Hạt đậu nà nh gồm hai phần: vỏ hạt và phô i. Vỏ bao bọc bê n ngoài để bảo vệ ph ô ibên trong. Vỏ hạt dà y hay mỏng t ùy theo giống, vỏ chỉ chiếm khoảng 8 % khối lượnghạt, ph ầ n phô i bê n trong chứa hai tử diệp, chứa đạm và dầu n ê n chiếm 90 % trọng lượng hạt. (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004)
34 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất protein isolate từ đậu nành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
1
I. GIỚI THIỆU NGUYỆN LIỆU
I.1 Tổng quan về cây đậu nành
Đậu nành, hay còn gọi là đậu tương (tên khoa học: Glycine soja Siebold et Zucc
hoặc Glycine max (L.) Merrill, hay Soya hispida Maxim), có nguồn gốc từ phương Đông,
được thuần hóa đầu tiên ở Trung Quốc vào khoảng năm 644 trước CN.
Giới : Plantae
Ngành :Magnoliophyta
Lớp : Magnoliopsida
Bộ : Fabales
Họ : Fabaceae
Phân họ : Faboideae
Giống : Glycine
Loài : max
Tên thứ hai : Glycine max
Điều kiện để cây đậu nành phát triển tốt:
o pH đất trồng: 6,0 – 6,5
o Nhiệt độ: 25 – 300C
o Lượng mưa: 500 -700mm
o Thời kì trồng : cuối mùa đông, đầu mùa hè
Tính chất vật lý của hạt đậu nành:
o Hình dạng: từ tròn tới thon dài và dẹt
o Màu sắc: vàng, xanh, nâu hoặc đen
o Kích thướt : 18-20g/100 hạt
Cấu trúc hạt đậu nành:
Hạt đậu nành gồm hai phần: vỏ hạt và phôi. Vỏ bao bọc bên ngoài để bảo vệ phôi
bên trong. Vỏ hạt dày hay mỏng tùy theo giống, vỏ chỉ chiếm khoảng 8 % khối lượng
hạt, phần phôi bên trong chứa hai tử diệp, chứa đạm và dầu nên chiếm 90 % trọng lượng
hạt. (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004)
Hình 1.1 : Cây đậu nành
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
2
I.1.1 Lịch sử phát triển đậu nành
Năm 2838 trước công nguyên, hoàng đế Trung Quốc Sheng Nung viết Materia
Medica. Trong tài liệu này, cây đậu nành được ghi chú là có giá trị vì khả năng làm
thuốc. Đậu nành được trồng đầu tiên ở Bắc Trung Quốc, từ đây đã truyền sang Nhật, Hàn
Quốc và Nam Á. Đậu nành đã được biết đến như là một thứ thuốc ở các tài liệu từ Trung
Quốc, Ai Cập và Mesopotamia ở những năm 1500 trước công nguyên hay sớm hơn. Ở
thời ấy, những hợp chất đã lên mốc, lên men từ đậu nành đã được sử dụng như là những
chất kháng sinh để trị vết thương và giảm sưng.
Năm 1712, đậu nành được giới thiệu vào Châu Âu bởi Englebert Kaempfer, nhà
thực vật học người Đức đã được học ở Nhật. Một nhà thực vật học người Thụy Điển Carl
von Linne đã hoàn tất nghiên cứu đậu nành và đặt tên cho nó là Glycine max bởi những
nốt sần ở rễ. Không may là đất và khí hậu không thích hợp ở Châu Âu đã làm cho sự thử
nghiệm sản xuất đậu nành bị ngưng.
Cây đậu nành đến Mỹ những năm 1800. Thời đó đậu nành được sử dụng như một
ballast (vật nặng để giữ cho tàu thuyền thăng bằng khi không có hàng) cho những thuyền
có hành trình xa từ Trung Quốc và được dỡ hàng nhường chỗ cho hàng hóa trong chuyến
đi kế tiếp. Vì tò mò, một vài nông dân đã trồng hạt đậu nành. Cây đậu nành đầu tiên
trồng ở Mỹ là cây đậu đã lớn lên ở Pennsylvania.
