Đề tài Sử dụng mô hình ARCH-GARCH để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu. Với hoạt động chính là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận, việc sử dụng vốn chình là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của Ngân hàng trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng nhất. Hoạt động tín dụng (là quan hệ vay mượn gồm cho vay và đi vay) là hoạt động sinh lời lớn nhất, song đi kèm với nó là rủi ro cao nhất cho các NHTM. Đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường đã không ngừng lớn mạnh và thu được những thành tựu nhất định, nhưng trong quá trình đó các Ngân hàng đã vấp phải không ít những rủi ro trong hoạt động kinh doanh gây tổn thất nặng nề. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam- VIB là một ngân hàng sau hơn 10 năm phát triển đã gặt hái được những thành công nhất định, nhưng cũng như các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh của nình còn chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Với nhận thức đó, thông qua quá trình tìm hiểu, thực tập tại Ngân hàng Quốc tế em xin đề xuất đề tài thực tập tốt nghiệp của mình là: “Sử dụng mô hình ARCH-GARCH để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB” Em xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa Toán Kinh Tế trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Trần Trọng Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Và em xin cảm ơn các anh chị Phòng Giám Sát Tín Dụng – Ngân hàng Quốc Tế VIBank đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành chuyên đề này

doc52 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng mô hình ARCH-GARCH để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu. Với hoạt động chính là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận, việc sử dụng vốn chình là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của Ngân hàng trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng nhất. Hoạt động tín dụng (là quan hệ vay mượn gồm cho vay và đi vay) là hoạt động sinh lời lớn nhất, song đi kèm với nó là rủi ro cao nhất cho các NHTM. Đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường đã không ngừng lớn mạnh và thu được những thành tựu nhất định, nhưng trong quá trình đó các Ngân hàng đã vấp phải không ít những rủi ro trong hoạt động kinh doanh gây tổn thất nặng nề. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam- VIB là một ngân hàng sau hơn 10 năm phát triển đã gặt hái được những thành công nhất định, nhưng cũng như các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh của nình còn chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Với nhận thức đó, thông qua quá trình tìm hiểu, thực tập tại Ngân hàng Quốc tế em xin đề xuất đề tài thực tập tốt nghiệp của mình là: “Sử dụng mô hình ARCH-GARCH để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB” Em xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa Toán Kinh Tế trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Trần Trọng Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Và em xin cảm ơn các anh chị Phòng Giám Sát Tín Dụng – Ngân hàng Quốc Tế VIBank đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành chuyên đề này. NỘI DUNG CHÍNH Chương 1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Quốc tế I/ GIới thiệu chung về Ngân hàng Quốc Tế. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QD/NH5 ngày 25/01/1996 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân và các doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên thị trường Quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996, Ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính dẫn đầu thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng đa năng, Ngân hàng Quốc Tế, với nền tảng công nghệ hiện đại, tiếp tục cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính đa năng, trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước. Sau 9 năm hoạt động, đến ngày 31/12/2005, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế đạt 510 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 113%. Tổng tài sản có đạt trên 8.967 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2004 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 117%. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 95 tỷ đồng, bằng 230% so với năm 2004. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có bình quân đạt trên 20% và mức cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều hàng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%. Nguồn lực quản lý và hoạt động không ngừng được tăng cường với việc bổ nhiệm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng và một đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết. Hình ảnh của ngân hàng Quốc Tế trong lòng công chúng và khách hàng được cải thiện đáng kể bằng nhiều chương trình đổi mới và mở rộng năng lực phục vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh ngân hàng. Ngân hàng Quốc Tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành trong nhiều năm liên tiếp và lần thứ 2 được Tập đoàn Citygroup trao tặng danh hiệu “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc”. Cuối năm 2005, ngoài hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế có 30 chi nhánh, Phòng giao dịch tại 9 tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Trong năm 2006, Ngân hàng Quốc Tế sẽ tiếp tục vươn tầm hoạt động đến các trung tâm kinh tế mới và nhiều tiềm năng khác trên cả nước với tổng số đơn vị kinh doanh dự kiến lên đến 60. Mạng lưới ngân hàng đại lý cũng không ngừng được mở rộng với hơn 2.000 đại lý trên 65 quốc gia trên Thế giới. Với phương châm kinh doanh “Luôn gia tăng giá trị cho bạn”, cam kết của Ngân hàng Quốc Tế trong 2006 và những năm tiếp theo là không ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và của các cổ đông. II/ Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng. Năm 2005, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, mang đến cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh cho ngành Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động kinh doanh Cạnh tranh trong nghành ngân hàng cũng ngày càng gay gắt với việc các NHTM trong nước và các nước ngoài đẩy mạnh tiến trình cải cách, tăng năng lực tài chính, đầu tư công nghệ, đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng ưu đãi cho khách hàng. Ngân hàng Quốc Tế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau: Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp: Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và những khách hàng kinh doanh khác, bao gồm: dịch vụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ mua bán ngoại tệ. Các khoản vay được cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như: bổ sung vốn lưu động, mua sắm trang bị tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất,… Dịch vụ ngân hàng cá nhân: Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịch vụ cho các cá nhân bao gồm: dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ xác nhận năng lực tài chính, dịch vụ thẻ, dịch vụ mua bán ngoại tệ. Các khoản cho vay tiêu dùng nhằm đến các mục đích sử dụng vốn cụ thể như: mua sắm, sửa chữa nhà đất, mua sắm xe hơi, vật dụng gia đình, đi du học, đầu tư cổ phiếu,… Dịch vụ ngân hàng định chế: Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng, tổ chức tài chính và tổ chức phi tài chính bao gồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ đồng tài trợ, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ… III/ Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng 1/ Hoạt động huy động vốn. Năm 2005, hoạt động nguồn vốn của Ngân hàng Quốc Tế đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2005 đạt 8.967 tỷ đồng tăng 117% so với năm trước và vượt 49,6% kế hoạch năm. Cơ cấu nguồn vốn được điều tiết hợp lý, tương thích với tỷ trọng của cơ cấu đầu tư tín dụng và đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Hoạt động kinh doanh nguồn vốn phát triển tốt, hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh khoản và đủ vốn, ngoại tệ phục vụ khách hàng. Ngân hàng Quốc Tế đã chủ động trong việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích tối ưu cho các cổ đông nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn khi mở rộng cho vay chung và dài hạn và nhu cầu rút tiền gửi không kỳ hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 529,787 tỷ đồng, tăng 104,7% so với cuối năm 2004. Vốn tiền lệ tăng lên 510 tỷ đồng không những tạo thêm nguồn vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khi mở rộng kinh doanh, mà còn tạo điều kiện để đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tỷ trọng vồn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm từ 7,3% trong năm 2004 xuống còn 6,9% trong năm, chứng tỏ khả năng mở rộng quy mô các cấu thành khác, đặc biệt là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Vốn huy động từ các tổ chức tài chính tại thời điểm 31/12/2005 đạt 2.852,872 tỷ đồng bằng 176,6% so với đầu năm và chiếm 31,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức tài chính đạt 2.808 tỷ đồng chiếm 98% tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tài chính. Việc tăng vốn điều lệ lên 510 tỷ đồng cùng với kết quả hoạt động tăng trưởng cao và an toàn, uy tín giao dịch trên thị trường và các quan hệ hợp tác được duy trì tốt đã dẫn đến việc các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam tăng hạn mức tiền gửi tại Ngân hàng Quốc tế. Tiền vay từ các tổ chức tài chính khác giảm xuống so với năm 2004 cũng góp phần giảm chi phí vốn của ngân hàng. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 5.268,617 tỷ đồng, bằng 163% so với đầu năm và chiếm 58% tổng nguồn vốn. Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận trong điều kiện Ngân hàng Quốc tế phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các NHTM khác. Số dư vốn huy động từ các cá nhân tại thời điểm 31/12/2005 đạt 3.302,446 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 133,5%. Kết quả đáng khích lệ trên có được là nhờ Ngân hàng Quốc tế đã thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng mạng lưới hoạt động đến gần khách hàng hơn và tung ra nhiều sản phẩm huy động có sức thu hút ra thị trường như các chương trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất lũy tiến, tiết kiệm tặng quà. Cơ cấu vốn huy động từ các cá nhân cũng có sự thay đổi mang tính chất tích cực trong đó tỷ trọng tiền gửi có lãi suất thấp tăng mạnh. Số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng tới 186,3% so với năm 2004. Trong năm 2005, do định hướng phát triển khách hàng đã được quán triệt tới từng đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Quốc tế, tình hình hoạt động khởi sắc của khối nguồn vốn và nỗ lực của cả hệ thống trong việc mở rộng đối tượng khách hàng tiền gửi, tổng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 234% so với đầu năm và đạt 1.966 tỷ đồng. 2/ Hoạt động tín dụng. Điểm đáng chú ý là trên cơ sỏ mạng lưới hoạt động được mở rộng, cơ sở khách hàng tăng trưởng mạnh và tốc độ huy động vốn rất tốt nên hoạt động tín dụng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2005. Dư nợ tính đến thời điểm 31/12/2005 đạt 5.255 tỷ đồng, tăng 236% so với đầu năm và vượt 24,3% so với kế hoạch năm. Trong đó, tín dụng ngắn hạn đạt 3.570 tỷ đồng, chiếm 67,9% tổng dư nợ và tín dụng trung và dài hạn đạt 1.707 tỷ đồng, chiếm 32,1% tổng dư nợ. Ngân hàng Quốc tế nhìn nhận các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên nhiều lĩnh vực phát triến, điều này được thể hiện trong sứ mệnh của ngân hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn nhất và giầu tiềm năng nhất trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng hiện nay phần lớn đều gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, hiện đại hoá công nghệ và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Chính sách của Ngân hàng Quốc Tế đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh. Ngoài ra trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế tiếp tục đẩy mạnh cho vay tài trợ hoạt động xuất khẩu hàng hoá như cho vay để doanh nghiệp sản xuất, thu mua hàng hoá xuất khẩu, cho vay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2005 là 3.904 tỷ tăng 152% so với năm và vượt 29,7% với kế hoạch năm. Năm 2005, Ngân hàng Quốc tế tập trung đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân bằng việc tung ra và đổi mới một loạt các sản phẩm tín dụng cá nhân, bám sát nhu cầu của khách hàng như cho vay mua, sửa chữa nhà đất, căn hộ chung cư, cho vay mua ôtô, cho vay du học, cho vay mua sắm vật dụng gia đình. Một loạt các sản phẩm tín dụng nhằm đến các nhóm khách hàng cụ thể cũng được đưa ra cho vay tín chấp cán bộ quản lý điều hành, cho vay đối với cán bộ nhân viên,…Dư nợ tín dụng cá nhân tại thời điểm 31/12/2005 là 1.351 tỷ tăng 106% với đầu năm. Hoạt động tín dụng được thực hiện theo phương thức phê duyệt tập trung, chú trọng chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát tốt do hoạt động tín dụng được tổ chức chặt chẽ, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Quốc tế. Tỷ lệ nợ quá hạn tình đến thời điểm cuối năm chỉ chiếm 0,87% tổng dư nợ, giảm so với mức 1.11% của năm 2004 3/ Hoạt động dịch vụ Trong năm 2005, song song với việc gia tăng các hoạt động huy động vốn và tín dụng, hoạt động dịch vụ đã dược quan tâm đặc biệt và được quán triệt từ Hội sở chính đến từng đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Quốc tế cả vè chất và lượng. Tổng thu từ dịch vụ tăng 11,98% và gấp 4 lần so với năm 2004. Năm 2005, hoạt động thanh toán quốc tế được tăng cường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua việc bổ sung nhân sự cho Phòng tài trợ Thương mại Hội sở, cho các chi nhánh và mở các chi nhánh có khả năng thu hút khách hàng xuất khẩu. Trong năm 2005,Ngân hàng Quốc tế đã mở 1.647 L/C, đạt tổng giá trị 162 triệu USD, tăng 209% về mặt số lượng và 219% về mặt giá trị so với năm 2004. Số lượng L/C xuất khẩu được thông báo cũng tăng 278% so với năm 2004. Chất lượng L/C nhập khẩu được đảm bảo tốt, các khoản tiền thanh toán đều được thực hiện đúng hạn cho các ngân hàng nước ngoài. Doanh số nhờ thu từ nhập khầu, xuất khẩu cũng tăng trưởng lần lượt là 519% và 89% về mặt số lượng, 172% và 152% về mặt giá trị so với năm 2004. Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống tăng tới 2128,5% so với năm 2004. Các đơn vị đóng góp nhiều nhất vào kết quả chung của hoạt động tài tợ thương mại trong năm qua là Hội sở, chi nhánh VIB Hồ Chí Minh, chi nhánh VIB Hải Phòng, chi nhánh VIB Hà Nội, chi nhánh VIB Ba Đình. Các chi nhánh mới thành lập cũng đã có bước phát triển nhất định. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đã phát triển. Trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế hợp tác với nhiều công ty chuyển tiền như: Travelex, RIA, Anelik, Xoom để cung cấp dịch vụ chuyển tiền Quốc tế phục vụ những khách hàng là Việt kiều và những nguòi đi hợp tác ở nước ngoài. Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ cũng bắt đầu được đẩy mạnh qua việc Ngân hàng Quốc tế hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ tín dụngQuốc tế Master Card Cội nguồn và chấp nhận thanh toán cá loại thẻCác dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền kiều hối, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ và các dịc MasterCard, Visa, Dinner Club…Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ nội địa values cũng được đẩy mạnh qua việc phát triển một đội ngũ đại lý đông đảo, xây dựng một mạng lưới chấp nhận thẻ rộng rãi và một hệ tống nghành hàng ưu đãi cho chủ thể phong phú. Các dịch vụ mang laị giá trị gia tăng cho khách hàng cũng được đầu tư phát triển. Trên nền tảng công nghệ hiện đại, Ngân hàng Quốc tế bắt đầu đưa ra những tiện ích tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng như Mobile Banking và Internet Banking . 4/ Hoạt động quảng cáo, khuyếch trương và quan hệ công chúng. Trong năm 2005, việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng đến công chúng được hoạch định từ đầu năm với các chương trình hành động cụ thể. Các hoạt động xây dựng thương hiệu được duy trì tốt trong năm và được phân bố đều trong phạm vi toàn quốc. Sự ổn định về mặt chất lượng dịch vụ và tình hình tài chính, tổ chức, hoạt động cùng khả năng phát triển bền vững là những yếu tố giúp thương hiệu Ngân hàng Quốc tế ngày càng lớn mạnh. Bộ nhận diện thương hiệu Ngân hàng Quốc Tế, hoàn chỉnh trong năm 2004, tiếp tục được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống ngân hàng đã tạo ra hình ảnh mới trong mọi hoạt động và giao tiếp của ngân hàng và là một bước phát triển mang tính chuyên nghiệp trong quản lý hình ảnh của ngân hàng. Cũng trong năm 2005, với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ gắn bó thiết thục với đời sống cộng đồng được đưa ra phục vụ khách hàng, nhiều đài báo trung ương và địa phương đã tham gia viết bài và đưa tin về Ngân hàng và các sản phẩm của Ngân hàng như: báo Lao Động, Hà Nội mới, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Thanh niên, VietNam Net, VnExpress…Các chuyên trang, chuyên mục được các báo Đầu tư,Thời báo Ngân hàng xây dựng nhằm cung cấp thông tin về tiện ích sản phẩm tài chính ngân hàng cho bạn đọc cũng liên tục viết bài về sản phẩm của Ngân hàng Quốc Tế. Với mong muốn hoà nhập vào cộng đồng xã hội, trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế đã tham gia nhiều chương