Hầu hết phụ nữ đều có vài lần trong đời sống sinh sản của mình bị
chảy máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có kinh nhiều ở
phần lớn các chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh gốc từ Hy lạp men có nghĩa là
"tháng" và rhegnynai có nghĩa là "xuất hiện đột ngột trước đó” -là một thuật
ngữ y học dùng trong chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá dài hay cả
hai. Bệnh này cũng được biết như nhiều kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Lượng kinh
trong chu kỳ bình thường khoảng 28ngày, kéo dài 4-5 ngày và lượng máu
mất tổng cộng 60-250 ml (4 thìa súp tới khoảng 1 tách). Chu kỳ kinh có thể
đều hoặc không đều, ít hoặc nhiều, đau hoặc không đau, dài hoặc ngắn và
vẫn được coi là bình thường.
Mặc dù khoảng 1/3 số phụ nữ tiền mãn kinh phàn nàn về việc rong
kinh, chỉ 1/10 số phụ nữ bị mất máu đủ nặng để định nghĩa là rong kinh. Một
số phụ nữ rong kinh thường phải nghỉ việc, nghỉ học hoặc các hoạt động xã
hội, do mức độ nặng của các triệu chứng.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rong kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rong kinh
Hầu hết phụ nữ đều có vài lần trong đời sống sinh sản của mình bị
chảy máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có kinh nhiều ở
phần lớn các chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh gốc từ Hy lạp men có nghĩa là
"tháng" và rhegnynai có nghĩa là "xuất hiện đột ngột trước đó” - là một thuật
ngữ y học dùng trong chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá dài hay cả
hai. Bệnh này cũng được biết như nhiều kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Lượng kinh
trong chu kỳ bình thường khoảng 28 ngày, kéo dài 4-5 ngày và lượng máu
mất tổng cộng 60-250 ml (4 thìa súp tới khoảng 1 tách). Chu kỳ kinh có thể
đều hoặc không đều, ít hoặc nhiều, đau hoặc không đau, dài hoặc ngắn và
vẫn được coi là bình thường.
Mặc dù khoảng 1/3 số phụ nữ tiền mãn kinh phàn nàn về việc rong
kinh, chỉ 1/10 số phụ nữ bị mất máu đủ nặng để định nghĩa là rong kinh. Một
số phụ nữ rong kinh thường phải nghỉ việc, nghỉ học hoặc các hoạt động xã
hội, do mức độ nặng của các triệu chứng.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của rong kinh bao gồm:
Lượng kinh thấm qua một hoặc nhiều miếng băng vệ sinh mỗi
giờ trong một vài giờ liên tiếp
Cần dùng băng vệ sinh kép để kiểm soát lượng kinh
Cần thay băng vệ sinh trong đêm
Thời gian có kinh kéo dài hơn 7 ngày
Kinh nguyệt có các cục máu lớn
Lượng kinh nhiều gây trở ngại cho cuộc sống hằng ngày của
bạn
Đau liên tục vùng bụng dưới trong thời gian có kinh
Chu kỳ kinh không đều
Mệt mỏi hoặc thở gấp (triệu chứng của thiếu máu)
Nguyên nhân
Ở một số trường hợp, vẫn chưa biết nguyên nhân rong kinh, nhưng
nhiều bệnh có thể gây rong kinh. Các nguyên nhân hay gặp bao gồm:
Mất cân bằng hormon. Ở chu kỳ kinh bình thường, sự cân bằng
giữa các hormon estrogen và progesteron điều hòa sự tái tạo nội mạc tử cung
đã bị bong trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu xảy ra sự mất cân bằng hormon,
nội mạc tử cung phát triển quá mức và cuối cùng bong bằng cách kinh
nguyệt ra nhiều. Sự mất cân bằng hormon hay gặp nhất ở trẻ gái tuổi vị
thành niên đã qua kỳ kinh đầu tiên hoặc ở phụ nữ sắp mãn kinh. Rong kinh
do các bệnh gây mất cân bằng hormon, như bệnh tuyến giáp, thường có thể
kiểm soát được bằng các thuốc hormon. Tuy nhiên, sử dụng không đúng các
thuốc hormon có thể là nguyên nhân trực tiếp gây rong kinh.
