. 5 nước Đức, Anh, Pháp Italia và Tây Ban Nha chiếm 74% trong số đó. Bình quân đầu người EU tiêu dùng 290 euro loại hàng này. Hàng cao cấp chỉ chiếm 5%, hàng trên trung bình (HugoBoss) 15% , trung bình (Esprit)30%, dưới trung bình (C& A) 40%, loại giá rẻ không thương hiệu 10%.
Xu hướng ngày càng đòi hỏi sản phẩm thân thiện với môi trường (oecotex, eco label).
Hàng có chất lượng cao nhưng không phải mang các thương hiệu lớn mà chỉ cần các thương hiệu thông thường, riêng biệt.
Giá cả là quan trọng nhất đối với phần lớn người tiêu dùng.
Nhóm hàng mặc ngoài băng vải dệt kim:
EU tiêu thụ nhóm hàng này khoảng 120 tỷ euro chiếm 45% tiêu dùng toàn cầu. Hàng năm đều có mức tăng trưởng 2%, 5 nước Đức, Anh, Pháp,Ý và Tây Ban Nha chiếm 74% lượng tiêu dùng toàn khối. Bình quân tiêu dùng đầu người là 240 euro.
Xu hướng tiêu dùng theo tỷ lệ như đối với nhóm hàng trên.
Nhóm hàng đồ ngủ và đồ lót:
EU tiêu thụ 31% với trị giá 38,1 tỷ euro năm 2008, 5 nước nêu trên vẫn chiếm tỷ lệ trên 70%. Ở nhóm hàng này xu hướng tiêu dùng của thị trường có thay đổi: hàng cao cấp chiếm 10%, trên trung bình 20%, trung bình 25% và dưới trung bình 35%, loại rẻ tiền 10%.
Ngoài ra, các nhóm tuổi khác nhau xu hướng thời trang và tiêu dùng khác nhau.
Đòi hỏi và yêu cầu của thị trường cũng như người tiêu dùng EU ngày càng cao và khắt khe. Ngoài những vấn đề về chất lượng, giá cả ngày nay người tiêu dùng EU còn đòi hỏi các sản phẩm được bán ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người sản xuất phải thực hiện Trách nhiệm xã hội và có một số quy định cụ thể như sau: Các chất độc hại không được dùng trong sản xuất hàng may mặc theo quy định của REACH …, những quy định về an toàn đối với các sản phẩm dùng cho trẻ em. Những quy định về ghi nhãn mác. Những quy định về môi trường (xử lý nước thải), những quy định về trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội là một xu thế mới, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu thụ, người tiêu dùng đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu, có những bộ quy tắc ứng xử chung như: Iso 9000, 14000, SA 8000, Wrap...Một số khách hàng yêu cầu tuân thủ bộ qui tắc ứng xử riêng của mình như: Nike, Adidas, Marks & Spencer…
Phòng TM Đức, Bỉ, Luxemburg đưa ra một bộ quy tắc ứng xử chung ( BSCI ) bao gồm 10 điểm:
Tuân thủ pháp luật
Tự do Hiệp hội và thỏa ước tập thể
Không phân biệt đối xử
Tiền lương và thu nhập
Thời giờ làm việc
Điều kiện lao động an toàn và đảm bảo sức khỏe
Cấm sử dụng lao động trẻ em
Cấm sư dụng lao động cưỡng bức
Bảo vệ môi trường
Hệ thống quản lý
Đây là sáng kiến của Hội Ngoại thương EU (AFT) nhằm tạo ra một khuôn khổ chung cho các nhà sản xuất và nhập khâu muốn tham gia sáng kiến này.
Hiện nay một số tổ chức quốc tế đang dự thảo những Bộ quy tắc ứng xử mới trong quan hệ thương mại quốc tế như: ISO 26000 hoặc xuất bản một cuốn sách: Guide to Private Standards để hướng dẫn các nhà sản xuất, xuất khẩu thực hiện vấn đề trách nhiệm xã hội trong sản xuất, kinh doanh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam đang tham gia thực hiện dự án Trách nhiệm xã hội cùng với Hiệp hội Da giầy, Điện tử do EU tài trợ. Điều đó cho thấy EU rất quan tâm đến vấn đề này, mặc dù là yêu cầu tự nguyện, nhưng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai bên. Mục tiêu của EU là xây dựng quan hệ sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững.
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA EU VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI
Có thể nói, mặc dù thương mại hai chiều Việt Nam – EU những năm gần đây không ngừng gia tăng nhưng chưa xứng đang với tiềm năng của hai bên. Nguyên nhân có nhiều, cả từ phía Việt Nam và EU. Để thành công khi thâm nhập thị trường EU hay bất cứ thị trường nào khác trên thế giới, điều kiện tiên quyết là phải hiểu rõ về nó. Vậy thị trường EU có những đặc điểm gì? Làm thế nào để hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường vô cùng tiềm năng này?