Năm 1829, những nông dân Mỹ đã trồng đậu nành theo vụ và đến năm 1898 Bộ
Nông Nghiệp Mỹ đã đem về một số giống khác từ Châu Á.
Năm 1904, George Washington Carver đã khám phá ra rằng đậu nành giàu
protein và dầu. Người tiên phong về đậu nành William. J .Morse đã trải qua hai năm ở
Trung Quốc và đã thu được 10 000 giống đậu nành khác phục vụ cho mục đích nghiên
cứu ở Mỹ.
Năm 1920, tiến sĩ John Harvey Kellogg đã đề ra sự thay thế đậu nành vào bữa ăn
và sữa đậu nành cho người tiêu dùng. Tuy nhiên nông dân Mỹ đã không nắm bắt thời cơ
cho tới khi những cánh đồng đậu nành ở Trung Quốc bị tàn phá trong thế chiến thứ II và
cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1940.
Ngày nay đậu nành đã trở nên phổ biến và được trồng ở rất nhiều nước trên thế
giới.
Cây đậu nành có 4 loại lá : hai lá mầm, hai lá đơn, lá có ba lá chét và lá gốc. Nốt
sần là phần vỏ rễ phình ra và trong đó có vi khuẩn Rhizobium japonicum sinh sống. Vi
khuẩn này hình gậy, sống trong đất, có khả năng đi vào rễ và cố định đạm từ khí trời.
Một cây đậu có khoảng vài trăm nốt sần phân bố trên các rễ ở độ sâu 1m. Vi khuẩn
thường xuyên xâm nhập vào rễ, ở phần giữa đỉnh rễ và lông hút nhỏ nhất, tạo thành một
chuỗi nhiễm là một ống có lỗ hở. Mỗi vi khuẩn được bao bọc một màng tạo thành túi,
nếu vi khuẩn đi vào chất nguyên sinh của tế bào rễ mà không được bọc một màng thì nó
sẽ tạo thành nốt sần không có tác dụng. Ở trong túi, vi khuẩn nhân nhanh cho tới khi một
vài vi khuẩn hoặc dạng vi khuẩn được hình thành. Nốt sần có tập tính sinh trưởng hữu
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
3
hạn và bám vào rễ, phần giữa nốt sần là tế bào nhu mô đầy túi Bacteroids. Túi Bacteroids
chiếm 80% thể tích tế bào, còn lại 20% là nguyên sinh chất và các thành phần khác. Phần
giữa của Bacteroids là những tế bào không bị nhiễm vi khuẩn và phân chia mạnh tạo
thành ống dẫn (nơi trao đổi giữa tế bào chủ và Bacteroids cố định đạm. Nốt sần có thể
tăng trưởng đến 60 ngày thì bắt đầu giảm tuổi thọ từ giữa và tiến dần ra ngoài, cuối cùng
bị thối. Đạm được cố định ở Bacteroids. Enzyme nitrogenase nằm ở Bacteroids chứa từ
2-5% tổng số đạm của nốt sần, nó có 2 ngăn : ngăn 1 chứa Mo-Fe-protein gọi là
dinitrogenase và ngăn 2 là Fe-protein gọi là dinitrogenase reductase. Trong quá trình cố
định đạm sinh ra H2 . Leghaemoglobin có ở trong nguyên sinh bao quanh Bacteroids và
ở vỏ của Bacteroids, có vai trò đưa oxy vào mô nốt sần. Sản phẩm đầu tiên của cố định
đạm là NH3 do vi khuẩn Brady Rhizobium japonicum tiết ra hầu hết. NH3 sau đó chuyển
hóa vào glutamin và glutamate ở cylosol tế bào chủ, các nhà khoa học cũng cho rằng
NH3 oxi hóa thành NO3
- ở trong Bacteroids.
