Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất giữ vị trí rất quan trọng. Đó không những là đòn bẩy, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia; là công cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại; mà còn là công cụ để kiềm chế lạm phát rất hữu hiệu thông qua chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Diễn biến lãi suất được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo chí, bởi vì sự ảnh hưởng trực tiếp của nó đến đời sống của chúng ta và có những hệ quả quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế. Đặc biệt trong hoạt động ngân hàng, khi lãi suất biến động mạnh sẽ dẫn đến rủi ro đối với hoạt động huy động và cho vay, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Trong những năm gần đây, nhất là trong năm 2008, lãi suất đã không ngừng biến động và có chiều hướng gia tăng đột biến. So sánh xu hướng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM tại TPHCM giai đoạn 2006-2008 để có cái nhìn rõ hơn về xu hướng, nguyên nhân cũng như tác động của thực trạng lãi suất đến các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế.
Trong bài phân tích, các NHTM được chia thành ba nhóm dựa vào quy mô và tiềm lực tái chính để thấy được xu hướng khác biệt và sự tác động của từng nhóm đến mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, vì mỗi nhóm ngân hàng đưa ra quyết định về chính sách lãi suất của mình là xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Bao gồm nhóm các NHTMNN, nhóm các NHTM lớn và nhóm các NHTM nhỏ.
19 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài So sánh xu hướng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
SO SÁNH XU HƯỚNG LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NHTM TẠI TPHCM GIAI ĐOẠN 2006-2008
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất giữ vị trí rất quan trọng. Đó không những là đòn bẩy, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia; là công cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại; mà còn là công cụ để kiềm chế lạm phát rất hữu hiệu thông qua chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Diễn biến lãi suất được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo chí, bởi vì sự ảnh hưởng trực tiếp của nó đến đời sống của chúng ta và có những hệ quả quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế. Đặc biệt trong hoạt động ngân hàng, khi lãi suất biến động mạnh sẽ dẫn đến rủi ro đối với hoạt động huy động và cho vay, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Trong những năm gần đây, nhất là trong năm 2008, lãi suất đã không ngừng biến động và có chiều hướng gia tăng đột biến. So sánh xu hướng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM tại TPHCM giai đoạn 2006-2008 để có cái nhìn rõ hơn về xu hướng, nguyên nhân cũng như tác động của thực trạng lãi suất đến các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế.
Trong bài phân tích, các NHTM được chia thành ba nhóm dựa vào quy mô và tiềm lực tái chính để thấy được xu hướng khác biệt và sự tác động của từng nhóm đến mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, vì mỗi nhóm ngân hàng đưa ra quyết định về chính sách lãi suất của mình là xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Bao gồm nhóm các NHTMNN, nhóm các NHTM lớn và nhóm các NHTM nhỏ.
PHẦN NỘI DUNG PHÂN TÍCH
Một số yếu tố tác động đến lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM tại TPHCM giai đoạn 2006-2008
1.1 Lạm phát
Trong nền kinh tế, nguyên tắc chung là lãi suất tiết kiệm phải cao hơn lạm phát, để đảm bảo cho lãi suất thực dương. Do vậy khi lạm phát tăng cao, các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất huy động, nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ khách hàng. Nếu không lượng tiền nhàn rỗi này có thể sẽ chạy vào các kênh đầu tư khác có suất sinh lời cao hơn.
Khi lạm phát tăng lên, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, trong khi lãi suất đầu vào buộc phải gia tăng, do đó lãi suất cho vay đầu ra cũng phải tăng lên để đảm bảo thu nhập cho ngân hàng.
1.2 Điều hành chính sách chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ (tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, bán các giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở,…) nhằm kiềm chế lạm phát làm cho đồng vốn trở nên khan hiếm, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất huy động. Thu nhập của hầu hết các ngân hàng hiện nay vẫn chủ yếu do hoạt động tín dụng đem lại. Chính vì vậy trong bối cảnh chi phí bỏ ra tăng hơn trước các ngân hàng buộc phải điều chỉnh tăng lãi suất cho vay.
