Theo kết quả điều tra thị trường năm 2004 do Công ty cổ phần nước giảikhát Tribeco đặt hàng một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện, thị trường nước giải khát không gas tăng 10%/năm trong khi sản lượng nước ngọt có gas tiếp tục sụt giảm 5%. Theo giới kinh doanh, sự chuyển dịch tiêu dùng sang lựa chọn nước giải khát không gas (nước uống trái cây và nước tinh khiết) cho thấy người tiêu dùng ngày càng cẩn trọng hơn trong việc bảo đảm sức khỏe của mình.
106 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 10328 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất nước trái cây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 1 -
Phần 1: Tổng quan nước trái cây
1.1 Thị trường nước trái cây
1.1.1 Thị trường nước trái cây Việt Nam
Theo kết quả điều tra thị trường năm 2004 do Công ty cổ phần nước giải
khát Tribeco đặt hàng một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện, thị
trường nước giải khát không gas tăng 10%/năm trong khi sản lượng nước
ngọt có gas tiếp tục sụt giảm 5%. Theo giới kinh doanh, sự chuyển dịch tiêu
dùng sang lựa chọn nước giải khát không gas (nước uống trái cây và nước
tinh khiết) cho thấy người tiêu dùng ngày càng cẩn trọng hơn trong việc bảo
đảm sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang có xu hướng chú
trọng nhiều hơn đến sản phẩm thiên nhiên.
Trong những năm gần đây, bắt đầu có sự cạnh tranh sản phẩm giữa các
doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do
áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp không ngừng tung ra các sản phẩm mới
và thay đổi chiến lược sản xuất; trong đó có việc giảm tỷ trọng sản xuất nước
giải khát có gas. Trái với sự ảm đạm tại thị trường nước ngọt có gas, nhu cầu
tiêu thụ nước giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây tại Việt Nam tăng
rất mạnh, đạt gần 30%/năm. Theo một khảo sát mới đây trên các hộ gia đình ở
thành thị cho thấy, 70% quan tâm đến sức khỏe của mình hơn trước đây, 74%
muốn sử dụng các loại vitamin và khoáng chất và 80% thích mua các sản
phẩm có chứa các chất có lợi cho sức khỏe như nhân sâm, calcium... Các hãng
sản xuất nước giải khát cũng nhận ra sự thay đổi trong nhu cầu của người
tiêu dùng và nhanh chóng đổi mới về chất lượng mẫu mã để đáp ứng nhu
cầu này. Vì chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe của người tiêu dùng, hy vọng
các doanh nghiệp đồ uống Việt Nam sẽ cho ra nhiều sản phẩm mới chất
lượng hơn và các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc ngay từ bây giờ, để
tránh xảy tình trạng một số cơ sở sản xuất đồ uống kém chất lượng mặc sức
tràn lan trên thị trường, đẩy người tiêu dùng vào cảnh tiền mất, tật mang.
Trước sự thay đổi thị hiếu của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất nước
giải khát đã lập tức thay đổi cơ cấu sản xuất. Các công ty: Vinamilk, Tribeco,
Wonderfarm đã tung ra thị trường nhiều loại nước trái cây: táo, xoài, nho,
mãng cầu... để đáp ứng nhu cầu khách hàng và cũng đã bắt đầu thâm nhập
đến các thị trường Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Singapore,
Trung Quốc. Song, để trở thành những sản phẩm có sức cạnh tranh cao so với
những sản phẩm cùng loại của các hãng nước ngoài, bên cạnh việc giữ chữ tín
bằng chất lượng, đổi mới bao bì, mẫu mã, có lẽ các doanh nghiệp sản xuất
trong nước cần tính tới việc tăng cường xúc tiến thương mại thông qua các
hội chợ, thậm chí đầu tư làm bảng quảng cáo tại những vị trí “bắt mắt”; như
vậy mới mong giữ được sức sống của thương hiệu.
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 2 -
Và kết quả là trong thời gian gần đây thị trường đã xuất hiện hơn 20 sản
phẩm nước trái cây mới các loại. Bên cạnh những mẫu cũ như loại hộp giấy
lớn một lít, loại lon lớn 35g của Vinamilk, Delta… là những mẫu mã mới: lon,
hộp nhỏ, ly nhựa có kèm ống hút vừa đẹp lại vừa tiện dùng. Anh Ðỗ Minh
Khoa, phòng kinh doanh siêu thị Maximark, đã nhiều lần đi công tác nước
ngoài nhận xét: “Nước trái cây chưa quen lắm với người Việt Nam nhưng rất được
ưa chuộng tại các nước. Họ dùng nó như một thức uống giải khát thường xuyên,
hàng ngày trong gia đình. Tuy nhiên họ chỉ thích dùng loại 100% nguyên chất".
