Con người đang sinh sống trong biển cả thông tin, trong từng giây, từng phút chúng ta đều tiếp xúc với tin tức một cách tự giác hoặc không tự giác. Và xã hội càng phát triển thì cách thức con người tiếp xúc với tin tức càng thay đổi theo hướng tích cực. Với những bước tiến như vũ bão những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, Công nghệ thông tin đã tạo nên một diện mạo mới cho cuộc sống con người và mở ra cho nhân loại một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên công nghệ thông tin.
Có thể khẳng định CNTT đang giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của loài người nói chung và sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước nói riêng, Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Việc nắm bắt được vai trò, thực trạng của CNTT nước ta sẽ giúp ta có cái nhìn tổng thể về CNTT Việt Nam đồng thời đưa ra giải pháp và các xu thế phát triển của nó đối với sự phát triển xã hội, nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và chất lượng mạng lưới CNTT nước ta.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7044 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự phát triển của công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TIỂU LUẬN
Đề tài: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
GV hướng dẫn: Hoàng Thị Cường
Nhóm thực hiện: Tổ 1
Lớp: KH5C
Hà Nội, tháng 9-2007
KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN
PHẦN MỘT: LỜI NÓI ĐẦU
Con người đang sinh sống trong biển cả thông tin, trong từng giây, từng phút chúng ta đều tiếp xúc với tin tức một cách tự giác hoặc không tự giác. Và xã hội càng phát triển thì cách thức con người tiếp xúc với tin tức càng thay đổi theo hướng tích cực. Với những bước tiến như vũ bão những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, Công nghệ thông tin đã tạo nên một diện mạo mới cho cuộc sống con người và mở ra cho nhân loại một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên công nghệ thông tin.
Có thể khẳng định CNTT đang giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của loài người nói chung và sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước nói riêng, Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Việc nắm bắt được vai trò, thực trạng của CNTT nước ta sẽ giúp ta có cái nhìn tổng thể về CNTT Việt Nam đồng thời đưa ra giải pháp và các xu thế phát triển của nó đối với sự phát triển xã hội, nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và chất lượng mạng lưới CNTT nước ta.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn CNTT làm đề tài tìm hiểu của mình.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Khái niệm
Công nghệ thông tin (CNTT)là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ bao gồm chủ yếu là các máy tính, mang truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá… của con người.
Có thể có khái niệm ngắn gọn: Công nghệ thông tin là tổng hợp của máy tính (của Tin học), truyền thông (đặc biệt là viễn thông) và tất cả các nguồn lực đảm bảo và phục vụ cho hoạt động của hệ thống trang thiết bị được sử dụng từ hai lĩnh vực kể trên.
2. Vai trò
a. Đối với xã hội loài người
Công nghệ thông tin (CNTT) tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội loài người, tạo nên những thay đổi mang tính chất đột phá
- Thay đổi cách thức giao tiếp của con người: Nếu như trước kia con người thường chủ yếu giao tiếp thông qua đối thoại trực diện thì nay các hình thức giao tiếp đã phong phú hơn rất nhiều như: giao tiếp gián tiếp qua mạng, qua điện thoại…Đây thực sự là một bước tiến lớn của CNTT tạo ra hiệu quả cao trong giao tiếp.
- Thay đổi cách thức sử dụng thông tin: Trước đây, chúng ta chỉ có thể tiếp cận và khai thác thông tin chủ yếu thông qua sách báo, thì nay con người có thể tra cứu, lưu trữ, truyền nhận thông tin qua rất nhiều hình thức khác, nhất là thông qua mạng Internet. Điều nay làm thay đổi nhận thức, tư duy, tầm nhìn của con người được mở rộng hơn.
- Thay đổi bản chất công việc và hình thức lao động: Người lao động không nhất thiết phải đến công sở để làm việc trong khoảng thời gian nhất định như trước nữa mà con người có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi chỉ cần thông qua một chiếc máy tính.