U xơ tử cung. Khối u tử cung lành tính này xuất hiện ở lứa tuổi
sinh đẻ. U xơ tử cung có thể gây kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hoặc
thời gian có kinh kéo dài.
Cùng với nhau, sự mất cân bằng hormon và u xơ tử cung chiếm
khoảng 80% tổng số trường hợp rong kinh. Các nguyên nhân khác có thể
gồm:
Polyp. Sự phát triển của các khối u lành tính nhỏ trên thành tử
cung (polyp tử cung) có thể gây kinh nguyệt nhiều hoặc kinh nguyệt kéo dài.
Polyp tử cung hay gặp nhất ở phụ nữ tuổi sinh đẻ do sự sản sinh hoặc tiêu
thụ hormon quá nhiều và có thể gây chảy máu không liên quan tới kinh
nguyệt.
U nang buồng trứng. Các túi chứa đầy dịch này xuất hiện trong
hoặc trên buồng trứng. U nang buồng trứng thường lành tính và ít khi gây
kinh nguyệt không đều, kể cả rong kinh.
Rối loạn chức năng buồng trứng. Sự suy giảm sản sinh, chín và
rụng trứng của buồng trứng có thể gây mất cân bằng hormon và dẫn đến
rong kinh.
Lạc nội mạc tử cung. Bệnh này xuất hiện khi các tuyến từ nội
mạc tử cung dính vào cơ tử cung, thường gây kinh nguyệt nhiều và đau. Lạc
nội mạc tử cung hay gặp nhất ở phụ nữ trung niên đã có nhiều con.
Dùng dụng cụ tử cung (IUD). Rong kinh là tác dụng phụ được
biết rất rõ do dùng dụng cụ tử cung để tránh thai. Khi IUD là nguyên nhân ra
kinh nguyệt nhiều, nên tháo bỏ nó. Các vết kinh nguyệt là bình thường khi
dùng IUD, không có các triệu chứng khác, thường không được chú ý.
Các biến chứng thai nghén. Chảy máu nhiều chậm kỳ kinh có
thể là do sảy thai. Tuy nhiên, nếu chảy máu xảy ra tại thời điểm có kinh bình
thường, sảy thai ít có khả năng là nguyên nhân. Chửa ngoài tử cung, trứng
đã thụ tinh làm tổ trong ống dẫn trứng chứ không làm tổ trong tử cung, cũng
có thể gây rong kinh.
Ung thư. Hiếm khi ung thư cơ quan sinh dục nữ có thể gây rong
kinh. Ung thư tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung có thể
gây chảy máu âm đạo quá nhiều.
Dùng thuốc. Các thuốc, bao gồm thuốc chống đông và các
thuốc chống viêm, có thể góp phần gây kinh nguyệt nhiều hoặc kinh nguyệt
kéo dài.
Các bệnh khác. Nhiều bệnh khác có thể gây rong kinh hoặc làm
tăng nguy cơ rong kinh. Bệnh viêm tiểu khung (PID), bệnh tuyến giáp, lạc
nội mạc tử cung, lupus, bệnh gan hoặc thận, một số rối loạn máu không phổ
biến, ung thư và hóa trị liệu có thể gây rong kinh.
Các yếu tố nguy cơ
Phụ nữ ở bất kỳ thời điểm nào của tuổi sinh đẻ đều có thể có kinh
nguyệt nhiều. Phụ nữ trẻ rụng trứng không đều rất dễ bị rong kinh trong 12-
18 tháng đầu kể từ lần có kinh đầu tiên. Phụ nữ cao tuổi sắp mãn kinh
thường mất cân bằng hormon có thể gây rong kinh. Phụ nữ có nguy cơ cao
cũng gồm những người bị rối loạn chảy máu di truyền.