Đậu nành thuộc nhóm vận chuyển ureide, allatoin và allansoic acid là dạng đạm
chính được chuyển hóa từ nốt sần vào cây. Ureide thủy phân thành urê và glyoxylate
dưới sự xúc tác của allantoinase và allantoicase cho thấy trong quá trình chuyển hóa của
allantoase dưới xúc tác của allantoicase. Allantoicase được hình thành được hình thành
dưới xúc tác của ureidoglycolase, nó chuyển thành glyoxylate và ha i phân tử urê tiếp
theo lại được chuyển hóa do men urease thành amin acid. Urease có mặt trong các bộ
phận của cây. Hoạt tính urease bị ức chế do thiếu nitơ nhưng Ni kích thích hoạt tính của
urease, khi thiếu Ni dù đậu trồng ở điều kiện có nitơ, NO3
- hay NH4 thì hiện tượng bị độc
do urê có thể xảy ra, do đó urê là sản phẩm của quá trình chuyển hóa nitơ trong điều kiện
cố định hay không cố định đạm.
Cây đậu nành cho nhiều hoa nhưng tỷ lệ hoa không thành quả chiếm 20-80%.
Đậu nành có hoa dạng cánh bướm đặc trưng, ống đài năm cánh không bằng nhau. Tràng
hoa gồm cánh hoa cờ phía sau, hai cánh bên và hai cánh thìa phía trước tiếp xúc nhau
nhưng không dính vào nhau. Bộ nhị gồm 10 nhị chia làm hai nhóm, nhóm 1 gồm 9 nhị
và cuống dính với nhau thành một khối, nhóm 2 chỉ có một nhụy hoa, nhụy hoa có một
là noãn. Vòi nhụy cong về phía nhị.
Hạt đậu nành cũng như hạt của nhiều loại họ đậu khác là không có nội nhũ mà
chỉ có một lớp vỏ bao quanh một phôi lớn. Hình dạng hạt có hình cầu, dẹt, dài và oval. Ở
hạt trưởng thành, đầu của rốn là lỗ noãn, lỗ này được bao phủ bởi một lớp màng. Ở đầu
kia của rốn là rãnh nhỏ.
Vỏ đậu nành có 3 lớp : biểu bì, hạ bì và lớp nhu mô bên trong. Do vỏ của lớp tế
bào mô đậu có lớp cutin che phủ nên sự trao đổi khí không xảy ra, sự trao đổi khí giữa
phôi và mội trường qua rốn hạt. Những mảnh của nội nhũ bị ép chặt vào vỏ hạt. Lớp
ngoài nội nhũ gọi là lớp aleuron gồm những tế bào hình lập phương nhỏ chứa đầy đạm.
Hạt đậu nành có nhiều màu sắc khác nhau : vàng, xanh, nâu, đen, có thể một
màu, hai màu hay nhiều màu. Một cây có thể có tới 400 quả đậu nành. Một quả chứa từ
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
4
1-5 hạt (các giống thường từ 2-3 hạt), quả hơi cong có chiều dài từ 2-7 cm. Màu sắc của
quả phụ thuộc vào sắc tố caroten, xanthophyll, antocyanin.
I.1.2 Đậu nành ở Việt Nam
Trước Cách mạng tháng 8/1945, diện tích đậu nành còn nhỏ. Sau khi đất nước thống
nhất thì diện tích đậu nành đã tăng. Cả nước có 6 vùng sản xuất đậu nành : vùng Đông
Nam Bộ có diện tích lớn nhất (26,2% diện tích đậu nành cả nước)
o Miền núi Bắc Bộ (24,7%)
o Đồng bằng sông Hồng (17,5%)
o Đồng bằng sông Cửu Long (12,4%)
o Đồng bằng ven biền miền Trung
o Tây Nguyên.
