Shoyu (“Sho” là chữ “tương” nghĩa là nước tương, “yu” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) là thuật ngữ để chỉ nước tương lên men của Nhật.
• Shoyu bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn của Nhật vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568) và vào cuối thế kỷ 16, shoyu đã trở nên phổ biến đối với người Nhật.
35 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất nước tương Shoyu theo phương pháp mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ LÊN MEN
ĐỀ TÀI :
THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
GVHD :PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Họ Và Tên SV MSSV
Lê Tấn Luận 60701406
Nguyễn Văn Tỵ 60702889
Nguyễn Tấn Phát 60701777
Nguyễn Văn Phụng 60701855
Năm Học: 2009-2010
MỤC LỤC
1. Tổng quan về nguyên liệu ……………………………………………..2
1.1 Đậu nành………………………………………………………………..4
1.2 Lúa mì ………………………………………………………………….6
1.3 Gạo……………………………………………………...……………..10
1.4 Nước…………………………………………………………………...11
1.5 Muối……………………………………………………...…………....12
1.6 Phụ gia bảo quản…………………………………………………...….13
2. Giống vi sinh vật...………………………………………………………13
3. Qui trình công nghệ sản xuất SHOYU...………………………...……16
4. Giải thích qui trình công nghệ…………………………………………17
4.1 Tách tạp chất……………………..……………...…………………….17
4.2 Ngâm đậu nành………………………………………….……...……..17
4.3 Hấp đậu nành………………………………………..……...………....18
4.4 Rang lúa mì, gạo...……………………………………………..………19
4.5 Xay lúa mì và gạo……………………………………………………...20
4.6Trộn……………………………………………………………………..21
4.7 Nuôi mốc Koji………………………………………………...………..21
4.8 Lên men…………………………………………………...…………...25
4.9Trích ly, lọc……………………………………………………………..28
4.10Thanh trùng…………………………….……………………………..29
4.11 Lắng………………………………………………………………......29
4.12 Rót chai………………………………………………………...……..30
5. SHOYU thành phẩm....………………………………………………...30
5.1 Mô tả sản phẩm………………………………………………...……...30
5.2 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.......…………………………………….31
6. Thành tựu công nghệ...………………………………………………....33
7. Tài liệu tham khảo....…………………………………………………...34
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1.2.1 : Thành phần hóa học của hạt đậu nành ....................................4
Bảng 1.1.2.2 : Thành phần các acid amin trong protein đậu nành..................5
Bảng 1.2.1.1 : Tỷ lệ khối lượng từng phần hạt lúa mì
(theo % khối lượng toàn hạt).....................................................7
Bảng 1.2.2.1 : Sự phân bố các chất trong hạt lúa mì
(xem mỗi chất trong hạt là 100%)............................................8
Bảng 1.2.2.2 : Hàm lượng chất béo trong từng phần của hạt lúa mì
( theo % chất khô)…………………………….…………....10
Bảng 1.2.3.1 : Tiêu chuẩn chọn lúa mì…………………………………….10
Bảng 1.3.1 : Thành phần hóa học của hạt gạo ( % chất khô)…………....11
Bảng 1.4.1 : Tiêu chuẩn của nước…………………………….…….........11
Bảng 1.5.1 : Thành phần tạp chất(mg/kg)trong muối………………........12
Bảng 3.3.1 : Bảng chọn năng suất quạt phụ thuộc vào loại bể…………..24
Bảng 4.2.1 : Các chỉ tiêu hóa học………………………………………..32
Bảng 4.2.2 : Các chỉ tiêu vi sinh………………………………………....32
