Đề tài Sự hình thành peptide có hoạt tính sinh học

Peptide có hoạt tính sinh học (bioactive peptide/ biologically active peptide) là những peptide mà ngoài giá trị dinh dưỡng chúng còn có một số ảnh hưởng đặc biệt đến chức năng sinh lý của cơ thể. Tính chất này được quy định bởi thành phần và thứ tự của các amino acid trong peptide. Mellander (1950) là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ peptide có hoạt tính sinh học khi ông nhận thấy các các peptide bị phosphoryl hóa có nguồn gốc từ casein hoạt động như chất mang các chất khoáng.

pdf33 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự hình thành peptide có hoạt tính sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 5 1. GIỚI THIỆU Peptide có hoạt tính sinh học (bioactive peptide/ biologically active peptide) là những peptide mà ngoài giá trị dinh dưỡng chúng còn có một số ảnh hưởng đặc biệt đến chức năng sinh lý của cơ thể. Tính chất này được quy định bởi thành phần và thứ tự của các amino acid trong peptide. Mellander (1950) là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ peptide có hoạt tính sinh học khi ông nhận thấy các các peptide bị phosphoryl hóa có nguồn gốc từ casein hoạt động như chất mang các chất khoáng. Những nghiên cứu về peptide đã có những bước tiến đáng kể trong vài thập niên gần đây. Những hiểu biết về tác dụng và cơ chế tác dụng của peptide đã làm cho nó ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm lĩnh vực trong y dược. Ngoài ra, peptide có hoạt tính sinh học còn được sử dụng trong các loại thực phẩm chức năng, nhất là các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ sữa. Hình 1. Ảnh hưởng của các peptide có hoạt tính sinh học lên cơ thể Người ta có thể thu nhận một số peptide bằng cách tách từ các nguyên liệu tự nhiên, ví dụ: lấy insulin từ tuyến tụy của bò, heo…. Tuy nhiên việc này gặp rất nhiều khó khăn, ví dụ: hàm lượng peptide mong muốn ở trong mô thì rất nhỏ; khó khăn trong vấn đề thu gom và xử lý nội tạng động vật (bò, heo…); trong quá trình tách lấy các peptide từ mô có thể nhiễm hoặc chứa những virus nguy hiểm…. Hiện Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 6 nay, người ta có thể thu nhận các peptide có hoạt tính sinh học- bằng nhiều phương pháp: thủy phân protein (dùng enzyme trực tiếp hoặc thông qua quá trình lên men của vi sinh vật), tổng hợp hóa học, kỹ thuật gen. Trong số đó, các peptide có hoạt tính sinh học từ sữa thường được thu nhận bằng phương thuỷ phân và lên men của vi sinh vật. Gần đây, những cơ sở dữ liệu về trình tự của các amino acid trong peptide có hoạt tính sinh học ngày càng được phát triển, từ đó ta có thể xác định những peptide có hoạt tính sinh học tiềm ẩn trong protein. Ngoài ra, do chúng ta đã biết được vị trí thủy phân của các enzyme thủy phân protein như pepsin, trypsin, chymotrypsin, do đó sự giải phóng các peptide có hoạt tính sinh học trong quá trình thủy phân nói chung là có thể dự đoán được.Việc nghiên cứu hệ thống thuỷ phân của vi sinh vật cũng mở ra hướng mới trong sản xuất các peptide có hoạt tính sinh học. 2. CÁC PEPTIDE CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG NHÓM SẢN PHẨM SỮA LÊN MEN Mặc dù protein của các động vật và thực vật khác đều có chứa các peptide có hoạt tính sinh học tiềm ẩn (nằm trong protein), nhưng hiện nay protein từ sữa vẫn là nguồn cung cấp peptidee có hoạt tính sinh học