Đề tài Sự khủng hoảng và tan dã của liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư (Từ 1991 đến nay)

Bài tiểu luận chủ yếu xoay quanh vấn đề khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến những năm đầu thế kỉ XXI. Do đây là một đề tài phức tạp cộng với sự hạn chế về trình độ nên việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc bước đầu tìm hiểu sự suy yếu, k hủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư. Mặc dù quá trình này đã kết thúc nhưng tác giả cũng cố gắng cập nhập thêm những thông tin cần thiết như sự biến Kosovo tự tuyên bố độc lập vào tháng 2 năm 2008 cùng những vấn đề chất chứa của lịch sử.

pdf121 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự khủng hoảng và tan dã của liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư (Từ 1991 đến nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI GVHD: Tưởng Phi Ngọ SVTH : Phạm Tiến Dũng Lớp : Lịch Sử 4B Niên khóa: 2005-2009 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 - 2009 Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 1 Lời cảm ơn Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em còn được nhận sự giúp đỡ cũng như trao đổi từ phía thầy Tưởng Phi Ngọ và cô Nguyễn Thị Kim Dung. Chính thầy đã đưa ra một đề tài mà ngay từ đầu làm cho em thấy thú vị và rất muốn tìm hiểu, nghiên cứu. Thầy cô đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến, giúp em có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để hoàn tất bài làm của mình. Cũng trong quá trình ấy, em còn nhận được sự giúp đỡ của các cô, chú ở Thông Tấn Xã Việt Nam, đã tận tình cung cấp các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài. Nhân đây, em chân thành cảm ơn thầy cô cũng như các cô, chú đã tạo điều kiện cho em rèn luyện khả năng của bản thân, có thêm nhiều bài học bổ ích trong quá trinh nghiên cứu đề tài: sự bình tĩnh, chớ nóng vội; học tập dựa vào mình là chính, không ngừng cố gắng phấn đấu song cũng cần sự hỗ trợ của thầy cô và bạn bè…Em kính chúc sức khỏe thầy cô, các cô chú và luôn thể hiện được bản lĩnh của mình trên bước đường sự nghiệp đã chọn. Một lần nữa, em chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 2 Mục lục Lời cảm ơn......................................................................................................... 1 Mục lục .............................................................................................................. 2 Phần mở đầu ..................................................................................................... 3 Chương I : Khái quát về sự hình thành và phát triền .......................................... của Liên Bang Nam Tư ...................................................................................... 8 I. Vài nét về lịch sử các nước trong Liên Bang Nam Tư từ khi lập nước đến hết chiến tranh thế giới lần thứ nhất ................................................. 8 II. Sự hình thành và phát triển của Liên bang Nam Tư từ sau CTTG thứ nhất đến trước năm 1991 ...................................................................... 14 Chương II. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư ........................... (1991 - đến nay) .............................................................................................. 32 I. Sự suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư những năm 1991-1992 .............................................................................................. 32 II. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay ............................................................ 48 Chương III: kết luận ......................................................................................... 83 I. Nguyên nhân khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư............... 83 II. Hậu quả ................................................................................................. 85 III. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa ........................................................ 94 Phụ lục ............................................................................................................. 95 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 117 Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 3 Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài Sự suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư là một đề tài mang tính khoa học cao. Sự tan rã của Nam Tư đã để lại nhiều hậu quả nhất trong lịch sử Châu Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây cũng là một vấn đề đầy phức tạp do tính chất đa sắc tộc, đa tôn giáo ở Liên bang này. Nam Tư cũng là một điểm nóng trong sinh hoạt chính trị của châu Âu nói riêng và của cả thế giới nói chung. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư đã kết thúc với việc Montenegro độc lập, tách khỏi Serbia – Montenegro vào tháng 6 năm 2006. Tuy nhiên, vấn đề Kosovo vẫn chưa đi đến hồi kết và những vấn đề đương đại của các quốc gia thuộc Liên Bang Nam Tư trước đây cũng không hề dễ giải quyết. Mặt khác, Liên bang Nam Tư là một nhà nước Liên bang theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, nghiên cứu sự suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Nam Tư có ý nghĩa không kém phần quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Như vậy, đề tài này không những mang tính lí luận cao mà ý nghĩa thực tiễn cũng không hề nhỏ chút nào. Đó cũng chính là lí do em chọn đề tài này. II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đây là một trong những đề tài khá phức tạp. Từ trước đến nay, không có nhiều những tác phẩm nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, có thể kể đến công trình nghiên cứu của Phan Thị Kim Oanh “Bước đầu tìm hiểu sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư qua các tài liệu ở Việt Nam (từ năm 1991 đến nay)”, khóa luận tốt nghiệp năm 2001, khoa Lịch Sử, trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này đã đề cập tương đối đầy đủ về sự tan rã của Nam Tư cũng như việc Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 4 phân tích những nguyên nhân dẫn đến quá trình này. Tuy nhiên, do thời điểm tác giả hoàn thành khóa luận vào năm 2001 nên không thể nghiên cứu tiếp quá trình tan rã của Nam Tư, trong đó có vấn đề Montenegro tách khỏi Serbia vào hè năm 2006 cũng như sự biến Kosovo tự tuyên bố độc lập vào tháng 2 năm 2008 cùng những hệ lụy của nó. Lý Thái Hùng, Đông Âu tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được xuất bản tại nước ngoài (2007). Nội dung đề cập đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu, trong đó có Liên Bang Nam Tư. Phần viết về Nam Tư, nội dung phong phú. Tác giả ngoài việc cung cấp sự khủng hoảng và tan rã của các nước trong Liên Bang Nam Tư, còn đưa ra nhận định về các nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã đó. Tuy nhiên, trong phần nội dung “so sánh Đông Âu và Việt Nam”, quan điểm của tác giả mang tính chống chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuốn sách này chưa được xuất bản tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tuy không tập trung sâu vào đề tài song một số tài liệu khác có liên quan đến một phần của đề tài, có thể kể đến như: Nguyễn Văn Dương (2004), Tìm hiểu các nước trên thế giới, Nxb. Văn hóa thông tin. Nguyễn Văn Dân (2004), Biên niên sử thế giới, Nxb. Khoa học xã hội. Cao Liên (2007), Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Nxb. Lao động. Bùi Đức Tịnh (1996), Lịch sử thế giới, Nxb. Văn hóa. Lê Xuân Đỗ (2006), Thế giới sự kiện, Nxb.Trẻ. Từ Thiên Tân, Lương Chí Minh (2002), Lịch sử thế giới thời đương đại, tập 6 (1945 – 2000), Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung chủ yếu của những tác phẩm trên là lịch sử của các nước thuộc Liên bang Nam Tư trước khi nằm trong Liên bang này, từ thời dựng nước đến những năm đầu sau Chiến tranh Thế gới thứ nhất. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu trong chiến tranh lạnh (1949 – 1991), Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh: tài liệu đề cập đến một phần của quá trình hình thành cũng như tan rã của Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 5 Nam Tư từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đến năm 1992. Tuy nhiên, nội dung chưa thật sự chuyên sâu. Mặt khác, tác giả chưa đề cập đến tình hình của Nam Tư sau khi tan rã vào những năm đầu thế kỉ XXI, đặc biệt do tài liệu được xuất bản vào năm 2005 nên chưa thể trình vày về sự tan rã tiếp theo của Serbia – Montenegro cũng như vấn đề Kosovo. Nguyễn Minh Bình, Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng ở Kosovo năm 1998 – 1999, nghiên cứu châu Âu, số 11 (2007): tác giả đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của Liên bang Nam Tư đồng thời tập trung sâu vào việc nghiên cứu nguồn gốc và mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Kosovo. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra kết luận về sự phức tạp của Kosovo do những mâu thuẫn nội tại, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh của không chỉ riêng Kosovo, Serbia mà cả Bancăng và châu Âu. Đồng thời, tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam ( tài liệu tham khảo đặc biệt, tin tham khảo chủ nhật, thông tin tư liệu) cũng nói khá nhiều về vấn đề này nhưng ở dạng những bài viết mang tính thời sự, rời rạc song khá đầy đủ và toàn diện, có thể kể đến như: Tình hình Nam Tư, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 116, ra ngày 23 – 5 – 2003; Tình hình khu vực Bancăng, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 242, ra ngày 19 – 10 – 2001; Montenegro trước ngày bầu cử, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt,số 92, ra ngày 24 – 4 – 2001; Về nhà nước chung Serbia – Montenegro, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 13, ra ngày 29 – 5- 2002; Macedonia: Bên miệng hố chiến tranh, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 73, ra ngày 02 – 4 – 2001; Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 6 Châu Âu với các nước khu vực Bancăng, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 121 – 2005… III. Phạm vi nghiên cứu Bài tiểu luận chủ yếu xoay quanh vấn đề khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến những năm đầu thế kỉ XXI. Do đây là một đề tài phức tạp cộng với sự hạn chế về trình độ nên việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc bước đầu tìm hiểu sự suy yếu, khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư. Mặc dù quá trình này đã kết thúc nhưng tác giả cũng cố gắng cập nhập thêm những thông tin cần thiết như sự biến Kosovo tự tuyên bố độc lập vào tháng 2 năm 2008 cùng những vấn đề chất chứa của lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn đề cập khái quát về lịch sử các nước thuộc Liên bang Nam Tư từ khi lập nước đến khi thuộc Liên bang này. IV. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic - hai phương pháp cơ bản trong khoa học Lịch Sử. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thêm một số phương pháp như phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết. Tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích giúp việc nghiên cứu đề tài một cách khoa học hơn, có hệ thống và mang tính toàn diện hơn. V. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Khái quát về sự hình thành và phát triển của Liên bang Nam Tư Nội dung chương này gồm 2 phần: Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 7 Thứ nhất, vài nét về lịch sử các nước trong Liên bang Nam Tư từ khi lập nước đến hết chiến tranh thế giới lần thứ nhất; Thứ hai, sự hình thành và phát triển của Liên bang Nam Tư từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước năm 1991. Chương II. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (1991-đến nay) Nội dung gồm 2 phần thông qua việc trình bày sự tan rã của Nam Tư qua 2 giai đoạn: từ 1991 - 1992 và từ 1992 đến nay; Giai đoạn 1991 – 1992: sự tách ra của Slovenia và Croatia, của Macedonia cũng như Bosnia – Herzegovina và sự thành lập Nam Tư mới, gồm Serbia và Montenegro. Giai đoạn 1992 đến nay: nhà nước Nam Tư mới từ khi tồn tại đến cho kết thúc vào năm 2006. Vấn đề Kosovo và những vấn đề cơ bản của các quốc gia khác sau khi tách khỏi Liên Bang Nam Tư. Chương III: Kết luận Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài,tác giả rút ra nguyên nhân và hậu quả của sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư. Trên cơ sở đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 8 Chương I : Khái quát về sự hình thành và phát triền của Liên Bang Nam Tư I. Vài nét về lịch sử các nước trong Liên Bang Nam Tư từ khi lập nước đến hết chiến tranh thế giới lần thứ nhất Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư là một quốc gia được hợp bởi sáu nước và hai tỉnh tự trị. Sáu nước đó là: Croatia, Slovenia, Macedonia, Bosnia – Herzegovina, Serbia và Montenegro. Hai tỉnh tự trị là: Kosovo và Vojvodina, đều thuộc Serbia. 1. Croatia: Vùng lãnh thổ sau này có tên Croatia bị người La Mã chinh phục vào thế kỉ I. Từ cuối thế kỉ VI đến đầu thế kỉ VII, khu vực này được định cư bởi người Croats thuộc nhóm sắc tộc Đông - Trung Âu nói tiếng Slav miền nam. Vào năm 925, Tomislar ( 910 - 928 ) thành lập vương quốc độc lập. Thế kỉ X cũng là thế kỉ mà lãnh thổ của Vương quốc Croatia đã bao trùm như đường biên giới hiện nay. Vương quốc này phát triển đến đỉnh cao trong thế kỉ XI. Năm 1102, Croatia gia nhập vào Hungari thông qua việc thủ lĩnh các bộ tộc Croatia kí kết hiệp ước Pacta Conrenta với vua Hungari. Hiệp ước này thống nhất hai nước dưới quyền cai trị của Hungari về mặt chính trị song Croatia vẫn duy trì quyền tự trị của mình trong vương quyền Hungari. 1 Năm 1526, miền bắc Croatia bị vương quốc Ôttôman chiếm đóng. Phần còn lại bị đế quốc Áo - Hung thống trị. Riêng vùng Đanmatian nằm dưới sự thống trị của công quốc Vơnidơ Italia. Sau đó, vào năm 1808, vùng này bị Napôlêông I sáp nhập vào Pháp và năm 1815 lại thuộc Áo sau khi Đế chế của 1 Nguyễn Văn Dương (2004), Tìm hiểu các nước trên thế giới, Nxb. Văn Hóa - Thông Tin. Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 9 Napôlêông I sụp đổ. Trong khi đó, thành phố Đubrốpnhích có chính quyền tự trị từ thế kỉ IX và đến năm 1808 mới gia nhập lãnh thổ Croatia. Vào những năm 1848 - 1849, Croatia giúp Áo dập tắt cuộc nổi dậy của người Hungari. Trên cơ sở đó, Croatia cùng với Slovenia thành lập quốc gia Croatia và Slovenia, tách khỏi vương quốc Áo. Năm 1867, nó tái hợp nhất vào Hungari như một phần của Ausgleich.2 Đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Đức - Áo - Hung. Đế quốc Áo - Hung tan rã tạo điều kiện cho các dân tộc Nam Âu, trong đó có Croatia đấu tranh giải phóng. Ngày 01 - 12 - 1918, Croatia trở thành một phần của vương quốc mới gồm Serbia, Croatia và Slovenia. (Năm 1929, vương quốc này được gọi là Nam Tư ). 2. Slovenia: Vào thế kỉ thứ VI, người Slovenia đã đến định cư ở vùng đất thuộc lãnh thổ Slovenia ngày nay. Năm 788, vùng đất này bị sáp nhập vào vương quốc của Sáclơmanhơ (Charlemagne ), trở thành một phần của đế quốc Áo từ năm 1278. Đến năm 1355, Slovenia nằm trong đế quốc Áo - Hung của dòng họ Hapsbua. Đến thế kỉ XIX, dưới ảnh hưởng của phong trào cách mạng tư sản ở Châu Âu và những cuộc xâm lược của Napôlêông I, phong trào độc lập dân tộc ở Slovenia phát triển mạnh mẽ. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Đức - Áo – Hung và điều này đã kéo theo sự sụp đổ của Đế quốc Áo - Hung. Trên cơ sở đó, vào ngày 01 - 02 -1918, Slovenia đã gia nhập vương quốc mới gồm Serbia, Croatia, Slovenia.3 3. Maccedonia: Vương quốc Macedonia hình thành vào thế kỉ VII T.CN. Vào thế kỉ V T.CN, xã hội công xã nguyên thủy tan rã, Macedonia bước vào xã hội chiếm 2 Cao Liên (2007), Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Nxb. Lao Động 3 Cao Liên (2007),sđd Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 10 hưu nô lệ. Năm 495 T.CN, Alexandre I đã thống nhất đát nước, quyền lực tập trung vào tay chính quyền trung ương. Dưới triều đại Ackêôt (413 - 399 T.CN), Macedonia bước vào giai đoạn phát triển mới, tạo tiền đề cho thời kì Philip II (359 – 336 T.CN) là thời kì phát triển nhanh chóng. Philip II đã tiến hành một loạt các cuộc cải cách, đặc biệt là cải cách quân đội để xây dựng một quốc gia quân