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1 : Qui trình công nghệ sản xuất shoyu………………….…….16
Hình 3.1.1.1 : Thiết bị tách tạp chất.............................................................17
Hình 3.1.2.1 : Thiết bị tách tạp chất.............................................................18
Hình 3.1.3.1 : Thiết bị hấp………………………………………………....19
Hình 3.1.5.1 : Mặt cắt máy nghiền búa Beater Mill.....................................20
Hình 3.1.5.2 : thiết bị nghiền trục………………………………….………21
Hình 3.2.1 : Máy trộn khô.........................................................................21
Hình 3.3.1 : Khay nuôi mốc......................................................................23
Hình 3.3.2 : Bể nuôi mốc………………………………………………...24
Hình 3.4.1 : Thùng lên men truyền thống..................................................26
Hình 3.4.2 : Canh trường trước lên men…………………………………26
Hình 3.4.3 : Bể lên men trong công nghiệp……………………………...26
Hình 3.5.1 : Thiết bị lọc, ép băng tải………………………….…………27
Hình 3.6.1 : Thiết bị thanh trùng bản mỏng..............................................28
Hình 3.7.1 : Thiết bị lọc ly tâm..................................................................29
Hình 3.8.1 : Thiết bị đóng rót sản phẩm....................................................30
Hình 4.1.1 : Sản phẩm SHOYU................................................................30
GIỚI THIỆU
• Shoyu (“Sho” là chữ “tương” nghĩa là nước tương, “yu” nghĩa là “dầu”,
“dầu ăn”) là thuật ngữ để chỉ nước tương lên men của Nhật.
• Shoyu bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn của Nhật vào khoảng giữa
thời kỳ Muromachi (1333-1568) và vào cuối thế kỷ 16, shoyu đã trở nên
phổ biến đối với người Nhật.
• Hàng năm ở Nhật sản xuất l,2 triệu tấn shoyu, chiếm khoảng 20 - 50%
thị phần thực phẩm trong các chợ ở Nhật.
• Có 5 dạng chính của shoyu ở Nhật là koikuchi, usukuchi, tamari,
saishikomi và shiro. Trong đó, koikuchi là loại phổ biến nhất, chiếm hơn
80% sản lượng nước tương tại Nhật
1 . NGUYÊN LIỆU :
1.1 Đậu nành :
1.1.1 Cấu tạo :
Hạt đậu nành gồm 3 bộ phận :
-vỏ hạt chiếm 8% trọng lượng hạt
-phôi chiếm 2%
-tử dịp chiếm 90%
1.1.2 Thành phần hóa học :
• Trong protein của đậu nành , glubolin chiếm 85-95% ngoài ra có một
lượng nhỏ albumin và một lượng không đáng kể prolamin và glutelin.
• Carbohydrate trong đậu nành có 2 loại : loại tan trong nước ( chiếm 10%)
và loại không tan trong nước (chiếm 90%)
• Ngoài ra trong đậu nành còn chứa nhiều loại vitamin khác trừ vitamin C
và vitamin D.
Bảng 1.1.2.1 : Thành phần hóa học của hạt đậu nành
Các phần
của
Tỉ lệ % Thành
phần
% trọng Lượng
chất
khô
Hạt đậu
nành
Trọng lượng
hạt
Protein
(%)
Lipid
(%)
Tro
(%)
Carbohy
drat
(%)
Hạt nguyên 100 40 20 4.9 35
Tử diệp 90 43 23 5 29
Vỏ hạt 8 8.8 1 4.3 86
Trụ dưới lá
mầm (phôi)
2 41 11 4.4 43
Bảng 1.1.2.2:Thành phần các axit amin trong protein đậu nành
Loại axit amin Phần trăm(%)
Alanine 4.2
Arginine* 7.5
Axit aspartic 11.5
Cystine 1.3
Axit glutamic 19
Glycine 4.1
Histidine* 2.6
Isoleucine* 4.8
Leucine* 8.1
