Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ như
hiện nay và nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO với những cơ hội hòa nhập
ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, hoạt động của ngành ngân hàng
cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Một hệ thống ngân hàng
hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả sẽ có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát
triển của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên khả năng và kết quả hoạt động của từng ngân
hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung lại phụ thuộc rất lớn vào
nguồn nhân lực. Hiện tại, nguồn nhân lực cho ngành này không chỉ thiếu về số
lượng mà còn yếu kém cả về chất lượng. Hàng năm có một khối lượng không nhỏ
sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng của tất cả các cấp đại học – cao đẳng –
trung cấp ra trường song năng lực và trình độ chuyên môn của một bộ phận lớn
những sinh viên này lại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu làm việc mà các
ngân hàng đặt ra.
Xuất phát từ thực tiễn bức xúc như vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm
hiểu cặn kẽ hơn những thiếu sót, bất cập trong chất lượng sinh viên khối ngành
kinh tế mới ra trường hiện nay, nhất là các sinh viên có mong muốn và định hướng
sẽ làm việc trong ngành ngân hàng sau khi ra trường. Vì thế, nhóm nghiên cứu đã
chọn đề tài “Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và
khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường – Thực tiễn
và Giải pháp”. Trên cơ sở những nghiên cứu chi tiết về những bất cân xứng đang
tồn tại và các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cân xứng đó, nhóm nghiên
cứu xin đề xuất một số giải pháp thay đổi trên các phương diện vĩ mô và v i mô với
mong muốn có thể đóng góp một vài ý tưởng góp phần hạn chế bớt sự bất cân bằng
cung cầu lao động cho ngành ngân hàng
93 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường – Thực tiễn và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chƣơng 1 Lý thuyết thị trƣờng lao động 2
1. Lý thuyết vi mô về thị trƣờng lao động trong ngành ngân hàng 2
1.1. Cầu lao động 2
1.2. Cung lao động 4
1.3. Cân bằng thị trường lao động 6
2. Lý thuyết vi mô về thị trƣờng lao động trong ngành ngân hàng
theo quan điểm lao động là hàng hóa
7
Chƣơng 2 Những vấn đề trong khả năng đáp ứng yêu cầu công việc ngân
hàng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trƣờng 10
1. Thiếu hụt về số lƣợng 10
2. Sự bất cân xứng trong đánh giá khả năng của sinh viên mới ra
trƣờng
12
Chƣơng 3 Các nguyên nhân dẫn đến sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển
dụng của ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên 22
1. Nguyên nhân từ phía Nhà trƣờng – bên cung trên thị trƣờng 22
1.1. Về phương thức đào tạo 22
1.2. Về chương trình đào tạo và các môn học 24
1.3. Về tài liệu giảng dạy 29
1.4. Về giảng viên 31
1.5. Về đánh giá kết quả học tập của sinh viên và hiệu quả của nhà
trường 33
2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng – bên cầu 34
2.1. Không cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu của ngành 35
2.2. Chưa tạo điều kiện thích đáng cho các chương trình hỗ trợ đào tạo,
liên kết đào tạo với các trường đại học 37
3. Nguyên nhân đặc biệt từ chủ quan sinh viên – sản phẩm trên
thị trƣờng 42
3.1. Không có định hướng nghề nghiệp 42
3.2. Thái độ thụ động, trong nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và rèn
luyện 46
3.3. Đánh giá quá cao vể bản thân và thiếu thái độ cầu thị 52
2
Chƣơng 4 Một số đề xuất giải pháp nhằm rút ngăn khoảng cách chênh
lệch giữa cung và cầu nhân lực ngành ngân hàng 57
1. Giải pháp vĩ mô 57
1.1.
1.2.
