Địa bàn khu vực miền núi phía Bắc là nơi có nhiều dân tộc cư trú. Nơi đây không chỉ có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng mà gần đây còn là một trong những địa bàn phức tạp về tôn giáo. Bên cạnh một số tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc còn có các tôn giáo ngoại lai được du nhập vào với những lý do và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau. Công giáo và Tin lành là hai tôn giáo đã được du nhập vào một số tỉnh ở phía Bắc từ lâu, tuy không phát triển mạnh nhưng đã bám rễ ở một số dân tộc ít người (nhất là Công giáo). Từ sau năm 1954 và nhất là sau năm 1975 với nhiều lý do khác nhau, các tôn giáo này lại có sự suy giảm. Những năm gần đây, trên địa bàn này lại có sự phát triển của đạo Tin lành không bình thường do những hoạt động truyền đạo trái phép, sự phát triển đạo trái phép tạp trung chủ yếu vào đồng bào dân tộc H’mông và có sự lan rộng vào một số dân tộc khác như dân tộc Dao, dân tộc Thái. Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm bởi sự du nhập và phát triển của đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc H’mông và một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu”.
49 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Địa bàn khu vực miền núi phía Bắc là nơi có nhiều dân tộc cư trú. Nơi đây không chỉ có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng mà gần đây còn là một trong những địa bàn phức tạp về tôn giáo. Bên cạnh một số tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc còn có các tôn giáo ngoại lai được du nhập vào với những lý do và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau. Công giáo và Tin lành là hai tôn giáo đã được du nhập vào một số tỉnh ở phía Bắc từ lâu, tuy không phát triển mạnh nhưng đã bám rễ ở một số dân tộc ít người (nhất là Công giáo). Từ sau năm 1954 và nhất là sau năm 1975 với nhiều lý do khác nhau, các tôn giáo này lại có sự suy giảm. Những năm gần đây, trên địa bàn này lại có sự phát triển của đạo Tin lành không bình thường do những hoạt động truyền đạo trái phép, sự phát triển đạo trái phép tạp trung chủ yếu vào đồng bào dân tộc H’mông và có sự lan rộng vào một số dân tộc khác như dân tộc Dao, dân tộc Thái. Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm bởi sự du nhập và phát triển của đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc H’mông và một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Trên cơ sở nghiên cứu du nhập và phát triển của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó rút ra được những nguyên nhân của tình hình đó.
- Chỉ ra những tác động ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với các mặt trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc H’mông, nơi có đạo Tin lành hoạt động.
- Từ đó đưa ra một số kiến nghị trong việc giải quyết nhằm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tình hình phát triển đạo Tin lành hiện nay trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
3. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung chủ yếu vào các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, là những tỉnh có đồng bào dân tộc H’mông theo đạo Tin lành.
- Phương pháp mà chúng tôi sử dụng trước hết là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lôgíc và một số phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
- Đánh giá một cách tương đối hệ thống, toàn diện tình hình phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong một số năm gần đây.
- Qua phân tích tình hình phát triển của đạo Tin lành chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng tác động của nó đối với các mặt trong đời sống xã hội, giúp cho ta hiểu thêm về một số vấn đề tôn giáo.
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, niên luận được trình bày qua hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về đạo Tin lành.
Chương 2: Quá trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO TIN LÀNH
1.1. Sự ra đời của đạo Tin lành.
“Tin lành” trong tiếng Việt là khái niệm dùng để chỉ một tôn giáo cải cách chống lại Giáo hội công giáo La Mã. Tin lành chủ chương chỉ có Kinh thánh mới là chuẩn mực, cội nguồn đức tin. Trong đó phần Tân ước có bốn sách Phúc âm “Tin lành – Evangelical) kể về cuộc đời của chúa Jesus. Các giáo sĩ của hội Cơ đốc và truyền giáo (CMA) khi đến Việt Nam tiếng Việt còn chưa trôi chảy, chỉ mới dịch được 01 sách duy nhất của Kinh thánh “Tin lành theo Thành Gioan” để truyền đạo. Do vậy, giới chức pháp ở đây gọi họ là “La Mission Evangelique”, từ đó các phòng giảng trụ sở, truyền giáo đều phải theo bảng chữ “La Mission Evangelique” hoặc “Eglise Evangelique” để xin hoạt động, các tín đồ người Việt đã dịch ra là: “Hội Thánh Tin Lành” [19.20].
a) Tiền đề xã hội của đạo Tin lành:
Vào thế kỷ thứ XV, XVI là thời kỳ đang lên của giai cấp tư sản, trong xã hội diễn ra trận quyết chiến của giai cấp tư sản Châu Âu, đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến đương thời. Giai cấp tư sản lúc này là giai cấp tiêu biểu, tiên tiến của thời đại đã giành được những thắng lợi đầu tiên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến đã trở lên lỗi thời, lạc hậu và chỗ dựa tư tưởng của nó là Công giáo. Để phù hợp với sự lớn mạnh và phát triển ngày càng mạnh mẽ của mình, giai cấp tư sản muốn có riêng một hệ tư tưởng, một tôn giáo cho giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó, tôn giáo đó phải đáp ứng được những yêu cầu của thời đại, của giai cấp. Tôn giáo mà giai cấp tư sản sẽ xây dựng phải là một tôn giáo đơn giản, đỡ phức tạp, mềm dẻo, đỡ tốn kém hơn so với thứ tôn giáo mà họ đã kịch liệt phê phán cần phải loại bỏ thay thế; tôn giáo đó chính là đạo Công giáo. Theo họ, đó là một tôn giáo rườm rà, cứng nhắc, phức tạp, rất tốn kém cả về mặt thời gian và tiền của, nó không phù hợp với thời đại công nghiệp. Mặt khác giai cấp tư sản rất đề cao sự tự do cá nhân
b) Nguồn gốc nhận thức và tâm lý của sự ra đời đạo Tin lành:
Đó là sự lúng túng, bế tắc của Thần học kinh viện thời Trung cổ. Sự khủng hoảng về vai trò ảnh hưởng, uy tín của Giáo hội Công giáo và quyền lực của Giáo hoàng. Thời Giáo hoàng Leon X, hàng giáo phẩm xa hoa, trần tục, lợi dụng danh Thánh nhằm mục đích kinh tế, điển hình là: Vào năm 1511, với sự ra đời của sắc lệnh “Ban ơn xoá tội” do Giáo hoàng Leon X quyết định cho những ai dâng tiền cho Giáo hội với việc mua, bán bùa xoá tội, với lời truyền ai mua sẽ được xoá mọi tội lỗi, dù là đã phạm tội, đang phạm tội thì sẽ được xoá tội, khi chết sẽ được lên thiên đàng. Trong khi đó đông đảo cả nước ở Châu Âu, đặc biệt là ở Đức đời sống của nhân dân đang trong cảnh lầm than, cơ cực; do vậy họ rất oán giận, căm phẫn trước hành động của Giáo hội La mã, đã gây ra sự phản ứng mãnh liệt đối với đông đảo những tín đồ giáo sĩ người Đức, nơi được mệnh danh là con bò sữa của Giáo hoàng [12.120]. Chính nơi đây đã dấy lên phong trào tôn giáo làm tiền đề cho sự ra đời của đạo Tin lành.
c) Sự xuất hiện của đạo Tin lành còn kể đến vai trò của một số cá nhân trong phong trào cải cách tôn giáo của tầng lớp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã lỗi thời luôn tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Phong trào cải cách tôn giáo đầu tiên diễn ra ở Đức gắn với tên tuổi của Mac-tanh Lui-thơ (Martin Luther) (13-1546). Ông là người nổi tiếng và đại diện cho phong trào cải cách tôn giáo ở Đức lúc bấy giờ. Ngày 30/11/1517 được coi là ngày mở đầu cho phong trào cải cách của Luther, bằng việc ông công bố bản: “95 luận đề”. Ông thẳng thắn nhìn vào sự đồi bại của giáo hội Roma, những tệ nạn tham nhũng như mua bán phiếu chuộc tội, lợi dụng danh Thánh để bóc lột dân chúng, lên án Giáo hoàng và giáo quyền Roma. Ông tuyên bố chỉ công nhận chỉ có Chúa và Kinh thánh, bác bỏ quyền lực của toà thành và cộng đồng. Đầu năm 1520 Luther liên tục viết bài công khai đề xuất tư tưởng Giáo hoàng không có quyền can thiệp vào chính quyền thế tục. Trong bức thư công khai gửi quý tộc Cơ đốc tôn giáo nước Đức về vấn đề cải cách chề độ độc quyền của xã hội, ông viết: “Giáo hội La mã là bọn giặc lớn, là kẻ cướp cường bạo lớn trong dân gian nhưng lại chuyên lên án cờ giáo hội thần thánh và thành Phi-e-zơ”. Giáo hoàng Leon X đã khai trừ Luther ra khỏi Giáo hội. Được sự giúp đỡ và ủng hộ của một số thị dân và chư hầu nước Đức, Luther đã phản đối một cách quyết liệt. Ông đã đốt cháy sắc lệnh của Giáo hoàng trước mắt quần chúng, công khai chống lại với Giáo đình. Như vậy, cuộc cải cách của Luther đã chống lại Giáo hoàng và tăng nữ, đưa ra học thuyết về sự thánh thiện, bình đẳng của mọi tín đồ, có thể trực tiếp với chúa trời mà không cần tầng lớp trung gian. Những luận điểm đó đã phản ánh những đòi hỏi của các cá nhân, của giai cấp tư sản lúc bấy giờ. Tuy nhiên, những tầng lớp dưới của xã hội đã không thoả mãn sự cải cách này của Luther, họ đã đi xa hơn, triệt để hơn. Đại diện cho xu hướng này là Thomas Muntzer (1940-1525), đại biểu của phái nông dân nghèo cách mạng. Ông là người có tư tưởng tiến bộ vừa chống thần quyền, vừa chống thế quyền. Lúc đầu ông nhiệt liệt ủng hộ cuộc cải cách của Luther, hoan nghênh “95 luận đề”, nhưng khi Luther phản bội thì ông kiên quyết chống lại tư tưởng ôn hoà, thoả hiệp, tách khỏi tư tưởng cải lương tư sản và trực tiếp vận động cách mạng. Ông công kích tất cả những quan điểm cơ bản và toàn bộ triết học tư tưởng của Luther về thần học cơ đốc giáo. Ông cho rằng: “Không có thiên đường cũng chẳng có địa ngục để đầy đoạ con người, không có quỷ thần mà chẳng qua là dục vọng sâu sa của con người” [10.132]. Ông kêu gọi những nông dân Đức đứng lên khởi nghĩa xây dựng xã hội mới không có giai cấp, không có tư hữu, không có chế độ riêng, không có chính quyền đối lập với nhân dân xã hội đó là: “Thiên đường của trần gian, vương quốc của thần thánh” [10.123]. Quan điểm đó đã trở thành quan điểm xã hội không tưởng, chính quan điểm này đã làm cho giai cấp phong kiến và giáo sĩ chống lại mạnh mẽ.
Cũng trong nửa đầu thế kỷ XVI, phong trào cải cách tôn giáo đã phát triển ra các quốc gia khác bên ngoài nước Đức, như ở Áo, ở các nước Bắc Âu, Ba Lan, Hungari… Cũng trong thời gian này, tại Thụy Sỹ và sau đó là Hà Lan, Anh đã xuất hiện những trung tâm mới của phong trào cải cách tại Thụy Sỹ. Phong trào này tập trung ở Duyrich và Giơnevơ. Ở thành phố Duyrich xuất hiện Ubric Zwingli (1484-1531) đã lãnh đạo vùng Đông bắc Thụy Sỹ tiến hành cải cách Ubric Zwingli chịu ảnh hưởng rất lớn của chủ nghĩa nhân văn, rất ủng hộ đối với tư tưởng của một số người như: Wicliffe và Huss… Tháng 1 năm 1523 đã đề ra “67 điều luận cương” nhấn mạnh quyền uy tối cao của Kinh thánh, chủ trương cứu vớt chỉ cần dựa vào niềm tin, mở cửa trường học, đơn giản hoá nghi thức truyền bá… Năm 1517 ông phản ứng mạnh mẽ việc chuộc tội nhờ hành hương đến thánh Phi-e-zơ và Phao lô, ông phủ nhận toà thánh La mã, phủ nhận tầng lớp trung gian giữa chúa trời và con chiên của linh mục, ông nói: “Duy chỉ có một mình chúa Jesus là xứng đáng cho ta tôn vinh, thờ kính, ấy vậy mà phẩm trật La mã chủ trương rằng mình là trọng tài giữa Đấng