chính. Sữa có nhiều chất có hoạt tính sinh học và có tác động có lợi nhiều mặt lên cơ thể. Hầu hết protein của sữa có rất ít hoặc không có hoạt tính sinh học khi ở trạng thái ban đầu, tuy nhiên qua quá trình tiêu hóa hoặc thủy phân thì nó giải phóng ra rất nhiều peptide có hoạt tính sinh học. Trong thành phần của tất cả các casein có hàm lượng các amino acid không phân cực khá cao (35-45%) như Val, Leu, Ile, Pro, Phe. Trong số đó hàm lượng proline là khá cao: 17, 10, 35, 20 gốc proline trong một mol 1S , 2S ,  ,  -casein (mỗi loại casein này có 199, 207, 209, 169 gốc amino acid trong phân tử). Sự có mặt một lượng lớn proline trong phân tử casein làm cho phân tử casein có rất ít Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 7 cấu trúc xoắn  và cấu trúc lá xếp  . Điều này làm cho casein dễ bị thủy phân mà không cần phải làm cho nó bị biến tính trước (ví dụ bằng nhiệt hay acid). Tuy nhiên casein lại chứa rất ít các amino acid chứa lưu huỳnh, điều này làm giảm đi giá trị sinh học của nó. 1S và  -casein không chứa cysteine hay cystine, trong khi đó 2S và  -casein chứa 2 gốc cysteine trong phân tử mà thông thường tồn tại dưới dạng cầu disulphide. Casein, mà đặc biệt là 2S -casein có rất nhiều Lys, đây là amino acid rất cần thiết mà trong nhiều protein thực vật có rất ít. Bảng 1. Những peptide có hoạt tính sinh học từ potein sữa Tên Protein tiền thân Hoạt tính sinh lý Casomorphins α-Lactorphin β-Lactorphin Lactoferroxins Casoxins Casokinin Lactokinins Antihypertensive peptides Immunopeptides Lactoferricin Casocidin Isracidin Casoplatelins Phosphopeptides α-, β-Casein α-Lactalbumin β-Lactoglobuli Lactoferrin κ-Casein α-, β-Casein β-Lactalbumin β-Casein α-, β-Casein Lactoferrin αS2-Casein αS1-Casein κ-Casein α-, β-Casein Giảm đau cơ vận chủ Giảm đau cơ vận chủ Giảm đau cơ vận chủ Giảm đau cơ đối vận Giảm đau cơ đối vận Kháng ACE (Angiotensin I converting enzyme) Kháng ACE Chống chứng tăng huyết áp. Ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch Kháng vi sinh vật Kháng vi sinh vật Kháng vi sinh vật Kháng vi sinh vật Giữ khoáng 2.1 Sự hình thành các peptide có hoạt tính sinh học trong suốt quá trình lên men Các amino axit có mặt trong sữa giới hạn sự cung cấp dinh dưỡng cho LAB (lactic acid bacteria) phát triển. Vì thế, LAB dựa vào hệ thống phân giải protein phức tạp để đảm bảo sự phát triển tối ưu trong môi trường sữa. Hệ thống protein Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 8 phân giải được tạo nên do các proteinase, peptidase và hệ thống vận chuyển. Những tế bào LAB điều khiển: 1. Proteinase nằm trong vỏ bao tế bào vi khuẩn phân hủy casein thành oligopeptide. 2. Hệ thống vận chuyển cho phép duy trì sự giải phóng oligopeptide 3. Peptidase trong tế bào thủy phân oligopeptide thành peptide và axit amin và được tế bào sử dụng. Bước đầu tiên trong phân giải protein bao gồm proteinase giải phóng peptide từ casein. Sau đó những peptide được giải phóng này sẽ được thủy phân bởi peptidase tạo thành các axit amin và các peptide có mạch ngắn hơn và chúng sẽ được vận chuyển vào trong tế bào bởi hệ thống vận chuyển. 