Với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng đến mức độ tối đa, EU không cho phép bất cứ mặt hàng kém chất lượng nào được nhập khẩu vào thị trường nội địa. Họ có khâu kiểm tra hàng hóa nhập khẩu ngay từ nơi sản xuất và có một hệ thống báo động giữa các thành viên. Họ đua ra các định chuẩn quốc gia, chuẩn định EU để cấm buôn bán các sản phẩm từ các nước chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn EU. Sản phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường, phải có một hệ thống tem, mã vạch…trên tất cả các mặt hàng. Đây là các quy tắc làm đau đầu các nhà xuất khẩu, đặc biệt là đối với các quốc gia chậm phát triển và các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
MỘT SÔ QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG EU
Thuế quan: gồm 4 chế độ thuế nhập khẩu
Đối với các nước chậm phát triển nhất: thuế nhập khẩu bằng 0 đối với hầu hết các sản phẩm (trừ vũ khí) = “Everything but arms” (EBA).
Đối với các nước đang phát triển: thuế suất được giảm trừ theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Đối với sản phẩm của các nước đã ký FTA với EU: áp dụng chế độ thuế theo cam kết song phương.
Đối với sản phẩm của các nước thành viên WTO khác: áp dụng chế độ thuế quan chung (MFN).
Phi thuế quan
Quy định về chất lượng
Quy định về nhãn mác
Quy định về bao bì
Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
SPS
Thị trường Châu Âu được coi là một trong những thị trường có hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ cao và nghiêm ngặt nhất thế giới. Tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào EU phải thoả mãn điều kiện của hệ thống tiêu chuẩn hoá châu Âu. Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của EU do ba cơ quan đảm nhiệm :
Uỷ ban tiêu chuẩn hoá kỹ thuật điện tử châu ÂU (CENELEC)
Uỷ ban tiêu chuẩn hoá châu ÂU (CEN)
Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI)
HÀNG RÀO KỸ THUẬT
Rào cản kỹ thuật chính là quy mô chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Những mặt hàng xuất khẩu như hải sản, nông sản thực phẩm và dược liệu của Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu này của EU. Năm tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường EU cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Có thể coi ISO 9000 như một “ngôn ngữ” xác định cam kết cung ứng sản phẩm có chất lượng đáng tin cậy cũng như “phương tiện thâm nhập” vào thị trường EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và thực hiện.
Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: về phương diện này, EU đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Đặc biệt việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) trong các xí nghiệp chế biến hải sản là một yêu cầu không thể thiếu. HACCP là hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các trọng yếu áp dụng cho các doanh nghiệp trực phẩm và các ngành có liên quan (chăn nuôi, trồng trọt) Hệ thống này có tính bắt buộc với các công ty nước ngoài. Nhưng từ ngày 1/1/1993, EU đã ra một văn bản hướng dẫn nhập khẩu hàng thuỷ sản nêu rõ: “Các điều khoản áp dụng cho nhập khẩu thuỷ sản từ nước thứ 3 phải tương đương với hàng lưu thông trong EU”. Như vậy, một cách gián tiếp cơ chế này đã bắt buộc các nhà xuất khẩu nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP khi muốn thâm nhập vào thị trường EU. Các công ty chế biến thực phẩm của Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.
Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: EU đã thông qua những quy định về độ an toàn chung của sản phẩm hay các định chuẩn. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông của châu Âu chịu trách nhiệm đưa ra các quy chế định chuẩn. Theo hệ thống quy chế này, ký mã hiệu là quan trọng số một trong lưu thông hàng hoá trên thị trường EU và được quy định rất nghiêm ngặt, cụ thể đối với một số nhóm hàng của nước ta như sau:
Các loại thuốc mem đều phải được kiểm tra, đăng ký và phải được các cơ quan thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi được bán ra trên thị trường. Giữa các cơ quan thẩm quyền này và uỷ ban châu Âu về định chuẩn thiết lập một hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang được bán trên thị trường.
Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán trên thị trường.
Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: thị trường EU yêu cầu các hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái (ecolabels) hoặc nhãn tái sinh theo quy định. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở các thoả thuận quốc tế, đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, phân tích chu kỳ sống của sản phẩm. Nhằm cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Như vậy, thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có ý thức tôn trọng. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agrricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng phổ biến, chứng tỏ các cấp độ kách nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn The social Accountability 8000 sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới
Tiêu chuẩn về lao động: tiêu chuẩn về lao động EU cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất doanh nghiệp sử dụ