Các tổ chức tham gia
Cơ chế phối hợp
57
58
2. Giải pháp cho việc gia tăng số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng
giảng viên 61
2.1. Phát triển về mặt nghiệp vụ chuyên môn 61
2.2. Phát triển về cách thức giảng dạy 63
2.3. Phát triển về cách thức tổ chức 64
3. Liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng và các cơ
sở đào tạo 67
3.1. Nhân viên ngân hàng có thể tham gia trợ giảng tại các cơ sở đào
tạo 68
3.2. Giảng viên tại các cơ sở đào tạo có thể tham gia họp tổng kết tình
huống, kinh nghiệm với ngân hàng 70
3.3. Các ngân hàng tạo điều kiện để sinh viên thực tập hiệu quả hơn 71
3.4. Xây dựng các mô hình liên kết đào tạo giữa trường đại học và
ngân hàng 73
4. Giải pháp về tài liệu đào tạo 74
5. Giải pháp cho việc phát triển các kĩ năng và tính cách cần
thiết, giải quyết các bất cập còn tồn tại ở sinh viên 76
5.1. Tạo điều kiện cho sinh viên phát triển kĩ năng mềm và tiếp cận
thực tế 76
5.2. Hình thành cho sinh viên thói quen chủ động tiếp cận thông tin. 78
5.3. Gia tăng sự hứng thú và gắn bó với ngành học của sinh viên 81
Kết luận 84
Phụ lục iii
Danh mục tài liệu tham khảo ix
3
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ như
hiện nay và nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO với những cơ hội hòa nhập
ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, hoạt động của ngành ngân hàng
cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Một hệ thống ngân hàng
hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả sẽ có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát
triển của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên khả năng và kết quả hoạt động của từng ngân
hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung lại phụ thuộc rất lớn vào
nguồn nhân lực. Hiện tại, nguồn nhân lực cho ngành này không chỉ thiếu về số
lượng mà còn yếu kém cả về chất lượng. Hàng năm có một khối lượng không nhỏ
sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng của tất cả các cấp đại học – cao đẳng –
trung cấp ra trường song năng lực và trình độ chuyên môn của một bộ phận lớn
những sinh viên này lại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu làm việc mà các
ngân hàng đặt ra.
Xuất phát từ thực tiễn bức xúc như vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm
hiểu cặn kẽ hơn những thiếu sót, bất cập trong chất lượng sinh viên khối ngành
kinh tế mới ra trường hiện nay, nhất là các sinh viên có mong muốn và định hướng
sẽ làm việc trong ngành ngân hàng sau khi ra trường. Vì thế, nhóm nghiên cứu đã
chọn đề tài “Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và
khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường – Thực tiễn
và Giải pháp”. Trên cơ sở những nghiên cứu chi tiết về những bất cân xứng đang
tồn tại và các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cân xứng đó, nhóm nghiên
cứu xin đề xuất một số giải pháp thay đổi trên các phương diện vĩ mô và vi mô với
mong muốn có thể đóng góp một vài ý tưởng góp phần hạn chế bớt sự bất cân bằng
cung cầu lao động cho ngành ngân hàng.
Nhóm nghiên cứu
4
CHƢƠNG 1
LÝ THUYẾT THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG
1. Lý thuyết vi mô về thị trƣờng lao động trong ngành ngân hàng:
1.1. Cầu lao động:
1.1.1. Cầu lao động của cá nhân hãng:
Cầu lao động của cá nhân hãng (ngân hàng) là số công nhân mà hãng có khả
năng và sẵn sàng thuê ở các mức đơn giá tiền lương khác nhau trọng một khảng
thời gian xác định, các yếu tố khác không đổi.
Cầu lao động của hãng là cầu thứ phát, nó phụ thuộc vào và được được rút ra
từ mức sản lượng của hãng và chi phí của các đầu vào.
Quyết định thuê bao nhiêu lao động của chủ hãng dựa trên việc xem xét lợi
nhuận mỗi lao động đem lại và chi phí bỏ ra để thuê họ.
Một ngân hàng sẽ xem xét thuê bao nhiêu lao động để đạt mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận. Nếu giả sử tất cả nhân viên của ngân hàng đều có khả năng làm việc như
nhau, ta sẽ suy ra được quyết định thuê lao động của ngân hàng phụ thuộc vào sự
thay đổi về lợi nhuận trên các giao dịch dịch vụ ngân hàng mà ngân hàng thu được
khi thuê thêm các lao động.
D
L
Đơn giá
tiền lương
Lượng
lao động
5
1.1.2. Cầu lao động của thị trường:
Ở đây chúng ta chỉ xét đến thị trường lao động của ngành ngân hàng nên
đường cầu lao động của thị trường sẽ có được từ việc cộng các đường cầu của tất
cả các ngân hàng lại, hay cầu lao động của ngành là tổng cầu lao động của từng
ngân hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của đường cầu lao động ngành
ngân hàng.
