Thuật ngữ protein đơn bào mới hình hành trong giới khoa học từ những năm 50 của thế kỷ trước. Thực tế loài người đã biết sử dụng loại protein này và các chất có trong tế bào VSV từ rất lâu.
- Protein đơn bào (SPC-Single cell protein) là thuật ngữ chỉ một loại chất dinh dưỡng có trong tế bào và chỉ sản xuất từ vi sinh vật (VSV), được sử dụng làm thức ăn cho người và động vật.
27 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 1
1. GIỚI THIỆU:
- Thuật ngữ protein đơn bào mới hình hành trong giới khoa học từ những năm 50
của thế kỷ trước. Thực tế loài người đã biết sử dụng loại protein này và các chất có trong
tế bào VSV từ rất lâu.
- Protein đơn bào (SPC-Single cell protein) là thuật ngữ chỉ một loại chất dinh
dưỡng có trong tế bào và chỉ sản xuất từ vi sinh vật (VSV), được sử dụng làm thức ăn cho
người và động vật. Thuật ngữ này không chỉ đơn giản là protein từ tế bào của cơ thể đơn
bào, vì rất nhiều VSV không phải là cơ thể đơn bào mà người ta vẫn khai thác chúng. Do
đó, thuật ngữ này nên hiểu là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều protein từ VSV khác nhau, cả
đơn bào lẫn đa bào (từ vi khuẩn, nấm men, nấm sợi và tảo). Được sử dụng trước hết là
nguồn protein trong dinh dưỡng động vật, chủ yếu là trong chăn nuôi.
Bảng 1: Thành phần hóa học của SCP trên các cơ chất khác nhau
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 2
Bảng 2: Thành phần acid amin thiết yếu của các nguồn SCP khác nhau
1.1. Ưu điểm của protein đơn bào:
Sản xuất protein đơn bào có những ưu điểm sau:
- Vi sinh vật là cơ thể có tốc độ sinh sản rất mạnh, khả năng tăng trưởng nhanh.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn ta có thể thu nhận được một khối lượng sinh khối rất lớn,
thời gian này được tính bằng giờ, còn ở thực vật và động vật thời gian này được tính bằng
tháng hoặc hàng chục năm.
Bảng 3: Thời gian tăng đôi khối lượng
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 3
Bảng 4: Hiệu quả sản xuất protein của một số nguồn protein trong 24 giờ
- Hàm lượng protein rất cao: ở vi khuẩn là 60 – 70%, ở nấm men là 40 – 50% chất
khô. Hàm lượng này còn phụ thuộc vào loài và chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện nuôi
cấy. Hàm lượng protein ở đây chỉ bao hàm protein chứ không gồm các thành phần nitơ
protein như axit nucleic, peptit.
- Protein của vi sinh vật có chất lượng tương đương protein động vật và hơn hẳn
protein thực vật.
- Vi sinh vật có khả năng hấp thụ, phân giải nhiều loại nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm,
thậm chí cả chất thải, nước thải của một quá trình sản xuất nào đó.
- Hiệu suất chuyển hóa cao: hydratcacbon được chuyển hóa tới 50%, cacbuahydro
- 100% thành chất khô của tế bào.
- Hoàn toàn có thể sản xuất theo quy mô công nghiệp (sản xuất hàng loạt, có kiểm
soát và sản phẩm có chất lượng đồng nhất).
- Sản xuất protein đơn bào không phụ thuộc vào khí hậu hay điều kiện địa lý.
1.2. Nhược điểm:
Tuy vậy, nguồn protein thu nhận được từ vi sinh vật còn có những hạn chế:
- Hàm lượng các acid amin chứa lưu huỳnh thấp.
- Khả năng tiêu hóa của protein: có phần bị hạn chế bởi thành phần phi protein,
như acid nucleic, peptid của tế bào, hơn nửa chính thành và vỏ tế bào VSV khó cho
enzyme đi qua.
