Đề tài Sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sửa tàu kim loại

Nước ta là một nước ven biển, có vùng biển rộng rất thuận lợi cho ngành thủy sản, vận tải đường thủy và ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ phát triển. Trong đó ngành công nghiệp đóng tàu thủy giữ vai trò tiên phong, tạo tiền đề cho các ngành kia phát triển. Tuy vậy trong những năm gần đây chính phủ nước ta mới có những bước đầu quan tâm đến ngành công nghiệp đầy tiềm năng này. Để ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ phát triển một cách nhanh chóng thì những sinh viên ngành đóng tàu thuỷ phải không ngừng học hỏi để tiếp thu những công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới. Sinh viên sau khi ra trường không những phải giỏi lý thuyết mà phải nắm vững thực hành, để có được điều đó hiện nay bộ môn đóng tàu của trường Đại Học Nha Trang đã không ngừng thay đổi cách dạy, cách học của giảng viên và sinh viên. Để giúp cho các bạn sinh viên dễ dàng tiếp thu và nắm bắt quy trình công nghệ đóng tàu thuỷ, để cho bài giảng và giờ học trở nên sôi nổi hơn em thực hiện đề tài “ sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sửa tàu kim loại ’’ Đề tài thực hiện gồm 4 chương Chương I : Đặt vấn đề Chương II: Xây dựng cơ sở dữ liệu ChươngIII:Xây dựng chương trình mô phỏng quy trình chế tạo các đối tượng cho bài giảng điện tử Chương IV: Thảo luận kết quả và đề xuất ý kiến Do thời gian thực hiện có hạn nhưng khối lượng công việc thực hiện tương đối nhiều nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong các quý thầy các bạn góp ý giúp em hoàn thành tốt đề tài này.

doc89 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sửa tàu kim loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Ngô Đình Tuấn Lớp: 44TT Địa chỉ liên hệ: phòng 21-D8-KTX Đại Học Nha Trang Điện thoại: 0935392355 Tên đề tài: Sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sửa tàu kim loại. Ngành: Đóng Tàu Thủy Cán bộ hướng dẫn: Th.S HUỲNH VĂN VŨ I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGUYÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1. Đối tượng nghiên cứu: chế tạo cụm chi tiết, phân đoạn và tổng đoạn 2. Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng chương trình mô phỏng quy trình chế tạo một số cụm chi tiết, phân đoạn và tổng đoạn phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sửa 3. Mục tiêu nghiên cứu: Giúp sinh viên dễ dàng hiểu được quy trình công nghệ chế tạo tàu trong quá trình học tập môn "Công Nghệ Đóng và Sửa Chữa Tàu Thủy" mà chưa có điều kiện tiếp xúc thực tế. Nâng cao kiến thức bản thân. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tổng quan 1.1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam 1.1.2 Nội dung và giới hạn vấn đề nghiên cứu 1.2. Tìm hiểu quy trình chế tạo phân đoạn tàu vỏ thép 1.3. Phân tích và lựa chọn phần mềm thể hiện Chương 2. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 2.1. Giới thiệu và phân tích về các đối tượng được lựa chọn mô phỏng 2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu Chương 3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ TẠO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 3.1. Giới Thiệu Chung. 