Lysine* 6.2
Methionine* 1.3
Phenylalanine* 5.2
Proline 5.1
Serine 5.2
Threonine* 3.8
Tryptophan* 1.3
Tyrosine 3.8
Valine* 5.0
(Dấu * chỉ thành phần các axit amin không thay thế)
Protein :
Thành phần protein quan trọng trong đậu nành là glycinine và β-
conglycinine.Ngoài ra,protein đậu nành còn chứa các thành phần
không mong muốn:
-Chất ức chế trypsine:ức chế enzyme trypsine trong hệ tiêu hóa của
người
-Hemagglutinin là protein có khả năng kết hợp với hemoglobin nên
làm giảm hoạt tính của hemoglobin
-Đậu nành cũng như tất cả các hạt khác đều chứa enzyme cần thiết
cho quá trình nảy mầm.Trong số đó,lipoxygenase là enzyme cấn được
quan tâm.Enzym này xúc tác cho phản ứng oxy hóa chất béo,gây mùi
ôi cho đậu nành
Lipid :
• Trong dầu đậu nành còn chứa một lượng nhỏ phosphatid , đặc biệt
nhiều lecinthin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, tăng trí nhớ , tái sinh mô
,tăng sức đề kháng…
• Điều cần chú ý khi sử dụng dầu đậu nành là các axít béo thiết yếu rất
dễ bị hủy hoại trong quá trình chế biến với nhiệt độ cao, kéo dài vì vậy
đối với dầu đậu nành đã tinh luyện nên sử dụng không thông qua nấu
nướng (trộn salad, cho thêm vào thức ăn như canh, cháo, súp vào cuối
giai đoạn nấu nướng.)
Carbonhydrates :
• Thành phần carbonhydrates trong đậu nành
Loại Phần trăm%
Cellulose 4,0
Hemicellulose 15,4
Stachyose 3,8
Rafinose 1,1
Saccharose 5,0
Các loại đường khác 5,1
Chất khoáng :
• Chất khoáng trong đậu nành từ 4,5-6,8% . Nếu tính theo phần trăm
chất khô toàn hạt thì thành phần tro như sau :
P2O5 0,6-2,18% SO3 0,41-0,44%
K2O 1,91-2,64% Na2O 0,38%
CaO 0,23-0,63% Cl 0,025%
MgO 0,22-0,55% Chất khác 1,1
• Ngoài ra còn có các nguyên tố khoáng khác : Al , Fe , I , Mn , Cu , Mo
…
1.1.3 Tiêu chí lựa chọn đậu nành :
Loại đậu nành được dùng nhiều nhất là loại có màu vàng sáng, vỏ hạt
mỏng và mịn, rốn hạt màu vàng nhạt hoặc trắng, hàm lượng protein cao
khoảng 40%, hấp thu nước đồng đều và chín nhanh, đậu có kích thước lớn.
Hạt phải khô, sạch, không sâu, không mọt, không có mùi hôi thối.
Vỏ hạt nguyên vẹn, nhẵn và có màu vàng sẫm.
Độ ẩm không lớn hơn 17%.
Hạt nứt không quá 5% khối lượng, hạt hư hỏng không quá 2% khối
lượng, hạt xanh không quá 2%.
Tạp chất không quá 3% khối lượng
1.2 Lúa mì :
1.2.1 cấu tạo :
• Khác với các hạt hòa thảo khác, lúa mì có phía lưng và phía bụng. Phía
lưng là phía phẳng và có phôi còn phía bụng có rãnh lõm vào dọc theo
hạt.
• Cấu tạo bên trong hạt lúa mì cũng giống các hạt hòa thảo khác gồm: vỏ,
lớp alơrông, nội nhũ và phôi.
Bảng 1.2.1.1 : Tỷ lệ khối lượng từng phần hạt lúa mì (theo % khối
lượng
toàn hạt)
Các thành
phần của hạt
Cực tiểu Cực đại Trung bình
Nội nhủ 78.33 83.69 81.6
Lớp alorong 3.25 9.48 6.54
Vỏ quả và vỏ
hạt
8.08 10.80 8.92
Phôi 2.22 4.00 3.24
- Vỏ:
Vỏ là một bộ phận bảo vệ cho phôi và nội nhũ khỏi bị tác động cơ học cũng
như hóa học từ bên ngoài. Thành phần chủ yếu của vỏ là cellulose,
hemicellulose, licnhin, không có giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến chất
lượng bột mì nên trong quá trình chế biến càng tách được nhiều vỏ ra càng
tốt.