Khi NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: các ngân hàng chuyển sang tình trạng thừa vốn khả dụng, làm cho lãi suất tiền gửi giảm mạnh, trong khi đó vốn bị ứ đọng, không cho vay được, buộc lãi suất cho vay cũng hạ xuống.
1.3 Quy mô, định hướng hoạt động của các ngân hàng thương mại
Để cạnh tranh với các NHTM lớn các NHTM nhỏ thường gia tăng lãi suất tiền gửi lên cao hơn. Mặt khác, các NHTM nhỏ với tiềm lực tài chính yếu muốn cạnh tranh với các NHTM lớn buộc hạ thấp điều kiện cho vay, nới lỏng điều kiện cho vay để đánh vào phân khúc khách hàng mà các NHTM lớn không cho vay với mức rủi ro rất cao. Do đó, lãi suất cho vay của các NHTM nhỏ cũng cao hơn nhiều so với các NHTM lớn.
1.4 Sự phát triển của nền kinh tế
Khi nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao thì mức tiêu dùng của người dân cũng tăng lên, nhu cầu vốn cho doanh nghiệp cũng như nhu cầu đầu tư rất lớn. Mà vốn vay là một trong những nguồn tài trợ quan trọng cho sản xuất cũng như tiêu dùng, theo đó lãi suất cho vay sẽ có xu hướng tăng lên. Khi nhu cầu vay tăng lên quá nhanh thì các ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn huy động và cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là tăng lãi suất tiền gửi lên.
1.5 Sự phát triển của các kênh đầu tư khác
Sự phát triển sôi động cũng như mức lợi suất của các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán... sẽ ảnh hưởng lớn đến sự chuyển dịch vốn khỏi các ngân hàng thương mại. Để có thể cạnh tranh buộc các NHTM phải tăng lãi suất để thu hút vốn. Mặt khác, khi các kênh đầu tư khác phát triển thì nhu cầu vay vốn để đầu tư cũng gia tăng, lãi suất có xu hướng tăng lên.
2. So sánh xu hướng lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM tại TPHCM giai đoạn 2006-2008
2.1 So sánh xu hướng lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM tại TPHCM giai đoạn 2006-2008
Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định tăng lãi suất tiền gửi. Nhìn chung, các ngân hàng tăng lãi suất đều nhằm vào việc thu hút thêm lượng tiền hiện đang luân chuyển trong thị trường để phục vụ một mục đích tài chính nào đó. Tùy vào nhu cầu tiền mặt của ngân hàng, của Chính phủ hay các khách hàng lớn cần vay để mua bán, đầu tư vào dự án trọng điểm, các ngân hàng sẽ đưa ra lãi suất thấp hay cao để thu hút dân chúng bỏ tiền vào tài khoản hoặc quỹ tiết kiệm. Việc tăng hay giảm lãi suất tiền gửi hoặc cho vay là những hoạt động thường xuyên của ngân hàng, và giúp chúng ta thấy được sức mạnh của ngành Ngân hàng cũng như của nền kinh tế, miễn là mức tăng, giảm vừa phải theo thị trường hay được NHNN giám sát và cho phép.
Nhìn từ góc độ nào thì việc tăng lãi suất để huy động đều xuất phát từ nhu cầu vốn. Tăng lãi suất huy động bao giờ cũng là một lựa chọn khó khăn của các NHTM, bởi vì lãi suất cho vay không dễ gì tăng lên tương ứng ngay lập tức. Kết quả thu nhập ròng từ lãi suất sẽ giảm. Thế nhưng, qua biểu đồ sau có thể thấy trong thời gian gần đây các các NHTM, nhất là các NHTMCP lại đua nhau tăng lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay VND.