Trong 10 năm trở lại đây, có hàng loạt giống đậu nành được nhập từ nước ngoài,
thích nghi tốt trong điều kiện Việt Nam. Một số được chon từ các tổ hợp lai hữu tính và
sử dụng đột biến. Có thể phân chia thành các nhóm giống chính như sau
Bảng 1.1 : Một số giống đậu nành ở Việt Nam
Giống
Thời gian
sinh
trưởng
(ngày)
Đặc điểm
Khối lượng
(100 hạt )
Năng suất
(tạ/ha)
VỤ
XUÂN
VX92 90-95
Hoa trắng, hạt vàng
sang
14-16g 18-22
TL57 100-110 Hoa trắng, hạt vàng 15-16 15-20
ĐN42 90-95
Hoa tím, hạt tròn, vàng
sang
13-14 14-16
AK06 93-95 Hoa tím, hạt vàng sáng 16-18 25-30
ĐT2000 100-110 Hoa tím, nhiều đốt 14-15 30-40
VỤ
HÈ
M103 85 Hoa tím, hạt vàng sáng 18-20 17-20
DT84 80-85 Hoa tím, hạt vàng sáng 18-22 15-30
ĐT93 80-82
Hoa tím, chín có màu
vàng
13-14 15-30
ĐT12 71
Hoa trắng, là hình tim
nhọn
17-19 17-20
VỤ
THU
ĐÔNG
VX93 85-90
Hoa trắng, quả nâu, hạt
vàng
15-16 16-20
AK05 90-95
Hoa trắng, cây cao 40-
45cm
13-15 16-23
DT95 90-97 Hạt vàng, rốn nâu đen 15-16 15-30
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
5
D96-02 95-110 Hoa tím, hạt vàng nhạt 15-18 15-18
ĐT21 95-100 Hoa tím, hạt vàng 20-22 20-28
TỈNH
PHÍA
NAM
MTD176 80-85 * * 12-15
HL25 80 * 12-14 11-15
VDN1 80-85 * 15-16 18-20
HL-2 80 * 12-14 18-20
I.2 Thành phần hóa học hạt đậu nành
I.2.1 Thành phần hóa học
o 8% nước
o 5% chất vô cơ
o 15-25% glucose
o 15-20% chất béo
o 35-45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết (isoleucin, lysin,
methionin, pheny lalanin, tryptophan, valin)
o Nhiều sinh tố, khóang chất, Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S
o Các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa, cellulose
Bảng 1.2: Thành phần hoá học của hạt đậu nành
Thành phần
Tỷ lệ khối
lượng
Tỷ lệ phần trăm (%)
Protein
Nx6.25
Lipid Cacbohydrate Tro
Lá mầm 90 43 23 43 5
Vỏ 8 9 1 86 4.3
Trụ dưới lá
mầm
2 41 11 43 4.4
Nguyên hạt 100 40 20 35 4.9
Bảng 1.3: Thành phần hydratcacbon trong đậu nành
Cellulose
Hemicellulose
Stachyose
4.0%
15.4%
3.8%
Raffinose
Saccharose
Các loại đường khác
1.1%
5.0%
5.1%
Bảng 1.4: Thành phần amino acid có trong protein đậu nành
Amino acid
Hàm lượng aa
(g/100 g protein)
Isoleucine 4.54
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
6
Leucine
Lysine
Methionine
Cystine
Phenylalanine
Tyrosine
Threonine
Tryptophan
Valine
7.78
6.38
1.26
1.33
4.94
3.14
3.86
1.28
4.80
Bảng 1.5: Thành phần acid béo trong đậu nành
Acid béo Ký hiệu % khối lượng
Lauric
Myristic
Palmitic
Stearic
Oleic
Linoleic
Linolenic
12:0
14:0
16:0
18:0
18:1
18:2
18:3
4.5
4.5
11.6
2.5
21.1
52.4
7.1
Bảng 1.6: Hàm lượng các chất khoáng trong đậu nành
Canxi
Photpho
Mangan
0.16 – 0.47%
0.41 – 0.82%
0.22 – 0.24%
Kẽm
Sắt
37mg/kg
90 – 150g/kg
Bảng 1.7: Hàm lượng các vitamin trong đậu nành
Thiamin
Riboflavin
Niacin
Pyridocin
Biotin
Acid tantothenic
11 – 17.5mg/kg
3.4 – 3.6
21.4 – 23
7.1 – 12.0
0.8
13 – 21.5
Inoxton
Acid folic
Vitamin A
Vitamin E
Vitamin K
1.9
2300
0.18 – 2.43
1.4
1.9
I.2.1 Protein đậu nành
Protein bao gồm :
o Protein dự trữ (globulin) có thể bị thủy phân trong thời gian hạt nảy mầm để làm
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
7
chất dinh dưỡng cho phôi sinh trưởng.
