Đề tài Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 0-6 tuổi

Ở động vật, có nững tín hiệu do các sự vật, hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng, kể cả các hình ảnh do các tín hiệu đó tác động vào não gây ra. Các tín hiệu này là cơ sở của hoạt động cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể và cảm xúc cơ thể. Còn với con người thì sao? Cái gì đã tách con người ra khỏi loài vật. Đó là các tín hiệu ngôn ngữ - chỉ có ở người. Các tín hiệu ngôn ngữ là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, ý thức, tình cảm, và các chức năng cấp cao của con người. Ngôn ngữ là công cụ để con người truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác và sử dụng của người khác vào hoạt động của mình. Từ đó, nó làm cho mình có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm vững được bản chất của tự nhiên, xã hội và bản thân. Do sống và làm việc cùng nhau nên con người có nhu cầu giao tiếp với nhau và nhận thức được hiện thực. Trong quá trình lao động cùng nhau, hai quá trình giao tiếp và nhận thức đó không rời nhau: trong lao động, con người phải thông báo cho nhau về sự vạt, hiện tượng nào đó. Nhưng, để thông báo, lại phải khái quát sự vật hiện tượng đó vào trong một lớp, một nhóm các sự vật, hiện tượng nhất định, cùng loại. Ngôn ngữ đã ra đời và thoả mãn được nhu cầu thống nhất các hoạt động đó. Một đứa trẻ, ngay từ rất sớm, nó đã biết sử dụng ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở việc lặp lại điều mà nó đã nghe. Mà, trẻ còn sáng tạo ra những câu nói mới, nói về những chủ đề mới và ngày càng thành thạo hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Các dân tộc khác nhau, các nền văn hoá khác nhau, ở trẻ có những ngôn ngữ khác nhau, nhưng chúng đều phải trải qua các giai đoạn phát triển về ngôn ngữ. Không phải ngẫu nhiên đứa trẻ mới sinh ra đã có thể nói được thành thạo một câu trọn vẹn, đó là cả một quá trình. Trong bài viết này, tôi chỉ xin dừng lại đi sâu phân tích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn, mà tôi cho rằng sự phát triển ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đặt nền tảng cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ ở các giai đoạn tiếp theo.

doc32 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 0-6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC ---------------  NIÊN LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ 0-6 TUỔI Sinh viên : Nguyễn Thị Lê Lớp : K49-Tâm lý học Hà Nội, 01-2007 PHẦN MỞ ĐẦU Ở động vật, có nững tín hiệu do các sự vật, hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng, kể cả các hình ảnh do các tín hiệu đó tác động vào não gây ra. Các tín hiệu này là cơ sở của hoạt động cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể và cảm xúc cơ thể. Còn với con người thì sao? Cái gì đã tách con người ra khỏi loài vật. Đó là các tín hiệu ngôn ngữ - chỉ có ở người. Các tín hiệu ngôn ngữ là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, ý thức, tình cảm, và các chức năng cấp cao của con người. Ngôn ngữ là công cụ để con người truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác và sử dụng của người khác vào hoạt động của mình. Từ đó, nó làm cho mình có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm vững được bản chất của tự nhiên, xã hội và bản thân. Do sống và làm việc cùng nhau nên con người có nhu cầu giao tiếp với nhau và nhận thức được hiện thực. Trong quá trình lao động cùng nhau, hai quá trình giao tiếp và nhận thức đó không rời nhau: trong lao động, con người phải thông báo cho nhau về sự vạt, hiện tượng nào đó. Nhưng, để thông báo, lại phải khái quát sự vật hiện tượng đó vào trong một lớp, một nhóm các sự vật, hiện tượng nhất định, cùng loại. Ngôn ngữ đã ra đời và thoả mãn được nhu cầu thống nhất các hoạt động đó. Một đứa trẻ, ngay từ rất sớm, nó đã biết sử dụng ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở việc lặp lại điều mà nó đã nghe. Mà, trẻ còn sáng tạo ra những câu nói mới, nói về những chủ đề mới và ngày càng thành thạo hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Các dân tộc khác nhau, các nền văn hoá khác nhau, ở trẻ có những ngôn ngữ khác nhau, nhưng chúng đều phải trải qua các giai đoạn phát triển về ngôn ngữ. Không phải ngẫu nhiên đứa trẻ mới sinh ra đã có thể nói được thành thạo một câu trọn vẹn, đó là cả một quá trình. Trong bài viết này, tôi chỉ xin dừng lại đi sâu phân tích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn, mà tôi cho rằng sự phát triển ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đặt nền tảng cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ ở các giai đoạn tiếp theo. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ 1.1. Các học thuyết về phát triển ngôn ngữ. 1.1.1. Quan điểm học hỏi: Những người theo quyết định học hỏi nhân cách hai quá trình bắt chước và củng cố trong học thuyết hấp thụ ngôn ngữ. Đại diện là B.F. Skiner. Trong cuốn “ứng xử ngôn ngữ” (1957), ông cho rằng trẻ em học được cách nói đúng vì chúng được củng cố khi nói đúng ngữ pháp. Người lớn bắt đầu định hình câu nói của trẻ bằng việc củng cố một cách có lựa chọn những âm tiết bập bẹ gần giống những từ có nghĩa và vì vậy làm tăng xác suất âm tiết lặp lại. Dần dần qua sự củng cố, trẻ định hình được âm tiết thành lời, người lớn ngừng củng cố (chú ý hay tán thành) cho đến khi trẻ kết hợp các trẻ lại với nhau, trước tiền là những câu đơn giản. Sau là những câu phức hợp. Một số người khác cho rằng trẻ thu nhận phần lớn ý thức ngôn ngữ của chúng bằng cách nghe cẩn thận và bắt chước ngôn ngữ của người lớn. Theo quan điểm này, chúng ta thấy rõ ràng là bắt chước và củng cố có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ ban đầu. Nhưng học thuyết này không thể giải thích sự phát triển cú pháp. 1.1.2. Quan điểm tự nhiên. Sơ đồ I.1. Mô hình tiếp thu ngôn ngữ của thuyết tự nhiên Theo các nhà tự nhiên, con người được chương trình hoá về văn hoá để hấp thụ ngôn ngữ. Chomsky khẳng định rằng con người (chỉ có con người) bẩm sinh được trang bị bộ máy tiếp nhận ngôn ngữ (LAD). LAD là bộ máy xử lý bẩm sinh được kích hoạt nhờ đầu vào ngôn ngữ. Theo ông, LAD chứa đựng ngữ pháp phổ biến, tức là kiến thức về những qui tắc ngữ pháp chung cho mọi ngôn ngữ. Vì vậy, dù cho trẻ nghe ngôn ngữ nào, LAD sẽ cho phép những trẻ có đủ từ vựng kết hợp thành những câu nói đúng ngữ pháp và hiểu được hầu hết những gì chúng nghe được. Dan slonbin cho rằng trẻ có “khả năng tạo ngôn ngữ” bẩm sinh (LMP) LMC cũng