Trên thị trường hiện có hai dòng sản phẩm: nước trái cây chiết xuất từ
thiên nhiên và nước trái cây làm từ hương liệu. Loại làm từ hương liệu chỉ có
hai thành phần chính là nước và đường, hương liệu chỉ có tác dụng tạo mùi,
cho cảm giác ngon miệng. Loại chiết xuất từ trái cây có chứa một số vitamin
và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: β-caroten, Ca, K và pectin trong một
số loại trái cây còn giúp giảm cholesterol trong máu, chống táo bón. Trên thị
trường hiện chỉ có một vài loại là nước cốt nguyên chất như nước dứa tươi
của Delta, hoàn toàn không dùng đường. Còn lại các sản phẩm khác cũng gọi
là nước ép trái cây nhưng vẫn có một lượng nhỏ đường và hương liệu như:
nưóc ổi , táo, cam của Tribeco, nước xoài cam, trái cây hỗn hợp của Sagiko…
và một số loại nước nho, nước dứa, nước chanh của các cơ sở mới như: Thủy
Tiên, Hồng Ân, Tân Bình. Người tiêu dùng đang có xu hướng chọn dùng
hàng Việt Nam, loại có chất lượng, giá phù hợp thay cho các sản phẩm nước
trái cây của Australia, Thái Lan, Singapore, cũng cùng loại trái cây nhiệt đới
nhưng giá khá đắt.
Giá tham khảo một số loại nước trái cây trên thị trường
Nước ổi bột (Tribeco) 3.000đ/hộp 200ml
Nuớc táo lon (Tribeco) 4.000đ/300ml
Nước cam và cà rốt (Tribeco) 3.600đ/330ml
Nước cà chua ép (Vinamilk) 14.700đ/lít
Nước mãng cầu ép (Vinamilk) 16.400đ/lít
Nước cam ép (Vinamilk) 12.800đ/lít
Nước đào ép (Vinamilk) 3.300đ/hộp 200ml
Nước dứa tươi (Delta) 14.000đ/lít
Nước dứa (CTTP Tân Bình) 5.500/850g
Nước yến sào bí đao (Hoa Anh) 3.800đ/320ml
Nước dứa nguyên chất (Vegetigi) 13.100/35g
Nước xoài lon (Sagiko) 3.700/250ml
Nước cam lon (Sagiko) 3.700/250ml
Nước trái cây hỗn hợp (Sagiko) 3.800/320ml
Nước cam chai (Thủy Tiên) 3.000/330ml
Nước nho chai (Thủy Tiên) 3.000/330ml
Nước trái cây Welch’s (Mỹ) 14.000đ/296ml
Nước quả mọng V8 (Mỹ) 97.500đ/2 lít
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 3 -
Nước nho trắng (Mỹ) 83.800đ/1,89lít
Nguồn tài liệu: Theo Vnexpress, Nhanhieuviet.gov.vn, Saigontiepthi.com.vn
1.1.2 Thị trường nước trái cây thế giới
Trên thế giới, nước trái cây đã là sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu
dùng và thị trường nước trái cây ngày càng phát triển như một điều tất yếu
theo xu hướng hiện tại. Theo xu hướng ngày nay, con người ngày càng quan
tâm đến sức khỏe, ngày càng nhận ra giá trị của các sản phẩm từ thiên nhiên,
đặc biệt là nước trái cây và rau củ, là sản phẩm gần gũi, giàu dinh dưỡng,
cung cấp các chất cần thiết mà đặc biệt đối với người châu Âu và Mỹ, thói
quen hay ăn thịt và ít sử dụng rau nhất là đối với trẻ em đã làm cho thị
trường nước rau trái ngày càng phát triển.
Hình 1: Đồ thị biểu diễn sự phân bố thị phần nước trái cây toàn cầu.