o Protein cấu trúc (protein chức năng) như ezyme và chất kiềm hãm enzyme thì
thường được định vị trong phần còn lại của tế bào.
Trong hạt còn có một lượng nhỏ các hợp chất như oestrogen, goitrogen, fitat, saponin,
sterol…Các hợp chất này và một số oligosaccharide không có lợi.
Bằng phương pháp siêu ly tâm, người ta đã tách được bốn đoạn 2,7,11,15. Các
globulin 7S và 11S chiếm trên 70% tổng lượng protein của hạt. Phương pháp này được
phát triển những năm 1970.
Protein đậu nành được phân ra :
o Globulin 2S (gồm chất kiềm hãm trypsin, cytochrome c) chiếm 35% trọng lượng
protein của hạt.
o Globulin 11S (glycinin) được cấu tạo nên từ 12 tiểu phần (subunits) tương đối ưa
béo : 6 tiểu phần có tính acid A và 6 tiểu phần có tính kiềm B. Trong phân tử có
từ 42-46 nguyên tử lưu huỳnh dưới dạng các cầu disulfua nối các dưới đơn vị hay
trong nội bộ một tiểu phần. Glycinin dễ dàng bị phân ly thành các dưới đơn vị
của mình khi gia nhiệt tới 800C ở lực ion thấp.
o Globulin 7S là conglycinin thường chiếm 35% trọng lượng protein của hạt, là
một glucoprotein. Phân tử cấu tạo nên từ 3 tiểu phần có tính acid : , ’ và . Các
tiểu phần , ’ có thành phần acid amin rất giống nhau, thiếu cystein và cystine.
Dưới đơn vị không chứa cystein và methionine. Trong đoạn 7S còn có các
hemaglutinin (lectin) mà phân tử của chúng có thể tạo thành phức bền với các
hợp chất glucid, nó còn có các chất kiềm hãm protease như antitrypsin Kunitz…
Ngoài phương pháp trên, người ta còn sử dụng phương pháp Sodium Dodecyl Sulfate
Polyacrylamide Gel Electrophoresis (SDS-PAGE), thuốc nhuộm CBB G250 để tách
được các globulin 7S và 11S ở một số cây đậu ở Mỹ và Nhật.
Khi đun nóng dung dịch conglycinin loãng, pH = 7-8, lực ion yếu, đến 1000C thì
các phân tử của chúng sẽ phân ly thành các tiểu phần không có hiện tượng tập hợp phân
tử.
Ở pH = 7-7,6 và lực ion 0,2-0,4 thì các phân tử cũng phân ly thành các dưới đơn vị
nhưng sau đó tập hợp lại.
Khi đun dung dịch protein đậu nành 1% đến 950C, pH = 7, không có các chất khử và
các lực ion khác nhau thì quá trình tập hợp sẽ thuận lợi khi lực ion tăng từ 0 đến 2. Tốc
độ tập hợp sẽ tăng trong pH = 4-6 nhưng sẽ gần bằng 0 nếu pH acid hoặc kiềm.