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 4
1.3. Giá trị dinh dưỡng của SCP:
Bảng 5: Thành phần các nhóm chính của một số vi sinh vật (% trọng lượng khô)
Bảng 6: Thành phần vitamin của một số vi sinh vật (mg/100 g trọng lượng khô)
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 5
2. NGUYÊN LIỆU
2.1. Parafin
- Parafin cao phân tử là hydrocacbon mạch thẳng dùng nhiều trong thực tiễn để
tổng hợp hữu cơ. Từ C6-C18 là chất lỏng ở nhiệt độ thường, lớn hơn C18 là chất rắn, nhiệt
độ nóng chảy của chúng tăng dần theo độ dài của mạch C. Nhiệt độ nóng chảy của n-
parafin thường lớn hơn của parafin phân nhánh tương ứng.. Do cấu trúc mạch thẳng, n-
parafin có khả năng xâm nhập vào những hốc của zeolit (mạng phân tử). Người ta dùng
tính chất này để tách n-parafin khỏi hỗn hợp của chúng với những hydrocacbon nhóm
khác.
- Parafin thu được từ sản phẩm dầu mỏ sẽ ở dạng hỗn hợp.Người ta phân loại
chúng là parafin cứng và parafin mềm. Parafin mềm nóng chảy ở nhiệt độ <40oC, chúng
gồm hydrocacbon C11-C20, sôi ở nhiệt độ từ 200oC đến 320-350oC. Đối với một số yêu
cầu, người ta thu parafin mềm ở dạng phân đoạn rất hẹp, ví dụ 250-300oC. Parafin cứng
(nhiệt độ nóng chảy hơn 50oC) gồm hydrocacbon C20-C35 sôi từ 300-350oC.
2.1.1 Tách parafin
- Nguồn gốc chính của parafin lỏng và rắn dùng cho tổng hợp hữu cơ là dầu mỏ.
Dầu mỏ gồm hỗn hợp parafin, naften và hydrocacbon thơm với nhiều tạp chất là những
hợp chất chứa oxi và lưu huỳnh. Tùy vào nguồn gốc ban đầu của dầu mà tỉ lệ của những
hydrocacbon kể trên sẽ thay đổi đáng kể.
- Mỗi loại hydrocacbon trong dầu có nhiều đồng đẳng và đồng phân: parafin có
mặt dưới dạng đồng phân đồng phân mạch thẳng và nhánh; naften vòng 5 và 6 với một
hoặc nhiều nhóm alkul có độ dài khác nhau; hydrocacbon thơm ở dạng benzen của nó
(toluen, xilen) còn những hydrocacbon thơm khác có vòng ngưng tụ (naftalen, antraxen,
những đồng đẳng của chúng.
Tách n-parafin nhờ zeolit
- Là phương pháp mới, tiến bộ được dùng nhiều. Nó dùng cho bất cứ phân đoạn
nào và cho độ tách n-parafin cao (80-98%) và độ tinh sạch cao (98-99,2%). Quá trình này
gồm 2 giai đoạn: hấp phụ n-parafin và giải hấp phụ.
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 6
- Người ta trộn và phân đoạn dầu với khí N2, gia nhiệt và hóa hơi trong thiết bị gia
nhiệt . Hỗn hợp hơi khí thu được cho vào thiết bị hấp phụ đã chứa đầy zeolit, tại đây xảy
ra sự hấp phụ n-parafin. Làm lạnh hỗn hợp thoát ra sau khi hấp phụ qua bộ làm lạnh rồi
tách phần ngưng đã tách parafin ra khỏi khí N2 trong bộ phân ly. Khi chất hấp phụ bị
parafin bão hòa hoàn toàn sẽ xảy ra quá trình giải hấp phụ (NH3). Sau khi giải hấp phụ
người ta làm lạnh hỗn hợp chất giải hấp phụ và parafin trong bộ làm lạnh và tách chúng
trong thiết bị phân ly.
2.1.2 Tiêu chuẩn của parafin:
Bảng 7: Đặc điểm kỹ thuật của parafin dùng để lên men
Thành phần Hàm lượng
n-alkan (% khối lượng)
C14
C15
C16
C17
C18
C19 trở lên
Hợp chất có vòng thơm, ppm max
Sulfur, ppm max
Brom, ppm max
99
1
25 – 35
25 – 35
20 – 30
15 – 20
1
50
10
30
- Sản phẩm nấm men phụ thuộc vào nguồn hydrocacbon có trong nguyên liệu và
các phương pháp làm sạch. Nếu trong nguyên liệu có chứa một số cacbua khác, hàm
lượng của chúng quá một giới hạn nhất định nào đó có thể làm ức chế sinh trưởng của vi
sinh vật
- Sản phẩm oxy hóa của một số hydrocacbon khác trong nguyên liệu có thể có tác
hại đến tăng sinh khối của giống nuôi cấy.
2.2. Nguồn Nitơ:
- Là nước amoniac có 20 - 25% NH3 và một lượng nhỏ amoni sulfat, amonisulfat
có thể được thay bằng amoni clorua.