+ Vỏ quả: Gồm một vài lớp tế bào chiếm 4-6% khối lượng toàn hạt. Lớp vỏ
quả của hạt lúa mì mỏng, cấu tạo không được chắc như vỏ trấu của thóc nên
trong quá trình đập và tuốt, vỏ dễ bị tách ra khỏi hạt.
+ Vỏ hạt: Chiếm 2¸2,5% khối lượng hạt, gồm hai lớp tế bào, lớp ngoài là
những tế bào xếp khít với nhau chứa các sắc tố, lớp trong gồm những tế bào
không màu ít thấm nước. Vỏ hạt có cấu tạo rất bền và dai. Nếu dùng lực xay
xát khô thì khó bóc vỏ do đó trong sản xuất bột mì người ta phải qua khâu
làm ẩm và ủ ẩm.
- Lớp alơrông :
Lớp alơrông nằm phía trong các lớp vỏ, được cấu tạo từ một lớp tế bào lớn
có thành dày, có chứa protein, chất béo, đường, xelluloza, tro, và các
vitamin B1, B2, PP.
- Nội nhũ :
Nội nhũ lúa mì chiếm 82% khối lượng toàn hạt, là phần chủ yếu để sản xuất
ra bột mì. Nội nhũ là phần dự trữ chất dinh dưỡng của hạt, nó chứa đầy tinh
bột và protein, ngoài ra trong nội nhũ còn có một lượng nhỏ chất béo, muối
khoáng và vitamin.
Bột mì tách từ nội nhũ thì trắng đẹp. Bột tách từ nội nhũ và một phần từ lớp
alơrông thì có màu trắng ngà, có nhiều chất dinh dưỡng nhưng khó bảo
quản.
- Phôi :
Phôi là phần phát triển thành cây con khi hạt nảy mầm vì vậy trong phôi có
khá nhiều chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng trong phôi chủ yếu gồm có
35% protein, 25% các gluxit hoà tan, 15% chất béo. Phần lớn lượng sinh tố
và enzim của hạt đều tập trung ở phôi.
Phôi chiếm khoảng 3,24% khối lượng hạt.
1.2.2 Thành phần hóa học :
Thành phần hóa học của lúa mì có: Nước, Protein,
Chất béo, Tinh bột, Đường trước chuyển hóa, Đường sau chuyển hóa,
Xelluloza, Pentoza, Tro. Ngoài các chất trên, trong lúa mì còn có một lượng
dextrin, muối khoáng, sinh tố, chất men và một số chất khác. Các chất này
phân bố không đều trong từng phần của hạt. Protein chủ yếu tập trung ở nội
nhũ và lớp alơrông còn chất béo chủ yếu lại ở vỏ. Trong vỏ còn nhiều
xelluloza, pentoza, và chất tro. Trong phôi thì nhiều đường và chất béo.
Thành phần hóa học trung bình của lúa mì theo %chất khô như sau:
Ngoài các chất trên, trong lúa mì còn có một lượng dextrin, muối
khoáng, sinh tố, chất men và một số chất khác.
Các chất này phân bố không đều trong từng phần của hạt. Protein chủ yếu
tập trung ở nội nhũ và lớp alơrông còn chất béo chủ yếu lại ở vỏ. Trong vỏ
còn nhiều xelluloza, pentoza, và chất tro. Trong phôi thì nhiều đường và
chất béo.
