Luật đất đai năm 1993 đã xác định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một công việc quản lý hết sức quan trọng nhằm điều tiết các mối quan hệ đất đai cho các ngành và các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của mình.
Từ đó cho đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở hầu hết các cấp từ Trung ương đến địa phương, từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện và đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý và tác động đến nền kinh tế cả nước.
Qua các phương án quy hoạch sử dụng đất các cấp đã được phê duyệt có thể thấy:
Quy hoạch sử dụng đất các cấp mới chỉ dừng lại ở việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng chuyên ngành mà chưa thực sự xem xét đến những tác động qua lại giữa các ngành trên một đơn vị hành chính độc lập, hoặc mối quan hệ của các ngành kinh tế trên phạm vi vùng lãnh thổ. Chính yếu tố này đã gây ra những bất lợi làm cho các phương án quy hoạch sau khi được duyệt chỉ một thời gian ngắn đã phải điều chỉnh bổ sung.
Trong quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tỉnh quy định tại Thông tư 30/TT-BTNMT, mặc dù đã hướng dẫn chi tiết từ khâu tổ chức thu thập thông tin, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên đến việc xây dựng các phương án quy hoạch chưa đề cập sâu các yếu tố môi trường. Qua đó thấy yếu tố môi trường còn bị xem nhẹ hoặc không xem xét đến trong các phương án quy hoạch sử dụng đất. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp thiếu đồng bộ, khả thi và đôi khi còn có hại.
Từ khái quát và thực trạng nêu trên, chúng tôi cho rằng trong các phương án quy hoạch sử dụng đất cần thiết phải đưa các yếu tố môi trường và đánh giá tác động của nó đối với các hoạt động sản xuất, nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp.
Với Lạng Sơn, hiện nay xu thế đô thị hoá ngày càng phát triển, thành phố Lạng Sơn là thành phố trẻ trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ ngày 17 tháng 10 năm 2002, có tổng diện tích tự nhiên 7.769,0 ha (77,96 km2). Thành phố Lạng Sơn nằm ở trung tâm của tỉnh Lạng Sơn, có mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ liên huyện - liên tỉnh rất thuận tiện trong việc lưu thông với các tỉnh lân cận và mọi miền trên cả nước, đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố Lạng Sơn nói riêng. Trong những năm qua, thực hiện chính sách kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và chính sách bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến sự phát triển của nhiều ngành như: thương mại - dịch vụ - du lịch, kim ngạch biên mậu ngày càng tăng
Thực hiện chủ trương CNH - HĐH đất nước, năm 1999 được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn và Sở Địa chỉnh (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh đã điều tra, khảo sát và lập quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Lạng Sơn thời kỳ 2001 - 2010 với các mục tiêu cần đạt được:
Tạo ra tầm nhìn chiến lược để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai của Thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm trước mặt và lâu dài. Đồng thời phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư các dự án phát triển, hình thành các khu trung tâm văn hoá - xã hội, dịch vụ góp phần thực hiện CNH - HĐH đất nước theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của thành phố Lạng Sơn đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên đất, môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng đất đảm bảo bền vững hạn chế ô nhiễm môi trường ở mức độ thấp nhất, không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
Nhìn chung thành phố Lạng Sơn từ những năm 1990 trở lại đây có nhiều khởi sắc, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới, thực sự là trung tâm chính trị - kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh. Cùng với sự phát triển đô thị ngàng càng tăng, nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng trưởng. Bên cạnh đó sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu phát triển ngày càng nhiều đã chứa đứng tiềm ẩn phát sinh ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống - môi trường sinh thái - môi trường đô thị. Vì vậy, chúng ta cần phải tính đến một giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm trong môi trường để có một đô thị “Xanh - Sạch - Đẹp”. Xuất phát từ ý tưởng và những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài.
“Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
106 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật đất đai năm 1993 đã xác định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một công việc quản lý hết sức quan trọng nhằm điều tiết các mối quan hệ đất đai cho các ngành và các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của mình.
Từ đó cho đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở hầu hết các cấp từ Trung ương đến địa phương, từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện và đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý và tác động đến nền kinh tế cả nước.
Qua các phương án quy hoạch sử dụng đất các cấp đã được phê duyệt có thể thấy:
Quy hoạch sử dụng đất các cấp mới chỉ dừng lại ở việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng chuyên ngành mà chưa thực sự xem xét đến những tác động qua lại giữa các ngành trên một đơn vị hành chính độc lập, hoặc mối quan hệ của các ngành kinh tế trên phạm vi vùng lãnh thổ. Chính yếu tố này đã gây ra những bất lợi làm cho các phương án quy hoạch sau khi được duyệt chỉ một thời gian ngắn đã phải điều chỉnh bổ sung.