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 4 -
Hình 2: Đồ thị: Nghiên cứu thị trường về các mùi vị được ưa chuộng
Một vài số liệu về sự phát triển của thị trường nước trái cây
Hình 3: Số liệu về thị trường nước trái cây ở châu Âu – thị trường lớn nhất
thế giới (2007)
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 5 -
Với sức tiêu thụ và lượng sản phẩm ngày càng tăng, tổng giá trị sản
phẩm trên thị trường cho các loại nước trái cây và nectar tăng rất tốt. Giá trị
bán được tại châu Âu từ 20.192 triệu EU trong năm 2001 tới 24.107 triệu EU
trong năm 2007.
Bảng 1: Sản lượng tiêu thụ ở các nước thuộc thị trường châu Âu
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 6 -
Hình 4: Đồ thị: Sự phát triển của thị trường trái cây tại Đức
1.2 Khái niệm
Theo Merriam Webster – 1981: nước ép là dịch có thể chiết được trong
đó có chứa tế bào hoặc các mô.
Theo Codex Alimentarius: nước trái cây là dịch quả không được lên
men nhưng có thể lên men được, có xu hướng theo mục đích tiêu thụ chính
xác, có thể đạt được bằng các quá trình cơ hóa từ trái cây và được bảo quản
hợp lý bằng các phương pháp vật lý.
Hình 5: Một số loại nước trái cây.
1.3 Lịch sử
Việc sản xuất nước trái cây thực ra đã có từ rất lâu, thậm chí có thể lâu
đời hơn cả ngành nông nghiệp. Khi chín, hầu hết trái cây sẽ mềm dần đến
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 7 -
một độ mà khi đó việc lưu trữ hay vận chuyển chúng sẽ tạo ra nhiều nước
(tuy nhiên nước này thường đã bị lên men một phần). Phần nước có lẫn nhiều
thịt quả này có thể tách dễ dàng ra khỏi hạt, vỏ… và thường thì chúng có mùi
vị thơm ngon hơn những phần xác còn lại. Những người đi săn bắt hái lượm
ngày xưa có thể dùng trực tiếp chúng hay thu nhặt trái cây đã chín mềm vào
những thùng không bị rò rỉ để có thể sử dụng về sau. Việc vận chuyển sớm
muộn cũng sẽ tạo ra nước trái cây. Tuy nhiên vào những ngày trời lạnh, việc
bảo quản có thể tốt hơn đến vài giờ trước khi bị lên men nên sẽ làm thay đổi
đáng kể chất lượng nước trái cây.
Thông qua rất nhiều lần thử, con người đã học được tách tạo ra nước
trái cây từ nhiều nguyên liệu liệu khác nhau và quan trọng họ biết tránh
được những trái cây nhìn bắt mắt nhưng lại chứa chất độc. Kĩ thuật làm công
cụ lao động phát triển đã thức đẩy việc làm ra những dụng cụ ngâm giầm trái
cây và thu nước trái cây. Những dụng cụ để cất giữ thức ăn, kể cả để đựng
nước đã được tạo ra từ nhiều nguồn vật liệu như dệt từ sợi thực vật, làm từ
gỗ, đất sét, da hay ruột động vật…
Vì bản chất dễ bị hỏng của nước trái cây mà yêu cầu đặt ra là sử dụng
trong vòng không quá 24h với trời ấm và lâu hơn với thời tiết lạnh hơn. Rất
lạnh hay đóng băng là giải pháp thay thế duy nhất để điều chỉnh tính chất vi
khuẩn bên trong nước trái cây. Sự lên men nước trái cây này là cơ sở cho sản
xuất rượu, họ thấy rằng nước trái cây sau khi có bọt một cách bí ẩn đã có
những tính chất rất khác ban đầu. Ngoài ra nếu lưu trữ thêm vài ngày nữa thì
chúng sẽ chuyển dần sang chua thậm chí sẽ có mùi vị khó chịu và có váng.
Thứ giấm nguyên thủy này đã từng được dùng làm chất bảo quản cho các trái
cây và rau củ khác.
Với sự phát triển của ngành nông nghiệp (hơn 10 triệu năm trước),
những vụ mùa trồng trọt đã gần như đáp ứng được nhu cầu lương thực,
thậm chí họ có thể trồng những loại cây cho trái cây thích hợp với việc sản
xuất nước trái cây nói riêng và thức uống nói chung. Nước trái cây sau khi ép
nếu không dùng ngay sẽ bị lên men, điều này tiếp tục xảy ra cho đến khi
những công nghệ bảo quản được ra đời. Thực ra khái niệm bảo quản ở đây là
bảo quản trái cây dùng để sản xuất nước trái cây ở dạng nguyên thủy cho đến
khi cần sản xuất nước trái cây. Thậm chí ngày nay việc bảo quản như thế là
một trong những cách đơn giản nhất để bảo đảm cho chất lượng của nước trái
cây.