3.2. Xây dựng bệ lắp ráp. 3.3. Xây dựng quy trình chế tạo các đối tượng cơ bản 3.2.1. Lập quy trình chế tạo các cụm chi tiết cơ bản. 3.2.2 Lập quy trình chế tạo các phân đoạn phẳng. 3.2.3 Lập quy trình chế tạo phân đoạn khối. 3.2.4 Lập quy trình chế tạo tổng đoạn. Chương 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Thảo luận kết quả. 4.2. Đề xuất ý kiến. III. KẾ HOẠCH THỜI GIAN 1. Đi thực tế: không 2. Kế hoạch thực hiện bản thảo: - Đặt vấn đề: từ 05/02/2007 đến 10/02/2007 - Xây dựng cơ sở dữ liệu: từ 11/02/2006 đến 30/04/2007 - Xây dựng quy trình chế tạo các đối tượng cho bài giảng điện tử: từ 1/05/2007 đến 31/05/2007 - Thảo luận kết quả và đề xuất ý kiến: từ 01/06/2007 đến 07/06/2007 Hoàn thành bản thảo: Trước ngày 09/6/2007. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Ngô Đình Tuấn Lớp 44TT Ngành: Đóng Tàu Thủy. Tên đề tài: sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sửa tàu kim loại. Hiện vật: 01 đĩa CD; tập bản vẽ thi công tổng đoạn. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Nha trang, ngày…. tháng….năm 2007 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LVTN Họ và tên sinh viên: Ngô Đình Tuấn Lớp 44TT Ngành: Đóng Tàu Thủy. Tên đề tài: sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sửa tàu kim loại. Hiện vật: 01 đĩa CD; tập bản vẽ thi công tổng đoạn. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN Điểm phản biện Nha trang, ngày…. tháng….năm 2007 CÁN BỘ PHẢN BIỆN Nha trang, ngày…. tháng….năm 2007 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐIỂM CHUNG Bằng số Bắng chữ LỜI CẢM ƠN Sau 3 tháng tích cực tìm hiểu và xây dựng đề tài “ sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sữa tàu kim loại” cho đến nay đề tài đã hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn: ban chủ nhiệm khoa cơ khí – trường Đại Học Nha Trang, các thầy trong bộ môn Đóng Tàu Thủy đã tạo mọi điều thuận lợi cho em thực hiện tốt đề tài này. Đặt biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Huỳnh Văn Vũ đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Văn Nhận, thầy Th.S Vũ Thăng Long đã đóng góp những ý kiến giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của bố mẹ, anh, chị và tất cả bạn bè đã dành tình cảm động viên em vượt qua khó khăn để hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục LỜI NÓI ĐẦU Nước ta là một nước ven biển, có vùng biển rộng rất thuận lợi cho ngành thủy sản, vận tải đường thủy và ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ phát triển. Trong đó ngành công nghiệp đóng tàu thủy giữ vai trò tiên phong, tạo tiền đề cho các ngành kia phát triển. Tuy vậy trong những năm gần đây chính phủ nước ta mới có những bước đầu quan tâm đến ngành công nghiệp đầy tiềm năng này. Để ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ phát triển một cách nhanh chóng thì những sinh viên ngành đóng tàu thuỷ phải không ngừng học hỏi để tiếp thu những công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới. Sinh viên sau khi ra trường không những phải giỏi lý