Biểu đồ 1: Xu hướng lãi suất huy động và cho vay bình quân bằng VND của ngành ngân hàng giai đoạn 2003-2008
Nguồn: Tổng hợp
NĂM 2006
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất trên thị trường ngân hàng cũng liên tục gia tăng. Vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản 8.25%/năm, tái cấp vốn 6.5%/năm, chiết khấu 4.5%/năm). Thế nhưng các ngân hàng, đặc biệt là khối NHTMCP, vẫn tăng lãi suất huy động VND (lãi suất huy động bình quân từ 7.1%/năm lên 7.6%/năm vào năm 2006). Xu hướng trên có thể được lý giải bằng 2 nguyên nhân chính sau:
+ Thứ nhất, diễn biến tăng lãi suất gắn liền với tình hình giá cả trên thị trường. Trong 6 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tăng 4.9%, yếu tố này tạo áp lực tăng lãi suất nhằm đảm bảo lãi suất thực dương trong mối quan hệ với lạm phát.
+ Thứ hai, Lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế cũng tác động mạnh đến lãi suất trong nước. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lên 4 lần trong 9 tháng đầu năm đã ảnh hưởng nhất định đến lãi suất ngoại tệ trong nước và tạo áp lực lên lãi suất tiền đồng (tăng 0.02% - 0.9%/năm), các ngân hàng đều nhảy vào cuộc đua tranh lãi suất mặc dù tỷ lệ huy động vốn tăng trưởng mạnh hơn so với dư nợ tín dụng.
Về phía lãi suất cho vay, so với cuối năm 2005, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường năm 2006 có xu hướng tăng nhẹ, nhưng nhìn chung tương đối ổn định ở mức 11.2%/năm so với 11%/năm năm 2005. Có thể thấy sự gia tăng này chủ yếu là do khối NHTMCP nhỏ với lãi suất cho vay bình quân lên tới 12.63%/năm so với bình quân toàn ngành.
Bảng 1: Lãi suất huy động và cho vay bình quân năm 2006
Chỉ tiêu
Khối NHTMNN
Khối NHTMCP lớn
Khối NHTMCP nhỏ
Toàn ngành
Lãi suất huy động bình quân
5.53%
7.41%
8.61%
7.60%
Lãi suất cho vay bình quân
9.09%
10.62%
12.63%
11.20%
Chênh lệch lãi suất bình quân
3.56%
3.22%
4.02%
3.60%
Nguồn: Tổng hợp
Mặc dù huy động với lãi suất khá thấp so với nhóm các NHTMCP, nhưng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của nhóm NHTMNN là thấp nhất. Nguyên nhân là do nhóm ngân hàng này cho vay với lãi suất thấp hơn nhiều so với các NHTMCP. Cả nhóm NHTMNN và NHTMCP lớn đều có mức chênh lệch lãi suất thấp hơn so với chênh lệch lãi suất 3.6% của trung bình ngành. Trong lúc đó, nhóm NHTMCP có quy mô nhỏ năm 2006 có mức chênh lệch lãi suất rất cao nhờ các khoản cho vay với lãi suất cao và tất nhiên mức độ rủi ro cũng cao hơn rất nhiều.
NĂM 2007
Bảng 2: Lãi suất huy động và cho vay bình quân 2006-2007
Chỉ tiêu
Lãi suất huy động bình quân
Lãi suất cho vay bình quân
Năm 2006
Năm 2007
Tăng (giảm)
Năm 2006
Năm 2007
Tăng (giảm)
Nhóm NHTMNN
5.53%
6.57%
1.04%
9.09%
9.68%
0.59%
Nhóm NHTMCP lớn
7.41%
7.61%
0.20%
10.62%
10.98%
0.36%
Nhóm NHTMCP nhỏ
8.61%
8.74%
0.13%
12.63%
12.71%
0.08%
Toàn ngành
7.60%
7.91%
0.31%
11.20%
11.48%
0.28%
Nguồn: Tổng hợp
Lãi suất huy động của nhóm NHTMNN năm 2007 ở mức 6.57%, tăng 1.04% so với năm 2006, đồng thời lãi suất cho vay là 9.68%, tăng lên 0.59% so với trước đó. Tiếp đến nhóm NHTMCP huy động VND với lãi suất 7.61%/năm, cao hơn so với nhóm NHTMNN, ứng với lãi suất cho vay là 10.98%/năm. Đứng ở vị trí cao nhất về lãi suất huy động lẫn cho vay chính là nhóm NHTMCP nhỏ, với mức lãi suất huy động bình quân là 8.74% và mức lãi suất cho vay bình quân trong năm là 12.71%.