1.4. Phân loại
Nước quả là nước được chiết từ dịch quả, có giá trị dinh dưỡng cao do đây
là nơi tập trung các thành phần như glucid, acid hữu cơ, vitamin.
Người ta có thể phân loại nước quả theo nhiều cách:
Dựa vào quy mô chế biến
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 8 -
• Nước uống trái cây quy mô gia đình: là nước uống được chế biến tại gia
đình nhằm mục đích giải khát và cung cấp một nguồn dinh dưỡng cần thiết
cho cơ thể như vitamin, khoáng, đường, bổ sung chất xơ…ngoài ra còn có tác
dụng thanh nhiệt, tiêu hóa thức ăn, lợi tiểu…
Ưu điểm:
Giàu dinh dưỡng
Có thể chế biến cho phù hợp với nhu cầu.
Nhược điểm:
Hình thức về màu sắc không sinh động.
Sản phẩm để lâu có thể bị lắng tạo cặn đối với loại nước ép.
Cần quan tâm đến vấn đề trái cây theo mùa để chọn loại trái cây cho
phù hợp.
Hình 6: Một số loại nước quả từ xoài, ổi và lựu.
Hình 7: Một số loại nước quả từ carrot, táo, kiwi.
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 9 -
Hình 8: Một số thiết bị chế biến nước quả gia đình.
• Nước uống trái cây quy mô công nghiệp: Cũng như nước trái cây quy mô
gia đình, sản xuất nước trái cây quy mô công nghiệp với mục đích giải khát,
dinh dưỡng và chữa bệnh. Tuy nhiên về mặt dinh dưỡng thì thấp hơn do
trong quá trình chế biến, một số chất dinh dưỡng đã mất đi nên nó được
dùng chủ yếu với mục đích giải khát. Nước trái cây đóng hộp rất tiện lợi,
thích hợp cho cuộc sống bận rộn ngày nay.
Ưu điểm:
Thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.
Thích hợp cho nhiều đối tượng.
Giá thành tương đối rẻ.
Hình thức đa dạng, sinh động hấp dẫn.
Tùy theo hướng đối tượng khách hàng.
Màu sắc, hương vị lôi cuốn.
Hình 9: Các loại nước quả quy mô công nghiệp
Dựa vào phương pháp chế biến
• Nước quả tự nhiên: là sản phẩm được chế biến từ một loại quả không
pha thêm đường hoặc bất cứ phụ gia nào. Nước quả tự nhiên dùng để
uống trực tiếp hoặc chế biến các loại nước ngọt, rượu mùi. Nước các
loại quá chua khi uống phải thêm đường. Có 2 loại là nước ép và dịch
quả nghiền (puree).
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 10 -
• Nước quả hỗn hợp: là sản phẩm được chế biến từ 2 hay nhiều loại quả
pha trộn với nhau. Lượng nước quả pha thêm không quá 35% so với
nước quả chính.
• Nước quả pha đường: là sản phẩm được chế biến bằng cách phối chế
nước quả tự nhiên với syrup.
• Nước quả cô đặc: Chế biến bằng cách cô đặc nước ép quả tự nhiên theo
phương pháp đun nóng (bốc hơi) hay phương pháp lạnh đông (tách
nước đá). Nước quả cô đặc có lợi đỡ tốn bao bì, kho hàng, vận chuyển
và ít bị sinh vật làm hỏng.
Theo phương pháp bảo quản
• Nước quả thanh trùng: là dạng sản phẩm được đóng vào bao bì kín và
được thanh trùng bằng nhiệt (có thể thanh trùng trước hoặc sau khi rót
vào bao bì).
• Nước quả làm lạnh: nước quả dạng này được bảo quản lạnh hoặc lạnh
đông.
• Nước quả nạp khí CO2: là dạng nước quả được nạp khí CO2 để ức chế
hoạt động của vi sinh vật.
Theo trạng thái sản phẩm
• Nước quả dịch trong: loại này được chế biến bằng cách tách dịch bào ra
khỏi mô quả bằng phương pháp ép, sau đó được lắng lọc triệt để.