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 7
2.3 Nguồn khoáng:
- Nguồn phospho: sử dụng supephosphat hoặc acid orthophosphoric.
- Nguồn Kali và Magie: trong sản xuất sinh khối nấm men, người ta sử dụng KCl
như nguồn kali và MgSO4.7H2O như nguồn cung cấp magie.
2.4. Nước:
- Nước sử dụng trong sản xuất sinh khối nấm men là nước sử dụng trong sinh hoạt
(nước máy). Nếu sử dụng nước giếng phải xử lý chúng để chất lượng loại nước này đạt
chất lượng như nước máy dùng trong sinh hoạt.
- Nước được coi như nguyên liệu chính dùng trong sản xuất vì đây là công nghệ
lên men hiếu khí.
Các yêu cầu về nước :
- Có độ cứng từ 4 – 8o (1o tương đương 10 mg CaO/l)
- Không màu, không mùi, không vị.
- Các chất sau không được quá mức cho phép (mg/l): Cl- < 0,5; SO4-2 < 80; As <
0,05; Zn < 5; Cu < 3; FeO < 3.
- Tổng số vi khuẩn hiếu khí <10 cfu/L (37oC), không chứa Coliforms, không chứa
Faecal streptococci và các vi khuẩn clostridia khử sulphit.
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 8
3. VI SINH VẬT:
3.1. Candida tropicalis (hoặc Candida tropicalis Berkhout)
• Giới: Nấm
• Ngành: Ascomycota
• Lớp: Saccharomycetes
• Bộ: Saccharomycetales
• Họ: Saccharomycetaceae
• Giống: Candida
• Loài: Candida tropicalis
- Hình thái:
Tế bào hình ovan hoặc hình tròn, khá lớn, kích thước là (4 ÷ 8) x (5 ÷ 11)
µm, phần lớn các tế bào kế thành nhánh, hiếm khi đứng riêng rẽ. Hệ sợi giả
phát triển tốt từ những sợi giả kéo dài phân nhánh thành chuỗi. Không tạo
bào tử túi. Trong tế bào già tích tụ nhiều hạt chất béo.
Hình 1: Candida tropicalis
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 9
- Tính chất nuôi cấy:
Qua ngày đêm ở 36ºC trong nước malt (4ºBe) tạo thành cặn không nhiều và
qua một tháng tạo thành màng dày nhăn nheo. Khuẩn lạc mọc trên mặt
thạch - malt hình tròn, màu kem trắng. Trên mặt khuẩn lạc có những nếp
nhăn với nhánh phát tia. Rìa khuẩn lạc bị chia cắt theo hình răng cưa hoặc
có tua (hiếm khi phẳng nhẵn). Men này là loại dị hình thái : một chủng có
khi mọc thành khuẩn lạc dạng R (nhăn nheo) hay dạng S (nhẵn).
- Tính chất hóa sinh:
Candida tropicalis lên men rất tốt ở các dịch đường glucose, galactose,
saccharose, maltose.
Men này có thể đồng hóa được các nguồn cacbon: glucose, galactose,
saccharose, maltose, trehalose, rafinose, melixitose, inulin, d-xylose, l-
arabinose, l-ramnose, etanol, glyceryl, d-mannit, d-sorbit, α-metyl-d-
glucoside, axit dl-lactic, citric, tinh bột tan.
Nấm men này không hấp thu được sorbiose, xenlobiose, lactose, melibiose,
dulxit, inozit và axit xalysalic.
Những chủng thuộc giống loài này không phân hủy (hoặc rất yếu) arbutin,
không tạo thành các chất tương tự tinh bột, thủy phân ure. Không đồng hóa
(hoặc rất yếu) nitrat.
Các chủng men này cần một số vitamin làm chất sinh trưởng: axit
pantotenic, para-aminobenzoic, tiamin, inozit v.v...
- Đặc tính công nghệ:
Năng suất thu sinh khối của C. Tropicalis đạt khoảng 38 ÷ 46% trong môi
trường nuôi cấy, tốc độ sinh trưởng riêng là 0,15 ÷ 0,2/h. Nếu trong môi
trường cho thêm cao men (0,5%), destibiotin (5 ÷ 10 γ) năng suất sẽ tăng
đến 48 ÷ 50% và tốc độ sinh trưởng là 0,25 ÷ 0,28/h.
Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 36 ÷ 37oC, pH môi trường là 4,2 ÷ 4,5.
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 10
3.2. Candida utilis (hay Candida utilis (Henneberg) nov. Comb)
• Giới: Nấm
• Ngành: Ascomycota
• Lớp: Saccharomycetes
• Bộ: Saccharomycetales
• Họ: Saccharomycetaceae
• Giống: Candida
• Loài: Candida utilis
- Hình thái:
Tế bào dài có kích thước 4 x 8.3 μm, đứng riêng rẽ hoặc đôi khi kết thành
chuỗi ngắn, phân nhánh. Không thấy sinh hệ sợi hoặc giả sợi, không sinh ra
bào tử túi.
Hình 2: Candida utilis
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 11
- Đặc điểm nuôi cấy:
Trong môi trường lỏng tạo thành vòng và cặn lắng đặc. Khuẩn lạc mọc trên
môi trường thạch – malt có màu vàng úa, óng ánh nhẹ, phẳng, nhẵn, rìa hơi
bị chia cắt, thỉnh thoảng ở giữa không láng bóng hơi gợn nhăn nheo.
- Đặc tính hóa sinh:
Loài men này lên men được glucose, saccharose, 1/3 rafinose. Đồng hóa
bằng cách oxy hóa glucose, saccharose, maltose, rafinose, xylose, yếu với
galactose và arabinose.
Có thể hấp thu được các nguồn nitơ như KNO3, (NH4)2SO4, ure, pepton.
- Đặc điểm công nghệ:
Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng là 34 ÷ 36oC
Năng suất thu sinh khối là khoảng 40% so với chất khô trong môi trường,
tốc độ sinh trưởng là 0,3/h.
3.3. Tiêu chuẩn chọn giống:
Nấm men gồm có nhiều chủng khác nhau, mỗi chủng có một vài đặc tính riêng
biệt. Vấn đề lựa chọn các chủng vi sinh vật có hoạt lực cao để dùng trong sản xuất có ý
nghĩa rất quan trọng, trong công nghiệp sản xuất protein từ phụ phẩm dầu mỏ phải đáp
ứng được những yêu cầu sau:
- Có khả năng sử dụng tốt nguồn hydrocacbon dùng làm nguyên liệu sản xuất.
- Sinh trưởng nhanh chóng, cho sản lượng cao trong thời gian ngắn
- Có đặc điểm hóa học và nuôi cấy ổn định, có hàm lượng protein cao, chứa đầy đủ
các axit amin cần thiết, không có độc tố và phải được động vật đồng hóa tốt.
- Không gây bệnh và tiết độc tố vào môi trường
- Có sức bền cao và chịu được điều kiện nuôi cấy không vô trùnng
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 12
4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:
4.1. Sơ đồ khối:
Parafin
Chuẩn bị môi trường
nuôi cấy
Lên men
Ly tâm
Sấy
Bao gói
Sản phẩm
SCP
Muối dinh
dưỡng Men giống
Nhân giống Oxi
Nước
Nguồn N,
nguồn khoáng
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 13
4.2. Sơ đồ thiết bị:
1- Thiết bị phối trộn
2 – Bơm
3 – Thiết bị nhân giống
4 – Thiết bị lên men
5 – Thiết bị ly tâm
6 – Bồn cân bằng
7 – Thiết bị sấy trục
8 – Bồn chứa thành phẩm
9 – Quạt
10 – Băng tải
11 – Thiết bị bao gói
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 14
5. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH:
5.1. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy:
a. Mục đích: chuẩn bị
- Trong parafin thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong đó các loại muối khoáng là
thiếu trầm trọng nhất. Vì thế khi nuôi vi sinh vật trong môi trường này đòi hỏi phải được
cung cấp các chất dinh dưỡng vi lượng và khoáng để nấm men phát triển.
b. Các biến đổi:
- Vật lý: tỷ trọng và độ nhớt giảm.
c. Phương pháp thực hiện:
- Môi trường để lên men là parafin dạng lỏng, nhiệt độ 50 – 60oC, bổ sung vào môi
trường các nguồn nitơ, phospho, kali, magie và các nguyên tố khoáng vào hỗn hợp
parafin và nước. Thường dùng nguồn nitơ là nước amoniac có 20 ÷ 25% NH3 và một
lượng nhỏ amoni sulfat, nguồn phospho là supephosphat, kali trong KCl, magie trong
MgSO4.