giống như LAD. Khi ngôn ngữ được đưa vào, trẻ có khả năng đoán sai về cơ sở dữ liệu ngôn ngữ của chúng vô cùng hạn chế. Nhưng nếu chúng tiếp tục xử lý đầu vào, thì lý thuyết cơ bản về ngôn ngữ của chúng ngày càng phức tạp cho đến khi chúng thật sự đạt được mức độ sử dụg ngôn ngữ của người lớn. Vì vậy, những người theo quan điểm tự nhiên cho rằng tiếp thu ngôn ngữ là rất tự nhiên và gần như là tự động nếu trẻ có dữ liệu ngôn ngữ để xử lý. 1.1.3. Quan điểm tương tác. Theo quan điểm tương tác, sự phát triển ngôn ngữ là một sản phẩm của sự chuyển hoá phức tạp giữa bản chất tự nhiên và nuôi dưỡng. Trẻ được sinh ra với bộ não của loài người. Bộ não phát triển chậm chạp nhưng nó cho phép trẻ thu nhận kiến thức mới và là động cơ để trẻ chia sẻ kiến thức với người khác. Mặt khác, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển trong khung cảnh tương tác xã hội khi trẻ và những người xung quanh nó cố gắng gửi thông điệp từ người này đến người khác. Việc trẻ thường xuyên tham gia vào giao tiếp ngôn ngữ xã hội có vẻ như là quan trọng nhất trong việc làm chủ ngôn ngữ. 1.1.4. Quan điểm về sự phát triển ngôn ngữ trẻ em của Vưgôtxki. Vưgôtxki đề cập đến mối quan hệ tư duy và ngôn ngữ. Theo ông, tư duy ban đầu của trẻ là tiền ngôn ngữ và ngôn ngữ ban đầu thường phản ánh những gì mà trẻ biết được. Và, tư duy - ngôn ngữ cuối cùng được pha trộn, rất nhiều câu nói phi xã hội mà piaget gọi là “hướng nội” thực tế minh hoạ sự chuyển hoá từ suy luận tiền ngôn ngữ đến suy luận thành tiếng. Vưgôtxki cho rằng độc thoại của trẻ đến tiểu học xuất hiện một cách thường xuyên hơn trong một số khung cảnh so với những khung cảnh khác. Đặc biệt, Vưgôtxki quan sát thấy trẻ thường nói một mình khi chúng thử giải quyết vấn đề hoặc theo đuổi những mục tiêu quan trọng. Những câu nói phi xã hội đó gia tăng đáng kể mỗi khi trẻ chạm trán với trở ngại lúc theo đuổi đối tượng của chúng. Ông kết luận: Lời nói phi xã hội không hướng nội mà có tính giao tiếp; nó là lời nói cho bản thân hay lời nói riêng, nó giúp trẻ hoạch định chiến lược điều chỉnh hành vi sao cho chúng để đạt được mục đích hơn. Như vậy, ta thấy tư duy phát triển có phụ thuộc vào ngôn ngữ, vào công cụ tư duy, vào kinh nghiệm xã hội của trẻ. Vưgôtxki cũng tuyên bố rằng lời nói riêng trở nên ngày càng ngắn gọn theo lứa tuổi. Nó không mất hoàn toàn, nó phục vụ như một hệ thống tự động, trở thành lời nói nội tâm - tư duy bằng từ ngầm mà chúng ta dùng để tổ chức và điều chỉnh hoạt động thường nhật của mình. 1.2. Định nghĩa ngôn ngữ. Có nhiều lý thuyết cũng như các lĩnh vực khác nhau bàn về khái niệm ngôn ngữ. Ở đây, tôi xin được định nghĩa ngôn ngữ theo lý thuyết tâm lý học hoạt động như sau: Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ, dùng làm phương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy. -Kí hiệu: là bất kỳ cái gì của hiện thực được dùng để thực hiện hoạt động của con người. -Kí hiệu từ ngữ: là một hiện tượng khách quan trong đời sống tinh thần của con người, là một hiện tượng của nền văn hoá tinh thần của loài người, là một phương tiện xã hội đặc biệt. Kí hiệu từ ngữ cũng tác động vào hoạt động, làm thay đổi hoạt động, nhưng là hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động cấp cao của con người. Kí hiệu từ ngữ là một hệ thống, mỗi kí hiệu chỉ có ý nghĩa và thực hiện một chức năng nhất định trong hệ thống của mình. 1.3. Các bộ phận của ngôn ngữ. Khi nói một đứa trẻ thành thạo ngôn ngữ, ở đó phải hội đủ ba yếu tố của ngôn ngữ: âm vị, cú pháp, ngữ nghĩa. 