Nhìn chung lãi suất huy động và cho vay của các NHTM trong năm 2007 đều gia tăng, lãi suất huy động có xu hướng tăng nhanh hơn lãi suất cho vay, 0.31% đối với lãi suất huy động và 0.2% đối với lãi suất cho vay.
Thực tế trong năm 2007, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu vay vốn cho đầu tư phát triển rất lớn, gây ra áp lực tăng lãi suất tiền gửi để thu hút nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vay tăng cao. Đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2007, việc tăng trưởng quá cao dư nợ tín dụng của các NHTM đã dẫn đến nhu cầu vốn gia tăng đáng kể, một số NHTMCP nhỏ có sự thiếu hụt thanh khoản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phần lớn các ngân hàng tham gia trên thị trường đa phần là có quy mô nhỏ, thương hiệu chưa thực sự mạnh. Ngoài ra cũng một phần do các NHTMCP nhỏ trước đó đã quá tay trong việc lấy vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, dẫn đến khan hiếm nguồn tiền trong ngắn hạn. Do đó để tồn tại được thì phương thức hiệu quả duy nhất của nhóm NHTCMP nhỏ là công cụ tăng lãi suất được coi là hiệu quả tức thời để thu hút vốn về phía mình. Điều này cũng lý giải vì sao lãi suất của nhóm NHTMCP nhỏ luôn ở mức cao hơn so với nhóm NHTMCP lớn và nhóm NHTMNN. Nếu nhìn vào bảng số liệu thống kê sẽ thấy cụ thể lãi suất huy động trung bình của nhóm NHTMCP nhỏ ở mức 8.74% trong khi nhóm NHTMCP lớn là 7.61% và nhóm NHTMNN nằm ở vị trí thấp nhất 6.57%/ năm.
Bên cạnh đó, dưới tác động của Chỉ thị 03, mặc dù các ngân hàng đã ra sức thu hồi nợ và ngưng cho vay kinh doanh chứng khoán từ tháng 06/2007 để đảm bảo tỷ lệ cho vay kinh doanh chứng khoán xuống mức 3%, nhưng cũng khó thực hiện kịp mốc 31/12/2007 mà NHNN đã đề ra. Chỉ còn cách là phải tăng tổng dư nợ, và không ít ngân hàng đã tung ra chương trình tín dụng bất động sản với thời hạn cho vay dài và lãi suất ưu đãi, càng đẩy cầu vốn cho khách hàng tăng mạnh.
Mặt khác, lãi suất cao còn là vấn đề của lạm phát cao, theo Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ lạm phát trong năm 2007 ở mức cao là 12.63% so với năm 2006 chỉ có 6.6%.. Để tránh tình trạng lãi suất thực âm, không thể hấp dẫn người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động. Ngoài ra, lạm phát tăng cao khiến cho NHNN tăng cường biện pháp thắt chặt tiền tệ, cụ thể là 28/5/2007 NHNN quyết định tăng tỷ lệ DTBB lên gấp đôi so với trước đó (từ 5% lên đến 10%) và có hiệu lực từ tháng 6/2007. Động thái này làm tăng chi phí hoạt động của các NHTM, từ đó gây sức ép tăng lãi suất lên.
Về phía lãi suất cho vay, nhìn chung cũng có sự gia tăng so với năm 2006. Có hai nguyên nhân chủ yếu: một là, dưới áp lực từ việc tăng lãi suất huy động như đã phân tích trên buộc các NHTM không thể nào giữ mức lãi suất cho vay quá thấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng; hai là, do sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế sau khi gia nhập WTO, nhu cầu vốn cho doanh nghiệp cũng như nhu cầu đầu tư rất lớn do đó việc gia tăng mặt bằng lãi đôi chút cũng không thể là suy giảm nhu cầu này được.