Dung dịch protein đậu nành đậm đặc được đun nóng ở pH gần trung tính sẽ tạo gel.
Khi lực ion yếu thì trạng thái này sẽ xảy ra từ 700C, thời điểm mà conglycinin giãn
mạch. Độ cứng của gel sẽ giảm cùng với nồng độ NaCl, các gel protein thường không
chịu được sự thanh trùng. Ở pH = 5,5 hay thêm ion Ca2+ làm đông tụ protein thành
những khối. Cả glycinin và conglycinin đều bị biến tính khi tiếp xúc với hỗn hợp nước
– ethanol có hàm lượng rượu trên 20% theo thể tích. Rượu càng kỵ nước thì sự giãn
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
8
mạch protein càng nhanh và độ cứng của gel càng lớn.
I.3 Thành phần dinh dưỡng hạt đậu nành
Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu thành có nhiều điểm tương tự với sữa bò.
o Sữa đậu nành có lượng protein cao gần bằng sữa bò, nhưng ít canxi hơn sữa bò.
Sữa đậu nành có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những
người bị dễ bị đau bụng do lactose. Sữa đậu nành cũng chứa ít chất béo bão hòa
hơn sữa bò, có thể có lợi cho tim mạch hơn.
o Đậu nành có tỷ lệ protit và lipit vượt xa lượng chất dinh dưỡng có trong thịt,
nhiều nhất vẫn là protein. Người ta thấy rằng protein động vật vừa khó hấp thu,
vừa để lại những hợp chất cặn xấu cho cơ thể, làm suy thoái nhanh và gây ra
nhiều chứng bệnh nan y, ngược lại protein đậu nành có lợi cho cơ thể, không để
lại những hợp chất gây bệnh, lại có đặc tính đặc biệt về khả năng kết hợp với các
prorein từ ngũ cốc, ở một mức độ nào đó, bổ sung cho nhau để tạo ra nhiều loại
dưỡng chất tương ứng với nguồn gốc từ động vật như protein trong trứng, cá và
nhiều loại khác. Vì thế mà khi protein đậu nành dùng thay thế protein động vật
làm giảm những khiếm khuyết mà protein động vật gây ra, đồng thời nhờ tính kết
hợp, cung cấp cho cơ thể nhiều hợp chất phong phú đáp ứng quá trình trao đổi
chất trong cơ thể.
o Chất béo không bão hoà chiếm 60% so với bão hoà là 15%, trong đó có 2 loại
axit linolenic và linolic ảnh hưởng tốt lên hệ tuần hoàn và phòng được ung thư.
o Chất xơ của đậu nành gồm hai loại: xơ không tan ở phần vỏ bao (cellulose,
lignin) và xơ tan ở phần đậu (pectin, gum).
o Nhiều hợp chất khác có trong đậu nành có tính dược lý cao, được các nhà khoa
học lần lượt khám phá và họ đã khẳng định chúng có khả năng ngăn chặn hữu
hiệu bệnh tim mạch, làm tăng khả năng chịu đựng các hoạt động cơ bắp, giảm
khối lượng mỡ, giữ cho cơ thể thon thả và khoẻ mạnh.
o Trong hạt đậu nành rất giàu vitamin A, E, K cùng với khoáng chất potassium sắt,
kẽm và phốt pho bổ sung đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ dưỡng chất.
I.4 Chỉ tiêu chất lượng
Thông thường, chất lượng của đạm được đánh giá dựa vào thành phần acid amin
thiết yếu. Có tất cả 20 loại acid amin, nhưng trong đó chỉ có 8 loại là thiết yếu mà cơ thể
không tự tổng hợp được, phải lấy từ nguồn thực phẩm ăn vào. Loại đạm nào có sự phân
bố thành phần 8 acid amin thiết yếu giống với đạm của cơ thể thì được xem là đạm có
chất lượng tốt.