Khi nào cần khám bệnh
Bác sĩ thường khuyên tất cả phụ nữ có sinh hoạt tình dục và phụ nữ
trên 18 tuổi nên khám vùng tiểu khung và làm xét nghiệm Pap định kỳ hằng
năm. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu âm đạo không đều, nên gặp bác sĩ và kể lại
thời điểm chảy máu trong tháng. Nếu bị chảy máu âm đạo nhiều, thấm ít
nhất 1 băng vệ sinh/1 giờ, trong vài giờ cần đến khám bác sĩ. Gọi điện cho
bác sĩ nếu đau nhiều khi có kinh mà không đáp ứng với cách điều trị tại nhà
hoặc khi bị chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh.
Sàng lọc và chẩn đoán
Bác sĩ hay hỏi nhất về tiền sử bệnh tật và chu kỳ kinh của bạn. Bạn có
thể kể về lịch trình những ngày chảy máu và không chảy máu bao gồm
lượng kinh nhiều thế nào và bạn cần bao nhiêu băng vệ sinh để thấm nó. Bác
sĩ sẽ khám thực thể và có thể khuyên làm 1 hoặc nhiều xét nghiệm hay các
thủ thuật như:
Xét nghiệm máu. Mẫu máu đánh giá những bất thường do mất
quá nhiều máu trong thời kỳ có kinh.
Xét nghiệm Pap. Bác sĩ lấy tế bào cổ tử cung để soi kính hiển vi
nhằm phát hiện nhiễm trùng, viêm hoặc những thay đổi có thể là ung thư
hoặc có thể dẫn đến ung thư.
Sinh thiết nội mạc tử cung. Bác sĩ lấy mẫu mô trong tử cung để
soi kính hiển vi.
Siêu âm. Phương pháp này dùng sóng âm thanh để tạo ra hình
ảnh tử cung, buồng trứng và tiểu khung.
Chụp siêu âm tử cung. Phương pháp chụp siêu âm này được
thực hiện sau khi bơm nước qua một ống vào trong tử cung qua đường âm
đạo và cổ tử cung. Phương pháp này cho phép bác sĩ tìm những bất thường
trong nội mạc tử cung.
Soi tử cung. Một ống nhỏ có đèn sáng được luồn qua âm đạo và
cổ tử cung vào trong tử cung cho phép bác sĩ quan sát bên trong tử cung.
Nong và nạo. Trong thủ thuật này, bác sĩ nong cổ tử cung và
sau đó đưa dụng cụ hình thìa vuông vào trong tử cung lấy mô từ nội mạc tử
cung để xét nghiệm.
Chụp tử cung vòi trứng. Thuốc nhuộm được bơm vào tử cung
và ống dẫn trứng qua cổ tử cung, và chụp X-quang để xác định hình dạng,
kích thước tử cung và buồng trứng.
Bác sĩ có thể chẩn đoán rong kinh chỉ sau khi đã loại bỏ rối loạn kinh
nguyệt, các bệnh hoặc các thuốc khác có thể gây hoặc làm trầm trọng bệnh.
Biến chứng
Kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài có thể gây các bệnh khác, bao
gồm:
Thiếu máu thiếu sắt. Trong loại thiếu máu hay gặp này, máu sẽ
thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, mang ôxy tới mô. Máu đủ ôxy mang
năng lượng cơ thể và da có màu hồng. Rong kinh là nguyên nhân thiếu máu
phổ biến nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh. Khoảng 1/10 số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ
bị thiếu sắt, một vài người trong số này có nồng độ sắt thấp đủ để gây thiếu
máu. Thiếu máu thiếu sắt là do không đủ sắt. Cơ thể bạn cần sắt để tạo
hemoglobin, một chất trong tế bào hồng cầu có khả năng mang ôxy.