NĂM 2008
Ngược lại với năm 2007, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng, thì năm 2008 sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng. Trong năm này thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Chỉ trong có 1 tuần một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần.
Nhìn tổng thể, có thể chia ra hai giai đoạn biến động của lãi suất:
Giai đoạn 1 là cuộc chạy đua tăng lãi suất trong 7 tháng đầu năm.
Giai đoạn 2 là xu hướng giảm dần trong các tháng cuối năm.
Biểu đồ lãi suất huy động và cho vay bình quân năm 2008 sau cho ta thấy một cái nhìn toàn cục về tình hình biến động lãi suất suốt năm 2008.
Biểu đồ 2: Biểu đồ lãi suất huy động và cho vay bình quân
Nguồn: Tổng hợp
Ở giai đoạn 1, có thể nói lãi suất huy động và cho vay biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Lãi suất huy động bình quân từ mức 8.8%/năm vào tháng 1, gia tăng liên tục và đạt mức 17.7%/năm vào tháng 7. Lãi suất cho vay bình quân cũng gia tăng không kém, từ 12.6%/năm vào đầu năm lên 20.5%/năm vào tháng 7 với đỉnh điểm cao nhất là 21%/năm vào tháng 6.
Cuộc chạy đua lãi suất huy động bùng phát lúc đầu tháng 01/2008 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 02/2008. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm. Một bất cập xảy ra trên thị trường tiền tệ là có lúc lãi suất huy động kỳ hạn ngắn hạn lại cao hơn lãi suất huy động kỳ hạn dài.
Sau nhiều biện pháp của NHNN như điều chỉnh tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc kể từ ngày 01/02/2008, điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, bắt buộc các TCTD mua 20,300 tỷ đồng tín phiếu NHNN theo mức phân bổ cụ thể từ ngày 17/3/2008…cuộc chạy đua lãi suất tưởng chừng không thấy hồi kết thì đến ngày 19/5/2008, NHNN trở lại với cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản, lãi suất cơ bản được nâng từ 8.75%/năm lên 12%/năm và lên 14%/năm (từ ngày 11/6/2008). Sau khi áp dụng cơ chế này, lãi suất cho vay đối với khách hàng được khống chế ở mức 150% lãi suất cơ bản của NHNN. Tình hình của các NHTM lúc này vẫn hết sức u ám, khi mức chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất thấp không đủ bù đắp các khoản chi phí phát sinh. Để đối phó, các NHTM bắt đầu thu phí dịch vụ tín dụng đối với các khoản vay. Đến cuối tháng 6 năm 2008, các NHTM mới ngừng thu tất cả các loại phí liên quan đến khoản cho vay đối với khách hàng theo chỉ thị của NHNN, mức lãi suất cho vay phổ biến lúc này ở mức 20% - 21%/năm.
Tuy nhiên sau đó, lãi suất huy động liên tục được đẩy lên cao. Nhiều NHTM thay đổi lãi suất 3 đến 4 lần trong 1 tuần, và tình trạng này diễn ra ở cả những NHTMCP tốp đầu và các NHTMNN. Lý giải cho hiện tượng này, nhiều NHTM cho rằng họ buộc phải thay đổi theo thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng rút tiền ở ngân hàng có mức lãi suất thấp và gửi sang ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Cuối cùng NHNN đã sử dụng biện pháp điều thanh tra đến các NHTM, nhờ đó lãi suất mới bắt đầu hạ nhiệt. Tóm lại, có thể tổng kết nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất này là do:
+ Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là những NHTM nhỏ, thiếu thanh khoản, đầu tư rủi ro buộc họ phải tăng lãi suất chóng mặt, cơn sốt lãi suất này nhanh chóng kéo theo cả các ngân hàng lớn tăng lãi suất nhằm giữ khách hàng. Nhiều NHTM bên cạnh việc tăng lãi suất còn đưa ra một số hình thức huy động vốn hấp dẫn khác, như: quay số dự thưởng với trị giá các giải thưởng bằng hiện vật lên tới hàng tỷ đồng, khách hàng được rút tiền bất kỳ lúc nào có nhu cầu nhưng được hưởng lãi suất có kỳ hạn, lãi suất luỹ tiến theo số tiền gửi, lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn...nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.
