Đề tài Sự cần thiết của việc kết hợp phát triển kinh tế - Xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh

Họat động kinh tế là họat động cơ bản thường xuyên gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Đó là tòan bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội phục vụ nhu cầu đời sống con người. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở nước ta là họat động tích cực chủ động của nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ họat động kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương thúc đẩy nhau cùng phát triển góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kinh tế quốc phòng an ninh là những mặt họat động cơ bản của mỗi quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền mỗi lĩnh vực có mục đích, họat động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tác động tích cực qua lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng an ninh, lợi ích kinh tế suy đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn xung đột xã hội, để giải quyết mâu thuẫn đó cần có quốc phòng và an ninh. Bản chất của chế độ kinh tế xã hội quyết định đến bản chất quốc phòng an ninh, xây dựng sức mạnh quốc phòng an ninh vì mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa quy định, còn tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh vì mục đích bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền thực hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định.

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 10988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cần thiết của việc kết hợp phát triển kinh tế - Xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NỘI DUNG  TRANG   MỞ ĐẦU  3   PHẦN THỨ NHẤT Những kết quả đạt được của quá trình kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh  6   1. Quan điểm và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị  6   2. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực Kinh tế - xã hội  7   3. Một số hạn chế và nguyên nhân  12   4. Bài học kinh nghiệm  14   PHẦN THỨ HAI Một số đề xuất về kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố an ninh quốc phòng trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2011 - 2020  15   1. Những vấn đề cần quan tâm trong việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố an ninh quốc phòng  15   2. Một số vấn đề trọng tâm trong chiến lược  16   KẾT LUẬN  20   MỞ ĐẦU Họat động kinh tế là họat động cơ bản thường xuyên gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Đó là tòan bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội phục vụ nhu cầu đời sống con người. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở nước ta là họat động tích cực chủ động của nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ họat động kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương thúc đẩy nhau cùng phát triển góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kinh tế quốc phòng an ninh là những mặt họat động cơ bản của mỗi quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền mỗi lĩnh vực có mục đích, họat động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tác động tích cực qua lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng an ninh, lợi ích kinh tế suy đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn xung đột xã hội, để giải quyết mâu thuẫn đó cần có quốc phòng và an ninh. Bản chất của chế độ kinh tế xã hội quyết định đến bản chất quốc phòng an ninh, xây dựng sức mạnh quốc phòng an ninh vì mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa quy định, còn tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh vì mục đích bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền thực hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định. Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật nhân lực cho họat động quốc phòng an ninh vì vậy để xây dựng quốc phòng an ninh vững mạnh phải xây dựng phát triển kinh tế vững chãi. Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng an ninh qua đó quyết định đến tổ chức, biên chế của lực lượng vũ trang quyết định đến đường lối chiến lược quốc phòng an ninh. Quốc phòng – an ninh không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lại với kinh tế - xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực. Quốc phòng an ninh vững mạnh sẽ tạo môi trường hòa bình ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong thời bình ở mức độ nhất định nào đó cũng có tác dụng kích thích kinh tế phát triển. Để hạn chế những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng an ninh thì sự kết hợp tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh với phát triển kinh tế - xã hội vào một thể thống nhất. Kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh là một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc hoạch định chiến lược phát triển cũng như trong chỉ đạo điều hành của mỗi quốc gia. Đây là mối quan hệ trọng yếu mà mỗi quốc gia, nhà nước, mỗi dân tộc đều phải quan tâm đặc biệt. Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, các quốc gia phát triển mạnh về kinh tế đều quan tâm đến phát triển quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự xã hội có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ được thành quả của sự phát triển đất nước. Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy dù là nước lớn hay nước nhỏ kinh tế phát triển hay chưa phát triển, dù chế độ chính trị như thế nào thì mỗi quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh. Tuy nhiên các nước khác nhau với chế độ chính trị xã hội khác nhau thì sự kết hợp cũng có sự khác nhau về mục đích, nội dung, phương thức và kết quả ngay cả trong một nước trong mỗi giai đọan phát triển thì sự kết hợp cũng khác nhau. Ở Việt nam sự kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh đã có lịch sử lâu dài dựng nước đi đôi với giữ nước đó là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc. Trong xây dựng và phát triển kinh tế đã sử dụng nhiều chính sách khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu để phục binh sẵn sàng phá thế, âm mưu phá hoại từ xa của giặc đồng thời sản xuất và tạo thế trận đánh giặc cơ động lực lượng trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng do nắm vững quy luật và biết thừa kế kinh