Vì nhiều lí do khác nhau, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều VBPL bất hợp pháp hay còn gọi là VBPL khiếm khuyết, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. việc xử lí VBPL khiếm khuyết hiện nay được thực hiện dưới các hình thức như: sửa đổi, bổ xung, thay thế, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, hủy bỏ ( quy định tại điều 9 luật ban hành VBQPPL năm 2008). Hầu hết các hình thức đó đều có thể xác định được chúng khác nhau về trường hợp áp dụng và hậu quả pháp lí của việc áp dụng nhưng trong đó hai hình thức bãi bỏ và hủy bỏ vẫn chưa có sự phân biệt rõ rang. Trong bài viết này tôi sẽ nêu những điểm kacs biệt giữa hai hình thức này:
3 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài So sánh sự khác nhau giữa hình thức bãi bỏ và hình thức hủy bỏ văn bản pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I) ĐẶT VẤN ĐỀ:
Vì nhiều lí do khác nhau, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều VBPL bất hợp pháp hay còn gọi là VBPL khiếm khuyết, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. việc xử lí VBPL khiếm khuyết hiện nay được thực hiện dưới các hình thức như: sửa đổi, bổ xung, thay thế, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, hủy bỏ ( quy định tại điều 9 luật ban hành VBQPPL năm 2008). Hầu hết các hình thức đó đều có thể xác định được chúng khác nhau về trường hợp áp dụng và hậu quả pháp lí của việc áp dụng nhưng trong đó hai hình thức bãi bỏ và hủy bỏ vẫn chưa có sự phân biệt rõ rang. Trong bài viết này tôi sẽ nêu những điểm kacs biệt giữa hai hình thức này:
II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1) Một số khái niệm:
1.1 VBPL khiếm khuyết:
VBPL là những văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định, chứa đựng ý chí của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu quản lí và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
VBPL khiếm khuyết được hiểu là văn bản pháp luật “còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu.(1)
1.2 Bãi bỏ VBPL :
Bãi bỏ là “ bỏ đi, không thi hành nữa” (2)
Bãi bỏ VBPL là hình thức xử lí nhằm chấm dứt hiệu lực pháp lí của một VBPL đang được thi hành trên thực tế kể từ thời điểm văn bản đó bị bãi bỏ.
1.3 Hủy bỏ VBPL:
Hủy bỏ là ra quyết định làm mất hiệu lực cả về trước của một văn bản pháp lí kể từ khi văn bản đó được ban hành.(3)
(1) Đọc giáo trình xây dựng văn bản pháp luật- trường ĐH Luật Hà Nội trang 265
(2) Đọc từ điển từ điển tiếng việt thông dụng năm 1995 trang 41
(3) Đọc từ điển pháp luật- Hành chính Pháp_Việt trang 32.
Hủy bỏ VBPL là hình thức xử lí nhằm phủ nhận hoàn toàn hiệu lực pháp lí của VBPL kể từ thời điểm văn bản đó được ban hành.
2) Những điểm khác nhau giữa hai hình thức bãi bỏ và hủy bỏ VBPL:
Nhìn chung theo các quy định của pháp luật tại luật ban hành VBQPPL năm 2008 và nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lí VBQPPL thì thẩm quyền và thủ tục xử lí của hai hình thức bãi bỏ, hủy bỏ VBPL không có sự phân biệt. Tuy nhiên giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt cơ bản sau:
Hủy bỏ VBPL
Bãi bỏ VBPL
- Là biện pháp được áp dụng với VBPL bao gồm: VBQPPL, VBADPL và VBHC có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng
_______________________________
-Căn cứ để áp dụng hình thức hủy bỏ VB là tính trái pháp luật của văn bản bị xử lí
_______________________________
- VBPL bị hủy bỏ sẽ hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm VB đó được quy định là có hiệu lực pháp luật.
_______________________________
- Nếu văn bản bị hủy bỏ là VBADPL thì pháp luật còn quy định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản. Còn đối với VBQPPL và VBHC thì pháp luật không quy định việc bồi thường.
Ví dụ : ngày 25/08/2006 ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 65/2006/QĐ-UBND về việc hủy bỏ quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy định xử phạt đối với chủ đầu tư thực hiện chậm báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Lí do văn bản bị hủy bỏ là do quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu trái pháp luật.
Nghị định số 65/2006/QĐ-UBND có hiệu lực kể từ ngày kí.
- Đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ là các VBQPPL có dấu hiệu khiếm khuyết theo quy định của pháp luật.
________________________________
- Căn cứ để áp dụng biện pháp bãi bỏ là sự không phù hợp hay không cần thiết của VB đó đối với quan hệ xã hội
________________________________
- VB bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản xử lí VB đó có hiệu lực.
- Bãi bỏ VBPL không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản đó.
Ví dụ: UBND quận Bình Thạnh đã ra quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 11/06/2010 về việc bãi bỏ văn bản QPPL không còn phù hợp các văn bản bị bãi bỏ bao gồm:
+ quyết định số 1740/QĐ-UBND ngày 22/9/1998 về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở.
+ Quyết định số 630/ QĐ- UBND ngày 27/2/2003 về việc thành lập BCĐ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở quận Bình Thạnh;
+ quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 13/5/2003 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban chỉ đạo THADS quận Bình Thạnh;
Lí do bị bãi bỏ là vì các văn bản trên không còn phù hợp do đã có pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007
Các văn bản trên hết hiệu lực sau 7 ngày kể từ khi quyết định số 06/2010/QĐ-UBND được ban hành.
III) KẾT LUẬN:
Bãi bỏ và hủy bỏ VBPL khiếm khuyết là hai hình thức pháp lí khác nhau nhưng lại chưa được phân biệt rõ trong luật vì vậy pháp luật cần quy định rõ hơn về trường hợp nào nên áp dụng biện pháp nào để tránh việc sử dụng nhầm lẫn khi xử lí VBPL khiếm khuyết.