thuyết mà phải nắm vững thực hành, để có được điều đó hiện nay bộ môn đóng tàu của trường Đại Học Nha Trang đã không ngừng thay đổi cách dạy, cách học của giảng viên và sinh viên. Để giúp cho các bạn sinh viên dễ dàng tiếp thu và nắm bắt quy trình công nghệ đóng tàu thuỷ, để cho bài giảng và giờ học trở nên sôi nổi hơn em thực hiện đề tài “ sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việc biên soạn bài giảng điện tử môn công nghệ đóng sửa tàu kim loại ’’ Đề tài thực hiện gồm 4 chương Chương I : Đặt vấn đề Chương II: Xây dựng cơ sở dữ liệu ChươngIII:Xây dựng chương trình mô phỏng quy trình chế tạo các đối tượng cho bài giảng điện tử Chương IV: Thảo luận kết quả và đề xuất ý kiến Do thời gian thực hiện có hạn nhưng khối lượng công việc thực hiện tương đối nhiều nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong các quý thầy các bạn góp ý giúp em hoàn thành tốt đề tài này. CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tổng quan 1.1.1 Giới thiệu chung về ngành công nghiệp tàu thủy việt nam. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát triển một cách vượt bậc về mọi mặt từ đóng mới, sửa chữa, vận tải cho đến dịch vụ. Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 của tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ việt nam đạt mức tăng trưởng cao. Bên cạch đó ngành không ngừng nâng cấp mở rộng đầu tư chiều sâu các nhà máy sẵn có, xây dựng một số nhà máy mới và các cơ sở vệ tinh, hợp lý hoá cơ cấu sản xuất và kinh doanh. Mục tiêu của ngành là làm sao trong trong những năm tới chúng ta phải tự sửa đồng bộ ( cả vỏ, máy, điện, điện tử, điều kiển tự động…) các loại tàu có trọng tải đến 50000DWT và tự đóng mới tàu có trọng tải trên 50000DWT, tàu khách tàu công trình, tàu du lịch dàu khí, giàn khoan dầu khí, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản, các đoàn tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu tuần tra, tàu quân sự thông dụng….Đến năm 2010 hoàn thành việc xây dựng các cơ sở đóng mới, đầu tư hoàn chỉnh công nghệ, thiết bị đóng và sửa chữa tàu lên mức hiện đại trong khu vực nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong ngành lên 60 đến 70%. - Mục tiêu đến năm 2010: Đóng mới tàu đến 100000DWT, sửa chửa tàu đến 400000DWT, chế tạo và lắp ráp được các thiết bị vật tư cho ngành CNTT - Tổng công ty cần tìm đối tác nước ngoài là những tập đoàn, công ty của các nước có kỹ thuật đóng tàu cao để thiết lập các dự án liên doanh xây dựng các nhà máy đóng tàu với công nghệ tiên tiến. 1.1.2 Nội dung và giới hạn vấn đề nguyên cứu .Nội dung “ sử dụng phần mềm mô phỏng một số đối tượng phục vụ cho việt biên soạn bài giảng điện tử mô công nghệ đóng sửa tàu kim loại ” các đối tượng mô phỏng là các chi tiết, cụm chi tiết, phân đoạn, tổng đoạn của tàu DAMEN. Tất cả các quá trình chế tạo các đối tượng đều được mô phỏng dưới dạng 3D đó là nội dung của vấn đề nguyên cứu Để thực hiện đề tài này em chọn tổng đoạn 8 (tổng đoạn mũi từ sườn 60 đến sườn 70) của tàu DAMEN. Lý do chọn tổng đoạn mũi làm chương trình mô phỏng Chúng ta đã biết bộ phận mũi tàu là bộ phận tiên phong của thân tàu