Bảng 1.2.2.1 : Sự phân bố các chất trong hạt lúa mì (xem mỗi chất trong
hạt là 100%)
Các phần
của hạt
Protein Tinh bột Chất béo Ðường Xenluloza Pentoza Tro
Hạt
Nội nhũ
Vỏ và
alơrông
Phôi
100
65
27
8
100
100
-
-
100
25
55
20
100
65
15
20
100
5
90
5
100
28
68
4
100
20
70
10
• Protein
- Hàm lượng protein của lúa mì dao động trong khoảng khá lớn từ
9,6¸25,8%. Ngoài protein còn có một lượng nitơ phi protein chiếm
khoảng 0,033¸0,061%.
- Protein lúa mì gồm albumin, globulin, gliadin và glutenin, trong đó
chủ yếu là gliadin và glutenin. Hai protein này chiếm khoảng 75%
toàn lượng protein của lúa mì. Hai protein này không hòa tan trong
nước mà khi nhào với nước thì trương lên tạo thành một khối dẻo
đàn hồi gọi là gluten. Loại lúa mì khác nhau thì lượng gluten khác
nhau. Ðối với lúa mì bình thường thì lượng gluten tươi chiếm
khoảng 20-25% khối lượng hạt. Gluten màu sáng xám, đàn hồi, độ
giãn đứt cao.
- Thành phần hóa học của gluten phụ thuộc loại giống và chất lượng
lúa mì. Trung bình trong gluten sấy khô chứa khoảng 85% protein,
2-3 % chất béo, 2% chất khoáng, còn lại khoảng 10-12% các chất
gluxit.
• Ðể đánh giá chất lượng gluten người ta dùng các chỉ số sau:
- Màu sắc: Gluten tốt có màu sáng đôi khi xám hoặc hơi vàng, gluten
xấu thì màu xám.
- Khả năng hút nước của gluten: Nếu khả năng hút nước của gluten
cao thì là gluten tốt vì vậy sau khi xác định gluten tươi phải xác định
lượng gluten khô. Bình thường gluten tươi chứa 65¸75% nước.
- Ðộ đàn hồi: Là tính chất rất quan trọng của gluten. Nó thể hiện khả
nãng giữ khí của bột.
- Độ căng đứt: Cũng đặc trưng cho khả năng giữ khí của bột.
- Sự thay đổi thể tích gluten khi nướng: Là chỉ số quan trọng đặc
trưng độ nở của gluten.
- Ðể đánh giá chất lượng protein của lúa mì không những chú ý tới
hàm lượng và chất lượng gluten mà về mặt dinh dưỡng cần phải chú
ý tới thành phần aminoaxit của protein nữa.
• Gluxit
Trong thành phần của lúa mì có nhiều gluxit, trong đó tinh bột chiếm
từ 48¸73%, ngoài ra còn có lượng đường khử từ 0,11¸0,37%,
sacaroza 1,93¸3,67% và maltoza 0,93¸2,63%.
• Chất tro
Trong lúa mì có một lượng nhỏ chất tro. Nó phân bố không đều
trong từng phần của hạt, chủ yếu là P, Ca và Mg.
• Chất béo
Hạt lúa mì có một lượng nhỏ chất béo. Theo Ivanop thì sự phân bố
chất béo trong hạt chủ yếu tập trung ở phôi và cám còn nội nhũ rất ít.
Thành phần chất béo của lúa mì bao gồm axit béo no và không no (
panmitic, xtearic, licnoseric, oleic, linolic, linolenic). Hàm lượng
chất béo trong từng phần của hạt lúa mì được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 1.2.2.2 : Hàm lượng chất béo trong từng phần của hạt lúa mì (
theo % chất khô)
Hạt và
sản phẩm
chế biến
Khoảng dao động Trung
bình
Hạt 1,42 - 3,20 1,92
Bột trắng
(lõi bột
của nội
nhũ)
0,82 - 1,44 1,18
Cám (lớp
alơrông
và vỏ)
3,68 - 6,78 5,12
Phôi 7,14 - 15,80 8,76
• Vitamin
Trong lúa mì có một lượng vitamin gồm vitamin A, nhóm B, H, E,
K và một vài loại khác.
