Đề tài So sánh một số giống lạc trong điều kiện vụ thu 2002 trên đất Gia Lâm - Hà Nội

Nước ta đang bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với mục tiêu hướng tới phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp. Do đó, nước ta cần thiết chú trọng tăng cường diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng công nghiệp trong đó có cây lạc. Cây lạc (Arachis hypogaea L.) còn có tên địa phương khác là cây đậu phộng, đậu phụng, đậu nụ - là cây thảo hàng năm, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây lạc có giá trị kinh tế cao, xếp thứ 13 trong số các loại cây thực phẩm trên thế giới (Varrell và Mc Cloud, 1975). Lạc có hàm lượng lipid và protein cao, khả năng đồng hoá của lipid và protein lạc rất cao, vì vậy lạc đã là nguồn thực phẩm giàu protein thực vật quan trọng cho con người và thức ăn gia súc ở nước ta. Ngoài giá trị sử dụng như là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao, cây lạc còn là một cây trồng có giá trị bồi dưỡng và cải tạo đất trong hệ thống luân canh, đặc biệt là trên đất bạc màu nghèo dinh dưỡng. Là cây trồng họ Đậu, lạc có khả năng cải tạo khu hệ vi khuẩn đất, nhất là làm phong phú hơn hệ vi khuẩn hảo khí, tạo cơ sở cho việc tăng năng suất cây trồng. Lạc có khối lượng sinh khối cao, thân lá lạc là nguồn phân xanh quan trọng, có thể cày vùi ngay tại ruộng hoặc ủ làm phân. Điều đặc biệt quan trọng là ở rễ lạc có nốt sần do vi khuẩn cố định đạm Rhizobium vigna tạo nên, có khả năng cố định nitơ khí quyển tổng hợp thành đạm cung cấp cho cây trồng. Ngày nay, lạc được trồng rộng rãi trên 100 nước trên thế giới từ 400 vỹ Bắc đến 400 vỹ Nam, thuộc vùng nhiệt đới và các vùng ấm áp trên thế giới. Hiện nay do áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến cũng như sử dụng bộ giống cho năng suất cao, sản lượng lạc trên thế giới không ngừng tăng lên. Năm 1994, diện tích trồng lạc trên thế giới khoảng 20 triệu ha và sản lượng 24 - 25 triệu tấn. Vùng trồng lạc trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước châu Á (13,2 triệu ha) và châu Phi (6,2 triệu ha). Ở Việt Nam, cây lạc được trồng rải rác khắp trên phạm vi cả nước từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ đến các tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng tập trung ở 4 vùng trồng lạc chính là Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ chiếm 3/4 diện tích và sản lượng lạc cả nước. Tuy nhiên năng suất và sản lượng ở các vùng chênh lệch nhau một cách đáng kể, các tỉnh phía Bắc với diện tích khoảng 140.000 ha, năng suất đạt 13,0 tạ/ha, các tỉnh phía Nam diện tích khoảng 132.600 ha, năng suất xấp xỉ 16,1 tạ/ha. Hiện nay, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 40 - 50 triệu USD. Ngoài ra, lạc còn được sử dụng làm thực phẩm trong nước ở nhiều dạng khác nhau. Vì vậy, sản xuất lạc ở nước ta ngày càng tăng. Từ những năm 80 trở về trước, diện tích và sản lượng lạc của nước ta rất thấp. Sau đó, trong vòng 10 năm từ 1981 - 1990 diện tích trồng tăng bình quân 7% mỗi năm, sản lượng tăng 9% mỗi năm. Từ 1990 - 1995, sản xuất lạc có xu thế tăng về diện tích và sản lượng song năng suất còn thấp, chỉ đạt trên 10 tạ/ha. Trong 3 năm (1996 - 1998), diện tích và sản lượng tăng rõ rệt, năng suất đã đạt 15 tạ/ha. Sở dĩ sản lượng và năng suất lạc tăng nhanh là do Việt Nam đã mở rộng được thị trường tiêu thụ và áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. Việc sản xuất lạc ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn như đất xấu, nghèo dinh dưỡng, diện tích được tưới không nhiều. Người nông dân còn chưa có điều kiện đầu tư nhiều cho sản xuất, hơn nữa giá cả, thị trường thường không ổn định khiến thu nhập bấp bênh. Lạc lại là cây trồng khó dự đoán về năng suất vì bộ phận thu hoạch chính - quả lạc - nằm ở dưới mặt đất (P.S.Reddy, 1989). Do vậy, công tác chọn tạo giống càng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay mục tiêu chọn giống lạc của chúng ta tập trung vào các mục tiêu: năng suất cao, thích hợp với từng vùng sinh thái, thời gian sinh trưởng khác nhau phù hợp với các công thức luân canh trong đó chú trọng tới giống có thời gian sinh trưởng ngắn (100 - 120 ngày), giống có khả năng kháng/chống chịu sâu, bệnh, giống có khả năng chịu/tránh hạn, giống có tính ngủ tươi của hạt, giống có chất lượng hạt phục vụ cho ép dầu và xuất khẩu. Để góp phần vào công tác chọn giống lạc mới phục vụ cho sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “ So sánh một số giống lạc trong điều kiện vụ thu 2002 trên đất Gia Lâm - Hà Nội ”.

doc59 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh một số giống lạc trong điều kiện vụ thu 2002 trên đất Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan