Quản lý Nhà nước về công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình nhằm mục tiêu ổn định Dân số để phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước ngày càng phồn vinh giàu đẹp.
Từ năm 1961 Đảng và Nhà nước đã có những văn bản đầu tiên về quản lý Dân số – Kế hoạch hoá gia đình. Hơn 30 năm sau công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đã đạt được những thành tựu lớn . Khẳng định điều đó vào tháng 6/1999 Việt Nam đã được nhận giải thưởng Quốc tế về Dân số.
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cần thiết phải tổ chức lại bộ máy dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
I. Đặt vấn đề
2
II. Nội dung
4
1. Tình hình đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương
4
2. Hệ thống tổ chức bộ máy Dân số – Gia đình - Trẻ em
6
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
12
III. Xây dựng và lựa chịn phương án giải quyết và kế hoạch tổ chức thực hiện
18
1. Xây dựng phương án
18
2. Lựa chọn phương án
19
3. Giải pháp tổ chức thực hiện
19
IV. Những kết luật và kiến nghị
22
Phần I
Đặt vấn đề
Quản lý Nhà nước về công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình nhằm mục tiêu ổn định Dân số để phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước ngày càng phồn vinh giàu đẹp.
Từ năm 1961 Đảng và Nhà nước đã có những văn bản đầu tiên về quản lý Dân số – Kế hoạch hoá gia đình. Hơn 30 năm sau công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đã đạt được những thành tựu lớn . Khẳng định điều đó vào tháng 6/1999 Việt Nam đã được nhận giải thưởng Quốc tế về Dân số.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu về chính sách Dân số. Công tác tổ chức quản lý thông qua hệ thống bộ máy Nhà nước đóng vai trò quyết định vào thành công của chương trình. Giai đoạn đầu 1961 – 1989 công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình dưới sự chỉ đạo của Bộ y tế, kết quả giai đoạn này bên cạnh những thành công đạt được còn có một số mặt hạn chế nhất định. Từ năm 1989 Uỷ ban Quốc gia Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tách ra thành một cơ quan trực thuộc Chính phủ, quản lý theo ngành dọc từ TW đến địa phương, sự đầu tư cho chương trình đã được tăng lên rõ rệt. Do vậy giai đoạn 1989 – 2000 công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình đạt được nhiều kết quả, tỷ lệ sinh giảm nhanh, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 3,85 con (năm 1989) xuống còn 2,3 con (năm 1999). Hoàn thành mục tiêu chiến lược Dân số đến năm 2000 và thực hiện có kết quả Nghị quyết IV Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng khoá VII về chính sách Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.
Bước vào giai đoạn chiến lược mới 2001 – 2010 mục tiêu công tác Dân số là: duy trì giảm sinh vững chắc và từng bước nâng cao chất lượng Dân số để đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ công cuộc CNH – HĐH. Công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Thực hiện được mục tiêu chiến lược Dân số đến năm 2010 thì giải pháp về tổ chức bộ máy và cán bộ là giải pháp tiên quyết. Tuy nhiên vấn đề khó khăn đặt ra là: thiếu sự thống nhất trong mô hình tổ chức bộ máy trong phạm vi toàn quốc thể hiện ở chỗ có nhiều mô hình sát nhập khác nhau như: có tỉnh có Uỷ ban Dân số – Gia đình – Trẻ em cấp huyện, có tỉnh lại không có. ở tỉnh Thái Nguyên Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh và Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh sát nhập lại thành Uỷ ban Dân số – Gia đình – Trẻ em. Nhưng ở cấp huyện Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình và Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh cũng được sát nhập thành một bộ phận trong văn phòng HĐND – UBND huyện và sau đó được thành lập (năm 2003) thành Uỷ ban DS – GĐ - TE nhưng trực thuộc văn phòng HĐND – UBND huyện. Kết quả sau hơn ba năm thực hiện theo mô hình này cho thấy: việc không có Uỷ ban DS – GĐ - TE hoạt động độc lập như các phòng chuyên môn khác của huyện làm cho công tác quản lý Nhà nước về công tác DS – GĐ - TE huyện gặp nhiều khó khăn, lúng túng, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của chương trình DS – GĐ - TE. Đây là tình huống mà tôi chọn tiểu luận với đề tài “Sự cần thiết phải tổ chức lại bộ máy Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên”.