Christ với dân ngài và có quyền rao giảng cho giáo thuyết” [12.107]. Ông không chấp nhận lễ phong chức và lễ rửa tội, chống chế độ độc thân của Giáo sĩ, sự cai trị độc đoán, hà khắc của Giáo hội mà cũng chủ trương thành lập Giáo hội rẻ tiền, đẳng cấp phức tạp, không có tu viện, không chiếm nhiều tài sản của tín đồ, không có những lễ nghi phô trương lãng phí. Như vậy, tư tưởng của Ubric Zwingli tiến bộ và triệt để hơn tư tưởng của Luther. Ông bác bỏ hai lẽ mà Luther vẫn còn giữ lại là lễ rửa tội và lễ tiệc thánh, vì vậy ông phản đối quan điểm cho rằng: “Ăn bánh mì uống rượu nho sẽ biến thành máu thịt của Chúa”. Sau khi Ubric Zwingli qua đời, Giơlevơ trở thành trung tâm mới của phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sỹ. Giơlevơ gắn liền với tên tuổi của Jean Calvin (1509-1564), ông theo học thần học ở Pháp năm 1528, do ủng hộ của phong trào cải cách của Luther ông bị trục xuất khỏi Pháp sang sống ở Thụy Sĩ. Tư tưởng chính của Calvinlà thuyết về “sự tiền định tuyệt đối”. Khác với Kuther, ông cho rằng số phận của con người là do chúa trời quyết định, số phận đó không tuỳ thuộc vào mỗi người, mọi cố gắng của mỗi người hay sự giúp đỡ của Giáo hội cũng không thể thay thế được. Để được sự cứu vớt “người theo đạo không thể dùng những hành động bề ngoài mà phải có một đức tin, phải tận tuỵ không phải vì việc đạo mà vì việc đời” [18/58]. Sở dĩ như vậy là vì, khi sáng tạo ra thế giới chúa trời đã chia loài người ra thành 2 loại: “Dân cứu vớt và dân chọn lọc”. “Dân cứu vớt” phải chịu khổ cực và bị đầy ải ở hoả ngục. Chúa chọn ai, vớt ai con người không thể biết được nhưng mỗi người có thể nhìn vào hoàn cảnh của mình để biết mình thuộc loại nào. Còn “Dân chọn lọc” được sống sung sướng, khi chết được lên thiên đàng. Như vậy, về một tôn giáo thì thuyết “tiền định tuyệt đối” của Calvin đã phủ nhận vai trò của tầng lớp giáo sĩ và tác dụng của các nghi lễ bái phiền phức của đạo Thiên chúa giáo. Về mặt xã hội học, thuyết đó đã che đậy được bản chất bóc lột, lừa lọc của kẻ giàu có, che giấu nguyên nhân thực sự của sự nghèo khổ, đồng thời nó cũng là động lực thôi thúc con người tập trung tinh thần nghị lực nhằm đạt lấy cuộc sống giàu sang. Ông chủ trương đơn giản hoá các nghi thức tôn giáo, giảm bớt các ngày lễ, các trò tiêu khiển nhằm tiết kiệm thời gian và tiền của. Như vậy, quan điểm của ông rất phù hợp với giai cấp tư sản trong quá trình tích lũy tư bản. Chính vì vậy, Ph.Ăngghen nói: “Cải cách của Calvin đã đáp ứng nhu cầu của giai cấp tư sản tiên tiến hồi đó” [24.161.163]. Ông chủ trương tổ chức Giáo hội theo nguyên tắc dân chủ, không lệ thuộc vào Giáo hoàng như Giáo hội công giáo, cũng không lệ thuộc vào vương công như Giáo hội Luther. Ph.Ăngghen cho rằng: “Chế độ giáo hội học thuyết của Calvin đã chống lại giáo hội Roma và chống lại sự đòi hỏi trong cuộc cải cách của quần chúng nhân dân. Qua quan điểm của Calvin tỏ ra đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản đang lên. Nhận định về ý nghĩa và tính chất của Calvin, Ph.Ăngghen nhận xét: “Calvin đã để lên hàng đầu tính chất tư sản của cuộc cải cách và làm cho nhà thờ có một vẻ mặt cộng hoà và dân chủ” [25.650].