2.1.1 Proteinase Hầu hết proteinase có mặt trong vỏ bao tế bào. Proteinase Lactococcal là protein rất lớn với phân tử lượng la 140.000 kDa và pH tối thích là 5.5-6.5. Chúng được phân lọai thành những chất kìm hãm proteinase serin . Proteinase được xếp peptide loại là PI ( khi ß_casein là protein chính bị thủy phân bởi enzyme) hay là PIII (khi không chỉ β-casein bị thủy phân mà αs1- casein cũng bị thủy phân bởi enzyme). Khi được tinh sạch, những enzyme này có thể làm giảm một lượng casein và giải phóng ra rất nhiều oligopeptide. Khoảng 20% oligopeptide được giải phóng với kích thước và hàm lượng đủ nhỏ để hệ thống vận chuyển của Lactococcus lactis di chuyển đi. Các gen Proteinase được tìm thấy đã được mã hóa trên plasmid. Sự sinh sản vô tính của proteinase gene ở Lactococcus và nó được chuyển thành Prt- L.lactis. Sự biến hình của Lactis lại dẫn tới kết quả là nó được chuyển thành hình dạng Prt+. Gen Proteinase prtP và prtM được mã hóa tương thích với protein 200 kDa và lipoprotein 32kDa. Loại 2 bao gồm sự chuyển từ proteinase không hoạt hóa thành sang dạng hoạt hóa trong suốt và sau khi di chuyển qua màng. Mã gen PrtP Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 9 cho tiền proteinase với một peptide ở cuối đoạn N, và một dãy màng bám chặt ở cuối đoạn C. Cuối đoạn C của protein bao gồm lớp màng với cấu trúc xoắn anpha kị nước. Nhiều aminoacid cơ bản tạo thành vùng cấu trúc xoắn cuối đầu C, và có thể tin rằng vai trò của các amino axit liên quan tới sự tương tác với những nhóm chỉ thị phosphate của lớp phospholipid tạo nên như một dấu hiệu ngừng vận chuyển. Lactobacillus helveticus và Lb. delbrueckii ssp. bulgaricus có hoạt tính enzyme mạnh hơn Lactococcus. Hoạt tính của thành tế bào từ Lb. helveticus L89 được nghiên cứu bởi Martín-Hernández et al. Foucaud and Juil-lard đã minh họa rằng cấu trúc peptide được tìm thấy sau 24 giờ lên men sữa. Giai đoạn cuối của thời kì phát triển, hoạt tính của proteinase vẫn tồn tại ở pH thấp nhưng ở pH thấp thì hệ thống vận chuyển không hoạt động nên những peptide ngừng được tiếp nhận bởi tế bào. Hoạt tính proteinase khác nhau rõ rệt trên từng mẩu của LAB và cũng gây nên tác động chủ yếu lên mẫu peptide. Mỗi enzyme probiotic đều có đặc tính riêng khác nhau giữa các loài, cũng như từ chuỗi này đến chuỗi khác trong cùng một loài, góp phần giải phóng ra những peptide có hoạt tính sinh học tiềm năng. Vì vậy bằng hoạt tính và những đặc điểm của proteinase nên chúng đã đóng vai trò trong giai đoạn phát triển của những peptide trong sữa lên men và sự giải phóng của những peptide có hoạt tính sinh học tiềm năng. 2.1.2 Peptidase Vi khuẩn lactic điều khiển toàn bộ phạm vi rộng lớn của những enzyme proteolytic bao gồm endopeptidase, dipeptidase. Đặc điểm hóa sinh của peptidase này phản ánh vị trí trong tế bào của chúng. Aminopeptidase hoạt động trên những oligopeptide được giải phóng bởi một proteinase bằng cách phân hủy phần còn lại cũa những a.a ở cuối đoạn N. Aminopeptidase được cấu thành bởi PepN và PepC. Mặt khác như PepA thì giải phóng ra phần còn lại glutamate cuối amino thì ít đặc biệt hơn. Dipeptide và tripeptide có thể được phân hủy bởi peptidase đặc trưng. Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 10 Sự có mặt của peptidase từ proline thì cần thiết cho sự phát triển tối ưu của LAB nhờ khả năng giảm bớt những oligopeptide giàu proline từ casein. Aminopeptidase proline PIP và PepI đặc biệt cho dipeptide và tripeptide với phần còn lại proline ở cuối đầu N được tách ra từ 2 chuỗi của LAB. 2.1.3 Sự vận chuyển peptide Những oligopeptide và những peptide nhỏ thì được tiếp nhận bởi tế bào bằng một hệ thống vận chuyển oligopeptide (OPP), hệ thống vận chuyển dipeptide và tripeptide (PtpT và PtpP). Hệ thống OPP bao gồm 2 ATP gắn với những protein (OppD và OppF); 2 protein OppB và OppC; và 1 protein làm môi trường kết dính là OppA. Chỉ một số lượng giới hạn peptide được tạo ra nhờ proteinase được vận chuyển bởi hệ thống vận chuyền oligopeptide. Focaud và Juillard đã chú ý rằng dưới 25% casein (bắt nguồn từ những peptide) được sử dụng để cung cấp cho sự phát triển LAB. Hầu hết những oligopeptide này không thúc đẩy sự phát triển của LAB bởi vì chúng không được vận chuyển vào tế bào. Thêm vào đó, kênh dẫn những peptide nhỏ thông qua OPP được giới hạn bởi những kích cỡ của những peptide. Hệ thống vận chuyển của LAB có thể khiến chúng tiếp thu được những oligopeptide có chiều dài lên tới 18 a.a, mặc dù ta chỉ tìm thấy những peptide có chiều dài 11 a.a là được vận chuyển. Vì vậy, những peptide không được vận chuyển đã được xếp vào nhóm những peptide có hoạt tính sinh học. Để làm tăng lượng peptide có hoạt tính sinh học trong các sản phẩm sữa lên men thì người ta cho lên men hoặc đồng lên men với chủng vi khuẩn lactic thủy phân protein mạnh. Việc lựa chọn chủng vi khuẩn có ảnh hưởng tới việc giải phóng peptide có hoạt tính sinh học. Chủng vi khuẩn không nên thủy phân protein quá mạnh (nó có thể phá hủy sản phẩm) và cần có tính đặc hiệu phù hợp để có thể giải phóng peptide có hoạt tính sinh học mong muốn. Các protease ở thành tế bào vi khuẩn lactic có tính đặc hiệu rộng, nó thủy phân protein sữa, làm giải phóng nhiều loại oligopeptide. Vi khuẩn lactic có thể vận chuyển các peptide có từ 18 Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 11 amino acid trở xuống đi vào tế bào để sử dụng làm nguồn nitơ. Các peptide có mạch dài hơn thì không được vận chuyển vào tế bào. Sau khi tế bào vi khuẩn bị phân hủy thì những peptide này sẽ được thủy phân tiếp bởi các peptidase nội bào của vi khuẩn lactic. Nhiều vi sinh vật có hệ enzyme thủy phân protein mạnh, ví dụ 1 số loài đã được nghiên cứu như: Lactococcus lactis, Lactobacillus helveticus, Lb plantarum, Lb rhamnosus, Lb acidophilus, Streptococcus thermophilus và Lb. delbrueckii ssp. bulgaricus… Hệ enzyme này bao gồm các enzyme ở thành tế bào và các enzyme bên trong tế bào ví dụ: endopeptidase, aminopeptidase, tripeptidase và dipeptidase (Christensen, Dudley, Pederson, & Steele, 1999). Hiện đã có nhiều nghiên cứu báo cáo về sự giải phóng của các peptide có hoạt tính sinh học từ protein của sữa nhờ vi sinh vật thủy phân (Gobbetti et al., 2004; Gobbetti, Stepaniak, De Angelis, Corsetti, & Di Cagno, 2002; Korhonen & Pihlanto-Leppa la, 2001, 2004; Mataret al., 2003), tuy nhiên hầu hết những báo cáo này đều tập trung vao việc thu nhận các peptide có tác dụng làm giảm chứng cao huyết áp, điều hòa hệ miễn dịch, chống oxi hóa. Hai trong số những peptidee ức chế ACE được biết đến nhiều nhất là VPP và IPP, 2 peptide này đã được tìm thấy trong sữa lên men bởi Lb.helveticus (Nakamura, Yamamoto, Sakai, Okubo et al., 1995; Sipola, Finckenberg, Korpela, Vapaatalo, & Nurminen, 2002). So với các vi khuẩn lactic khác thì khi lên men sữa với Lb.helveticus thì sản phẩm cho thấy hoạt tính ức chế ACE cao và tác động làm giảm huyết áp rõ rệt. Gobbetti, Ferranti, Smacchi, Goffredi, and Addeo (2000) đã chứng minh có sự tạo thành peptidee ức chế ACE khi sử dụng 2 loài Lb. delbrueckii ssp. bulgaricus và Lc. lactis ssp.cremoris sau khi lên men sữa trong 72 giờ. Hai peptidee ức chế ACE được tìm thấy Ser-Lys-Val-Tyr-Pro-Phe-Pro-Gly Pro-Ile và Ser-Lys-Val-Tyr-Pro cho thấy khả năng bền vững trong môi trường tác động bởi acid, kiềm, enzyme thủy phân của hệ tiêu hóa hoặc trong điều kiện bảo quản ở 5-10oC trong 4 ngày. Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 12 Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự thủy phân nhờ vi sinh vật có thể làm sinh ra các peptide có khả năng điều hòa hệ miễn dịch (Gill, Doull, Rutherfurd, & Cross, 2000). Khi sử dụng enzyme được tách ra từ Lactobacillus GG var. casei để thủy phân casein, sau đó tiếp tục cho thủy phân bằng pepsin và trypsin, sản phẩm thu được có tính chất điều hòa hệ miễn dịch, khả năng này thể hiện mạnh nhất khi sử dụng 1S -casein. Matar (2001) đã cho Lb.helveticus vào sữa, sau đó lấy sữa này cho chuột ăn trong 3 ngày thì phát hiện lượng IgA tăng rất cao trong chất nhầy ở ruột. Bảng 2. Một vài ví dụ về các peptidee có hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ protein của sữa đƣợc giải phóng ra nhờ vi sinh vật 2.2 Phân loại theo chức năng Dựa vào chức năng, người ta có thể chia peptide có hoạt tính sinh học từ sữa thành nhiều loại: Peptide ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn Peptide ảnh hưởng lên hệ thần kinh Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 13 Peptide liên kết với khoáng Peptide điều hòa hệ miễn dịch Ngoài ra còn có các peptide có các chức năng khác (ví dụ như làm co cơ, chống đông máu…) nhưng các peptide này chỉ chiếm hàm lượng rất nhỏ hoặc có ảnh hưởng không đáng kể nên không được đề cập đến trong bài. Có những peptide có nhiều chức năng (ví dụ vừa ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn, vừa ảnh hưởng lên hệ thần kinh), nên sự phân loại trên cũng chỉ mang tính chất tương đối. 2.2.1 Các peptide ảnh hƣởng lên hệ tuần hoàn Trong loại peptide này, người ta thường quan tâm đến các peptide có khả năng làm giảm huyết áp do hiện nay có rất nhiều người mắc bệnh cao huyết áp. Angiotensin I converting enzyme (ACE- peptidyldipeptide hydrolase, EC 3.4.15.1) có liên quan đến hệ rennin-angiotensin, có liên quan đến huyết áp và cũng liên quan đến cân bằng muối và nước. ACE chuyển angiotensin I thành angiotensin II (một chất có khả năng làm co mạch máu (vasoconstrictor), đồng thời phân hủy bradykinin (một chất có khả năng làm giãn mạch máu (vasodilator). Chính vì vậy việc ức chế enzyme này sẽ dẫn đến việc chống lại hiện tượng cao huyết áp. Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 14 Hình 2. Hệ renin-angiotensin, sự tương tác giữa các peptide có hoạt tính sinh học với các cơ quan thụ cảm và những ảnh hưởng. ACE hoạt động như một dipeptidyl carboxypeptidase, nó loại dipeptide từ đầu C của cơ chất (có đầu C tự do). Nó ưu tiên kết hợp đối với cơ chất có các amino acid kị nước ở 3 vị trí cuối, và có 1 ít ái lực đối với cơ chất có amino acid có 2 nhóm carboxy ở đầu C (Glu, Asp) hoặc có Proline ở vị trí áp chót. Người ta thấy rằng ACE có Glu, Tyr và Arg ở tâm hoạt động. Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 15 Hình 3. Mô hình tâm hoạt động của ACE và tương tác của nó với cơ chất peptide (Bunning, 1987) Chất ức chế ACE đầu tiên được phát hiện trong nọc rắn Bothrops jararaca vào năm 1970. Trong nọc rắn này có các peptide ức chế ACE có từ 5-13 gốc amino acid trong phân tử, trong số đó có peptide Glu-Trp-Pro-Arg-Pro-Gln-Ile- Pro-Pro là có hoạt tính cao nhất in vivo. Một peptide khác là bradykinin- potentiating peptide 5a (BPP5a) Glu-Lys-Trp-Ala-Pro có thứ tự 3 amino acid cuối ở đầu C rất phù hợp cho việc kết hợp với tâm hoạt động của ACE, tuy nhiên peptide này lại dễ bị phân hủy trong điều kiện in vivo. Do đó, người ta đã thay thế gốc Trp trong phân tử bằng gốc Phe để có được phân tử bền hơn nhưng vẫn có hoạt tính ức chế ACE mạnh. Và cũng từ đó, hầu hết các thuốc ức chế ACE được sử dụng đều có cấu trúc tương tự hay liên quan đến tripeptide Phe-Ala-Pro. Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 16 Hình 4. Giả thuyết về sự tương tác của peptide với tâm hoạt động của ACE Hình 5. Giả thuyết về sự tương tác của Captopril với tâm hoạt động của ACE Hình 6. Giả thuyết về sự tương tác của Enalaprilat với tâm hoạt động của ACE Hai hình trên cho thấy 2 loại thuốc ức chế ACE có cấu trúc tương tự như peptide Ala-Pro và Phe-Ala-Pro. Captopril tương tự như Ala-Pro, trong đó Alanin ứng với peptide được thay thế bởi nhóm có –HS (sulfhydryl) có khả năng tương tác mạnh hơn ion Zn2+ trong enzyme. Còn đối với Enalaprilat thì tương tự như Phe-Ala-Pro nhưng Enalaprilat liên kết mạnh hơn với ACE nhờ nhóm carboxyl so với nhóm carbonyl trong tripeptide. IC50 của Enalaprilat và Captopril lần lượt là 2.8 và 9.7 nM, tức là hoạt tính rất mạnh. Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 17 Các peptide ức chế ACE có nguồn gốc từ casein gọi là “casokinin” và từ whey gọi là “lactokinin” . Tính chất Như trên đã nói, peptide ức chế ACE thường có 3 amino acid kị nước ở vị trí cuối và nhất là gốc amino acid cuối cùng(đầu C). Gốc amino acid cuối cùng ở đầu C thường là Pro, tuy nhiên nó cũng có thể là Lys hoặc Arg, 2 amino acid này (ưa nước) tích điện dương ở nhóm  -amino. Người ta nhận thấy có mối liên hệ giữa cấu trúc của peptide với khả năng ức chế ACE là hoạt tính ức chế ACE của dipeptide có Pro ở đầu C thì cao hơn so với khi đầu C là Tyr, và Tyr > Phe. Khi được đưa vào cơ thể thì peptide có Tyr ở đầu C có tác động chậm hơn nhưng kéo dài hơn so với peptide có Phe ở đầu C (Suetsuna, 1998). Việc có các amino acid kị nước trong phân tử và nhất là protein làm cho các peptide này có khả năng chống lại sự thủy phân tốt hơn. Trp-Ala-Pro là peptide có cấu trúc thích hợp nhất cho việc kết hợp với tâm hoạt động của ACE. Bảng 3. Một số peptide có tác dụng làm giảm huyết áp đã được nghiên cứu in vivo Sản phẩm, nguồn Peptide Tham khảo Sữa chua  -casein,  -casein, Val- Pro-Pro /Ile-Pro-Pro Hata et al. (1996) Sữa chua Val-Pro-Pro /Ile-Pro-Pro Seppo et al. (2003) Sữa chua Val-Pro-Pro, Ile-Pro-Pro Mizushima et al. (2004) Sữa chua (Dahi)  -casein Ashar and Chand (2004) Bảng 4. Ảnh hưởng ức chế ACE và giảm huyết áp của một số peptide thu nhận từ quá trình thủy phân whey protein bởi một số enzyme Mẫu ACE inhibitory activity (%) Decreased SBP (mm Hg) Whey protein (ban đầu) 0.0 -38 ± 2 pepsin 83.7 -47 ± 3 trypsin 56.7 -51 ± 4  - chymotrypsin 76.0 -40 ± 4 proteinase K 95.7 -55 ± 3 Báo cáo CNCB đồ uống & sữa GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn Trang 18 actinase E 55.7 -55 ± 4 thermolysin 98.6 -42 ± 4 papain 86.5 -47 ± 4 Mức độ giảm huyết áp sau 6 giờ sử dụng 2.2.2 Các peptide ảnh hƣởng lên hệ thần kinh 2.2.
Tài liệu liên quan