Phần II
Nội dung
1. Tình hình đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương
Thái Nguyên là tỉnh miền núi có vị trí nằm ở trung tâm của các tỉnh miền núi phía Bắc. Thái Nguyên tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thành phố Hà Nội.
Tỉnh Thái Nguyên có 7 huyện, 1 thị xã và 1 Thành phố. Toàn tỉnh có 181 xã / phường, trong đó có 18 xã vùng cao. Diện tích tự nhiên 3.541,1 Km2, đất canh tác nông nghiệp có 76,715 ha (22,3% diện tích tự nhiên).
Dân số trung bình năm 2003 là 1.067.842 người trong đó trẻ em dưới 16 tuổi có 326.406 cháu (chiếm 30,6% Dân số), trẻ em dưới 1 tuổi có 13.891 cháu (chiếm 1,31%), trẻ em dưới 5 tuổi có 82.508 cháu (chiếm 7,78%). Mật độ Dân số 298 người/Km2 sự phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố và các huyện phía Nam của tỉnh: Thành phố Thái Nguyên 1.255 người/ Km2, thị xã Sông Công 670 người/ Km2, huyện Phồ Yên, Phú Bình 550-560 người /Km2. Trong khi đó các huyện vùng cao và miền núi dân cư thưa thớt. Võ Nhai 72 người/ Km2, Đồng Hoá 194 người/ Km2. Định cư trên địa bàn gồm 16 dân tộc, nhưng có 5 dân tộc chính là: Dân tộc Kinh 76,42%, dân tộc Tày 11,21%, dân tộc Nùng 5,1%, dân tộc Sắn Dìu 2,45%, dân tộc Dao 2,03% và còn lại là các dân tộc khác 2,76%.
Năm 2003 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, HĐND vằ UBND tỉnh, các ngành, các cấp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu vươn lên giành bước phát triển mới. Nền kinh tế tỉnh tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển với mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 3.272 tỷ đồng. Trong đó sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 14,3%, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP tăng từ 31,34% năm 2002 lên 33,37% năm 2003. Các chính sách của tỉnh ban hành đã từng bước phát huy nội lực cho công cuộc phát triển.
Nhiều lĩnh vực đã đạt được những thắng lợi cụ thể:
* Sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản:
Các loại cây trồng đều đạt diện gieo trồng và năng suất so với năm 2002, năng suất lúa bình quân đạt 43,93 tạ /ha, sản lượng thóc đạt 309,86 ngàn tấn. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 2.006 ha, phát triển đàn gia súc, gia cầm đều tăng mạnh đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của địa phương.
* Sản xuất công nghiệp – XDCB.
Tiếp tục duy trì được nhịp độ sản xuất, tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.325 tỷ đồng và giá trị xây lắp đạt 362 tỷ đồng.
* Văn hoá - xã hội:
Các hoạt động văn hoá, thông tin đã tổ chức hoạt động thiết thực, nhằm tuyên truyền chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị ở địa phương tới đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh, toàn tỉnh có 52% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, 32,2% làng, phố văn hoá...
* Công tác xã hội:
Đã triển khai toàn diện các chương trình xã hội có mục tiêu trên địa bàn tỉnh, chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo tập trung vào hoàn thiện đề án chi tiết quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề giai đoạn 2001- 2010. Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,83%, ngoài ra triển khai mạnh mẽ công tác phòng chống tệ nạn xã hội...
* Về giáo dục, đào tạo:
UBND tỉnh đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung của đề án phát triển giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông... Đào tạo bồi dưỡng giáo viên có nhiều tiến bộ, xây dựng xóa phòng học tạm, xây phòng học thiếu tại 36 xã đặc biệt khó khăn và ATK, để từng bước nâng cao cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đào tạo. Tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo quyết định công nhận là tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.
* Về y tế:
Là một trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện tốt các chương trình y tế cơ sở. Năm 2003 khám sức khoẻ cho trẻ em dưới 15 tuổi cho 804.943 lượt người. Số phụ nữ có thai và các cháu sơ sinh được tiêm chủng đạt 98%. Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước thực hiện tốt theo đúng các quy chế chuyên môn. Đến nay đã có trên 94% số xã, phường trong tỉnh có nhà trạm y tế, bình quân mỗi trạm y tế có 4,78 cán bộ và hầu hết các trạm y tế xã phường có bác sỹ. Trên đây là những kết quả đã đạt được nhưng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh chưa vững chắc cần có nhiều giải pháp đồng bộ và tiên quyết hơn. Muốn phát triển kinh tế – xã hội thì phải dựa vào nguồn nhân lực có chất lượng, mà nguồn nhân lực gắn liền với tình hình biến động Dân số và chất lượng Dân số mà mục đích cuối cùng của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là không ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy Dân số - Gia đình và trẻ em của địa phương.
Hệ thống tổ chức bộ máy Dân số – GĐ - TE trước tháng 7/2001:
* Về hệ thống tổ chức bộ máy Dân số – Kế hoạch hoá gia đình:
Ngày 26/12/1961 Hội đồng chính phủ đã có nghị quyết số 216/CP về công tác sinh đẻ có kế hoạch. Thực hiện công tác này chủ yếu là các đội sinh đẻ ở cấp tỉnh và huyện, biện pháp tránh thai chủ yếu là đặt vòng. Sau hơn 20 năm tốc độ phát triển Dân số vẫn còn ở mức cao đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, nếu tính năm 1955 Dân số nước ta là 25,1 triệu người thì đến năm 1985 Dân số đã tăng lên 59,9 triệu người. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách đúng đắn. Năm 1984 Uỷ ban quốc gia Dân số được thành lập nhưng trực thuộc Bộ y tế, ở các tỉnh cũng thành lập Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình trực thuộc Sở y tế. Năm 1989 Uỷ ban Quốc gia Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tách khỏi Bộ y tế thành một ngành độc lập thuộc Chính phủ, cũng trong năm đó Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Bắc Thái (cũ) tách ra khỏi Sở y tế tỉnh và trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Năm 1993 Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp huyện được kiện toàn. Mỗi đơn vị cấp huyện có từ 3 đến 4 cán bộ, có tư cách pháp nhân riêng, có trụ sở và có tài khoản riêng tại kho bạc Nhà nước trực thuộc ngành dọc là Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh. Đến hết năm 1995 có 100% số xã trong tỉnh có Ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình. Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp huyện có chức năng chỉ đạo Ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình ở các xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Dân số – Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn. Đồng thời chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh và UBND huyện.
Hệ thống hoạt động điều hành từ trên xuống và từ dưới lên hoạt động rất nhịp nhàng và thực hiện cơ chế quản lý theo chương trình mục tiêu Quốc gia là:
+ Nâng cao năng lực quản lý (VDS – 01)
+ Thực hiện Dịch vụ – Kế hoạch hoá gia đình (VDS – 02)
+ Thông tin – giáo dục – truyền thông (VDS – 03) và các lĩnh vực khác như: xây dựng cơ bản và dự án như: Dự án dân số – sức khoẻ gia đình ....
Chính phủ
Uỷ ban Quốc gia Dân số – Kế hoạch hoá gia đình
Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp Tỉnh
Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp Huyện
Ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp Xã, Phường
Sơ đồ tổ chức bộ máy chuyên trách như sau
* Về hệ thống tổ chức bộ máy Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em:
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Tỉnh Thái Nguyên được thành lập từ năm 1992. Cũng năm đó Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp Huyện được thành lập mỗi huyện có từ 1 đến 2 cán bộ thường trực và trực thuộc Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Tỉnh, ở xã, phường, thị trấn có Ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em là những đơn vị hoạt động quản lý nhà nước đồng thời mang tính chất điều phối liên ngành. Tham gia vào các Uỷ ban này ngoài bộ phận thường trực còn có các ngành thành viên như y tế, giáo dục, tài chính, kế hoạch… các đoàn thể như: phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh… Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em được thực hiện với phương châm xã hội hoá, huy động các ngành các đoàn thể tổ chức xã hội cùng vào cuộc. Có như vậy mới đạt kết quả cao và tiết kiệm các nguồn lực cho chương trình.
Thực tế với một tổ chức bộ máy như vậy trong những năm qua ở tỉnh, hai Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em đã hoàn thành tốt các chương trình mục tiêu của Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cũng như các chương trình mục tiêu Quốc gia.
b. Hệ thống tổ chức bộ máy Dân số – Gia đình – Trẻ em từ ngày 01/07/2001.
* Ngày 01/07/2001 Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Tỉnh sát nhập thành Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em (DS – GĐ - TE) tại quyết định số 2528/QĐ-UB ngày 28/06/2001. Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em Tỉnh chịu sự lãnh đạo toàn diện của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, là đơn vị có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước Tỉnh. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại thông tư liên tịch số 32/2001/TTLT – BTCCBCP – UBQGDS – KHHGĐ - UBBVCSTE ngày 06/06/2001 của Ban TCCB Chính phủ, Uỷ ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam về bộ máy gồm:
- Lãnh đạo gồm: Chủ nhiệm và hai phó chủ nhiệm
- Cơ quan chuyên môn giúp việc cho Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em gồm có:
+ Văn phòng
+ Phòng Kế hoạch – nghiệp vụ
+ Phòng Truyền thông
+ Phòng Thanh tra
* Cấp huyện Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em chuyển về Uỷ ban Nhân dân huyện, thành phố, thị xã quản lý và bố trí công chức thuộc văn phòng HĐND và UBND làm việc theo chế độ chuyên viên tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Dân số – Gia đình - Trẻ em trên địa bàn.
* Cấp xã, phường, thị trấn thành lập Ban Dân số – Gia đình - Trẻ em trên cơ sở hợp nhất Ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Là cơ quan giúp chủ tịch UBND xã thực hiện triển khai các hoạt động Dân số – Gia đình - Trẻ em ở phạm vi xã, phường, thị trấn, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của UBND huyện về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thành phần Ban Dân số – Gia đình - Trẻ em gồm:
+ Trưởng ban: Do đồng chí chủ tịch UBND xã phụ trách.
+ Phó ban: 1 đồng chí cán bộ chuyên trách.
1 đồng chí kiêm nhiệm là trưởng trạm y tế.
+ Các uỷ viên: Đại diện các đoàn thể như phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên…
Đến nay Ban Dân số – Gia đình - Trẻ em trong tỉnh đã được kiện toàn và đi vào hoạt động theo chương trình, mục tiêu Dân số – Gia đình - Trẻ em và có những kết quả đáng kể.
Sơ đồ tổ chức bộ máy sau khi sát nhập
UBND Tỉnh
UBND Huyện
Uỷ ban Dân số –
Gia đình – Trẻ em Tỉnh
Văn phòng HĐND – UBND Huyện
Bộ phận DS - GĐ - Trẻ em
UBND Xã
Ban DS – GĐ - Trẻ em
Việc không có Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em cấp huyện đã gặp nhiều khó khăn trong quản lý và điều hành chương trình theo ngành dọc thì Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em tỉnh không có chức năng chỉ đạo văn phòng HĐND – UBND cấp huyện, mọi hoạt động thường phải thông qua ý kiến và chỉ đạo của UBND tỉnh.
Chỉ đạo nghiệp vụ, các hoạt động của Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em tỉnh xuống các huyện phải thông qua văn phòng sau đó mới đến bộ phận Dân số – Gia đình - Trẻ em.
* Ngày 05/09/2003 UBND tỉnh có quyết định số 2107/QĐ-UB thành lập Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em ở huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là huyện). Chức năng giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực Dân số – Gia đình - Trẻ em trong địa bàn cấp huyện. Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em huyện chịu sự quản lý toàn diện của UBND cấp huyện và sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em tỉnh.
Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em huyện có bộ phận thường trực nằm trong văn phòng HĐND – UBND cấp huyện. Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại thông tư số 32/2001/TTLT – BTCCBCP – UBQGDSKHHGĐ - UBBVCSTEVN.
Tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em huyện gồm:
- Chủ nhiệm: Do phó chủ tịch UBND cấp huyện đảm nhiệm và làm việc kiêm nhiệm.
- 1 phó chủ nhiệm là phó văn phòng HĐND và UBND cấp huyện làm việc chuyên trách.
- Các thành viên làm việc kiêm nhiệm khác: Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em huyện có bộ phận chuyên trách giúp việc được bố trí trong văn phòng HĐND - UBND
Sơ đồ tổ chức bộ máy sau khi có quyết định số 2107 – UB như sau
UBND Tỉnh
UBND Huyện
Uỷ ban Dân số –
Gia đình – Trẻ em Tỉnh
Văn phòng HĐND – UBND Huyện
Uỷ ban DS - GĐ - Trẻ em Huyện
UBND Xã
Ban DS – GĐ - Trẻ em Xã
Văn phòng HĐND – UBND cấp huyện với chức năng tham mưu cho lãnh đạo huyện và đáp ứng công tác hậu cần cho HĐND – UBND huyện là chính nên khả năng điều phối hoạt động Dân số – Gia đình - Trẻ em và một số lĩnh vực mang tính sự nghiệp khác gặp nhiều khó khăn. Mặt khác các thủ tục hành chính trong điều hành cũng còn nhiều bất cập. Có ý kiến cho rằng mô hình này mới chỉ thành công được một việc là giảm bớt đầu mối các phòng ở huyện chứ chưa nâng cao được năng lực quản lý và điều hành của nhà nước về lĩnh vực Dân số – Gia đình - Trẻ em cấp huyện.