Bên cạnh cuộc cải cách ở Thụy Sĩ thì ở Anh phong trào cải cách cũng đang được phát triển. Cuộc cải cách bắt đầu Anh tuyên bố xoá bỏ giáo quyền Roma đối với giáo hội Anh, ban hành luật “Quyền tối thượng” đưa vua Herry VIII lên đứng đầu giáo hội Anh, có quyền bính như Giáo hoàng thâu tóm cả thế quyền và thần quyền. Sau đó vua Herry VIII cho đóng tất cả nhà thờ và tất cả tài sản cho chung vào quỹ nhà vua. Sau khi vủa Herry VIII qua đời, nữ hoàng Mary lên ngôi, đưa giáo hội Anh trở lại đầu phụ Giáo hoàng Anh và Giáo hội Roma. Từ năm 1547 đến 1603, dưới thời trị vì của Elizabeth và Edward, phong trào cải cách tôn giáo ở Anh mới có điều kiện phát triển. Cuộc cải cách tôn giáo ở Anh về giáo thuyết chủ yếu dựa vào quan điểm thần học của Calvin, còn về cách thức hành đạo theo nghi lễ Công giáo và tổ chức Anh giáo thành lập giáo hội riềng, duy trì cơ cấu tổ chức và hàng giáo phẩm theo đạo Công giáo.
Phong trào cải cách tôn giáo lan rộng sang nhiều quốc gia khác như: Pháp, Đan Mạch, Nauy, Scotland, Tiệp Khắc, Ba Lan… Đến cuối thế kỷ thứ XVI ở Châu Âu đã xuất hiện một tôn giáo mới gọi là đạo Tin lành, đạo này được tách ra từ đạo Công giáo.
1.2. Những đặc điểm chung của đạo Tin lành:
Đạo Tin lành được tách ra đạo Công giáo “cuối thế kỷ XVI” vì vậy giữa hai tôn giáo này có những điểm tương đồng và tách biệt.
Thứ nhất: Đạo Công giáo cho rằng bất kỳ tín đồ nào cũng được cứu vớt thông qua khâu trung gian là Giáo hội. Giáo hội và các chức sắc là những người thay mặt Chúa, đại diện cho Chuá ở dưới trần gian thực hiện quyền thiêng liêng trong việc phán xét mọi việc… Với đạo Tin lành thì chủ trương về vị cứu vớt có điểm khác. Theo giáo hội Luther, con người chỉ được cứu chuộc nhờ đức tin và tình thương của Chúa. Mỗi tín đồ tự tìm cho mình một con đường đi đến với Chúa, giáo sỹ, các chức sắc chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đường cho quá trình đó mà thôi.
Thứ hai: Đối với đạo Công giáo coi nền tảng đức tin là kinh thánh và toàn bộ các sắc chỉ, sắc lệnh của Giáo hoàng và Công đồng. Với đạo Tin lành chỉ công nhận kinh thánh là nền tảng duy nhât của đức tin. Trong kinh thánh gồm kinh Cựu ước và kinh Tân ước; riêng kinh Cựu ước chỉ công nhận 39 cuốn trong số 46 cuốn. Đạo Tin lành cho rằng mỗi tín đồ đều tự đọc và hiểu theo cách riêng của mình.
Thứ ba: Về các bí tích thì đạo Công giáo công nhận bảy bí tích:
1. Bí tích Thánh tẩy (rửa tội). Dùng nước Thánh để rửa sạch tội tổ tông truyền để trở thành Kitô hữu.
2. Bi tích Thêm sức.
3. Bi tích Giải tội. Cần cho những người cần sám hối tội lỗi hoặc quyết tâm sửa chữa tội lỗi của mình.
4. Bí tích Thánh thể (lễ Misa). Đây là bí tích quan trọng nhất trong các bí tích. Linh mục ban bánh, rượu đã được thánh hoá.
5. Bi tích Xức dầu thánh.
6. Bi tích Truyền chức thánh.
7. Bi tích Hôn phối.
Đối với đạo Tin lành, giáo hội Luther chỉ công nhận có hai bi tích đó là bi tích Rửa tội và bi tích Thánh thể (hay là lễ tiệc thánh). Jean Calvin lại chỉ công nhận có một bi tích, đó là bi tích Rửa tội. Quan điểm của ông cho rằng phép thánh thể cũng được cử hành như họ, đó chỉ là kỷ niệm về cái chết, vì sự cứu chuộc của Thiên chúa cho con người mà thôi. Về bà Maria, ông cho rằng: Bà không phải là mẹ của Thiên chúa và chỉ đồng trinh khi sinh Thiên chúa. Thậm chí một số giáo phái còn cho rằng, sau khi sinh chúa Jesus bà còn sinh cho ông Juise một số người con khác một cách bình thường. Đạo Tin lành tin có thiên sứ, các thánh tông đồ, thánh tử đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lại. Đạo Tin lành không thờ tranh ảnh, hình tượng và các di vật, thậm chí các bức tranh phù điêu trang trí trên tường cũng bị gạt bỏ, không tôn sùng và thực hiện hành hương đến các thánh địa, bỏ cả Gie-ru-xa-lem núi Xi-nai.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA
2.1. Quá trình phát triển đạo Tin lành ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Cho đến nay mọi hiện tượng tôn giáo được truyền vào đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta là đạo Tin lành hay đạo Vàng chứ có nhiều ý kiến khác nhau.