- Thay đổi cách thức học tập và hoạt động giáo dục: Các hình thức học tập ngày nay rất phong phú không còn gò bó, người đi học không nhất thiết phải đến lớp mà vẫn có thể tiếp nhận đầy đủ lượng kiến thức thông qua các hình thức giáo dục đào tạo từ xa, giảng dạy trực tuyến…
- Thay đổi cách thức chăm sóc sức khoẻ và hoạt động y tế: Nhờ những ứng dụng của CNTT mà việc khám chữa bệnh hiệu quả hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí, một số ứng dụng: phẫu thuật bằng hình thức nội soi, chẩn đoán bệnh thông qua siêu âm ba chiều…
- Thay đổi bản chất của thương mại: các hoạt động thương mại diễn ra sôi động hơn dưới nhiều hình thức trong đó phải kể đến là việc giao dịch qua mạng, mua bán trao đổi hang hóa, đặt hàng qua mạng…
- Thay đổi cách thức hoạt động của Chính phủ: Cách thức làm việc truyền thống trước đây của Chính Phủ dần được cải thiện bằng hệ thống mạng máy tính được kết nối giữa các cơ quan, đơn vị giúp cho việc giải quyết công việc của Nhà nước cũng như của công dân được nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, CNTT còn làm thay đổi cách thức làm việc, thiết kế, xây dựng, dịch vụ và cách thức nghiên cứu của con người.
Công nghệ thông tin từ khi mới xuất hiện đã khẳng định vai trò ưu việt của mình đối với xã hội loài người.
b. Đối với
- Các công việc máy tính sẽ làm tốt hơn con người:
Các công việc được tự động hoá: Ngày nay hệ thống thoại là hệ thống tự động lớn khi cùng một thời điểm tất cả các cuộc gọi đều qua bộ điều hành.
Tính toán: Máy tính phù hợp với công việc tính toán. Trước khi máy tính được sử dụng rộng rói cỏc nhà kế toỏn thường phải tính bằng tay hoặc bằng các bảng tính trên giấy. Ngày nay họ có thể tính toán nhờ một chương trỡnh bảng tớnh rất dễ sử dụng và tiết kiệm được rất nhiều thời gian
Những nơi nguy hiểm: Những môi trường ô nhiễm hoặc bức xạ thỡ rất nguy hiểm cho con người cho nên khi cần làm việc trong những môi trường này thỡ người ta sử dụng máy tính để điều khiển các robot. Gần đây khi thám hiểm sao hoả người ta sử dụng một chiếc xe tự hành có thể tự động đưa ra quyết định điều khiển vỡ khụng thể điều khiển nó từ trái đất vỡ khoảng cỏch quỏ xa.
-Trong kinh doanh
Hệ thống quản trị kinh doanh: Ứng dụng kinh điển của máy tính là chạy các hệ thống quản trị doanh nghiệp và ngày nay đó được tin học hoá.
Hệ thống đặt vé máy bay: Hệ thống đặt vé máy bay đó được tin học hoá từ lâu. Điều này đó làm tăng lợi nhuận cho các công ty hàng không và tiện lợi hơn cho khách hàng . Ngày nay rất nhiều hệ thống đặt vé được tích hợp với dịch vụ bán vé trực truyến
Bảo hiểm: Tất cả các công ty bảo hiểm sử dụng các máy tính rất lớn kết hợp với các phần mềm đặc biệt nhất để quản lý công việc của họ. Những phần mềm ấy cú thể giải quyết tất cả những thủ tục bảo hiểm.
Nghiệp vụ ngânn hàng trực tuyến: Ngày nay hầu hết các ngân hàng thích kiểu nghiệp vụ trực tuyến. Ưu điểm của phương thức này là giảm chi phí. Một số ngân hàng hoàn toàn trực tuyến mà không có các chi nhánh. Các khách hàng sẽ thu được lợi nhuận nếu truy câp 24 giờ vào các dịch vụ ngân hàng. Điều không thuận lợi là nó làm mất công việc trong công nghiệp nhà băng và khi có vấn đề thỡ khụng cú người để cho bạn phàn nàn. Và vấn đề an toàn của hệ thống cũng là vấn đề rất lớn.