khi hoạt động trong nước, chính vì vậy mà tất cả các chi tiết ở phần mũi phải đủ cứng, có khả năng chịu đựng va đập của nước, của vật thể lạ có thể xuất hiện bất kỳ khi tàu hoạt động trong nước. Sống mũi có tác dụng rẽ nước, mở đường tàu đi do vậy kết cấu phải có dạng thoát nước, ít có nguy cơ tạo sức cản lớn. Chính vì vậy mà trong thiết kế đóng mới, sửa chữa phần mũi tàu được quan tâm đặt biệt hơn. Hơn nữa tổng đoạn mũi còn có tất cả các kết cấu cơ bản: các sườn ngang boong, đà ngang, các sườn mạn, vách lững, vách chống va, boong chính. Đó là lý do em chọn tổng đoạn này làm chương trình mô phỏng. 1.2 Tìm hiểu quy trình chế tạo tổng đoạn tàu vỏ thép Phân đoạn là bộ phận công nghệ cuối cùng của thân tàu thuỷ hoặc của một kết cấu riêng biệt của thân tàu thuỷ (đáy, mạn, boong vv… ). Có hai loại phân đoạn: - Phân đoạn phẳng : phẳng có khung xương theo một hướng hoặc theo hai hưóng, ví dụ các vách ngang, sàn ; dập gân, phẳng không có khung xương hoặc có khung xương cắt ngang các dập gân, ví dụ vách dọc, vách ngang; cong một chiều có khung xương chủ yếu về một hướng hoặc khung xương chữ thập, ví dụ: mạn, boong; đường cong thay đổi ví dụ: mạn - Phân đoạn khối : có chu vi là đường thẳng như hầm, thùng chứa lớn, khoang cách ly; có đường bao cong như phân đoạn đáy, phân đoạn mũi, lái; tầng của thượng tầng; bệ máy lớn Khi chế tạo bất cứ một phân đoạn nào chúng ta đều trải qua các bước sau 1.2.1 Chuẩn bị sản xuất 1. Chuẩn bị nguyên liệu : Nguyên liệu được dùng trong công nghiệp đóng tàu thuỷ thường là thép tấm, thép hình. Các vật liệu này sau khi chuyển tới nhà máy, chúng được xắp xếp sao cho hợp lý nhất tiết kiệm được diện tích của kho. Thép dùng đóng tàu phải đảm bảo các thông số kỹ thuật sau - Đảm bảo sức bền cơ lý tính với chảy = 235 ÷ 390 N/mm2, kéo = 400 ÷ 650 N/mm2 - Chịu đựng được các hiện tượng nứt giòn ở nhiệt độ 00 C hoặc thấp hơn đến 400 C - Tính năng hàn tốt ở mọi nhiệt độ môi trường xung quanh. - Có khả năng gia công nguội mà không bị giảm đi nhiều cơ tính của nó sau khi đã biến dạng dẻo, và không cần phải gia công nhiệt trở lại. - Khả năng chống rỉ tốt trong môi trường nước bẩn. - Có sức bền mỏi tốt trong môi trường rỉ, đặc biệt mỏi ở chu kỳ thấp của các mối hàn. - Giá cả hợp lý. Nắn phẳng thép tấm và thép hình Mục đích của công tác nắn phẳng nhằm: Loại trừ các chỗ lồi lõm trên bề mặt tấm do việc làm nguội không đồng đều trong quá tình nhiệt luyện, cán thép hoặc do việc vận chuyển bốc xếp. Loại trừ ứng suất dư còn lại trong vật liệu. Loại trừ một thành phần các oxyt sắt bám trên bề mặt tấm sau một thời gian nằm ngoài trời. Đánh sạch Mục đích của việc đánh sạch là loại trừ các oxyt sắt, dầu mở và các tạp chất bẩn khác bám trên bề mặt nguyên liệu. Một số phương pháp đánh sạch: phương pháp cơ học như dùng các dụng cụ cầm tay búa gõ rỉ, bàn chải thép, dũi, búa hơi hay dùng phương pháp phun cát ; phương pháp xử lý nhiệt nguyên lý của phương pháp này là dùng ngọn lửa oxy-axêtylen đốt nóng bề mặt nguyên liệu. Nhìn chung hiện nay phương pháp cơ học được các nhà máy sử dụng nhiều nhất. 2. Chuẩn bị nhân công. Hình: máy cắt gas bán tự động Tùy thuộc vào khối lượng công việc, tiến độ giao hàng theo hợp đồng, máy móc thiết bị tại công ty và quy trình công nghệ quyết định đến lượng nhân công và đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho quá trình sản xuất. Công nhân phải đảm bảo đủ số lượng, trình độ tay nghề trước khi gia công. Cán bộ kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. 