Khi đạo Tin lành mới vào vùng đồng bào dân tộc H’mông thì tôn giáo này được gọi với tên “Vàng chứ”, vì nó gắn bó mật thiết với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào. Nhưng càng về sau thì nội dung của Tin lành càng biểu hiện rõ rệt về đối tượng tôn thờ, kinh thánh, nghi lễ của đạo Tin lành… Điều đó có nghĩa là, về bản chất “Vàng chứ” chính là Tin lành. Vì vậy, trong niên luận này chúng tôi mạnh dạn gọi là đạo Tin lành, đúng như quan điểm của Đảng ta về vấn đề này trong kế hoạch 184B (1999), thông báo 255/TW (1999) tổng kết nghị quyết 24 số 01BC/BCD của Bộ Chính trị về sự phân chia các giai đoạn phát triển của đạo Tin lành trong đồng bào H’mông ở một số tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay vẫn còn có những quan điểm khác nhau. Chúng tôi nhất trí với quan điểm chia quá trình phát triển của đạo Tin lành làm ba giai đoạn chủ yếu sau:
a) Giai đoạn thứ nhất (từ 1986 đến 1987):
Đây là thời kỳ sâm nhập của đạo Vàng chứ vào đồng bào H’mông.
Năm 1987, đạo Vàng chứ bắt đầu sâm nhập vào huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La. Quá trình sâm nhập đạo Vàng chứ ở đây bắt đầu từ hoạt động của Thào Bả Hụ. Năm 1986, gia đình Hụ có con ốm chữa mãi không khỏi, sau khi nghe đài Manila (hay đài FEBC, phát từ Philipin) và lời tuyên truyền của những người đi buôn từ Yên Bái đến, lên Hụ đã cùng hai người H’mông ở đây sang nhà thờ Trạm Tấu (Yên Bái), gặp Sùng Bla Giống để học “Cách cúng mới”. Giống đã dậy họ hát thánh ca, đọc kinh thánh bằng chữ H’mông Latinh, các nghi lễ hành đạo và cung cấp một số tranh ảnh chúa Jesus… Sau khi trở về 15 ngày, Hụ bỏ bàn thờ tổ tiên, treo ảnh chúa và đọc kinh theo hướng dẫn của nhà thờ. Tháng 5/1986, Hụ đã vận động trưởng bản đồng ý cho truyền đạo trong dân bản và đã có 8/17 hộ trong bản tin theo, cuối 1986 lên đến 16/17 hộ và bắt đầu lan ra các bản H’mông trong toàn xã. Từ Sơn La, đạo Vàng chứ phát triển sang các xã của huyện Điện Biên – Lai Châu. Ở các xã này có 183 hộ theo Vàng chứ. Những kẻ cầm đầu đến truyền đạo là Hạng Chù Bá và Hạng A Dy ở xã Phì Nhừ. Chúng lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống kinh tế khó khăn của đồng bào để tuyên truyền lừa bịp, ép buộc nhân dân tin theo Vàng chứ.
Quá trình phát triển đạo Tin lành ở Hà Giang bắt đầu tư hoạt động của một số phần tử cầm đầu ở địa phương. Chúng đã tụ tập một bộ phận quần chúng nhân dân nghe đài Manila phát bằng tiếng H’mông để kích động đồng bào theo đạo, đồng thời những tên cầm đầu như Ma Seo Chảo, Tráng A Vàng, Ma Seo Bảy, Giàng A, chúng đã trực tiếp đến nhà thờ xứ Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và tổng hội thánh Tin lành miền bắc để học hỏi về cách thức truyền đạo. Quá trình truyền đạo ở giai đoạn này nổi lên một số đặc điểm sau:
- Lực lượng truyền đạo lợi dụng sự hạn chế về nhận thức, sự