Do vậy việc tổ chức lại bộ phận Dân số – Gia đình - Trẻ em cấp huyện là hoàn thiện cơ chế hoạt động của nó là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
a/ Phân tích nguyên nhân:
Với mục đích thực hiện cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, tổ chức sắp xếp thu gọn các đầu mối nên chính phủ đã có nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001. Trong đó khoản 1 điều 1 của nghị định này là: “Thành lập Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em trực thuộc UBND tỉnh trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em”.
Khoản 3 điều 1 quy định “Căn cứ vào đặc điểm, địa lý, kinh tế, nhiệm vụ yêu cầu quản lý nhà nước và năng lực cán bộ quản lý. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng ở quận, huyện không quá 10 phòng, ở thành phố, thị xã thuộc tỉnh không quá 11 phòng…”.
Sau nghị định 12/2001/NĐ-CP có thông tư liên tịch số 32/2001/TTLT-BTCCBCP-UBQGDSKHHGĐ-UBBVCSTEVN ngày 06/06/2001 giữa Ban tổ chức cán bộ chính phủ, Uỷ ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em ở địa phương. Trong đó:
* Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em tỉnh: Được quy định rõ ràng về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ: Lãnh đạo Uỷ ban và các phòng chức năng chuyên môn nghiệp vụ.
* Đối với các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh: Trong thông tư chỉ rõ nội dung quản lý nhà nước và nhiệm vụ công tác Dân số – Gia đình - Trẻ em huyện, bao gồm 7 nội dung và nhiệm vụ cụ thể. Về tổ chức bộ máy cấp huyện trong thông tư hướng dẫn theo 2 hướng:
- Thành lập Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em huyện.
- Hoặc bố trí công chức làm việc theo chế độ chuyên viên tham mưu cho chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Dân số – Gia đình - Trẻ em trên địa bàn huyện.
* Đối với cấp xã: Trong thông tư hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể của Ban Dân số – Gia đình - Trẻ em, trong đó có nhiệm vụ “Thực hiện kế hoạch hàng năm về công tác Dân số – Gia đình - Trẻ em theo kế hoạch chương trình công tác do UBND huyện giao”.
Dựa trên nghị định 12/ 2001/NĐ-CP và thông tư liên tịch số 32/2001/TTLT-BTCCBCP-UBQGDSKHHGĐ-UBBVCSTEVN, hướng dẫn sắp xếp tổ chức bộ máy cấp tỉnh, huyện và cấp xã. UBND tỉnh đã ra quyết định số 2528/QĐ-UB ngày 28/06/2001 về việc thành lập Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em trực thuộc UBND tỉnh.
Như vậy thực hiện quyết định trên cấp huyện không có Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em. Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp huyện sát nhập vào văn phòng HĐND - UBND huyện. Ngày 01/07./2001 Uỷ ban Dân số – Gia đình - Trẻ em tỉnh đã chính thức bàn giao hai uỷ ban trên cho UBND huyện bao gồm bàn giao toàn bộ nhân sự, trang thiết bị, tài sản, kinh phí, các chương trình mục tiêu… Bộ máy mới chính thức hoạt động từ 01/08/2001.
b/ Kết quả sau hơn 3 năm thực hiện:
Quyết định trên của UBND tỉnh Thái Nguyên xét về góc độ pháp lý là một quyết định hợp pháp và vào thời điểm đó là phù hợp với việc thực hiện cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính vững mạnh và từng bước hiện đại hoá, giảm đầu mối, trách chồng chéo chức năng, nhiệm vụ và tăng cường hiệu quả của các cơ quan quản lý và tạo tiền đề tốt cho việc thực hiện lồng ghép các mảng công tác liên quan mật thiết đến lĩnh vực Dân số – Gia đình - Trẻ em, phát huy cao độ việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, lu