Vitamin A, B1, B2, B3, E… chủ yếu tập trung ở phôi hạt vì vậy
thường dùng cám mì để sản xuất các vitamin này. Ngoài những chất
trên, trong lúa mì còn có một lượng chất men như amylaza, men
thủy phân protein, men oxy hóa khử, lipoxydaza, phitaza, lipaza...
1.2.3 Tiêu chuẩn chọn lúa mì
• Khối hạt có kích thước đồng đều,màu vàng sáng,hạt không bị hư
hỏng.
Bảng 1.2.3.1 : Tiêu chuẩn chọn lúa mì
Độ ẩm =< 14.5 %
Kim loại nặng
Pb =<0.2 mg/kg
Chất hữu cơ =<1.5 % m/m
Chất vô cơ =<0.5% m/m
Các loại ngũ cốc khác =<2 % m/m
Nấm =<0.05 % m/m
Hạt nhân bị hỏng =<6 % m/m
Hạt nhân bị hỏng do côn trùng =<1.5 % m/m
Xác động vật và côn trùng chết =<0.1 % m/m
1.3 Gạo :
• Hạt gạo gồm có ba thành phần chính là nội nhủ (chiếm 93% trọng lượng
hạt ),mầm (4 % ) và lớp vỏ cám (3%).
• Hàm lượng các hợp chất hóa học trong các thành phần trên được trình
bày trong bảng sau :
Bảng 1.3.1 :Thành phần hóa học của hạt gạo ( % chất khô)
Các hợp
chất
Tinh bột Protêin Chất béo Chất khô Khoáng Các chất
khác
Nội nhủ 90.2 7.8 0.5 0.4 0.6 0.4
Mầm 2.4 20.2 21.6 3.5 7.9 44.4
Lớp vỏ
cám
16.0 15.2 20.1 10.7 9.6 28.4
• Tinh bột gạo gồm có : amylose ( 15-35%) và amylopectin ( 65-85% ).
Trong nội nhủ ,tinh bột ở dạng hạt với kích thước trung bình 3-8 x10-6m.
các hạt tinh bột có cấu trúc rất chặt chẽ.
• Thành phần protêin trong hạt gạo gồm có : albumin 5% ,globulin 10%
,prolamin 5% ,glutelin 80% . phần lớn các protêin này không hòa tan
được vào môi trường lên men.
• Tiêu chuẩn chọn gạo :
Gạo có kích thước hạt lớn,tròn , đồng đều, màu trắng, độ bền cao, khó bị
gãy.
1.4 Nước :
Tiêu chuẩn nước trong sản xuất nước tương :
Bảng 1.4.1 Tiêu chuẩn của nước
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu vật lý
Mùi vị
Độ trong (ống Dienert)
Màu sắc (thang màu coban)
Không có
100 mL
5o
Chỉ tiêu hóa học
pH
CaO
MgO
Fe2O3
MnO
BO4
3-
SO4
2-
NH4+
NO2
-
NO3
-
Pb
As
Cu
Zn
6.0 - 7.8
50 - 100 mg/L
50 mg/L
0.3 mg/L
0.2 mg/L
1.2 - 2.5 mg/L
0.5 mg/L
0.1 - 0.3 mg/L
không
không
0.1 mg/L
0.05 mg/L
2 mg/L
5 mg/L
F 0.3 - 0.5 mg/L
Chỉ tiêu vi sinh
Tổng số vi sinh vật hiếu khí
Chỉ số Coli (số Coli/1 lít nước)
Chuẩn số Coli (số mL nước có
1Coli)
Vi sinh vật gây bệnh
< 100 cfu/mL
< 20
>50
Không có
1.5 Muối :
Thành phần chính của muối ăn là NaCl. Muối ăn sau khi sản xuất ở
đồng muối phải được tinh chế trước khi đưa vào sản xuất. Trong sản xuất
nước tương thường dùng muối hột hay muối xay.