+ Lãi suất huy động tăng tất yếu dẫn đến lãi suất cho vay tăng để đảm bảo thu nhập cho ngân hàng. Đây cũng là giai đoạn mà hoạt động cho vay của nhiều NHTM cầm chừng vì lãi suất cho vay phụ thuộc phần lớn vào lãi suất huy động. Doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng, cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).
Một điểm đáng chú ý trong cuộc chạy đua lãi suất này là xuất phát điểm luôn là các NHTMCP nhỏ rồi kéo theo các NHTMCP lớn và NHTMNN vào cuộc. Tốc độ tăng lãi suất của các NHTMCP nhỏ luôn cao nhất thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Lãi suất huy động VND bình quân của các nhóm ngân hàng giai đoạn 2006-2008
Tương tự với lãi suất huy động thì tốc độ tăng của lãi suất cho vay cũng luôn đựơc dẫn đầu bởi các NHTMCP nhỏ:
Biểu đồ 4: Lãi suất cho vay VND bình quân của các nhóm NHTM giai đoạn 2006-2008
Ngược lại, bước sang giai đoạn 2, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN và với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng trong những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của NHNN, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá. Tính đến cuối năm, lãi suất cơ bản ở mức 8.5%/năm, lãi suất chiết khấu ở mức 7.5%, lãi suất tái cấp vốn 9.5%/năm.
Biểu đồ 5: lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn 12 tháng năm 2008
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Gắn với những điều chỉnh này, mặt bằng lãi suất huy động có sự thay đổi lớn. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm, ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm bình quân 17.7%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8.6%/năm cũng là mức lãi suất thấp nhất trong năm; diễn biến cùng chiều với lãi suất huy động, lãi suất cho vay bình quân cũng giàm từ 20.5%/năm về còn 12,5%/năm. Lúc này lãi suất cho vay tối đa bằng VND của các NHTM cũng giảm tương ứng. Hầu hết các NHTM đã giảm mức lãi suất này từ 0.5% - 1% so với mức tối đa theo quy định của NHNN.
Bảng 3: Lãi suất huy động và cho vay bình quân của các NH năm 2007 và 2008
Các Ngân hàng
Lãi suất huy động bình quân
Lãi suất cho vay bình quân
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2008
Bình quân khối NHTMNN
6.57%
13.19%
9.68%
16.10%
Bình quân khối NHTMCP lớn
7.61%
14.23%
10.98%
17.09%
Bình quân khối NHTMCP nhỏ
8.74%
15.61%
12.71%
18.39%
Bình quân ngành
7.91%
14.63%
11.48%
17.47%
Nguồn: Tổng hợp
So với năm 2007, lãi suất huy động bình quân toàn ngành năm 2008 là 14.63%, tăng gấp 2 lần. Trong đó, nhóm NHTMCP nhỏ vẫn luôn đi đầu trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư. Mức lãi suất mà ngân hàng này đưa ra bao giờ cũng cao hơn nhóm NHTMCP lớn và cách xa các NHTMNN. Đặc biệt, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn ngắn và cực ngắn luôn tồn tại với mức lãi suất cao.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay năm 2008 tăng cao trong một thời gian khá dài, đến cuối tháng 7 mới bắt đầu hạ nhiệt dần dần. Chính sách lãi suất tiền vay của các nhóm ngân hàng cũng tương tự như chính sách về lãi suất tiền gửi. Vì lãi suất huy động quá cao nên các NHTMCP quy mô nhỏ buộc phải nâng cao lãi suất cho vay để bù đắp chi phí, lãi suất cho vay trung bình của nhóm này trong năm 2008 là 18.39%, cao hơn mức lãi suất cho vay trung bình 17.47% của toàn ngành và 17.09% của các NHTMCP có quy mô lớn. Nhóm NHTNN vẫn là nhóm ngân hàn