1.3.1. Âm vị: Bao gồm các đơn vị âm thanh căn bản nhất gọi là các âm vị; ảnh hưởng đến ý nghĩa của cách phát biểu bằng lời nói. Hệ thống âm vị cũng liên hệ đến cách thức sử dụng các đơn vị âm thanh đó để tạo ra ý nghĩa bằng cách kết hợp chúng lại thành các từ ngữ. 1.3.2. Cú pháp: Là các nguyên tắc qui định các từ ngữ và các cụm từ ngữ nên phối hợp ra sao để hình thành câu nói. Mỗi ngôn ngữ đều có các nguyên tắc tế nhị nhằm hướng dẫn các từ ngữ nên kết hợp với nhau theo thứ tự nào để truyền đạt ý nghĩa một cách thuận lợi. 1.3.3. Ngữ nghĩa: Ngữ nghĩa bao gồm các qui tắc chi phối ý nghĩa của các từ ngữ và các câu nói. Các qui tắc ngữ nghĩa cho phép chúng ta sử dụng các từ ngữ và các câu nói. Các quy tắc ngữ nghĩa cho phép chúng ta sử dụng các từ ngữ để chuyển tải các sắc thái tinh tế nhất của ý tưởng. 1.4. Các chức năng của ngôn ngữ. 1.4.1. Chức năng chỉ nghĩa: Ngôn ngữ được dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, tức là làm vật thay thế cho chúng. Nhờ chức năng này mà những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người được trẻ tiếp thu một cách có hệ thống. 1.4.2. Chức năng thông báo. Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con người. Ví dụ: đứa trẻ muốn ăn một quả cam nó thấy ở trên bàn, nó nói với mẹ: “con muốn ăn cam”. Chức năng này của ngôn ngữ còn gọi là chức năng giao tiếp. 1.4.3. Chức năng khái quát hoá. Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ, mà chỉ một lớp, một loại các sự vật, hiện tượng có thuộc tính chung bản chất. Ngôn ngữ là một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ. Có thể nói, nhờ có ngôn ngữ, các chức năng tâm lý người, từ những chức năng đơn giản nhất (cảm giác, tri giác…) đến những chức năng phức tạp nhất (tư duy, tưởng tượng…) đều được cải tổ, biến đổi về chất, làm cho đời sống tâm lí con người cao hơn hẳn đời sống tâm lý con vật. Do đó, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ được coi là mặt phát triển quan trọng nhất trong thời thơ ấu. II. SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ 0 - 6 TUỔI. 2.1. Tuổi sơ sinh: (0 - 2 tháng) Tuổi sơ sinh bắt đầu cuộc sống của mình bằng tiếng hét mà những ngày đầu mang tính chất phản xạ không điều kiện. Tiếng hét ban đầu là kết quả sự co thắt của khe dọc, sự thắt cơ kèm theo những phản xạ hô hấp đầu tiên. Một số nhà bác học cho rằng, tiếng hét cũng là sự biểu hiện của cảm xúc tiêu cực. Sự thắt cơ gây ra cảm giác khó thở. Hay trẻ có những khuôn mẫu kêu và khóc khác nhau để báo đói, đau và khó chịu (Nguyễn Văn Đồng - 2004). Thực ra những trường hợp này không thể phân biệt được phản ứng cơ và thái độ cảm xúc vì trẻ sơ sinh vẫn chưa có một kinh nghiệm sống nào cả. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, ngay từ những ngày đầu của cuộc sống, đứa trẻ đáp lại những cảm giác khó chịu gắn liền với nhu cầu ăn, ngủ, mặc ấm bằng tiếng hét: trẻ hét khi đói, tã ướt… Khi được giáo dục bình thường, tiếng hét “oa, oa” của trẻ sơ sinh chuyển dần dần thành sự biểu hiện ít mạnh mẽ của cảm xúc tiêu cực tiếng khóc (Mukhina, 1980). 