Chỉ tiêu hóa học :
- Muối sử dụng trong sản xuất nước tương càng ít tạp chất càng tốt vì
ngoài thành phần chính NaCl còn lẫn tạp chất (MgSO4, MgCl2, KCl,
CaSO4...). Muối Mg có vị đắng và dễ hút ẩm làm muối dễ chảy không có
lợi trong sản xuất nước tương.
- Độ ẩm : không quá 4%.
- Màu sắc : trắng, có thể có ánh hồng hoặc vàng.
- Mùi : không mùi
- Vị : khi pha thành dung dịch 5% có vị mặn, không có vị khác.
- Tình trạng : đồng nhất, không lẫn tạp chất khi nhìn bằng mắt thường,
không vón cục.
- Kích thước : gồm những hạt tinh thể nhỏ, khi qua lưới sàng có kích
thước 1×1mm thì lọt qua 95%.
Bảng 1.5.1 :Thành phần tạp chất(mg/kg)trong muối
Hàm lượng tạp chất Số mg/kg
Độ tinh khiết 95-99,5%
Iod
Pb <2
Kali <35
Magie <0,13
Canxi <30
Ion sulfat <70
K4Fe(CN)6 <10
Na4Fe(CN)6 <10
CaCO3 <20
Cu <2
asen <0,5
cát <0,5
coliform không
1.6 Phụ gia bảo quản :
Natri benzoate : chất bền vững, không mùi, hạt màu trắng hay bột kết
tinh, có vị
hơi ngọt, tan ít trong nước, ít độc, có tác dụng bảo quản thực phẩm, chống
nấm
mốc, có hoạt tính cao nhất ở pH 2.5 – 4. Trong bảo quản nước tương
thường dùng
natri benzoate có nồng độ 0.07 – 0.1 %.
Tiêu chuẩn lựa chọn phụ gia bảo quản :
- Có tính kháng khuẩn, nấm mốc và nấm men cao hoặc có tính chống oxy
hóa xảy ra trong quá trình bảo quản.
- Không gây độc cho người .
- Không làm biến đổi hoặc rất ít tính chất hóa lý, cảm quan của thực
phẩm.
- Không tạo phản ứng phụ hoặc những sản phẩm độc hại cho sản phẩm
B. GIỐNG VI SINH VẬT :
• Những loại thường gặp nhất là Mucor mucedo, Rhizopus nigricans,
Aspergillus oryzae, Aspergillus niger, Penicillium protatum, Tricoderma
liguorum.
• Nấm mốc thường được dùng trong sản xuất shoyu là A. oryzae và A.
sojae. Trong 65 chủng mốc koji dùng trong sản xuất shoyu thì 80% là A.
oryzae và
20% là A. sojae.
Tiêu chuẩn chọn giống:
Trong sản xuất tương công nghiệp, khi lựa chọn một giống nấm mốc điều
cấn nhất là phải tạo được giống vi sinh vật thuần chủng . Giống vi sinh
vật đưa vào sản xuất phải đảm bảo các điều kiện sau:
Hoạt lực protease cao :
- Một số enzyme của A. oryzae được tìm thấy cả ở nội bào và ngoại
bào. Trong môi trường nuôi cấy rắn A. oryzae trong sản xuất shoyu
truyền thống, glutaminase có hoạt tính nội bào, trong khi các enzyme
khác như protease và α-amylase thì hầu như có hoạt tính ngoại bào.
Trong môi trường bị nhận chìm, A. oryzae tạo ít glutaminase hơn, và
hầu hết đều thải ra ngoài tế bào. Sự nuôi cấy A. oryzae theo phương
pháp này làm giảm sự tạo glutaminase, nhưng lại tăng tạo protease.
- Sự giải phóng enzyme ra ngoài rất quan trọng cho việc thủy giải
protein và tinh bột, vì vậy chủng nào có lượng enzyme ngoại bào cao sẽ
được ưa chuộng hơn. Nếu không, phải cần những phương pháp để giải
phóng enzyme nội bào ra ngoài.
Khả năng phát triển mạnh và ch