sự hùng mạnh, phát triển kinh tế thương mại. Trên cơ sở có sức mạnh kinh tế, quân sự, Macedonia bắt đầu mở các cuộc xâm lược bành trướng lãnh thổ. Năm 340 T.CN, Macedonia đã đánh bại cuộc kháng chiến của nhân dân Hi Lạp và năm 377 T.CN đã làm bá chủ Hi Lạp. Một năm sau, Philip II băng hà, con là Alexandre II lên ngôi kế vi (Alexandre Đại Đế). Năm 344 T.CN, Alexandre II đã đem quân đi đánh chiếm Ba Tư, Pênixi, Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Á, Ấn Độ và vùng Bắc Phi. Sau mười năm chinh phục các nước phương Đông, Alexandre II đã lập nên một đế quốc rộng lớn chạy suốt từ bờ tây bán đảo Ban Căng tới tây bắc Ấn Độ, từ sông Đanuýp đến Bắc Phi với thủ đô là Babilon. Đế quốc rộng lớn nhưng chưa thỏa mãn tham vọng, Alexandre II đang chuẩn bị xâm lược toàn thế giới thì bị bệnh, băng hà năm 323 T.CN. Năm đó, vị Đại đế mới 33 tuổi. Cái chết của Alexandre II làm cho đế quốc của ông sụp đổ, các dân tộc đã vùng dậy đấu tranh để giành độc lập 4. Năm 148 T.CN, vùng này trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã, bị sát nhập vào đế quốc La Mã Phương Đông vào thế kỉ IV. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIV, Bungari, Hi Lạp và Serbia tranh giành vùng lãnh thổ này. Từ năm 1398, Macedonia trở thành một phần của đế quốc Ốttôman. Hiệp ước San Stefano năm 1878 chấm dứt cuộc chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kì đồng thời cũng mang lại cho Bungari một phần lớn lãnh thổ Macedonia. Hai cuộc chiến tranh vùng Ban Căng (1912 và 1913 ) đã dẫn dến việc phân chia vùng lãnh thổ này giữa Bungari, Hi Lạp và Serbia. Từ năm 1915 đến năm 1918, quân Đồng minh đã chiến đấu trong vùng này để chống lại lực lượng Đức - Áo - Bungari.5 Sau đại chiến thế giới 4 Cao Liên (2007), sđd 5 Nguyễn Văn Dương (2004), sđd Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 11 lần thứ nhất (1914 - 1918), theo hiệp định hòa bình Nêuli năm 1919, Macedonia trở thành một bộ phận của vương quốc Nam Tư.6 4. Bosnia – Herzegorina. Được gọi là Illyricum từ thời cổ đại, người La Mã chinh phục vùng đất ngày nay gọi là Bosnia - Herzegovina vào thế kỉ I - II T. CN và sát nhập vào tỉnh Dalmatia. Vào thế kỉ V, người Goth tràn vào vùng này và xâm chiếm vào thế kỉ VI. Sau đó khoảng một thế kỉ, người Slavơ bắt đầu đến định cư trên lãnh thổ vùng này. Giữa thế kỉ VII, Bosnia bị Hungari thống trị. Vào thế kỉ XII, một quý tộc của Hungari ở Bosnia đã li khai khỏi Hungari và thành lập vương triều Kôtômanich. Triều đại này đã tiến hành chinh phục vùng Herzegovina và vùng Hum. Thế kỉ XIV, vương quốc Bosnia trở nên hùng mạnh nhưng sự hùng mạnh và độc lập không được bao lâu.7 Sự bành trướng của đế quốc Ốttôman trên bán đảo Ban Căng đã đem vào đây một hệ thống chính trị, tôn giáo và văn hóa khác. Người Thổ Nhĩ Kì đánh bại người Serbia trong một trạn chiến nổi tiếng ở Kosovo năm 1389. Họ chinh phục Bosnia vào năm 1463. Trong khoảng 450 năm cai trị của đế quốc Ốttôman, nhiều người Kitô giáo Slavơ trở thành người Islam giáo. Một nhóm người Bosnia Islam giáo ưu tú dần dần phát triển và nhân danh các lãnh chúa người Thổ Nhĩ Kì để cai trị đất nước. Khi các vùng biên giới Ốttôman bắt đầu thu hẹp vào thế kỉ XIX, người Islam giáo trên khắp bán đảo Ban Căng di cư dến Bosnia. Ở đây cũng có một cộng đồng người Do Thái sinh sống, nhiều người Do Thái đến định cư tại Sarajevo sau khi bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha vào năm 1492. Serbia - Montenegro được Nga giúp đỡ đấu tranh chống lại đế quốc Ốttôman năm 1876. Cuộc chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kì kết thúc 2 năm sau đó. Tại hội nghị Berlin (1878), đế quốc Áo - Hung được giao quyền chiếm đóng và cai trị Bosnia - Herzegovinia nhằm tránh ảnh hưởng của Nga đến bán 6 Cao Liên (2007), sđd 7 Cao Liên (2007) sđd Phạm Tiến Dũng Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Nam Tư (từ năm 1991 đến nay) Trang 12 đảo Ban Căng. Cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc của nhân dân Bosnia vẫn tiếp tục. Ngày 26 - 6 - 1914, hoàng thái tử Áo - Hung là Phrăngxoa Fec
Tài liệu liên quan