2.2. Tuổi hài nhi (2 - 12 tháng tuổi). Là một sinh vật còn bất lực, cuộc sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Người lớn cho ăn no, mặc ấm, người lớn tạo ra những ấn tượng ban đầu… Do đó, giao tiếp với người lớn là nhu cầu đầu tiên, bức thiết của trẻ em tuổi này mà thiếu nó đứa trẻ không tồn tại và phát triển được. Nhu cầu giao tiếp tạo ta cơ sở cho sự xuất hiện sự bắt chước những âm thanh trong ngôn ngữ con người. Đứa trẻ sớm bắt đầu yên lặng, lắng nghe khi người lớn nói với nó. Sau 3 tháng, nếu đứa trẻ có thể trọng tốt, nó luôn luôn phát ra các âm thanh, phát ra tiếng kêu “gừ gừ”. Thường tiếng kêu này trở nên mạnh hơn nếu người lớn cúi xuống bên cạnh đứa trẻ. Khi phát ra âm thanh, đứa trẻ cũng lắng nghe những âm thanh đó. Có khi nó bắt chước mình một cách rõ rệt: nó phát ra các âm thanh khá lâu, những âm thanh mà đầu tiên nó phát ra một cách ngẫu nhiên. Ít lâu sau đứa trẻ có thể bắt chước khác rõ nhịp điệu của các âm được phát ra. Chẳng hạn khi người ta đưa võng cho nó đồng thời lại ru “a.. a.. a ! a… a… a!” đứa trẻ tái tạo lại chính âm thanh đó đồng thời cả nhịp điệu của chúng nữa (âm thanh có thể có thể khác: “ư … ư… ư!” hay “o… o…o!”). Cuộc trò chuyện giữa người lớn và trẻ hài nhi nhìn bề ngoài tưởng chừng như vô nghĩa. Nhưng hực ra, nó đã khêu gợi ở trẻ trạng thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn, và bắt đầu có những phản ứng lại những sắc thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn. Trẻ thường nhoẻn miệng cười khi nghe thấy những âm thanh vui vẻ và thường mếu máo khi nghe những âm thanh dữ tợn, như mắng mỏ hay quát tháo. Càng về cuối năm, đứa trẻ lại càng thích giao tiếp với người lớn hơn bằng những âm bập bẹ của mình. Nếu được người lớn đáp ứng thì đứa trẻ lại càng thích thú phát ra nhiều âm thanh bập bẹ hơn. Âm bập bẹ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này. Trong tiếng bập bẹ, trẻ học cách sử dụng môi, lưỡi và hơi thở để chuẩn bị cho việc học nói. Sự thông hiểu lời nói của đứa trẻ đầu tiên xuất hiện trên cơ sở tri giác nhìn và nghe. Quá trình dạy trẻ thông hiểu lời nói thường diễn ra như sau: người lớn hỏi trẻ “cái gì đây?”, “ở đâu?”, “bố đâu?”, “mẹ đâu?”… những câu hỏi đó gây ra ở trẻ phản ứng định hướng cho trẻ nhìn thấy, sau đó cần lặp đi lặp lại nhiều làn quá trình đó, kết quả là hình thành được mối liên hệ giữa các âm thanh trong câu hỏi và đối tượng mà người lớn chỉ cho. Lúc đầu trẻ hài nhi nghe ngôn ngữ như những âm thanh nào đó. Ngữ âm là yếu tố đầu tiên quyết định thái độ phản ứng của trẻ cũng tức là quyết định sự hiểu ngôn ngữ của trẻ. Chẳng hạn, khi người lớn nói với trẻ câu: “Lại đây với bác!” với ngữ điệu nặng nề, nghe như giận dữ thì đứa trẻ tỏ ra sợ hãi, mếu máo hoặc là khóc. Nhưng vẫn cân “Lại đây với bác!” mà lại nói với trẻ bằng ngữ điệu trìu mến, âu yếm thì đứa trẻ sẽ nhoẻn miệng cười và đưa tay ra. Một thí dụ khác: đưa cho trẻ một bức tranh có chó sói và dê, người lớn cố tình nói bằng một giọng thô bạo: “Đây là chó sói”. Bằng một giọng êm dịu hơn: “Con dê con”. Sau đó người lớn bằng cùng một giọng: “chó sói đâu?” - trẻ chỉ đúng. “Dê con đâu?” cũng chỉ đúng. Người lớn thay đổi