• Nước quả dạng đục: loại này cũng được chế biến bằng cách tách dịch
bào ra khỏi mô quả bằng phương pháp ép, sau đó được lắng lọc 1 phần.
• Nước quả nghiền: dạng sản phẩm này được chế biến bằng cách nghiền
mịn mô quả cùng dịch bào rồi pha thêm đường, acid thực phẩm cùng 1
số phụ gia khác.
Nước quả không có thịt quả có hình thức hấp dẫn, ít bị biến đổi khi bảo
quản hơn nước quả có thịt quả. Các loại quả chứa nhiều carotene như mơ,
quýt hoặc quả có thịt nạc như chuối, đu đủ chỉ nên chế biến nước quả dạng
thịt quả vì carotene không tan trong nước và vì mô quả quá mềm nên không
thể lấy riêng dịch quả bằng cách ép.
1.5 Giá trị nước trái cây
1.5.1 Về mặt kinh tế
Tuy bản chất là dễ gặp hư hỏng nhưng có một số lý do thuận lợi về mặt
kinh tế khiến nước trái cây được sản xuất và tiêu thụ nhiều:
• Trái cây chín thì bắt mắt nhưng không bảo quản lâu được nên sản xuất
nước trái cây là sự thay thế hợp lý.
• Những trái nhỏ, khuyết tật, không hấp dẫn… => khó tiêu thụ => làm
nước trái cây (tuy nhiên trái cây thối hay đã lên men không được làm
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 11 -
nước trái cây). Sự chọn lọc các trái để sản xuất nước trái cây là kết quả
của chiến lược tận dụng giá trị kinh tế và kĩ thuật.
• Nước trái cây thuận tiện cho sử dụng hơn trái cây (có thể vừa trông
con vừa uống nhưng khó khăn nếu vừa trông con vừa gọt trái cây,
tương tự cho việc lái xe….).
• Trẻ nhỏ, người bệnh… gặp khó khăn khi ăn trái cây, gọt vỏ… thì nước
trái cây là giải pháp thay thế hiệu quả và dinh dưỡng.
• Dinh dưỡng do nước trái cây đem lại và lợi ích cho sức khỏe từ
phytochemicals (hóa chất thảo mộc)– chất được tìm thấy trong thành
phần nhiều loại nước trái cây.
• Nhiều loại nước trái cây mùi vị thơm ngon nhưng có thể thiếu dinh
dưỡng hay phytochemicals có thể trộn và đóng vai trò như chất mang
cho các chất dinh dưỡng tự nhiên hay tổng hợp khác như vitamin,
khoáng…
• Vì là thực phẩm dạng lỏng nên dễ gia nhiệt, làm mát, làm đông, cất giữ,
vận chuyển… hơn trái cây, nhờ vậy mà cũng dễ đạt những tiêu chuẩn
về hiệu quả, an toàn và chất lượng hơn trái cây.
• Dễ trộn với các sản phẩm khác để tạo ra hỗn hợp giàu dinh dưỡng
không có sẵn trong tự nhiên.
• Những nước trái cây thơm ngon, đặc trưng được dùng cho các lĩnh vực
thực phẩm khác như kem, bánh kẹo,…
• Các công nghệ hiện đại về sản xuất, đóng gói, phân phối đảm bảo nước
trái cây và thức uống nói chung an toàn, ổn định, hấp dẫn, thuận lợi,
kinh tế khi xa nguồn nguyên liệu và không đúng mùa vụ.
1.5.2 Về mặt dinh dưỡng và sức khỏe
Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng một số loại nước quả
Loại
nước
quả
Nước
(%)
Protein
(%)
Lipid
(%)
Glucid
(%)
Cellulose
(%)
Acid
hữu
cơ
(%)
Tro
(%)
Năng
lượng
(Kcal/100g)
Cam 84,5 0,7 0 13,3 0,2 1 0,3 61
Quýt 87,7 0,8 0 9,6 0,2 0,9 0,7 46
Mơ 84 0,5 0 14 0,3 0,8 0,4 63
Mận 82 0,3 0 16,1 0 1,3 0,3 73
Dừa 84,7 0,3 Vết 14 0,1 0,6 0,3 60
Bưởi
chùm
90,1 0,4 0,1 6,65 0,1 1,42 0,4 38
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 12 -
1.5.2.1 Thông tin dinh dưỡng của một số loại nước trái cây thông dụng
Nước cam tươi
Một ly nước cam tươi khoảng 160 ml sẽ cung cấp được
75 kcal và hơn 50% nhu cầu trong ngày về vitamin C cho
phụ nữ. Loại flavonoid có trong nước cam sẽ kết hợp với
vitamine C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ mao
mạch. Nước cam tươi còn là nguồn cung cấp phong phú
thiamine và folate. Thiamine tham gia vào quá trình tổng
hợp năng lượng, còn folate giúp gia tăng chất lượng máu,
ngăn ngừa những khiếm khuyết như bệnh nứt đốt sống ở
bào thai.