- Sử dụng các ứng dụng máy tính trong chính phủ
Thống kê dân số: Tất cả các thống kê dân số chi tiết được đưa vào cơ sở dữ liệu máy tính. Những dữ liệu này được sử dụng để lấy các thông tin và dự đoán. Trong một số trường hợp các dữ liệu cũng được đưa lên trực truyến vì vậy chúng trở nên hữu dụng hơn.
Đăng ký phương tiện giao thông: Tất cả các đặc điểm của xe con và xe tải được lưu ở trung tâm để có thể tìm được chủ của phương tiện một cách dễ dàng điều này giúp ích cho cảnh sỏt và cỏc ngành an ninh và hải quan
Thống kờ thu nhập: Các thông tin về thu nhập của chính phủ được lưu trữ trong máy tính mà trong nhiều trường hợp có cả các hệ thống trực tuyến.
Bầu cử điện tử: Các chính phủ đang thử nghiệm với hệ thống bầu cử trực tuyến
CNTT góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Thông tin trong quản lý giúp cho quá trình ra quyết định được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Trao đổi thông tin qua mạng máy tính tiết kiệm rất đáng kể việc đi lại, hội họp, hỗ trợ việc điều hành kịp thời, nhanh nhạy và có hiệu quả hơn, cho phép mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ nhà nước đồng thời theo dõi kiểm tra hoạt động của nhà nước.
- Trong y tế và chăm sóc sức khoẻ
Hệ thống bệnh ỏn: Hệ thống bệnh án được tin học hoá và được kiểm soát. Điều này có nghĩa các bác sỹ ở một nơi có thể truy cập các bản ghi y tế từ những vị trí khác. Kết quả của các cuộc kiểm tra có thể được gửi bằng thư điện tử rất nhanh
Hệ thống điều khiển cấp cứu: Việc cấp cứu thường được điều khiển từ trung tâm và các hệ thống máy tính có thể được kết nối với vệ tinh để xác định khu vực cấp cứu.
Các công cụ và phương tiện chuẩn đoán và phẫu thuật : Các bác sỹ có thể đưa ra những kết luận chính xác hơn về tính trạng sức khoẻ của bệnh nhân nhờ sự giúp đỡ của máy tính như các thông số về nhịp tim và áp huyết …
Các phương pháp mới như mổ nội soi, phẫu thuật qua mạng internet
- Trong giáo dục
Đăng ký và thời khóa biểu: Có một số chương trỡnh đặc biệt được thiết kế để tin học hoá các công việc này để đỡ mất thời gian
Giảng bài bằng máy tính: Giảng bài bằng máy tính là một giải pháp giảng dạy chi phí thấp khi bạn cần giảng cho rất nhiều người với cùng một chủ đề. Các chương trình này thường được cung cấp trong CD-ROM/DVD và dưới dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh
Làm bài tập qua internet: Internet là tài nguyên vô hạn để lấy thông tin về bài tập của sinh viên về máy tính. Internet cũng có thể được sử dụng để đặt và thu thập bài tập.
Hệ thống đào tạo từ xa: E-learning là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả việc học qua internet. Nó có thể lấy sách từ một trang web thậm chí sử dụng cả video và có cả âm thanh. Trong nhiều trường hợp có thể truyền thông hai chiều thời gian thực giữa thầy giáo và sinh viên.
- Shopping online
Cú nhiều trang web mà bạn có thể mua hàng trực tuyến, những trang nổi tiếng nhất là amazon.com . Hầu hết các trang web mua bán đều sử dụng một hệ thống xe chở hàng ảo . Khi bạn duyệt trang bạn có thể thêm một số sản phẩm bạn muốn mua vào xe trở hàng ảo. Khi mà bạn có các mục đó chọn trong xe bạn cú thể thanh toán. Tại phần thanh toỏn bạn nhập tờn và địa chỉ, chọn hỡnh thức giao hàng và nhập phần thanh toỏn chi tiết.