3. Chuẩn bị máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất: Máy cắt gas Máy cắt gas gồm có máy tự động và máy bán tự động: tùy theo điều kiện công việc cụ thể mà chúng ta dùng loại máy nào sao cho phù hợp nhất. Hình: máy cắt tự động - Máy cắt gas bán tự động là loại máy cắt được điều chỉnh bằng tay. Khi hoạt động máy cắt được đặt trực tiếp bề mặt kim loại hoặc được đặt trên các đường ray di động được. Nhược điểm là máy cắt này chỉ cắt vật liệu theo một đường thẳng. Khi cắt các đường cong thường phải thay đổi hướng bằng tay. - Máy cắt tự động là máy cắt mà tất cả các hoạt động của nó đều được điều khiển bằng máy. Ngày nay trên thế giới đã xuất hiện những loại máy cắt hiện đại hơn, có thể điều khiển từ xa công việc châm lửa cho mỏ cắt, có thể thay đổi khoảng cách giữa mỏ cắt và vật liệu cắt một cách tự động, có thể hãm máy cắt một cách tự động khi có sự cố và nhất là có thể kiểm tra được ngọn lửa cắt từ xa. Tất cả số liệu về chi tiết được ghi vào cuộn băng nhờ máy ghi đặc biệt Hình: máy lốc hở Máy lốc tôn: có hai loại Máy lốc kín có kết cấu vững chắc, có chiều dài làm việc của các trục cán từ 8 ÷15 m, có thể cán các tấm dày từ 25 ÷ 50 mm tùy thuộc vào độ lớn của trục cán. Máy cán này dùng để cán các tấm tôn bao mạn và boong tàu, nó chỉ cán tới góc 1800 . Máy cán này còn sử dụng rộng rãi cho việc gấp mép tấm hoặc dập gân các vách không có gia cố bằng thép hình. Hình: máy chấn tôn Máy lốc hở cho khả năng nâng một đầu trục và tháo một trong hai ổ đỡ ở đầu trục khi cần thiết lấy vật uốn được cán tròn ra. Có thể dùng máy cán hở vào việc uốn hình côn. Máy chấn tôn Máy chấn tôn có thể thực hiện các công việc gấp khúc tấm, hạ mép tấm, dập gân tấm, dập các gai phồng… Máy chấn tôn có thể là máy chấn cơ khí hoặc máy chấn thủy lực, hiện nay được dùng rộng rãi là máy chấn thủy lực vì nó có kích thước nhỏ gọn, làm việc êm và tạo ra lực chấn lớn Máy hàn Hiện nay phương pháp liên kết các chi tiết được dùng chủ yếu trong ngành đóng tàu là phương pháp hàn. Do vậy công nghệ hàn hiện nay được quan tâm đặc biệt hơn hết nhằm nâng cao chất lượng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp hàn khác nhau - Hàn hơi Thiết bị hàn hơi cho nhiệt độ khoảng 32000C. Thiết bị hàn hơi về cơ bản không khác nhiều so với thiết bị cắt hơi thủ công bao gồm nguồn hơi đốt, ống cao su dẫn hơi, mỏ hàn và que hàn. Phương pháp này không phù hợp cho việc chế tạo chi tiết, phân đoạn, tổng đoạn nhưng phù hợp cho việc chế tạo trang thiết bị trên tàu, còn trong trường hợp sửa chửa phương pháp này chỉ phù hợp trong một số trường hợp cụ thể mà thôi. - Hàn điện hồ quang Các phương pháp hàn điện hồ quang Hàn hồ quang hở. Hàn hồ quang trong khí bảo vệ. Hàn hồ quang dưới chất trợ dung. Hàn điện xỉ. Nhìn chung phương