Nước ép cà rốt
Một ly nước ép cà rốt 160 ml cung cấp 64kcal. Nó
có hàm lượng cao các chất kali, magiê, canxi và là
nguồn cung cấp beta-carotene, carotenoid tuyệt hảo
để từ đó cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp
tăng cường thị lực về ban đêm và giảm nguy cơ bệnh
đục thủy tinh thể. Ngoài ra, những chất chống oxy
hóa trong carotenoid còn giúp giảm nguy cơ bị ung
thư phổi, dạ dày và bàng quang
Nước ép cà rốt còn chứa một chất chống oxy hóa
hữu hiệu khác là acid alphalipoic, giúp tăng cường
khả năng của vitamin A, C, E trong việc loại bỏ
những gốc tự do độc hại khỏi cơ thể.
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C rất
tốt, giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây nên bệnh ung thư,
tim mạch và lão hóa da.
Cà chua còn là nguồn lycopene phong phú. Nhiều
nghiên cứu cho thấy việc dùng nhiều cà chua có thể làm
giảm đến 48% nguy cơ bị bệnh tim. Qua tổng kết của 72
công trình nghiên cứu gần đây, người ta cũng khám phá
lycopene có tác dụng đặc biệt hữu hiệu trong việc giảm
nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
Nước ép nho đỏ
Nước ép nho đỏ có khả năng chống lão hóa tuyệt hảo; chứa những
flavonoid tương tự như trong rượu vang đỏ, giúp mở rộng mạch máu và tăng
cường lượng máu chảy đến bề mặt da. Chất quenetin trong nước nho đỏ có
tác dụng ngăn ngừa sự kết tụ máu, phòng chống được bệnh tim mạch.
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 13 -
Trong phòng thí nghiệm, chất resveratrol trong nước
nho đỏ đã được chứng minh có những hoạt tính kháng
ung thư.
Nước ép táo
Nước ép táo rất thơm ngon
và chứa một số vitamin, nhiều
nhất là vitamin C. Một ly 160
ml cung cấp 61 cal và gần 50% nhu cầu bổ sung
dưỡng chất hằng ngày ở nhóm tuổi 19-50. Tuy
nhiên, so với những loại nước ép trái cây khác,
nước ép táo có ít vitamin và khoáng chất hơn.
Nước ép bưởi
Đây là nguồn cung cấp beta - carotene, một chất chống
oxy hóa hữu hiệu, có thể làm giảm nguy cơ của nhiều loại
ung thư. Bưởi đào chứa lycopen giúp giảm thiểu nguy cơ
ung thư tuyến tiền liệt, phổi, dạ dày, tuyến tụy, ruột, vú...
Lycopen cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành những cục
huyết khối, do đó giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch
và đột quị.
Nước ép dứa
Nước ép quả này chứa rất nhiều vitamin C. Men
bromelain trong dứa được xem là có tác dụng hỗ trợ tiêu
hóa, giảm triệu chứng sổ mũi, giúp mau lành những vết
thương nhỏ, đặc biệt là căng nhức cơ, bong gân. Những
nghiên cứu mới đây cho thấy bromelain có tác dụng làm
giảm hiện tượng sưng phồng, bầm giập và đau đớn đối với
những sản phụ trải qua các phẫu thuật nhỏ trong khi sinh.
Bromelain cũng có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh hen,
đau thắt ngực, viêm phế quản.
Nước ép xoài
Nước ép trái xoài là “kho” vitamin A, C, E. Ba loại
vitamin này có tác dụng rất tốt trong việc chống lại những
gốc tự do gây bệnh, làm trì hoãn tiến trình lão hóa. Một ly
nước xoài cung cấp 16% nhu cầu về chất sắt mỗi ngày ở
phụ nữ.
Nước trái cây GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
- 14 -
1.5.2.2 Tác dụng của nước ép trái cây đố