nghiệm của lịch sử nên đã thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh một cách nhất quán bằng những chủ trương sáng tạo phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lượng (1945 – 1954) Đảng đã đề ra chủ trương “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” “vừa chiến đấu,, vừa tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, vừa phát triển kinh tế ở địa phương, vừa tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp cả nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh đã được Đảng chỉ đạo thực hiện ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp. Thời kỳ đất nước độc lập 1975 đến nay kết hợp với phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh được Đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và được triển khai quy mô rộng lớn toàn diện hơn. Nhờ có chính sách nhất quán về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh chúng ta đã phát huy được tiềm năng cho xây dựng tổ quốc trong thời bình cùng với việc phát triển kinh tế là chăm lo củng cố tiềm lực quốc phòng thế trận quốc phòng. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù do vậy góp phần giữ gìn và phát triển đất nước ổn định cho đến ngày nay. Trong bài thu hoạch này là một số vấn đề nổi lên trong quá trình thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và những đề xuất cơ bản cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2010- 2020. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA QUÁ TRÌNH KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG AN NINH. Quan điểm và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị. Ở nước ta, việc kết hợp đầu tư phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh đã được tổ chức thực hiện và từng bước phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, lần đầu tiên Đảng ta đã đưa vấn đề “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh” trở thành một trong sáu quan điểm cần quán triệt và thực hiện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời là một trong sáu tư tưởng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, tại hội nghị Trung ương 8 (khoá 9), Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Quốc phòng, An ninh trong tình hình mới. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Kết hợp kinh tế với củng cố quốc phòng – an ninh theo phương châm phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng để bảo vệ tổ quốc; ổn định chính trị, củng cố quốc phòng – an ninh vững mạnh là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội”. Bộ Chính trị cũng đã ban hành: Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010; Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên và Trung Bộ. Các nghị quyết thể hiện rất rõ nhiệm vụ gắn kết giữa phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh. Coi nhiệm vụ xây dựng đất nước đặt lên hàng đầu nhưng luôn phải nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng. Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh luôn là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Những kết quả đạt được trong lĩnh vực Kinh tế- Xã hội Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 được thực hiện trong xu thế toàn cầu hoá nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều cơ hội và thách thức đan xen; tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế toàn cầu năm 2008. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản là chính trị- xã hội ổn định, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và tiềm lực của đất nước được tăng cường, quan hệ quốc tế được mở rộng, chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn như: ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế khu vực từ năm 1997; sự yếu kém, bất cập trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội chậm được khắc phục; sự chống phá của các thế lực thù địch làm cho chúng ta phải dành nhiều công sức cho việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng trong cả nước gây thiệt hại nặng nề. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua thách thức khó khăn, nỗ lực phấn đấu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. - Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với nhiều nước và tăng liên tục trong nhiều năm, đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Đây là kết quả to lớn và có ý nghĩa quan trọng nhất. Thời kỳ 2001- 2010 đạt khoảng 7,2 %/ năm thấp hơn Trung Quốc ( 10 % ) và Malaysia ( 9,4 % ) xét về tốc độ tăng trưởng GDP. - Quy mô, thực lực của nền kinh tế tăng lên không ngừng, sau 10 năm quy mô GDP tính theo giá so sánh tăng gấp đôi. Nếu theo giá thực tế tính bằng đô la Mỹ năm 2010 tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 106 tỷ USD, gấp 3,4 lần so với năm 2000 (31,2 tỷ USD). Năm 2008, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đã đạt khoảng 1200 USD, gấp khoảng 3 lần so với năm 2000. Chỉ số phát triển con người ( HDI ) của Việt Nam năm 2007-2008 đạt 0,7333, xếp hạng 105/177 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới. Nước ta đã ra khỏi nước đang phát triển có thu nhập thấp. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP giai đoạn 2001- 2007 tăng liên tục, từ 36,7 % năm 2000 lên 41,5% năm 2007. Do chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng năm 2008, 2009 giảm mạnh và đến năm 2010 dự tính tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP còn 40,3%. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,5% xuống còn khoảng 19,9% và tỷ trọng dịch vụ giữ mức 38,9%. - Năng lực sản xuất tăng đáng kể, một số sản phẩm chủ lực của nền kinh tế đã hình thành và phát huy tác dụng. Trong 10 năm 2001- 2010, năng lực sản xuất tăng nhanh, sản lượng thép tăng 4,4 triệu tấn, than tăng 30,4 triệu tấn, xi mănng tăng 37,2 triệu tấn, điện tăng 62,4 tỷ Kwh, phân hoá học tăng 1,6 triệu tấn. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, giảm mức tiêu thụ điện năng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều sản phẩm đã có uy tín và tạo được thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới. - Vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao. Môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Trong 10 năm, tổng đầu tư xã hội cũng như tỷ trọng vốn đầu tư xã hội so với GDP tăng liên tục và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/ GDP năm 2010 dự kiến đạt khoảng 41,5 %, bình quân dự kiến đạt 40,7%, vượt mục tiêu đề ra; trong đó, vốn trong nước chiếm khoảng 70%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 10 năm ước đạt 168 tỷ USD, thực hiện ước đạt 59 tỷ USD, giải ngân 20 tỷ USD. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đang trở thành một nguồn vốn đáng kể trong nền kinh tế. Cơ cấu đầu tư đã có bước chuyển biến tích cực. Đầu tư nhà nước (bao gồm cả đầu tư từ ngân sách và đầu tư của các DNNN) vẫn tăng về quy mô, tập trung cho những ngành, lĩnh vực quan trọng, các dự án, công trình trọng điểm thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, đầu tư nhiều hơn cho vùng nghèo, vùng khó khăn, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. - Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân cơ bản được bảo đảm. Ngân sách nhà nước được cải thiện, thâm hụt quốc gia và nợ ngân sách ở mức an toàn. Năm 2010, thu ngân sách gấp hơn 4 lần so với năm 2000. Cơ cấu nguồn thu chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng nhanh, từ 51% năm 2000 lên 64,6% năm 2010. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân 8 năm 2001- 2008 đạt khoảng 26% GDP. Năm 2009 và 2010, mặc dù chính phủ đã thực hiện chính sách kích cầu để chống suy giảm kinh tế, miễn giảm thuế, tỷ lệ huy động NSNN ước đạt khoảng 23,3- 23,6% GDP. Tỷ trọng chi ngân sách so với GDP giai đoạn 2001- 2008 khoảng 30,2%. - Văn hoá, xã hội đạt được những thành tựu quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, có một số mặt đạt trình độ của các nước phát triển trung bình. Văn hoá, xã hội có bước phát triển khá, một số lĩnh vực đạt được những thành tựu quan trọng. Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên, từ 0,688 năm 2000 lên 0,733 năm 2008, xếp thứ 105/177 nước tham gia xếp hạng, thuộc nhóm nước trung bình cao. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng lên. Thu nhập thực tế sau 10 năm gấp 3,5 lần so với năm 2000. Theo số liệu điều tra năm 2008, thu nhập thực tế tăng từ 221 nghìn đồng/ người/ tháng năm 1999 lên 728,5 nghìn đồng/ người/ tháng vào năm 2008. Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống còn 2,09 lần năm 2004 và 2 lần năm 2008. Công tác phát triển nhà ở được chú trọng, đã huy động mọi nguồn vốn cho việc phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới. Hàng năm tăng thêm khoảng 30 triệu m2 sàn, diện tích bình quân tăng từ 11m2 sàn/ người năm 2000 lên 18,6 m2 sàn/ người. Chất lượng về nhà ở ngày càng được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã hoàn thành phần lớn mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết trước cộng đồng quốc tế. Hầu hết các mục tiêu đặt ra cho năm 2015 đều đã đạt và vượt vào năm 2008 (xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói; phổ cập giáo dục tiểu học; tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; tăng cường sức khoẻ bà mẹ; sốt rét và các dịch bệnh khác được đẩy lùi; thiết lâp đối tác toàn cầu vì phát triển; có 2 mục tiêu chưa đạt là ngăn ngừa tình trạng HIV/ AIDS và đảm bảo bền vững về môi trường). Công tác xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả, hộ nghèo giảm đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước trung bình mỗi năm giảm 2- 3%, bình quân mỗi năm giảm được khoảng 400 nghìn hộ, đến năm 2010 tỷ lệ nghèo còn khoảng 10 %. Hằng năm, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hàng nghìn xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn và hải đảo. Đang triển khai chương trình giảm nghèo cho 62 huyện nghèo nhất cả nước. Xã hội ổn đinh, đồng thuận và cởi mở hơn. Nhân dân tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh các phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa… Việc kết hợp kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh đã có bước chuyển cả về nhận thức và tổ chức thực hiện; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các khu kinh tế- quốc phòng; phát triển công nghiệp quốc phòng đúng hướng, gắn kết với công nghiệp quốc gia, góp phần trực tiếp tham gia xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội. Các vấn đề biên giới và lãnh thổ trên đất liền, trên biển và hải đảo được giải quyết phù hợp. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001- 2010 đã được thực hiện; đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/ năm. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng; bình đẳng giới có nhiều tiến bộ. Công tác đối ngoại hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, quốc phòng an ninh được giữ vững, tạo môi trường hoà bình, ổn định và tăng them nguồn lực cho phát triển đất nước. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Chính trị- xã hội ổn định; thế và lực của đất nước vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động sang tạo của toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước. 3. Một số hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành quả đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế gắn với củng cố an ninh quốc phòng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phụ trong thời gian tới để ngày càng giữ vững ổn định chính trị đất nước. - Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức, cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; kinh tế phát triển chưa bền vững, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu; các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc: Chất lượng tăng trưởng còn thấp, chủ yếu dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng công nghiệp chủ yếu là hàng gia công, hàm lượng công nghệ thấp và giá trị gia tăng thấp. Khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với các nước trong khu vực vẫn còn lớn. Mặc dù đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao trong những năm qua, nhưng thu nhập bình quân đầu người ở nước ta vẫn còn thấp. Năm 2008, thu nhập bình quân của đầu người ở Việt Nam chỉ đạt 890 USD, trong khi Thái Lan 2840 USD; Malaysia 6970 USD và Indonesia 2010 USD; Philippin 1890 USD. - Năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp: Hiệu quả đầu tư thấp: Nếu tính theo giá hiện hành, ICOR của Việt Nam thời kỳ 2001- 2008 là 5,26. - Việc thực hiện các chính sách về hỗ trợ hộ nghèo còn nhiều bất cập; chất lượng xoá đói g
Tài liệu liên quan