Thứ nhất, sự thay đổi trong giá của hàng hóa, cụ thể là giá các dịch vụ ngân
hàng (tín dụng, giao dịch thanh toán, chuyển tiền...). Khi nền kinh tế thị trường
ngày càng phát triển thì nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên. Điều này
làm cho giá cả của các dịch vụ này tăng lên và cũng tức là mỗi lao động tạo ra
nhiều doanh thu hơn. Với mỗi mức tiền lương, số lượng lao động được thuê sẽ tăng
lên.
Đây chính là thực tế đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống ngân hàng
của chúng ta mới thực sự đi vào hoạt động từ sau Đổi mới. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, nhu cầu về các dịch vụ
ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ. Điều này khiến cho ngân hàng trở thành một
ngành có lợi nhuận cao, thu hút nhiều hãng tham gia vào thị trường. Đặc biệt là sau
một loạt các chính sách cải cách, tạo cơ hội phát triển cho các ngân hàng tư nhân
của Nhà nước. Từ đó, nhu cầu về lao động trong ngành ngân hàng cũng tăng lên
đáng kể. Thực trạng tình hình cung cầu lao động trong ngành ngân hàng sẽ được
đề cập cụ thể hơn ở Phần 2.
Thứ hai, sự thay đổi trong công nghệ. Công nghệ được cải tiến khiến cho
người lao động làm việc hiệu quả hơn, các thông tin giao dịch chính xác hơn, làm
tăng doanh thu do mỗi lao động tạo ra. Và tương tự như yếu tố trên, nó làm nhu cầu
tuyển dụng của ngành tăng.
6
1.2. Cung lao động:
1.2.1. Cung lao động cá nhân:
Cung lao động là lượng thời gian mà người lao động sẵn sàng và có khả năng
làm việc tương ứng với các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian
nhất định, các yếu tố khác không đổi. Tức là, lượng thời gian làm việc của người
lao động phụ thuộc vào mức tiền lương.
Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều có chỉ đúng 24 giờ mỗi ngày, và không ai có thể
cung lao động cả 24 giờ mỗi ngày được. Mỗi người đều có các mục đích khác chứ
không chỉ có mục đích bán các dịch vụ lao động của mình trên thị trường.Thời gian
trong ngày của mỗi người có thể được chia ra thành những giờ lao động và những
giờ nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là thuật ngữ chung mô tả các hoạt động không làm việc
bao gồm: ăn, ngủ, đi chơi với gia đình và bè bạn, và cả nghiên cứu và làm việc ở
nhà. Người lao động được giả định yêu thích nghỉ ngơi và sẽ chọn số giờ làm việc
trong ngày tùy ý. Đơn giá tiền lương là giá của thời gian nghỉ ngơi vì họ sẽ phải từ
bỏ lượng tiền đó để hưởng thụ nghỉ ngơi. Với mục tiêu tối đa hóa lợi ích chứ không
phải tối đa hóa lợi nhuận thì đơn giá tiền lương tăng lên có nghĩa là giá của nghỉ
ngơi tăng lên, người ta tiêu dùng ít nghỉ ngơi hơn – và làm việc nhiều hơn. Đường
cung lao động là đường dốc lên.
Khi đơn giá tiền lương tăng đến một mức nhất định, người ta làm ít giờ mà
vẫn có thu nhập cao thì họ sẽ tiêu dùng hàng hóa “nghỉ ngơi” nhiều hơn. Điều đó
được dùng để giải thích đường cung lao động các nhân vòng về phía sau.
Đơn giá
tiền lương
Số giờ làm
việc/ngày
SL
Đơn giá
tiền lương
Số giờ làm
việc/ngày
SL
7
Trong thực tế với một ngành như ngành ngân hàng thì đường cung lao động
thực tế cá nhân cũng giống như của người bình thường (chứ không phải các nhân
vật nổi tiếng) – là đường cung lao động dốc lên.