Mặc dù chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong những trường
hợp này, bệnh có thể gây biến chứng là chu kỳ kinh nguyệt nhiều. Phần lớn
các trường hợp thiếu máu là nhẹ, nhưng ngay cả thiếu máu nhẹ cũng có thể
gây yếu và mệt mỏi. Thiếu máu vừa và nặng cũng có thể gây khó thở, nhịp
tim nhanh, nóng tính, đau đầu, ù tai, dễ kích thích, da tái, hội chứng chân
bồn chồn và rối loạn tâm thần. Các rối loạn tim có thể do thiếu máu kéo dài
và nặng mà không được điều trị. Phụ nữ có thai bị thiếu máu, đặc biệt trong
3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, có nguy cơ cao thai nhi yếu.
Đau nhiều. Kinh nguyệt nhiều thường đi kèm với đau bụng
kinh. Mặc dù phần lớn phụ nữ chọn cách điều trị đau bụng kinh do rong kinh
tại nhà, số còn lại có thể đau nặng hơn và cần đến khám bác sĩ để được kê
đơn thuốc hoặc làm thủ thuật ngoại khoa.
Vô sinh. Nhiều bệnh có thể gây kinh nguyệt không đều, bao
gồm kinh nguyệt nhiều, bất thường buồng trứng, u xơ tử cung và lạc nội mạc
tử cung, là các yếu tố chính góp phần gây vô sinh nữ. Kinh nguyệt không
đều do nguyên nhân này làm khó có thai hơn.
Hội chứng sốc ngộ độc. Không thay băng vệ sinh sau hơn 8
tiếng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và hội chứng sốc ngộ độc, hiếm gặp
nhưng bệnh có thể đe dọa tính mạng do vi khuẩn dính trong băng vệ sinh và
sinh độc chất. Các triệu chứng bao gồm sốt rất cao, ỉa chảy, đau họng và rất
yếu. Ban trợt thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân. Huyết áp có thể hạ tới
mức nguy hiểm.
Điều trị
Điều trị đặc hiệu rong kinh dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Sức khỏe toàn thân và tiền sử bệnh tật
Đánh giá bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Sự dung nạp các thuốc, thủ thuật và liệu pháp đặc hiệu
Tiên lượng của bác sĩ về tiến triển của bệnh
Ảnh hưởng của bệnh đối với lối sống của bạn
Quan điểm hoặc sở thích của bạn
Điều trị rong kinh bằng thuốc có thể gồm:
Bổ sung sắt. Nếu bệnh đi kèm với thiếu máu, bác sĩ có thể
khuyên bạn thường xuyên bổ sung sắt. Nếu nồng độ sắt của bạn thấp nhưng
bạn không bị thiếu máu, bạn có thể bắt đầu bổ sung sắt hơn là đợi tới khi bạn
bị thiếu máu.
Chất ức chế protaglandin. Những chất này bao gồm các thuốc
chống viêm phi steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin, và các thuốc
khác) giúp giảm đau và giảm lượng kinh.
Các thuốc tránh thai đường uống. Ngoài tác dụng tránh thai,
các thuốc tránh thai đường uống có thể điều hòa buồng trứng và giảm các
đợt kinh nguyệt nhiều hoặc kinh nguyệt kéo dài.
Progesteron. Hormon progesteron có thể giúp điều chỉnh sự
mất cân bằng hormon và giảm rong kinh.
Nếu bị rong kinh do thuốc khi dùng các thuốc hormon, bạn và
bác sĩ có thể điều trị bệnh bằng cách thay đổi hoặc ngừng dùng thuốc.
Bạn có thể cần điều trị ngoại khoa rong kinh nếu điều trị thuốc
không thành công. Các liệu pháp lựa chọn bao gồm:
Nong và nạo. Trong thủ thuật này, bác sĩ nong cổ tử cung và
sau đó nạo hoặc hút mô từ niêm mạc tử cung để giảm rong kinh. Mặc dù thủ
thuật này là phổ biến và thường điều trị thành công rong kinh, có thể cần
làm lại thủ thuật này nếu rong kinh tái phát.