- Ngoài ra do nguyên liệu đầu là nguồn hydrocacbon không có các nguyên tố vi
lượng, vì vậy cần phải bổ sung vào môi trường các muối sau: FeCl3.6H2O; MnSO4.H2O;
ZnSO4.7H2O; CuSO4.5H2O.
d. Thiết bị:
- Sử dụng thùng phối trộn có cánh khuấy để đảo trộn hỗn hợp trở nên đồng nhất.
- Tốc độ cánh khuấy 150 ÷ 200 rpm
Hình 3: Thiết bị phối trộn
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 15
5.2. Nhân giống
a. Mục đích: chuẩn bị
- Đây là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình nuôi cấy mở rộng nhằm làm tăng lượng
nấm men giống sau mỗi chu kỳ nuôi cho đến khi đủ lượng giống cần thiết cho quá trình
sản xuất.
b. Các biến đổi:
- Sinh học: sinh khối vi sinh vật tăng. Trong quá trình nhân giống, các tế bào vi
sinh vật sẽ thực hiện quá trình trao đổi chất và sinh sản tạo ra nhiều tế bào mới.
- Hóa sinh: xảy ra các phản ứng hóa sinh liên quan tới sự trao đổi chất của tế bào.
- Vật lý: nhiệt độ tăng.
c. Phương pháp thực hiện:
Nuôi cấy nhân giống đầu tiên được thực hiện trong phòng thí nghiệm:
- Môi trường nhân giống như sau: dịch rỉ đường nồng độ chất khô 4 – 5%, chỉnh
pH = 4.2 – 4.5 và bổ sung 0.% diamoni phosphat hoặc 0.2% orthophosphat và 0.1% ure.
Môi trường trong các thiết bị nhân giống cấp 2, cấp 3… là dịch bã rượu có nồng độ 4,5 –
6% chất khô.
- Giống được nuôi cấy trên ống nghiệm thạch nghiêng rồi cấy chuyền vào ống
nghiệm chứa 10ml môi trường nuôi cấy đã được vô trùng. Tiến hành nuôi ở 34-37oC
trong vòng 16-20 giờ.
- Sau khoảng thời gian trên thì ta lần lượt cấy vào bình tam giác và trong các thiết
bị lớn hơn, tỷ lệ giống chuyển cấp là 1:10 cho đến khi được 100 lít thì ta chuyển sang giai
đoạn nhân giống ở chế độ phân xưởng.
Nhân giống trong giai đoạn phân xưởng:
- Tiến hành nhân giống trong thiết bị có thể tích 3-4 m3 chứa 1m3 dịch nuôi cấy
cũng ở nhiệt độ và thời gian như trên, sau đó ta tiếp tục nhân giống vào những thiết bị lớn
hơn với tỷ lệ mỗi cấp chuyển giống là 1:10 cho đến khi được 100 m3 .
- Quá trình nhân giống trong phòng thí nghiệm và nhân giống trong sản xuất cần
tạo điều kiện cho giống thuần chủng sinh sản nhanh, không bị tạp nhiễm với các dụng cụ
và thiết bị, phục vụ cho nuôi cấy vô khuẩn.
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 16
Hình 4: Sơ đồ nhân giống
d. Thông số công nghệ:
- pH trong quá trình nhân giống và nuôi giống: 4.2 - 4.5
- Nhiệt độ trong quá trình nhân giống và nuôi giống: 34 -37oC
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 17
5.3. Lên men
a. Mục đích: khai thác
- Quá trình lên men nhằm mục đích tăng sinh khối tế bào nấm men để thu nhận
sinh khối.
b. Các biến đổi:
- Sinh học: biến đổi quan trọng nhất là sự trao đổi chất và sự sinh trưởng của vi
sinh vật.
- Hóa sinh: phần lớn xảy ra bên trong cộng với sự tra o đổi chất của tế bào nấm
men.
- Hóa lý: oxy hòa tan vào canh trường, nấm men thải ra khí CO2 hình thành bọt,
pH thay đổi do có sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.
- Vật lý: tỷ trọng, nhiệt độ... thay đổi.
c. Thiết bị:
1- Động cơ; 2- Hộp giảm tốc; 3- Khớp nối; 4- Ổ bi;
5- Vòng bít kín; 6- Trục; 7- Thành thiết bị; 8- Máy
khuấy trộn tuabin; 9- Bộ trao đổi nhiệt ống xoắn, 10-
Khớp nối; 11- Ống nạp không khí; 12- Máy trộn
kiểu cánh quạt; 13- Bộ sủi bọt, 14- Máy khuấy dạng
vít; 15- Ổ đỡ; 16- Khớp tháo; 17- Lớp áo nhiệt, 18-
Khớp nạp liệu; 19- Khớp nạp không khí.