Người ta đã dùng các chỉ số BV (Biochemical Value) hoặc NPU (Net Protein
Utilisation) để đo lường chất lượng của đạm. Các chỉ số này càng cao có nghĩa là đạm ăn
vào có khả năng được giữ lại cơ thể càng nhiều để tổng hợp thành đạm cơ thể. So với các
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
9
nguồn đạm thực vật khác, đạm đậu nành có chỉ số BV cao hơn cả. Nhưng so với đạm của
các nguồn động vật như: trứng, thịt, cá, sữa thì đạm đậu nành có chỉ số BV thấp hơn. Đó
là do đạm đậu nành thiếu hụt thành phần methionin.
BV của protein isolate là 74.
NPU của protein đậu nành là 61.
I.5 Các sản phẩm thực phẩm từ đậu nành:
Do đậu nành có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp ích cho con người trong
việc bổ sung lượng protein và lipid cần thiết cho cơ thể, nên được ứng dụng rất nhiều
trong các lĩnh vực khác nhau: y dược, nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp…
Tuy nhiên khả năng ứng dụng của đậu nành được sử dụng nhiều nhất là trong
thực phẩm. Thực phẩm chế biến từ đậu nành có thể chia làm 2 nhóm lớn:
Nhóm thực phẩm không lên men:
Sản phẩm sữa đậu nành.
Cà phê sữa đậu nành.
Đậu phụ.
Các loại bánh nướng.
Bột dinh dưỡng cho trẻ em.
Các sản phẩm giả thịt, lạp xưởng.
Nước tương hoá giải.
Các chất chiết từ protein đậu nành.
Nhóm thực phẩm có lên men:
Chao
Nước tương lên men.
Tương.
Miso.
Tempeh.
Đạm tương.
I.6 Tổng quan về sản phẩm Protein Isolate:
I.6.1 Định nghĩa : của Association of American Feed Control Officials, Inc. (AAFCO)
thì SPI được sản xuất từ bột đậu nành đã tách vỏ, tách béo và loại hết những phần không
phải là protein và chứa ít nhất là 90% protein trên hàm lượng chất khô.
Hình 1.2: Soy protein isolate dạng bột
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
10
Protein đậu nành là một sản phẩm được chế biến bằng cách trích ly protein từ đậu
nành với hàm lượng protein cao (>90%), để cung cấp cho các nhà máy chế biến các sản
phẩm thịt.
Protein đậu nành có tính năng cải thiện cấu trúc hay tạo cấu trúc trong các dạng
sản phẩm khác nhau (dạng gel, nhũ tương...), có khả năng giữ nước, liên kết các thành
phần chất béo, protein...nhanh chóng nên được đưa vào trực tiếp trong quá trình tạo nhũ
tương.
Protein isolate là protein đậu nành có hàm lượng protein cao nhất, được làm từ
quá trình trích ly hạt đậu nành, loại bỏ hầu hết chất béo và carbohydrate. Kết quả thu
được là sản phẩm chứa trên 90% protein. Vì vậy protein isolate có mùi vị trung tính so
với các sản phẩm protein đậu nành khác. Protein isolate từ đậu nành được sử dụng phần
lớn trong công nghiệp thực phẩm.
I.6.2 Ứng dụng trong công nghiệp của protein islolate
Protein isolate được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm với mục đích dinh
dưỡng (tăng hàm lượng protein trong sản phẩm), cảm quan (ngon miệng hơn, hợp khẩu
vị hơn) và những lý do chức năng (cần thiết cho sự chuyển thành thể sữa, sự hấp thụ
nước, chất béo, chất kết dính)
Protein isolate được sử dụng trong công nghiệp sản xuất các sản phẩm sau:
o Snacks
o Thức ăn nhanh từ ngũ cốc
o Thực phẩm nướng
o Kem, sản phẩm bơ sữa.
o Công nghệ sản xuất thịt cá…
Sản xuất protein isolate từ đậu nành GVHD: PGS.TS Lê Văn V