Trong quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tỉnh quy định tại Thông tư 30/TT-BTNMT, mặc dù đã hướng dẫn chi tiết từ khâu tổ chức thu thập thông tin, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên đến việc xây dựng các phương án quy hoạch chưa đề cập sâu các yếu tố môi trường. Qua đó thấy yếu tố môi trường còn bị xem nhẹ hoặc không xem xét đến trong các phương án quy hoạch sử dụng đất. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp thiếu đồng bộ, khả thi và đôi khi còn có hại.
Từ khái quát và thực trạng nêu trên, chúng tôi cho rằng trong các phương án quy hoạch sử dụng đất cần thiết phải đưa các yếu tố môi trường và đánh giá tác động của nó đối với các hoạt động sản xuất, nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp.
Với Lạng Sơn, hiện nay xu thế đô thị hoá ngày càng phát triển, thành phố Lạng Sơn là thành phố trẻ trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ ngày 17 tháng 10 năm 2002, có tổng diện tích tự nhiên 7.769,0 ha (77,96 km2). Thành phố Lạng Sơn nằm ở trung tâm của tỉnh Lạng Sơn, có mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ liên huyện - liên tỉnh rất thuận tiện trong việc lưu thông với các tỉnh lân cận và mọi miền trên cả nước, đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố Lạng Sơn nói riêng. Trong những năm qua, thực hiện chính sách kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và chính sách bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến sự phát triển của nhiều ngành như: thương mại - dịch vụ - du lịch, kim ngạch biên mậu ngày càng tăng…
Thực hiện chủ trương CNH - HĐH đất nước, năm 1999 được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn và Sở Địa chỉnh (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh đã điều tra, khảo sát và lập quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Lạng Sơn thời kỳ 2001 - 2010 với các mục tiêu cần đạt được:
Tạo ra tầm nhìn chiến lược để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai của Thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm trước mặt và lâu dài. Đồng thời phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư các dự án phát triển, hình thành các khu trung tâm văn hoá - xã hội, dịch vụ góp phần thực hiện CNH - HĐH đất nước theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của thành phố Lạng Sơn đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên đất, môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng đất đảm bảo bền vững hạn chế ô nhiễm môi trường ở mức độ thấp nhất, không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
Nhìn chung thành phố Lạng Sơn từ những năm 1990 trở lại đây có nhiều khởi sắc, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới, thực sự là trung tâm chính trị - kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh. Cùng với sự phát triển đô thị ngàng càng tăng, nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng trưởng. Bên cạnh đó sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu phát triển ngày càng nhiều đã chứa đứng tiềm ẩn phát sinh ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống - môi trường sinh thái - môi trường đô thị. Vì vậy, chúng ta cần phải tính đến một giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm trong môi trường để có một đô thị “Xanh - Sạch - Đẹp”. Xuất phát từ ý tưởng và những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài.
“Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Hình thành một cách nhìn trong Quy hoạch có lồng ghép yếu tố môi trường ở thành phố Lạng Sơn để góp phần cho một Thành phố sạch về môi trường và phát triển bền vững.
- Đánh giá lại một số khu quy hoạch trong Thành phố có yếu tố môi trường.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đúng thực trạng môi trường ở thành phố Lạng Sơn
- Tìm ra những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở thành phố Lạng Sơn (những nguyên nhân có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất).
- Từ thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn chỉnh sửa quy hoạch sử dụng đất ở sau khi bổ đo chỉ tiêu về môi trường. Xây dựng bản đồ quy hoạch.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1. Đánh giá đất đai, những vấn đề về phương pháp luận
Theo A.Young: đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại đất đai được đưa ra để lựa chọn. FAO đã định nghĩa về đánh giá đất đai: đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai theo yêu cầu của đối tượng sử dụng (FAO, 1976) [32].
Theo học thuyết sinh học cảnh quan (Landsscape Ecology), đất đai được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco - System). Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vật xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ, có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó, như không khí, điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai” (Brinkman R.and Smythu A.J. - 1973) [27]. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đất đai được sử dụng trong đánh giá là những tính chất của đất đai mà ta có thể đo lường hoặc ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm nhưng đôi khi chỉ lựa chọn ra những đặc điểm chính, có ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa tới diện tích của vùng nghiên cứu.
2.1.1. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới
Đã có rất nhiều các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau, nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng đánh giá đất đai về mặt tự nhiên và đánh giá đất đai về mặt kinh tế.
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên cần xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể.
- Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế trên một loại hình sử dụng đất đai nhất định.