1.2.2. Cung lao động của thị trường:
Đường cung lao động thị trường có thể đạt được bằng việc cộng chiều ngang
các đường cung lao động của các cá nhân trong ngành. Đường cung lao động của
thị trường của ngành trong thực tế sẽ có dạng đốc lên vì đa phần lao động ngân
hàng có đường cung lao động dốc lên, và với những người có đường cung vòng về
phái sau thì các điểm vòng đó cũng xuất hiện ở những mức đơn giá tiền lương khác
nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển đường cung lao động trong ngành
ngân hàng:
Thứ nhất, cơ hội lựa chọn việc làm ở các ngành khác của lao động trong
ngành. Nếu có nhiều cơ hội để người lao động chuyển sang làm việc ở các ngành
khác với mức lương cao hơn thì đường cung lao động ngành ngân hàng sẽ dịch
chuyển sang trái – tức là cung giảm đi. Và ngược lại, nếu có ít cơ hội để chuyển
ngành, và người lao động thấy công việc trong ngành ngân hàng là sự lựa chọn tốt
nhất thì đường cung lao động sẽ dịch chuyển phải – cung tăng lên.
Thứ hai, sự thay đổi trong quy mô dân số. Quy mô dân số tăng làm tăng
lượng người trong độ tuổi lao động, do đó làm tăng cung lao động ở tất cả các
ngành, kể cả ngành ngân hàng.
Thứ ba, sự thay đổi trong mức sống của người lao động cũng ảnh hưởng đến
khả năng làm việc của họ. Khi mức sống ngày càng cao, cuộc sống của mọi người
càng tốt hơn thì họ sẽ có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn và ngược lại, khi cuộc sống
khó khăn, đường cung lao động sẽ dịch chuyển phải.
8
Thứ tư, sự thay đổi trong quan điểm sống xã hội như về việc phụ nữ đi làm, và
làm việc trong cả các lĩnh vực mà vốn được mặc định là chỉnh dành cho nam giới.
Điều nay làm tăng lực lượng lao động xã hội nói chung và của ngành ngân hàng nói
riêng.
Trong nội dung của bài nghiên cứu này, đối tượng lao động chính được
nghiên cứu là sinh viên các ngành kinh tế vừa mới ra trường nên các yếu tố thứ hai,
thứ ba và thứ tư ảnh hưởng đến việc cung lao động ở trên sẽ có ít tác động trực tiếp
và xin không được phân tích sâu hơn.
1.3. Cân bằng thị trường lao động:
Giả định, thị trường lao động ngành ngân hàng là thị trường lao động cạnh
tranh hoàn hảo. Trong thị trường này có nhiều người mua sức lao động (nhiều ngân
Đơn giá
tiền lương
Số giờ làm
việc/ngày
SL1
SL2
SL2’
E0
w
L
SL
DL
9
hàng cần tuyển dụng lao động) và nhiều người bán dịch vụ lao động với các kỹ
năng và khả năng làm việc như nhau. Mỗi người bán dịch vụ lao động không có
ảnh hưởng gì đến giá của dịch vụ lao động nên họ là người chấp nhận giá.
2. Lý thuyết vi mô về thị trƣờng lao động trong ngành ngân hàng theo quan
điểm lao động là hàng hóa:
Ở phần trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra lý thuyết vi mô về thị trường lao
động. Đây là cách tiếp cận trong môn Kinh tế học vi mô. Tuy nhiên, chúng ta cũng
có thể tiếp cận vấn đề thị trường lao động trong ngành ngân hàng theo một cách
khác.
Do đối tượng lao động chủ yếu được nghiên cứu của bài nghiên cứu là sinh
viên khối ngành kinh tế vừa tốt nghiệp, nhóm nghiên cứu muốn tiếp cận vấn đề
theo cách coi chính sức lao động của sinh viên là hàng hóa. Sinh viên được đào tạo,
cung cấp các kĩ năng cần thiết từ trường đại học, cao đẳng để làm việc trong ngành
ngân hàng. Khi đó, người cầu hàng hóa lao động của sinh viên vẫn là ngân hàng,
nhưng bên cung không còn là cá nhân sinh viên nữa mà là các trường đại học, cao
đẳng có đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng.
Bên cầu lao động – Ngân hàng – được phân tích giống như cách tiếp cận ở
trên (xem phần 1). Cầu lao động của mỗi ngân hàng là số lao động mà ngân hàng
đó có khả năng và sẵn sàng thuê ở các mức đơn giá tiền lương khác nhau trọng một
khảng thời gian xác định, các yếu tố khác không đổi.