ngữ điệu, câu hỏi về chó sói được nói lên bằng một giọng mà trước đây người lớn nói về dê con. Trẻ chỉ con dê. Và khi hỏi về con dê cũng bằng giọng như thế, trẻ chỉ vào con dê. Người lớn hỏi về con dê bằng giọng thô bạo.Trẻ chỉ vào con sói. Đến cuối tuổi hài nhi, đã xuất hiện mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính đối tượng, mối liên hệ thể hiện ở sự tìm đối tượng và tìm kiếm đối tượng. Đó cũng là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ. Lúc này trẻ có thể chỉ ra đúng đối tượng mà người lớn hỏi. Nhưng điều quan trọng đối với trẻ không phải là việc tìm kiếm đúng đối tượng, mà quan trọng là sự tìm kiếm đó cốt là để giao tiếp với người lớn. Cứ mỗi lần được người lớn khích lệ thì đứa trẻ hết sức vui mừng, làm thoả mãn nhu cầu giao tiếp. Cuối tuổi này, ở đứa trẻ đã có thể xuất hiện cả phản ứng ngôn ngữ để đáp lại lời nói của người lớn. Chẳng hạn, để đáp lại câu hỏi “Bố đâu?”, thông thường hơn cả là đứa trẻ quay đầu về phía bố và bập bẹ một cách vui sướng: “Bố ! Bố!”. Thông thường, trẻ có thể nói được từ 4 đến 15 từ. Những trẻ trai thường “ít mồm” hơn. Vốn từ thụ đọng phong phú hơn nhiều. Đó là những tên gọi của đa số cá đồ chơi, bát đĩa, quần áo, đó là những mệnh lệnh thuộc loại “đưa đây”, “không được”, “lại đây nào”… Hay đó là những từ phân loại những người xung quanh theo một cách nhất định: mẹ, bố, bà, em, cô, chú… Cùng với sự bắt đầu thông hiểu lời nói của người lớn và với việc sử dụng những từ đầu tiên, bản thân đứa trẻ cũng hướng về người lớn để đòi hỏi họ giao tiếp với mình, để đòi hỏi biết những tên gọi của những đồ vật ngày càng mới. Như vậy, đến cuối tuổi hài nhi, sự lĩnh hội ngôn ngữ đã có tính chất tích cực và trở thành một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của đứa trẻ đối với người lớn. Thật không đúng nếu cho rằng, lúc đầu đứa trẻ trưởng thành còn sau đó thì người ta giáo dục nó, dạy nó. Tất cả các hình thức hành vi, tất cả những thuộc tính tâm lí và năng lực vốn có của con người mà đứa trẻ thu nhận được đều nhờ ngay từ thuở ấu thơ, người ta đã dạy nó đi, dạy nó hành động với các đồ vật, dạy nhìn, dạy nghe, quan sát, nhận biết, ghi nhớ (Lê Văn Hồng, 19810). Nếu người lớn tích cực giao tiếp với trẻ, dạy cho trẻ thì ngôn ngữ trẻ sẽ phát triển tốt. 2.3. Tuổi vườn trẻ (1-3 tuổi).(còn gọi là tuổi ấu nhi) Tuổi vườn trẻ là thời kì nhạy cảm đối với sự phát triển ngôn ngữ: chính trong thời gian này, sự lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra có hiệu quả nhất. Việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp giữa trẻ ấu nhi với người lớn. Điều đó quyết định sự phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi này. Thời kì này, những hình thức “chỉ đạo câm” (tức là sự chỉ dẫn của người lớn đối với trẻ bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…) đã tỏ ra lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu chiếm lĩnh phương thức sử dụng đồ vật của trẻ. Hứng thú ngày càng tăng của trẻ đối với hoạt động với đồ vật càng kích thích trẻ hướng tới người lớn, mở rộng giao tiếp để mong được họ giúp đỡ trong việc nắm vững cách thức sử dụng đồ vật xung quanh. Đó chính là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ. Bên cạnh nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ thì việc tích luỹ các biểu tượng do hoạt động với đồ vật mang lại có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các biểu tượng đó tạo ra cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ và để liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật và hiện tượng trong thế giới xung quanh. Tuy vậy, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở tuổi này phần lớn là tuỳ thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Những đứa trẻ mà người lớn ít giao tiếp hay ít được thoả mãn yêu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm. Để kích thích trẻ nói, người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói mới đáp ứng nguyện vọng đó. Sự phát triển ngôn ngữ trẻ ấu nhi theo 2 hướng chính: hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của đứa trẻ. 2.3.1. Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn. Trong khi hoạt động với đồ vật, trẻ em thường gặp những tình huống cụ thể trong các hành động với đồ vật chưa thể tách rời khỏi nhau. Trong nhận thức của trẻ dường như chúng liên kết với nhau thành một tình huống trọn vẹn khiến cho rẻ không thể lĩnh hội các từ biểu đạt đồ vật riêng, hoạt động riêng; mà trẻ chỉ có thể lĩnh hội ngôn ngữ biểu đạt cả tình huống trọn vẹn ấy. Chẳng hạn, trẻ hiểu lời nói “đánh trống” khi trẻ trông thấy một người đánh trống hay chính trẻ đang cầm dùi gõ vào trống. Lời nói “đánh trống” là biểu đạt cho toàn bộ tình huống này. Đứa trẻ lên hai chưa hiểu được các từ riêng lẻ: từ “trống” là để chỉ cái trống, từ “đánh” là chỉ hành động gõ vào trống. Và trẻ lại càng không hiểu lời nói “đánh trống” khi tách rời khỏi tình huống cụ thể. Cũng như vậy, đứa trẻ chỉ có thể hiểu lời nói: “Bắt tay nào” khi trông thấy một người lớn chìa tay ra bắt tay nó. Bởi vậy, để trẻ nhanh chóng hiểu được lời nói, chúng ta cần phải kết hợp lời nói với một tình huống cụ thể, trong đó các hành động với đồ vật được thực hiện, vì lúc này trẻ chưa phản ứng trực tiếp với lời nói mà phản ưng với toàn bộ tình huống. Lời nói kết hợp với tình huống cụ hể mới tạo thành tín hiệu hành động đối với trẻ lên hai tuổi. Sự kết hợp giữa lời nói với tình huống cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần đứa trẻ hiểu được lời nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa. Sau một tuổi rưỡi, việc hiểu lời nói tách khỏi tình huống cụ thể được tiến bộ rõ rệt. Nhờ đó, người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động của trẻ và sự phục tùng của trẻ đối với lời chỉ dẫn của người lớn trở nên vững chắc hơn. Chẳng hạn, người lớn có thể yêu cầu trẻ cầm lấy một đồ vật khác ở trước mặt. Tuy nhiên, việc thông hiểu ngôn ngữ chưa thể tách khỏi tình huống cụ thể. Đối với trẻ hai tuổi, lời nói có tác dụng khởi động sớm hơn nhiều so với lời nói có tác động kìm hãm. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ bắt đầu thực hiện hành động nào đó theo lời dẫn dễ dàng hơn nhiều so với việc ngừng lại một hành động mà người lớn buộc thôi làm, hay cấm đoán. Ví dụ: Người lớn bảo trẻ: “đánh trống đi” thì đứa trẻ hành động ngay lập tức. Nhưng khi nó đánh trống mà người lớn lại bảo “thôi, không đánh nữa”, thì nó không ngừng ngay mà phải một lúc sau mới thôi. Chỉ khi hiểu lời nói
Tài liệu liên quan