Hình 5: Thiết bị lên men
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 18
- Thiết bị lên men là một xylanh đứng, có đáy hình cầu đáy côn. Tỉ lệ chiều cao và
đường kính 2,6:1. Trên nắp có bộ dẫn động cho cơ cấu chuyển đảo và cho khử bọt bằng
cơ học; ống nối để nạp môi trường dinh dưỡng, giống, chất phá bọt, nạp và thải không
khí, các cửa quan sát, cửa để đưa vòi rửa, van bảo hiểm, các khớp nối để gắn các dụng cụ
kiểm tra. Khớp xả đáy ở đáy của thiết bị dùng để tháo canh trường, có lớp vỏ áo bên
ngoài và hệ thống lò xo bên trong để điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình sản xuất.
d. Thông số:
- pH: 4.2 – 4.5
- Nhiệt độ: 34 – 36oC
- Tỉ lệ nấm men trong môi trường: 5 – 10 %
- Tốc độ sục khí: 130-140m3/m3.h
- Thời gian: 3 – 4h
5.4. Ly tâm:
a. Mục đích: khai thác
- Quá trình này nhằm mục đích phân tách để thu nhận tế bào nấm men từ canh
trường nuôi cấy được thực hiện ngay sau khi kết thúc quá trình lên men.
b. Phương pháp thực hiện:
- Để tách nấm men khỏi dung dịch lên men, ta dùng phương pháp ly tâm.
Nấm men thường có tỉ trọng lớn hơn dung dịch lên men do vậy tế bào nấm men sẽ chịu
lực ly tâm lớn hơn và được tách ra khỏi dung dịch nuôi cấy.
c. Thiết bị:
- Thiết bị ly tâm có hai dòng thoát: hỗn hợp canh trường được nạp vào theo ống
dẫn bên dưới thiết bị. Thông qua hệ thống kênh dẫn được tạo thành từ các lỗ trên dĩa ly
tâm, dòng giàu VSV (có khối lượng riêng lớn hơn) sẽ chuyển động về phía bên ngoài
thùng quay và theo cửa bên hông thùng để thoát ra ngoài. Dòng chứa ít tế bào vi sinh vật
do khối lượng riêng thấp hơn sẽ chuyển động về phía trục quay rồi thoát ra khỏi thiết bị
theo cửa trên đỉnh thùng.
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 19
Hình 6: Thiết bị ly tâm
d. Thông số kỹ thuật:
- Nồng độ huyền phù sau ly tâm: 35 - 40% chất khô
5.5. Sấy
a. Mục đích:
- Bảo quản: sau quá trình sấy độ ẩm của nấm men giảm xuống dưới 10% để kéo
dài thời gian bảo quản của nấm men và thuận tiện cho quá trình vận chuyển và sử dụng
b. Các biến đổi:
- Vật lý: nhiệt độ tăng, hàm ẩm giảm, tỷ trọng thay đổi.
- Hóa lý: sự bay hơi nước và các chất dễ bay hơi dưới tác động của nhiệt độ cao.
Có sự chuyển pha từ dạng lỏng (dịch lên men) sang dạng rắn.
- Hóa sinh: một số enzym bị vô hoạt.
- Sinh học: khi nhiệt độ sấy tăng cao, tế bào nấm men và một số vi khuẩn bị tiêu
diệt. Tuy nhiên do thời gian sấy rất ngắn nên biến đổi về hóa sinh và sinh học không lớn
lắm.
Sản xuất SCP từ phụ phẩm dầu mỏ GVHD: PGS. TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 20
c. Thiết bị:
Hình 7: Thiết bị sấy 2 trục
Hình 8: Nguyên lý hoạt động của thiết bị sấy 2 trục.
- Thiết bị gồm 2 trục sấy có dạng hình trụ nằm ngang, có thể xoay xung quanh
trục của nó và xoay ngược chiều nhau. Người ta sẽ cho hơi bão hòa (120 – 170o) vào bên
trong thân trụ để gia nhiệt bề mặt hình trụ. Nguyên liệu được tiếp xúc với bề mặt ngoài
của thân trụ và nhiệt độ của nguyên liệu tăng lên nhanh chóng. Nước s