CNTT đang ngày càng thể hiện rõ vai trò ưu việt của mình, đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra một nền kinh tế và xã hội dựa trên tri thức toàn cầu. CNTT dường như làm cho thời gian và khoảng cách không gian ngắn lại. Nó ảnh hưởng đến sự phân công lao động quốc tế, mang lại những mẫu hình mới phát triển kinh tế và liên kết xã hội, quyết định sức cạnh tranh của các nền kinh tế và các doanh nghiệp
II. THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
Mục tiêu, chủ trương phát triển
a. Mục tiêu
Đến năm 2010, công nghệ thông tin Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục tiêu cơ bản sau đây :
- Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.
- Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
- Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.
b. Chủ trương
Để thực hiện tốt mục tiêu nêu trên, Bộ Chính trị chủ trương:
1- ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
2- Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển.
3- Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đảm bảo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ.
4- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
5- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm.
c. Chương trình Quốc gia về CNTT (1996-1998)
- Năm 1993, Chính phủ đã ra Nghị Quyết số 49/CP nhằm xác định một chính sách tương đối toàn diện về phát triển và ứng dụng CNTT ở nước ta trong những năm 90, với mục tiêu: “Xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời xây dựng ngành công nghệ thông tin thành một trong những ngành mũi nhọn của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỷ XXI”.
- Ngay từ năm 1995 Chính phủ đã chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước. Quyết định số:154/TTg ngày 11/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ nhằm xây dựng và triển khai thực hiện các dự án về tin học hoá quản lý Nhà nước.
- Từ 1996-1998, nước ta đã bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý hành chính Nhà nước và các hoạt động chuyên ngành. Một số kết quả đã đạt được”
+ Dự án Tin học hoá hệ thống thông tin Văn phòng Chính phủ
Cuối năm 1997, đã tiến hành xây dựng mạng thông tin diện rộng của Chính phủ (CP-Net), chính thức đưa vào hoạt động từ 1/1/1998 kết nối đến văn phòng UBND 64 tỉnh và 33 cơ quan Bộ, ngành.
+Các dự án Tin học hoá quản lý Nhà nước tại các địa phương và các Bộ, ngành.
Đến nay từ các dự án Tin học hoá quản lý Nhà nước đã có nhiều mạng máy tính cục bộ với các quy mô lớn nhỏ khác nhau được thiết lập hoặc nâng cấp tại Văn phòng tất cả các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành đoàn thể.
+ Các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia:- CSDL quốc gia Thống kê kinh tế xã hội, CSDL quốc gia Tài chính – Ngân sách, CSDL quốc gia Tài nguyên đất, CSDL quốc gia Công chức, viên chức và các đối tượng hưởng chính sách, CSDL quốc gia Dân cư, CSDL quốc gia Luật và các văn bản pháp quy
2. Thành tựu
- Ngày 17/7/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 95/2002/QĐ - TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam đến 2005 trong đó có nội dung phát triển mạng viễn thông và Internet quốc gia
- Đến năm 2005 CNTT đạt trình độ trung bình trong khu vực 1,5% dân số sử dụng thuê bao Internet, tốc độ phát triển trung bình hiện nay là 25-30%, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 8,7% trên tổng số dân
Thị trường công nghệ thông tin luôn sôi động với sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn như Sony, Siemen, Motorola,…đã đưa Việt Nam vào hàng nổi danh trên bản đồ CNTT thế giới. Tập đoàn Intel đã đầu tư vào CNTT ở Việt Nam số tiền là 1 tỷ USD.
+ Sự phát triển của CNTT đã giúp cho người khiếm thị cũng sử dụng được Internet. Trung tâm Tin học Tia sáng của người khiếm thị đã ra đời.Internet đã về tới những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và bà con nhân dân đã ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với máy tính.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 2001-2005 đạt trên 33%/năm. Đây là mức tăng cao nhất so với các ngành kinh tế khác. Năm 2006, doanh thu đạt trên 350 triệu USD.
+ Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Năm 2007 có trên 750 doanh nghiệp với 35000 nhân lực hoạt động trong lĩnh vực phần mềm chuyên nghiệp. Đặc biệt có 2 DN đạt tiêu chuẩn QT CMM-5. Nhờ những bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp CNTT mà Hiệp hội CNTT Nhật Bản đã xếp Việt Nam đứng thứ 4 trong số các quốc gia trên thế giới mà doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác gia công phần mềm.