trình văn hoá, vui chơi giải trí bổ ích và thu hút nhiều người quan tâm như: “Hãy chọn giá đúng”, “Ở nhà chủ nhật”, “Điểm hẹn âm nhạc” phát sóng trên kênh VTV3 Đài truyền hình Việt Nam. Ngoài ra, với trách nhiệm cùng xã hội, Ngân hàng Quốc tế tổ chức các chương trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc như “Triệu tấm lòng đồng cảm” ủng hộ trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam và nhiều chương trình ủng hộ từ thiện khác. 5/ Phát triển mạng lưới chi nhánh Do yêu cầu phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ khách hàng, công tác phát triển mạng lưới chi nhánh được coi là một trọng điểm trong kế hoạch phát triển của Ngân hàng Quốc tế. Năm 2005, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Quốc tế được mở rộng cả về quy mô và vùng địa lý. Đến ngày 31/12/2005, Ngân hàng Quốc tế đã hiện diện tại 9 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước – đây đều là những trung tâm kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng cho dịch vụ tài chính, ngân hàng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ với tổng số 31 chi nhánh. Với mạng lười chi nhánh từng bước được mở rộng, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, Ngân hàng Quốc tế đã dần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tích lũy được lòng tin của công chúng. Trong chiến lược phát triển của mình, Ngân hàng Quốc tế tiếp tục mở các chi nhánh mới trong những năm tới để đến gần hơn nữa với khách hàng và phục vụ nhu cầu của khách hàng được tốt hơn. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2006, dự kiến Ngân hàng Quốc tế sẽ có tất cả 60 chi nhánh trên toàn quốc. Tất cả các chi nhánh mới trong hệ thống Ngân hàng Quốc tế đều nhanh chóng ổn định tổ chức, phát triển cơ sở khách hàng, triển khai hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và toàn diện. Trong năm qua, các Chi nhánh và Phòng Giao Dịch của Ngân hàng Quốc tế đã duy trì tốt các hoạt động tại các địa bàn đễ kết hợp với các hoạt động quảng bá thương hiệu, sử dụng tốt công cụ lãi suất, tạo hiệu quả huy động vốn dân cư tăng trưởng cao. 6/ Công nghệ ngân hàng và thông tin Trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế bắt đầu triển khai Hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOLS do System Access cung cấp – đây là giải pháp Ngân hàng đa năng trọn gói cung cấp các chức năng cho các hệ thống nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngân hàng Internet và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. Đây là hệ thống có khả năng mở rộng cao, đáp ứng cho mô quy mô của ngân hàng. Năm 2005 cũng là thời điểm Đề án tập trung hoá dữ liệu và giao dịch trực tuyến của Ngân hàng Quốc tế phát huy tác dụng mạnh mẽ. Tính an toàn dữ liệu và giao dịch trực tuyến cũng tăng lên đáng kể. Cũng trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế chính thức ký hợp đồng mua Hệ thống Chuyển mạch Tài chính và Quản lý thẻ từ Công ty Card Tech Limited (CLM) – Vương quốc Anh. Giải pháp công nghệ này sẽ giúp VIB đột phá trong lĩnh vực thẻ thông qua việc cung ứng hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu và phù hợp với từng nhóm khách hàng. Viêc trong thời gian qua Ngân hàng Quốc tế triển khai thành công hàng loạt cá dự án công nghệ đã tạo ra hàng loạt các sản phẩm dịch vụ thanh toán chất lượng cao mang lại nhiều lợi ích và giá trị gia tăng cho khách hàng. 7/ Phát triển nguồn lực Nguồn lực quan trọng nhất của ngân hàng là nguồn lực con người và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng cũng là nguồn lực con người, do đó ngân hàng luôn cố gắng xây dựng một môi trường làm việc cho phép khuyến khích mọi cán bộ nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Ngân hàng Quốc tế xây dựng một chương trình phát triển kỹ năng toàn diện cho cán bộ, nhân viên nhằm tạo khả năng thích nghi trước những biến đổi của môi trường kinh doanh. Chính sách tiền lương của Ngân hàng Quốc tế trong năm 2005 có nhiều cải thịên đáng kể theo chiều hướng kết hợp hài hoà giữa lợi ích của Ngân hàng cũng như lợi ích của người lao động. Chính sách thu nhập của ngân hàng đã khuyến khích đội ngũ nhân viên yên tâm làm việc, đồng thời vẫn đảm bảo tính cạnh tranh và thu hút nhân tài phục vụ ngân hàng. Công tác khen thưởng cũng được Ngân hàng quan tâm đặc biệt. Công tác khe thưởng cả bằng vật chất lẫn tinh
Tài liệu liên quan