Trường đại học,
cao đẳng
Sinh viên tốt nghiệp
– Người lao động Ngân hàng
Sản phẩm
10
Đường cầu lao động của thị trường sẽ có được từ việc cộng các đường cầu của
tất cả các ngân hàng lại, hay cầu lao động của ngành là tổng cầu lao động của từng
ngân hàng.
Sản phẩm lao động chính là sức lao động của sinh viên tốt nghiệp – người lao
động. Chất lượng ở sản phẩm lao động là ở các kĩ năng nghiệp vụ ngân hàng, kĩ
năng mềm… của sinh viên mà phải qua đào tạo mới có được (tức là phải qua “quá
trình sản xuất” của các bên cung lao động – các trường đào tạo).
Bên cung lao động – Nhà trường – chính là nơi đào tạo các kĩ năng đó, tạo ra
chất lượng sức lao động của sinh viên. Các sinh viên trước khi vào trường chưa có
đủ kĩ năng, không thể làm nghiệp vụ của ngân hàng, nhưng sau khi qua đào tạo ở
trường đại học, cao đẳng, họ có thể gia nhập lực lượng lao động có tay nghề cho
ngành ngân hàng – tức là đáp ứng cầu lao động của ngân hàng.
Đường cung lao động của mỗi trường khối ngành kinh tế cộng lại sẽ tạo thành
đường cung lao động cho ngành ngân hàng. (Ở đây nhóm nghiên cứu chấp nhận
một giả thiết gần đúng là chỉ các sinh viên ngành kinh tế mới có nghiệp vụ về kinh
tế để làm việc ở ngân hàng. Trong thực tế vẫn có sinh viên của các ngành khác làm
trái nghề trong ngành ngân hàng, nhưng đó chỉ là thiểu số và họ sẽ vẫn phải học các
kĩ năng nghiệp vụ ngân hàng.) Đường cung này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: chi
phí mà nhà trường phải bỏ ra để đào tạo sinh viên theo từng mức độ về chất lượng,
lợi ích – doanh thu mà nhà trường nhận được (dưới nhiều hình thức: học phí, trợ
cấp của nhà nước, hỗ trợ đào tạo từ phía các ngân hàng…).
Cân bằng cung cầu lao động trên thị trường sẽ đạt được khi lượng lao động
được cầu từ phía ngân hàng được đáp ứng từ quá trình đào tạo của các trường với
một mức chi phí mà ngân hàng bỏ ra để trả lương cho người lao động và hỗ trợ đào
tạo các trường phù hợp với lợi ích họ nhận được khi sử dụng các sinh viên có
nghiệp vụ.
11
Nhóm nghiên cứu muốn dựa trên cách tiếp cận này để phân tích tình hình cung
cầu lao động trong ngành ngân hàng hiện nay của Việt Nam, chỉ ra nguyên ngân
của những mất cân bằng cung cầu trên thị trường lao động ngành ngân hàng. Trên
cơ sở phân tích các lí do gây ra sự bất cân xứng đó, mới có thể đi đến đề xuất được
các giải pháp khả thi đối với vai trò của cả ba bên tham gia thị trường nhằm làm
hạn chế, khắc phục dần những chênh lệch cung cầu đó thông qua việc nâng cao
chất lượng cho sản phẩm đầu ra – sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường mong
muốn và định hướng làm việc trong lĩnh vực ngân hàng.
12
CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CÔNG VIỆC NGÂN HÀNG
CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ MỚI RA TRƢỜNG
1. Thiếu hụt về số lƣợng:
Việt Nam hiện có hơn 30 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng quốc
doanh, 5 ngân hàng liên doanh và gần 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm: 6 tổ chức
tín dụng nhà nước, 25 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, 12 ngân hàng thương
mại cổ phần nông thôn, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên
doanh, 6 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính và 44 văn phòng đại diện
gân hàng nước ngoài. Mỗi tổ chức có hàng trăm chi nhánh trải rộng trên cả nước.