pháp này phù hợp cho việc chế tạo chi tiết, cụm chi tiết, phân đoạn, tổng đoạn, lắp ráp trên triền, trang thiết bị cũng như việc sửa chửa khắc phục sự cố nhưng lạc hậu. Hình: hàn điện hồ quang dưới chất trợ dung Hàn điện hồ quang dưới chất trợ dung Đây là một phương pháp hàn hiện đại, có năng suất hàn cao, được sử dụng rộng rãi trong ngàng đóng tàu. Trong phương pháp hàn này, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng mối hàn là: dây hàn và chất trợ dung. Việc lựa chọn loại dây hàn phụ thuộc vào thành phần hoá học của kim loại cơ bản, thành phần hoá học của chất trợ dung và điều kiện hàn. Để tăng độ dẫn nhiệt và chống rỉ, dây hàn thường được bọc một lớp đồng mỏng. - Hàn hồ quang kim loại với khí bao bọc (MIG) Phương pháp hàn MIG cũng là một phương pháp hàn điện hồ quang hở trong đó ngọn lửa hồ quang được bảo vệ bằng khí CO2. Phương pháp này chỉ phù hợp cho việc chế tạo trang thiết bị. 1.2.2. Công tác phóng mẫu Việc phóng mẫu được tiến hành khi bản vẽ thiết kế có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều khi so với kích thước thật. Cho nên việc phóng mẫu để đưa về tỷ lệ 1:1 phục vụ cho việc làm mẫu gia công hoặc lắp ráp. Các phương pháp phóng mẫu Phương pháp phóng mẫu cổ điển. Phương pháp phóng mẫu quang học. Phương pháp phóng mẫu bằng máy tính điện tử. Hiện nay phần lớn các nhà máy đóng tàu của nước ta đều dùng phương pháp phóng mẫu cổ điển vì nó tỏ ra phù hợp và hiệu quả với quy mô các nhà máy đóng tàu trong nước Việc phóng mẫu là việc thực hiện các nguyên công sau Vẽ các đường hình dáng thân tàu từ các bản vẽ thiết kế với tỷ lệ nhỏ (1:100 ; 1:50; 1:25; 1:10…) thành tỷ lệ 1:1 và lập đường sườn kết cấu với đầy đủ vị trí từng kết cấu thân tàu. Khai triển và xác định kích thước, hình dáng thật của từng chi tiết kết cấu thân tàu. Chế tạo các loại dưỡng mẫu phục vụ cho việc vạch dấu, lắp ráp và kiểm tra. Do những yêu cầu trên nên nhà phóng mẫu cổ điển phải có một diện tích tương đối lớn để có thể phóng mẫu con tàu tỷ lệ 1:1 và chỗ để các dưỡng mẫu Nhà phóng dạng phải đảm bảo một số yêu cầu sau Được bố trí gần xưởng gia công, đảm bảo chiếu sáng. Sàn phóng mẫu phải đảm bảo bằng phẳng, nhẵn và ít bị biên dạng nhất dưới ảnh hưởng của thời tiết 1.2.3. Chế tạo dưỡng mẫu Tất cả các kích thước cũng như hình dáng chi tiết sau khi được phóng mẫu hoăc khai triển trong nhà phóng mẫu cổ điển (tỷ lệ 1:1) được đưa sử dụng vạch dấu trên nguyên vật liệu, gia công chi tiết, lắp đặp và kiểm tra các chi tiết vv…bằng hình thức dưỡng mẫu. Tuỳ thuộc vào hình dạng dưỡng mẫu người ta phân ra. - Dưỡng đo chiều dài. - Dưỡng phẳng. - Dưỡng khung. - Mẫu. Các phương pháp lập dưỡng mẫu phải đảm bảo độ chính xác đồng thời trên dưỡng mẫu phải có đầy đủ thông tin sao cho có cùng lượng thông tin trên bản vẽ. Do đó trên mỗi dưỡng mẫu phải có thông tin về các mặt sau: Vị trí đường lý thuyết và đường kiểm tra. Hình dáng mép và lượng dư nguyên liệu. Cách gia công mép. Vị trí các lỗ khoét. Cách gia công lỗ. Đường uốn. Vị trí và phương pháp ghép nối với các chi tiết khác. Số bản vẽ và vị trí chi tiết trên thân tàu. Vật liệu làm dưỡng thường dùng nhất là