Đánh giá đất đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để giải thích hoặc dự đoán việc sử dụng tiềm năng đất đai, từ phương pháp thông thường đến mô tả bằng máy tính. Có thể tóm tắt đánh giá đất đai thành 3 phương pháp cơ bản sau:
- Đánh giá về mặt tự nhiên theo định tính, chủ yếu dựa trên sự xét đoán chuyên môn.
- Đánh giá đất về mặt tự nhiên dựa trên phương pháp thông số
- Đánh giá về mặt tự nhiên theo định lượng dựa trên các mô hình mô phỏng quá trình định lượng.
* Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ) đã xuất hiện từ trước thế kỷ 19. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước Liên Xô (cũ) theo quan điểm đánh giá đất đai của Docutraep (1846 - 1903) bao gồm 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên)
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình)
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất)
Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai, chưa xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất.
Theo quan điểm đánh giá đất đai của Docutracp áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá được đất hiện tại mà không đánh giá được đất trong tương lai, tính linh động kém vì chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác là khác nhau. (Nguyễn Văn Thân, 1995) [6].
Về sau, đến đầu những năm 80 công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên toàn Liên Bang Xô Viết (Liên Xô cũ) với quan điểm chỉ đạo nhằm nhiều mục đích và thực hiện theo hai hướng, đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu suất từng loại cây trồng). Trong đó các chỉ tiêu đánh giá chính là:
Năng suất và giá thành sản phẩm; Mức hoàn vốn và lãi thuần.
Cây trồng cơ bản để sử dụng là cây ngũ cốc và cây họ đậu
* Tình hình đánh giá đất đai ở Mỹ
Đánh giá phân hạng đất đai được ứng dụng theo hai phương pháp
- Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng.
- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với các đất khác.
Ở mức tổng quan, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Toàn bộ diện tích của nước Mỹ được phân thành 8 nhóm trong đó có 4 nhóm có khả năng sản xuất nông nghiệp (từ mức thích hợp cao xuống đến thấp), có 2 nhóm có khả năng sản xuất lâm nghiệp, còn lại 2 nhóm hiện tại không có khả năng sử dụng.
* Tình hình đánh giá đất đai ở một số nước châu Âu khác
Đánh giá đất đai chủ yếu thực hiện theo cả hai hướng
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (phân hạng định tính)
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng)
- Thông thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính phần trăm.
Ở Bungari, việc phân hạng dựa trên cơ sở các yếu tố đất đai được chọn để đánh giá là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu và sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng và chi tiết tới 10 hạng (với mức chênh 10 điểm) có 5 nhóm rất tốt, tốt, trung bình, xấu và không sử dụng được.
Ở Anh, có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất.
- Phương pháp đánh giá đất dựa vào hệ thống sức sản xuất thực tế của đất: cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất làm chuẩn.
- Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sản xuất tiềm tàng của đất: phương pháp này chia làm các hạng, mô tả mỗi hạng trong quan hệ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của đất đối với việc sử dụng sản xuất nông nghiệp.
* Tình hình đánh giá đất đai ở Ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm châu Phi
Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số đặc tính đối với sức sản xuất, các nhà khoa học đất đi sâu nghiên cứu, phân tích các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sản xuất như sự phát triển phẫu diện đất (sự phân tầng, cấu trúc đất, dung tích hấp thu…) mầu sắc đất, độ chua, độ no Bazơ (V%) hàm lượng mùn (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [7].
Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng phần trăm (%) hoặc điểm.
Như vậy, các nước trên thế giới đều nghiên cứu về đánh giá và phân hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nước và ở mức chi tiết cho các vùng cụ thể. Hạng đất phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện từng nước.
Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp quốc (FAO) đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nhiều nước và đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất đai thích hợp (Land suitability classifition). Cơ sở phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế – xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu.
Tiếp theo đó, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về đánh giá đất đai trên từng đối tượng cụ thể.
- Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (1983)
- Đánh giá đất cho các vùng (1984)
- Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (1985)
- Đánh giá đất cho đồng cỏ (1989)
Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái và các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững, hợp lý. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội. Đặc điểm đánh giá đất đai của FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được.
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về đánh giá đất đai ở trong nước
* Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai trước khi có phương pháp đánh giá đất đai của FAO
Từ xa xưa đến thời phong kiến, đã có một số công trình nghiên cứu về đất do một số nhà khoa học người Pháp chủ trì với ý đồ lập đồn điền, trang trại (Nguyễn Văn Thân, 1995) [6].
Năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc, Vụ Quản lý ruộng dất, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất các vùng sản xuất nông nghiệp (theo phương pháp đánh giá đất đai Docutracp). Kết quả đã phân chia đất thành 4 đến 7 hạng. Từ sau năm 1975, thống nhất đất nước thì việc đánh giá tài nguyên đất đai của cả nước phục vụ việc xây dựng và phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là yêu cầu bức bách đối với các nhà khoa học đất và quản lý đất đai. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 đã được xây dựng cùng với một hệ thống phân loại có thuyết minh chi tiết kèm theo
Thực hiện Chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (sau này là Tổng cục Địa chính và nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất với 5 nguyên tắc cơ bản sau:
Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng
Phân hạng đất tuỳ thuộc vào loại, nhóm cây trồng
Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phương
Phân hạng đất tuỳ thuộc vào trình độ của địa phương
Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ
* Một số ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO vào điền kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể ở nước ta, Các kết quả thu được từ những nghiên cứu này cho thấy tính khả thi cao của phương pháp đánh giá đất đai của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này, đã có nhiều kỹ thuật cần được áp dụng rộng rãi vào Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi khác nhau.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân hạng đất tính thuế năm 1993 đã lấy cơ sở phân hạng đất gồm 5 yếu tố :
- Chất lượng đất đai
- Vị trí
- Địa hình
- Điều kiện khí hậu thời tiết
- Điều kiện tưới tiêu
Các yếu tố trên cho điểm theo mức độ thích hợp hoặc hạn chế và hạng đất được tính theo tổng số điểm của cả 5 yếu tố theo bậc thang quy định sẵn. Ngoài ra còn tham khảo năng suất đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986 – 1990).
Năm 1983, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000. Kết quả bước đầu đã xác định tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Để đánh giá đất nhằm mục đích sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.
2.1.3. Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO
+ Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
+ Xác định các loại hình sử dụng đất
+ Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai
+ Phân hạng thích hợp đất đai
Về nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO: biên soạn gắn liền đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. Tiến trình đánh giá và quy hoạch sử dụng đất được minh hoạ theo sơ đồ 2, trong đó:
Bước 1: Xác định mục tiêu của việc đánh giá đất đai trong mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính.
Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Đồng thời kế thừa và tham khảo các tài liệu có sẵn phục vụ công tác đánh giá đất đai.
Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất. Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên, điều kiện chung về kinh tế - xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu (đặc biệt là các hạn chế sử dụng đất). Xác định yêu cầu của mỗi loại hình sử dụng đất đã lựa chọn.
Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ tiêu phân cấp.
Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh đối chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn với các đặc tính đất đai của vùng nghiên cứu. Qua đó phân loại khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất, gồm có:
- Khả năng thích hợp trong điều kiện hiện tại
- Khả năng thích nghi trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo
Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tới tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất đai được đánh giá.
Bước 7: Dựa trên phân tích thích hợp của các loại hình sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp nhấtt trong hiện tại và tương lai.
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá thích hợp của cây trồng, các mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp.
Bước 9: áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tiễn sản xuất [7]
1. Xác định
mục tiêu
2. Thu thập
tài liệu
3. Xác định loại hình sử dụng đất
4. Xác định
đơn vị đất đai
5. Đánh giá
khả năng thích nghi
6. Xác định hiện trạng
kinh tế xã hội và môi trường
7. Xác định loại hình
sử dụng đất thích hợp
8. Quy hoạch
sử dụng đất
2. Áp dụng kết quả
đánh giá đất
Sơ đồ 2.1. Các bước chính trong đánh giá đất đai của FAO
Đề cương hướng dẫn của FAO là khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý và các ví dụ nêu ra để minh hoạ, tham khảo. Trên cơ sở đó, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia mà vận dụng cho thích hợp.
Bảng 2.1. Cấu trúc bảng phân loại khả năng thích nghi đất đai của FAO
Cấp phân vị (Category)
S- Thích nghi
(Saitable)
· S1
S2
S3
· S2m
S2d
S3e
· S2d-1
S2d-2
S3d-3
N- Không thích nghi
(Not Saitable)
· N1
N2
· N1 sl
N2 e
Trong đó: m: độ ẩm; e: độ cao: d: độ dày tầng đất
d-1: dày>100cm; d-2: Dày 50 - 100cm: d-3: dày < 50cm
sl: độ dốc
Đề cương chia phân hạng đất thành các kiểu:
- Phân hạng thích nghi và phân hạng định lượng (bảng 2.1)
- Phân hạng thích nghi và phân hạng tiềm năng
Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bộ, lớp, lớp phụ, đơn vị thành lập
Có hai bộ:
- Bộ thích nghi
- Bộ không thích nghi
Trong bộ thích nghi được chia làm 3 lớp:
- Thích nghi cao
- Thích nghi trung bình
- Kém thích nghi
Trong bộ không thích nghi thường được chia ra làm 2 lớp:
- Không thích nghi tạm thời
- Không thích nghi vĩnh viễn
2.2. Tình hì