Trong một thời gian ngắn từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO cho đến nay, nhiều
NH thương mại cổ phần đã có tốc độ phát triển nhân lực khá cao từ 30-70%, thậm
chí có nơi đến 150%, một vài ví dụ như VIB Bank chỉ trong năm 2006 đã tăng
nhân sự từ gần 900 người lên tới gần 1.700 người, G-Bank mới được thành lập năm
2006, nhưng dự kiến sẽ tăng nhân sự từ hơn 300 người lên gần 1.000 nhân sự năm
2007, Habubank dự kiến tăng thêm từ 300-400 nhân viên...
Theo các kết quả đánh giá về các chỉ số nhân lực của Cong ty tư vấn Navigos
– Một trong các công ty tư vấn nguồn nhân lực hàng đầu Việt Nam hiện nay, chỉ
tính riêng hai quý đầu năm 2008, nhu cầu nhân lực cho các bộ phận kế toán, nghiệp
vụ tài chính ngân hàng của ngành ngân hàng đã tăng thêm 1300 người tương đương
383% so với cùng kì năm trước. Xét về tốc độ gia tăng của thị trường thì nguồn
nhân lực của ngành ngân hàng đạt mức kỉ lục và xếp vị trí cao nhất trong tất cả các
ngành nghể hoạt động trong nền kinh tế hiện nay với tốc độ tăng trưởng 57%
13
(Ngành đứng vị trí thứ hai là kế toán cũng chỉ có tốc độ gia tăng nguồn nhân lực
hàng năm ở mức 42%).
Một thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho biết hiện nay các ngân
hàng nội địa đang phải liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động, trung bình cho toàn
khối ngân hàng thương mại là khoảng 20 chi nhánh và phòng giao dịch/ngân
hàng/năm. Để có thể bước đầu đi vào hoạt động, mỗi một chi nhánh nhất thiết phải
có ít nhất một bộ khung lãnh đạo gồm ba thành viên: giám đốc, phó giám đốc và kế
toán trường. Như vậy chỉ riêng mảng nhân sự cao cấp mỗi ngân hàng đã cần đến 60
người cho mỗi năm hoạt động. Tùy thuộc vào quy mô của chi nhánh mà số lượng
nhân viên cụ thể cần tuyển dụng vào làm việc sẽ khác nhau. Hay một ngân hàng
mới thành lập với quy mô vốn điều lệ 1000 tỷ đồng sẽ đồng nghĩa với việc cần
tuyển dụng tối thiểu từ 100 đến 200 nhân viên để khởi sự. Tuy nhiên điều này cũng
đã đủ cho thấy nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng trong những năm gần đây ở
mức rất lớn. Đó là chưa kể đến một số lượng lớn các ngân hàng nước ngoài đã và
đang xâm nhập vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, nhất là sau thời điểm ngày
1/4/2007 khi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam
(theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam). Các ngân hàng nước ngoài với quy
mô lớn khi vào thị trường Việt Nam cũng đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên
đông đảo để nhanh chóng nắm bắt thị trường. mở rộng hoạt động.
Theo tính toán sơ bộ của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính trong
phạm vi ba năm gần đây, trung bình mỗi năm ngành ngân hàng cần khoảng 15000
nhân viên có trình độ đại học. Đó là xét về đầu vào, còn về đầu ra, trên địa bản cả
nước hiện nay có có 33 trường có ngành tài chính ngân hàng ở trình độ đại học, 16
trường cao đăng và 8 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tổng số sinh viên ở các
trường này có thể làm việc trong ngành ngân hàng ngay sau khi ra trường hiện nay
mới chỉ có thể đủ cho khoảng 11000 vị trí. Thêm vào đó, tính đến năm 2012, nguồn
nhân lực cho ngành tài chính ngân hàng sẽ cần ít nhất 1,8 triệu người. Như vậy từ
14
nay cho đến năm 2012, số lượng nhân sự thiếu hụt cho ngành ngân hàng sẽ có thể
lên đến con số 30000 người.
Qua một số số liệu trên, có thể thấy chỉ xét riêng về mặt số lượng, cung lao
động cho ngành ngân hàng trong thời gian qua, nhất là từ sau khi Việt Nam gia
nhập WTO đã không thể đáp ứng được cầu. Tuy nhiên, số lượng chỉ là một trong
số những vấn đề nhỏ còn tồn tại trong mối quan hệ cung cầu giữa bên cung –
trường đại học khối ngành kinh tế và bên cầu – các ngân hàng thươn