gỗ. Ngoài ra đối với những kích thước quá dài có thể dùng thước cuộn, đối với các kích thước ngắn có thể dùng các loại thước kẻ bằng gỗ hoặc kim loại. Ngày nay nhiều nơi đã bắt đầu dùng chất dẻo làm dưỡng mẫu. 1.2.4 Chế tạo chi tiết 1. Phân công nhóm công nghệ. Các chi tiết kết cấu thân tàu có nhiều hình dạng phức tạp kích thước khác nhau. Do đó để gia công một chi tiết, nguyên liệu phải qua nhiều nguyên công khác nhau của dây chuyền công nghệ. Để có thể tổ chức quá trình gia công một cách hợp lý, các chi tiết kết cấu phân ra thành các nhóm công nghệ. Trong một nhóm công nghệ gia công bao gồm các chi tiết kết cấu thân tàu có quy trình gia công như nhau hoặc gần giống nhau và được thực hiện trên cùng một loại máy móc, thiết bị. 2. Vạch dấu trên nguyên vật liệu Mục đích của công tác vạch dấu lên nguyên vật liệu là chuyển tất cả những số liệu cần thiết cho gia công, chế tạo các phân đoạn tổng đoạn hoặc lắp ráp chi tiết kết cấu trên thiết bị hạ thủy. Cơ sở để tiến hành vạch dấu là các số liệu, dưỡng mẫu, bản vẽ từ nhà phóng mẫu cung cấp tùy thuộc vào quá trình chế tạo thân tàu thủy, có các nhóm vạch dấu sau Vạch dấu cho gia công các chi tiết. Vạch dấu cho việc chế tạo các phân đoạn và tổng đoạn. Vạch dấu trên thiết bị hạ thủy. 3. Cắt kim loại Trong gia công chế tạo chi tiết thân tàu thường sử dụng hai phương pháp cắt kim loại cơ bản : cắt hơi và cắt cơ khí. Tuỳ thuộc vào quy cách và hình dạng của chi tiết cần cắt mà chọn phương pháp cắt cho phù hợp và thuận tiện nhất Trong công nghiệp đóng tàu thuỷ máy cắt cơ khí thông dụng nhất là: Máy cắt dao ngắn. Máy cắt dao dài. Máy cắt một bánh lăn. Máy cắt hai bánh lăn. Máy cắt hơi có hai loại: tự động và bán tự động. Máy cắt hơi bán tự động là loại máy cắt hơi trong đó chuyển dịch của mỏ cắt được tự động hoá nhờ động cơ điện, còn đầu cắt điều chỉnh bằng tay. Máy cắt bán tự động được đặt trực tiếp trên bề mặt của tấm kim loại cần cắt hoặc trên những đường ray di động được. Nhược điểm của loại máy này khi cắt đường cong thường phải thay đổi hướng bằng tay. Máy cắt hơi tự động là những máy cắt trong đó dịch chuyển của mỏ cắt cũng như việc điều khiển đều tiến hành bằng máy. Máy cắt tự động có loại có thể di động được, chuyên dùng để cắt vật liệu dài và rộng, loại cố định chuyên cắt những chi tiết nhỏ. 4. Công nghệ uốn Một bộ phận lớn các chi tiết kết cấu thân tàu thủy đòi hỏi phải xử lý uốn trước khi lắp ghép thành phân đoạn, tổng đoạn hoặc trực tiếp lên thân tàu. Hình dạng cong của các tấm vỏ tàu có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của quá trình công nghệ. Bên cạnh những dạng cong cơ bản nhiều khi trên thân tàu còn gặp những tấm có mép gấp để tăng độ cứng vững hoặc trong kết cấu tán đinh cần hạ mép tấm v v… Nguyên công này ngoài việc thực hiện uốn trên các máy uốn hiện đại người ta còn thực hiện bằng phương pháp thủ công bằng phương pháp nung nóng cục bộ. 5. Chế tạo cụm chi tiết Chi tiết là bộ phận kết cấu không thể phân chia được, thường được chế tạo bằng cách gia công các tấm hoặc thép hình bằng đột, dập, cắt v v… Cụm chi tiết là một bộ phận của phân đoạn hoặc kết c
Tài liệu liên quan