Soi tử cung. Thủ thuật này dùng nội soi tử cung để quan sát
buồng tử cung và trợ giúp loại bỏ polyp, có thể là nguyên nhân gây rong
kinh bằng ngoại khoa.
Đốt nội mạc tử cung. Dùng laser, dụng cụ đốt điện hoặc bóng
tròn nhiệt, toàn bộ nội mạc tử cung sẽ được lấy bỏ hoặc phá hủy vĩnh viễn.
Sau khi cắt bỏ nội mạc tử cung, bạn sẽ có kinh nguyệt ít hoặc không có, mặc
dù một số phụ nữ hồi phục lượng kinh một thời gian dài từ sau khi làm thủ
thuật. Cắt bỏ nội mạc tử cung ảnh hưởng tới khả năng có thai của bạn.
Cắt bỏ nội mạc tử cung. Thủ thuật ngoại khoa này dùng vòng
dây ngoại khoa để loại bỏ nội mạc tử cung. Cả đốt nội mạc tử cung và cắt bỏ
nội mạc tử cung đều có lợi cho phụ nữ rong kinh nhiều nhưng không có các
bệnh liên quan tới tử cung khác như u xơ lớn, polyp hoặc ung thư. Giống
như đốt nội mạc tử cung, thủ thuật này ảnh hưởng tới khả năng có thai của
bạn.
Cắt tử cung. Thủ thuật cắt bỏ tử cung và cổ tử cung này là một
thủ thuật gây vô sinh vĩnh viễn và không có chu kỳ kinh. Bạn nên được gây
mê toàn thân và nhập viện. Lấy bỏ thêm buồng trứng (cắt tử cung toàn phần)
có thể gây mãn kinh sớm ở người trẻ tuổi. Vì cắt tử cung là vĩnh cửu, phải
chắc chắn làm thủ thuật này trước khi phẫu thuật.
Trừ cắt tử cung, các thủ thuật ngoại khoa thường được thực
hiện cho bệnh nhân ngoại trú. Mặc dù cần gây mê toàn thân, bạn có thể trở
về nhà trong ngày phẫu thuật.
Tự chăm sóc
Thử các cách tự điều trị thành công rong kinh dưới đây:
Nghỉ ngơi. Bác sĩ có thể khuyên bạn nghỉ ngơi nếu kinh nguyệt
quá nhiều và ảnh hưởng tới lịch trình hoặc lối sống bình thường của bạn.
Ghi nhật ký. Ghi lại số miếng băng vệ sinh bạn dùng để bác sĩ
có thể xác định lượng kinh. Thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 4-8
giờ/lần.
Tránh dùng aspirin. Vì dùng aspirin có thể thúc đẩy chảy máu,
tránh dùng thuốc này. Ibuprofen (Advil, Motrin, các thuốc khác) thường có
hiệu quả hơn aspirin trong việc giảm đau bụng kinh.
Kỹ năng kiềm chế
Đối với một số phụ nữ, rong kinh có thể kiềm chế được. Liên hệ chặt
chẽ với bác sĩ và cung cấp thông tin về tất cả các mặt của bệnh, bao gồm các
nguyên nhân có thể kiểm soát được và lựa chọn liệu pháp điều trị mới. Làm
xét nghiệm máu và nồng độ sắt ít nhất 1 lần/năm. Với sự cho phép của bác
sĩ, bổ sung sắt để phòng tránh thiếu sắt trong máu bạn (thiếu máu, thiếu sắt).
Tự chăm sóc bản thân chu đáo bằng cách ăn theo chế độ ăn lành mạnh, nghỉ
ngơi và luyện tập đủ, và giữ không bị stress khi kiểm tra. Cần sự ủng hộ và
khuyến khích của gia đình và bạn bè để giúp giảm sự tác động của bệnh và
thông cảm với khoảng thời gian khó khăn này.