3.Hạn chế
- Chiến lược phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ còn mang tính giải pháp tình thế. Ví dụ như: Đề án Chính phủ điện tử112 bị phá sản với thiệt hại lên đến3000 tỷ đồng. Nguyên nhân đã được đưa ra là do:
Một là, những bất cập trong bộ máy triển khai đề án. Một đề án khó, rộng, lớn như vậy thỡ việc nghiờn cứu để có một bộ máy quản lý, triển khai đề án, vừa có kiến thức về quản lý nhà nước, vừa có kiến thức về CNTT lại không được coi trọng đúng mức;
Hai là, cải cách hành chính chưa đi trước một bước. Chúng ta đều biết rằng quy định, thủ tục hành chính, quy trỡnh cụng tỏc, cỏc vấn đề liên quan tới cải cách hành chính mới là quan trọng, CNTT chỉ là phương tiện kỹ thuật;
Ba là, các vấn đề liên ngành chưa được quan tâm đúng mức. Không thể ứng dụng CNTT thành công nếu không có hạ tầng như: hạ tầng đường truyền QG, hạ tầng chuẩn (chuẩn thông tin trong giao dịch điện tử của các hoạt động xó hội, chuẩn cụng nghệ, chuẩn giao thức, chuẩn mở của hệ thống...), hạ tầng thông tin quốc gia (các cơ sở DL quốc gia và CSDL liên thông đa ngành,..), hạ tầng pháp lý, cỏc cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, các quy định về phân cấp quản lý và chia xẻ thụng tin, định mức chi tiêu trong CNTT...;
Bốn là, phương thức triển khai. Vỡ là một Đề án quốc gia, đáng lẽ phải triển khai trong cả nước. Nhưng các địa phương, các bộ, ngành có mức phát triển khác nhau về KT - XH, năng lực quản lý, nguồn nhân lực, năng lực ứng dụng CNTT...
- Đội ngũ nguồn nhân lực đã qua đào tạo về công nghệ thông tin còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng hết yêu cầu, đặc biệt là trong các cơ quan HCNN. Chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực CNTT vì vậy thiếu những sản phẩm CNTT mang tính ứng dụng cao,chủ yếu vẫn là chuyển giao và mua lại bản quyền
- Trình độ dân trí còn thấp (đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa) gây khó khăn trong việc đưa tin học vào cuộc sống. Đội ngũ giáo viên tham gia công tác phổ biến tin học còn thiếu và chưa được chuẩn hóa. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của CNTT còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất, mạng lưới thông tin, máy móc trang thiết bị còn thiếu và quá lạc hậu. Số lượng máy tính trên tổng số dân còn nhỏ, só lượng người sử dụng Internet chiếm một tỷ lệ nhỏ so với khu vực và thế giới.
- Tính ứng dụng của CNTT vào đời sống sản xuất, xây dựng còn chưa cao, chưa tận dụng tối đa những ưu thế của máy tính và CNTT.
- Chưa xây dựng được một đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực CNTT vì vậy mà chưa có sản phẩm về CNTT mang tính ứng dụng cao, chủ yếu là chuyển giao và mua lại bản quyền.
- Thiếu các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài về nghiên cứu, trao đổi, đào tạo CNTT.
III . GIẢI PHÁP
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp sau đây :
1- Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ thông tin trong toàn xã hội.
Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài.
Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Sớm hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp và sử dụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Đảng và Chính phủ. Đảm bảo đến năm 2005, về cơ bản xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ.
Tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực tài chính (thuế, kho bạc, kiểm toán...), ngân hàng, hải quan, hàng không, thương mại, thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng (giáo dục, đào tạo từ xa, chữa bệnh từ xa, thư viện điện tử,...); đảm bảo các điều kiện cần thiết phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Các doanh nghiệp, trước hết là các tổng công ty 90 và 91 cần đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, sử dụng thương mại điện tử, coi đó là biện pháp cơ bản để đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Khẩn trương xây dựng các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, kết hợp công nghệ thông tin với công nghệ sinh học để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt góp phần xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa.
Tạo điều kiện để mọi tầng lớp xã hội ở mọi miền đất nước có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và